Hôm nay,  

Tết Tây, Tết Ta, Bỏ Tết, Giữ Tết

31/01/201700:00:00(Xem: 12292)
Tác giả: Y Châu
Bài số 5033-18-30733-vb3013117

Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.

Tet Mien April 14
Tết Miên, Chol Chnam Thmay vào Tháng Tư dương lịch.

***

Mỗi năm, sau ngày lễ Giáng Sinh, tết Dương Lịch, người bản xứ thường hỏi:

- Năm nay, ngày nào là Tết Ta? (Luna's New Year, Chinese's New Year).

Tôi trịnh trọng trả lời họ:

- Ngày Tết Nguyên Đán năm nay của người Việt Nam nhằm ngày 28 tháng 1 Dương Lịch. (Tôi lần tay, ráp lại giữa Thập Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh,... và Thập Nhị Địa Chi: Tý, Sữu, Dần, Mẹo,...)*. Năm nay Đinh Dậu, năm con gà, tiếng Anh gọi là  "Year of Rooster.

Lang-Viet-276e5
Hội Chợ Tết sinh viên tại vùng Little Saigon.

Tại sao gọi là năm con gà trống, mà không gọi là năm con gà mái? Chắc chú gà trống gáy vào sáng sớm, gọi người ta thức dậy "đi cày"!

Tôi cũng kể cho họ nghe về sự tích "Một bà, Hai ông Táo", nhằm ngày 23 tháng 12 Âm Lịch, ông bà Táo phải về Trời báo cáo; những chuyện đặng mất của thế gian cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Sau ngày đưa ông táo thì sau khi nấu nướng, mọi người không được để nồi niêu trên ông táo nữa!

Lễ Dựng Nêu, đốt pháo,...

Trên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, dĩa trái cây phải có ngũ quả: Cầu, sung, dừa, đủ, xoài.

Những kiêng cử trong những ngày tết: như không được quét nhà, nếu có quét thì phải quét vào trong nhà,...

"Tháng giêng là tháng ăn chơi,

 Tháng hai cờ bạc,

 Tháng ba rượu chè,... "

Nghe xong họ rất ngưỡng mộ người Việt Nam chúng ta.

Gần đây trong nước có một ông giáo sư đề nghị nên bỏ Tết Ta"; ông nêu nhiều lý do: lợi, hại, rồi người ta cũng quen đi.

Sau năm 1975, Việt Nam dân số gần 50 triệu người, diện tích 329 ngàn cây số vuông. Năm 2017, cũng trên mảnh đất hình chữ "S" đó, phải nuôi gần 100 triệu người! Đất hẹp người đông.

Năm 89, 90 trong một lần tôi phải qua Quốc lộ 4, từ Cần Thơ đến Cà Mau. Đường xá hư hao, chưa sửa chữa. Đặc biệt đọan đường Bạc Liêu đi Cà Mau, người ta tu sửa xong một phần đường, trông rất đẹp mắt, khi chiếc xe gắn máy cũ kỹ, SS50/67 của tôi chạy lên bị dằn sốc dữ dội! Thì ra người ta không trải mặt đường bằng nhựa, mà bằng xi măng!

Trong khi đó, những chiếc xe đời mới, mang bảng số "may mắn": năm nút, chín nút,... bon bon lướt nhanh trên đường. Còn có những chiếc xe đông lạnh chở hàng thủy sản hải sản, tận thu những con cá con tôm bất kể lớn nhỏ,... để đem bán, làm giàu, gấp rút! Chắc họ lo sợ, không còn kịp nữa chăng?

Sửa sang đường cũ, làm thêm đường mới, xây cống bắc cầu,... phải tốn nhiều tiền bạc thời gian; nhanh nhất, tiện nhất là mua sắm xe mới! Về lâu về dài có thể chẳng cần chi cầu đường, chỉ cần xây phi trường, đi lại bằng phi cơ.

Sau 12 tháng, 365 ngày làm lụng cực nhọc, mọi người mong muốn về quê ăn tết, đoàn tụ gia đình. Đúng là đông như ngày Tết: đường xe kẹt cứng, đường hàng không cũng không hơn gì!

Tết nhứt mà thiếu áo mới, quà cáp, lì xì,... thì không phải là Tết. Con cháu không quà biếu, lì xì cho cha mẹ, ông bà là không phải đạo, nó làm ấm lòng như tiếng pháo nổ vang vang trong những ngày xuân.

Người xưa thường dạy: "Tiền đi trước là tiền khôn", nên người ta vận dụng nhuần nhuyễn câu nầy. Người ta phải có quà cáp cho nhau:

 Phải có "thuốc dán" màu xanh, chính giữa có hình ông Franklin**, không được là hình của ông Washington lắt nhắt đâu có thời gian để đếm. Những thỏi vàng sáng chói, căn nhà lầu,... được bày bán ở cửa hàng mã dành cho cô hồn tháng bảy hay "Toys r us" dành cho trẻ em đâu! Hàng thật đó các bạn ạ.

Những nơi linh thiêng như Chùa Chiền Lăng Miếu,... trong những ngày Tết không còn là nơi đến thăm viếng, khấn nguyện: Trên có Trời, dưới có đất và còn có Thánh Thần Tiên Phật,... phù hộ cho những người thật thà ngay thẳng; người ta lạm dụng để làm lợi cho riêng mình!

Thế rồi, một số người có vai vế trong xã hội mới lại đề nghị bỏ "Tết Ta", như ông giáo sư ở nọ. Họ đưa ra một bằng chứng thuyết phục là Nhật Bổn, một nước Á Châu, đã bỏ Tết Âm Lịch, mỗi năm chỉ có ngày Tết Dương Lịch. Kết quả là Nhật Bổn đã trở thành một cường quốc kinh tế đứng hạng nhì, hạng ba thế giới.

Việc bỏ Tết Ta là một việc lớn của quốc gia, ảnh hưởng đến mọi người dân, khi nó không còn thích hợp với thời đại công nghiệp hóa thì tự thân nó sẽ bị đào thải.

Một hôm tôi nằm mơ, thấy Việt Nam chỉ còn lại ngày Tết Dương Lịch (đã bỏ Tết Ta), tưng bừng nhộn nhịp còn hơn Tết Ta ngày xưa, vì hai cái tết nhập lại. Trên bầu trời phủ kín bầy chim sắt, dưới đất thì xe cộ ùn tắc người xe. Đền Chùa Lăng Miếu thật "hoành tráng". Quà cáp thật tinh vi,...

Rồi ngày Tết Dương Lịch lại dẹp bỏ. Người ta loanh quanh tìm kiếm ngày thay thế ngày Tết Ta. Không lẽ dành lấy ngày tết Trung Thu, rằm tháng 8 dành cho trẻ em, toàn là đèn ông sao đèn cá chép, bánh mứt không thôi, đâu thể làm mồi để "nhậu".

Có rồi.  Ngày Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch). Các nước lân cận Việt Nam như Cao Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện,... có ngày tết vào ngày 13-15 tháng 4 Dương lịch (Chol  Chnam Thmay).

Người Việt Nam có thể quen dần ngày tết Đoan Ngọ làm ngày Tết Ta. Nhiều người còn lưu luyến đến ngày Tết xưa cũ, mua vé máy bay qua khu "Little Sàigon", tiểu bang California để ăn Tết Nguyên Đán, đoàn tụ với người thân...

Giật mình tỉnh giấc, nhìn chung quanh thấy nhà tôi đang dọn trong, dẹp ngoài. Tôi hỏi:

- Sao hôm nay quá giỏi giang.

Nàng quay lại nhìn tôi:

- Tết nhứt mà, bộ mơ ngủ há?

Tôi chạy lại xem tờ lịch, đúng là ngày đầu năm Tết con gà. Vậy mà tưởng là ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5! Nàng còn  nhắc tôi:

- Tiền lì xì của mấy đứa con cho, phải chia đều nghe, đừng làm bộ giữ dùm...

- Già rồi mà cũng yêu thích "thuốc dán" in hình ông Franklin quá nha!

Hy vọng, Tết Ta đừng vội vàng đi vào quá khứ! Xin hãy từ từ.

Y Châu

* Theo sách tử vi của ông HL.
** Tờ $100 in hình TT Franklin, tờ $1 in hình TT Washington.

Ý kiến bạn đọc
01/02/201707:52:44
Khách
Trên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, dĩa trái cây phải có ngũ quả: Cầu, sung, dừa, đủ, xoài. Những kiêng cử trong những ngày tết: như không được quét nhà, nếu có quét thì phải quét vào trong nhà,...
"Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai cờ bạc, Tháng ba rượu chè,... "
Nghe xong họ rất ngưỡng mộ người Việt Nam chúng ta.
Đúng là dù có qua Mỹ thì cũng chỉ là một tên nông dân mắt toét. Giờ chắc đang ăn bám trợ cấp xã hội.
01/02/201704:05:11
Khách
Tựa đề bài viết hấp dẫn nhưng nội dung xoàng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến