Hôm nay,  

Một Chỗ Ngồi

10/02/201700:00:00(Xem: 17832)

Tác giả: Phan
Bài số 5041-18-30741-vb6021017

Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Tôi ghé thăm T vì cú điện thoại hai hôm trước, một người bạn khác nữa cho hay, Thằng T nó bị tai nạn cả tháng rồi, anh em không ai hay. Bà xã tôi đi chợ, gặp bà xã nó, mới biết. Bây giờ thì hết nguy hiểm tới tính mạng, nhưng khả năng hồi phục coi bộ khó! Ông coi bớt làm, ghé thăm nó chút…

Lâu quá không đến chơi nhà T, nhưng nhìn mấy bụi bạc hà bên hè thì chắc chắn là nhà Việt Nam trong xóm Mỹ. Chân bước vào không gian cũ, nơi đây ngày trước thường uống bia với bạn bè, ngồi coi football hồi mới qua. Những người bạn chân ướt chân ráo ngày trước, nay không còn mấy người giữ được liên lạc. Riêng T, thỉnh thoảng gặp nhau bất ngờ, đâu đó. Môt người bạn của thời mới qua Mỹ, mỗi lần nghe ai nói tới chỗ câu là moi óc vắt tim ra vài câu tiếng Anh để hỏi thăm, rồi về nghiên cứu bản đồ. Hai thằng đi câu trong lo lắng cái xe có chạy nổi tới nơi, chiều về tới nhà không nữa……

Ngoài hồ, những người Mỹ ngồi câu trên ghế xếp, vải dù, thật thư thả. Họ câu giờ chứ không phải câu cá. Cứ ngồi ì ra đó, uống chai 7-up có bọt, vì ngoài hồ không cho uống bia. Mấy ông Mỹ nhìn trước nhìn sau, khui lon bia trong cái cooler, đổ sang vỏ chai 7-up bằng nhựa. Ngồi tu mà không có đọc kinh.

Tôi với T nhìn gió, nhìn nước… đổi chỗ câu soành soạch. Biết rằng mình không sống nhờ bán cá câu được. Nhưng máu Việt Nam, dễ gì chịu về không. Khi mây đen kéo đến hay mặt trời ngả về tây. Đôi chân đứa nào cũng mỏi nhừ vì di chuyển liên tục. Thèm một chỗ ngồi thì đã đến giờ phải thu dọn đồ về. Dặn nhau là lần sau đi câu, mình cũng đem theo ghế xếp để ngồi, cho khoẻ chân. Một đôi lần có mang theo ghế, nhưng ngồi thì không. Máu mê cá và máu lúc nào cũng muốn hơn thiên hạ nên chuốc cực vào thân.

Trở lại chỗ làm, tôi với T cũng thèm một chỗ ngồi như những người trên văn phòng, mùa hè có máy lạnh, mùa đông có máy sưởi. Thì hai thằng ấm ớ tiếng Anh, cứ phải ở dưới xưởng. Cũng máu Việt Nam báo hại mình. Mấy người thợ Mỹ cứ ngồi ì ra đó, làm như cái máy làm air filter biết chạy không cần người coi, thì người ta mướn công nhân vô đây chi? Họ ngồi đó sau một ca làm, không dưới 10% filter phải vứt bỏ. Và xếp không bao giờ để họ ngồi đủ thời gian có thể xin tiền thất nghiệp!

Hai thằng Việt Nam chạy ngược chạy xuôi, canh keo, canh kẽm, canh giấy, canh poly… Máy chạy nhiêu ra nhiêu, không bỏ cái nào. Chỉ có lương ít hơn người Mỹ và mỏi cẳng hơn. Thèm một chỗ ngồi, nhưng cái nồi cơm ở nhà bảo đứng, chạy, cho ra gạo. Biết sao bây giờ!

Buổi tối, T xin được việc làm thêm, sau đó xin cho tôi đi làm chung. Hai thằng chui vô cái nhà kho mênh mông, bát ngát của UPS. Những xe UPS đổ hàng về, họ thả chạy theo những đường thang cuốn vô kho. Đứng, còn không lựa kịp thì làm sao ngồi. Đứng tới 12 giờ đêm, rã giò, run cẳng. Thèm một chỗ ngồi như những người làm giấy tờ. Nhưng hai đứa chỉ có nhúm tiếng Anh không bằng cái permit. Làm sao, biết làm sao bây giờ!

Tôi chạy giữ lắm, nói tiếng Anh mỏi tay mới xin được việc cho hai đứa. Đi trộn bột cho lò bánh trong chợ Mỹ. Cũng làm tới 12 giờ đêm, về ngủ vài tiếng rồi đi làm filter. Lúc này giỏi tiếng Anh rồi nên dạy Mỹ nói tiếng Việt. Bánh donut gọi là bánh ngọt, bánh ổ dài gọi là bánh mì. Mấy quan người Mỹ cứ gọi, “bánh mì” đưa hai ngón tay thì đi trộn hai cối bột bánh mì. Gọi, “bánh ngọt”, đưa một ngón tay thì đi trộn một cối bột bánh donut. Lò bánh mướn tới 6 người trộn bột mà cần tới 4 người cân đo đong đếm… cũng còn có hai thằng Việt Nam đứng cối trộn bột mờ mắt. Thèm một chỗ ngồi. Biết sao bây giờ!

Đi làm tiệm gà chiên KFC cho Mỹ, đi nướng thịt cho McDonald, sang tới nhà hàng Seafood Việt Nam cũng đứng lò mệt xỉu. Thèm một chỗ ngồi. Vô phương. Hai đứa ngồi nghĩ, người ta làm ghế trường học trước, sau đó làm ghế văn phòng. Tới ghế bác sĩ, nha sĩ… ghế thống đốc tiểu bang, ghế hạ viện, thượng viện… top of the ghế gọi là ngai vàng. Cái Gold-chair máu đổ thịt rơi bao đời không dứt! Mình không ngồi ghế nhà trường thì từ đó về sau là đứng tới hết sức trong hãng xưởng, tiệm tiếc. Đứng hết nổi, cũng chưa được ngồi. Ra đứng đường với tấm carton: “Give me foods and drinks”. Đứng hết nổi nữa thì nằm thẳng cẳng. Ở Mỹ, không dễ có một chỗ ngồi.

Và khi người ta tuyệt vọng thì dễ sinh lòng mua chuộc bề trên. Tôi không có đạo nên tới nhà thờ thấy thoải mái hơn vô chùa. Vô tư, nên những sáng Chủ nhật tinh mơ, tôi thường dậy sớm để đến giáo đường gần nhà. Biết mình không phải con chiên nên khiêm tốn đứng dựa cửa. Không chừng đứng quen rồi nên không ngồi hay không dám ngồi! Tôi không suy nghĩ mấy, chỉ biết nghe ông cha già giảng đạo - không hiểu gì hết. Trong giáo xứ có một người qua đời thì cha nói người đó được hưởng nhan thánh Chúa, được lên trời, được về với Chúa trong niềm hoan hỉ vô biên… xong rồi nói mọi người chia buồn với tang quyến! Không hiểu nổi một người ngủm củ tỏi là thực sự vui hay buồn? Về đọc Nguyễm Ngọc Tư, thấy cô ta dùng cụm từ bựa không chịu được nhưng có lý, “Biết chết liền...”


Từ đó, tôi chỉ nghe những bài giảng có liên hệ tới đời thường. Và vô cùng khoái chí với giảng giải của ông cha. Nó làm cho một tâm hồn vô danh tiểu tốt, tự ti mặc cảm, tự nhiên thấy mình trong bài giảng của một ông cha xứ. Không nêu đích danh nhưng rõ ràng là nói tới mình đó. Những sâu kín trong hồn hoang được chia sẻ. Tôi mang ơn dữ lắm, tự cho mình là một, “Ky tô hữu”. Biết từ này đâu phải dễ, phải đi nhà thờ nhiều lần mới biết được chứ. Quan trọng nhất là quyết định tự phong cho mình là một “Ky tô hữu”. Tôi bình tĩnh ngồi xuống chiếc ghế băng cuối cùng, để dễ bề đứng lên và ra cửa nếu mình bị đuổi. Nhưng không, nơi thờ phượng, chốn tôn nghiêm, không có đuổi tôi. Có điều, tôi chưa kịp tạ ơn Chúa thì có người tới thu tiền. Cậu nhỏ thiệt là sáng sủa khôi ngô như một thiên thần, kiên nhẫn như người ngoài hành tinh, không biết thông cảm trên mặt đất là gì? Cứ đưa cái rổ vô mặt mình, rồi thoát hồn đi chơi. Khi nghe một tờ giấy nhẹ nhàng rơi vô cái rổ như lá rơi, cậu bé lập tức chuyển sang người khác.

Tuần sau đi chơi xa, gia đình tôi với gia đình T đi nhà thờ Houston, tôi không ngồi đầu ghế như trước nữa! Vô giữa ghế băng mà ngồi. Coi cậu nhỏ có chìa rổ tới mặt mình được không? Không ngờ nhà thờ lớn nên cái rổ có cây tre dài như cần câu. Cũng một cậu bé sáng sủa khôi ngô như thiên thần, kiên nhẫn như người ngoài hành tinh. Cậu bé đưa cái rổ có cây cần câu vô tới mặt tôi, rê tới rê lui như câu cá lóc. Tôi thấy, một chỗ ngồi, đã thực sự khó lắm trên đời. Không có tài cũng phải có tiền mới có chỗ ngồi. Đừng tưởng bở……

Tôi ngồi kể chuyện với T lâu lắm. Sự hiện diện của tôi làm tăng phần chật chội và tốn kém cho gia đình T. Nhưng rõ ràng T vui. T thực sự là một “Ky tô hữu” nên T còn biết nhiều chuyện hơn tôi. Chính vì biết nhiều quá nên T ưa đi chùa. Tìm sự vô tư như tôi vô nhà thờ. Đôi bên thấy nhẹ lòng, thanh thản thì ở, bằng không ra về. Trước cửa thiền môn, thiên hạ đồng đẳng, chẳng phải kiêng nể chức quyền, có nhường nhịn ông già bà cả, phụ nữ trẻ em… là chuyện người ta tự làm, sao bực mình được.

Thùng phước sương để đó, ai bỏ nấy biết, không bị người bên cạnh liếc xem. Không liếc cũng xem được vì người bên cạnh thấy tờ một đồng nằm trên hết, trong rổ, là biết người vừa bỏ, bỏ bao nhiêu! Giá thùng kín cũng đỡ tự ái lắm chứ! Nhiều khi không phải tiếc rẻ, chỉ gặp hôm không có, thì một đồng cũng không có. Cái văn hoá đi lễ, đi chùa - không nên liếc ngang, bỉu ngược.

T kể, thỉnh thoảng gặp những người quen bên nhà thờ, tan lễ, qua chùa ăn cơm chay. Đạo Phật với đạo Chúa ở hải ngoại không còn xa cách như hồi trong nước. Hay tại hồi đó, bọn mình còn nhỏ quá nên không hiểu biết. Cứ mấy đứa nhà theo đạo Phật là hùa trêu chọc mấy đứa nhà theo đạo Chúa, và ngược lại. Nhưng đến lớn, nhất là qua đây, T thấy chùa dễ thở hơn, bá tánh hơn bên nhà thờ danh tánh. Ở chùa ít khi nào giới thiệu ai lắm. Ai có nhu cầu thì đến, mãn nguyện thì về. Người có chia kẻ khó theo lòng tự nguyện. Người trời phật cho làm ăn phát đạt, bưng vô mâm mâm… người khó có miếng lót lòng. T không là phật tử nhưng T thấy tình người bao la. Đáng tiếc là trong chùa luôn có những người con mắt lớn hơn cái bao tử. Không biết liệu bụng, lấy đủ ăn. Chừa cho những người bạn trẻ, những người vì ai phải dãi nắng dầm mưa hướng dẫn đậu xe. Khi họ xong việc thì thức ăn đã hết trước đó! Nếu thức ăn do cúng dường không đủ cho bá tánh ăn thì họ chắc không buồn bằng đi đổ những thùng rác chứa toàn thức ăn. Những người trông lịch lãm, nghĩ gì khi không ăn, hoặc no rồi. Nhưng cầm ra xe dĩa xôi, ít trái cây… Nếu là lấy lộc nhà chùa thì chắc không cần nhiều như vậy, có bao nhiêu lộc, mình lấy hết. Bá tánh lầm than, mình có vui không...?

Chắc là T để lòng chờ người nghe, lâu lắm rồi! Hay rảnh việc tháng nay mới nghĩ ra. T tưởng là mình đã tìm được một chỗ ngồi ở chùa. Một nơi thật lý tưởng, không ai hoan nghênh T đến, không ai chào T về. Nơi có mời ăn cơm mà không kêu góp gạo. Không mua bán linh tinh như ngoài đời, như chợ trời… Nhưng ngồi cũng không yên với những gì mắt thấy tai nghe. Tâm không tịnh thì vô chùa làm gì? Không biết người vô chùa để tịnh tâm, đi bằng ngõ nào! T chưa tìm ra đường lên Thiên trúc.

Buổi thăm viếng kết thúc, vì ngồi thêm chỉ thêm buồn với những chuyện ngẫu nhiên đề cập tới rồi không ngưng được. Tôi về, leo lên giường nằm, sao khó ngủ. Nhớ hoài câu kết luận của T, “tao với mày đi tìm một chỗ ngồi. Tao bây giờ, ngồi một chỗ. Còn mày…?” Tôi ngủ mơ trên chiếc ghế không chân.

Phan

Ý kiến bạn đọc
25/07/201805:29:22
Khách
Mới được biết cách nhận xét về tác giả toi thúc tạp ngay du biết qua thoi gian nhieu. Tu luc biet doc truyen o day,. tôi rất thích những chuyện của tác giả Phan nhưng thực sự chưa biết cách nao để nói lên suy nghĩ mình. Khi xưa là nhà giáo dạy môn văn nên khi đọc được truyện tác giả viết tôi hieu Vi sao toivo cung thích thú và mong muốn đọc thêm nhiều bai ve sau cua tác gia. Toi chua bao gio co y Viet bai cho Viet bao du hoi Cong hoa tham gia cung nhiều. Tran trong!
04/03/201706:18:50
Khách
Thật ra,tác giả này là người ngoài đạo CG.nên không hiểu rõ lắm
ngôn ngữ nhà đạo về người chết.Có 2 ý khác nhau về cái chết : đạo
và đời.Về mặt đời thì cái chết là đau khổ phải chia buồn nhưng về
mặt đạo thì vì được Chúa gọi về nên phải vui mừng.
Đơn giản thế thôi !
Còn về việc xin tiền thì không phải bắt buộc mà tự nguyện
ai muốn cho bao nhiêu thì cho để giúp trang trải những chi
phí của nhà thờ như điện,nước ..kể cả trả tiền thuê những
người quét dọn thường xuyên hay tu sửa nha thờ v.v.
14/02/201717:47:15
Khách
Tình cở đọc được bài viêt của Ông Phan bài viết hay , vui mà buồn cho thân phận những người tỵ nạn , nhưng lột tả được tính cách khôn vặt độc quyền của người Việt . Lột tả được yw nghĩa của trâu chậm uống nước đục . Thích nhất đoạn mô miêu tả cảnh xin tiền của em bé xin tiền của nhà thờ !! Mong được đọc thêm những bài viết của Phan .
13/02/201703:54:16
Khách
Tác giả có hơn 1 triệu lần đọc vậy mà lại chưa bao giờ nhận giải cao quý nhất của VB. Có lẽ cái duyên chưa tới hay tại ............ không chịu lách 1 chút :). Những bài viết về đời thường của tác giả bao giờ cũng lôi cuốn & mong chờ ........... bài sắp tới.
12/02/201713:34:09
Khách
Phan xin cảm ơn anh Hai Hoàng với sự quan tâm đến những bài viết của Phan từ xưa tới nay. Xin cảm ơn thịnh tịnh ưu ái của anh luôn ủng hộ và khích lệ Phan.
Thưa anh Hai Hoàng,
Khi anh có dịp ngang qua Dallas Fort Worth, xin anh liên lạc toà soạn Việt báo Calif trước để có email address và số điện thoại của Phan. Mong được gặp anh ở DFW trong tình thương mến thương của người viết và người đọc. Phan tin chắc là sẽ học hỏi thêm được từ anh nhiều điều hay lẽ phải để viết về nước Mỹ cho độc giả thân mến cùng đọc chơi…
Kính chúc anh và gia quyến năm mới bình an, hanh thông sự nghiệp, và sức khoẻ dồi dào.
Thân kính
Phan

***

Phan cũng xin gởi đến Kenny Nguyễn lời cảm ơn chân thành nhất cho comment hay nhất từ trước tới nay mà Phan được đọc. Bởi chuyện viết lách ở hải ngoại, đại thể là: “viết thì ai cũng biết viết mà lách thì không phải ai cũng biết lách. Viết thẳng chẳng báo nào đăng mà viết lách thì lại thẹn với lòng…”
Cảm ơn bạn đã đọc ra vô tự trong một bài viết hàng tuần của Phan.
Chúc bình an,
Phan

***
Thưa ông (bà) D. Nguyễn,
Xin gởi điện thư của ông (bà) về toàn soạn Việt báo Calif, và nhờ chuyển cho Phan. Phan sẽ hồi âm khi nhận được điện thư thì ông (bà) sẽ có email address của Phan.
Cảm ơn sự quan tâm của ông (bà). Mong được thỉnh giáo.
Kính qúy
Phan
11/02/201708:11:26
Khách
Ông Phan ơi,
Làm sao để có email address của ông ?
Kính
10/02/201713:38:05
Khách
Cám ơn ông Phan viết chuyện thực ngoài đời, viết như ông dễ bị người đời chửi, thôi thì chửi thì cứ chứi chứ không nhẽ bẻ cong ngòi bút.
10/02/201713:22:14
Khách
Đây là một trong những tác giả yêu thích nhất của tôi ở Hoa Kỳ. Uổng là khoảng hơn 1 năm trước lấy vacation đi thăm người thân ở Fort Worth & Dallas mình không biết cách kiếm đâu ra lý do để liên lạc với ông. Tiếc thiệt là tiếc!!!
Cám ơn tác giả. Cung Chúc Tân Xuân. Mong bài viết sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,196,270
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến