Hôm nay,  

Giai thoại “Phở Tầu Bay”

24/10/201600:00:00(Xem: 17829)

Tác giả: Lê Quang Sinh
Bài số 4948-18-30648-vb2102416

Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 87, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2016 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe. Mong ông tiếp tục viết.

* * *

Lịch sử Phở xuất hiện từ đầu từ Thế kỷ 20 ở miền Bắc Việt Nam và bắt nguồn từ phía Nam thành phố Hà Nội, tỉnh Nam Định. Quán Phở truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết đến nằm ở làng Vân Cù và Dao Cù ở khu Đồng Xuân, Quận Nam Trực, Tỉnh Nam Định.

Theo dân làng, Phở được bày bán một thời gian khá lâu trước thời kỳ Pháp thuộc rồi sau đó Phở mới được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Từ ngữ "Phở" xuất phát từ tiếng Tàu, "ngưu nhục phấn", một món ăn gồm có thịt bò và bún. Cũng có truyền thuyết cho rằng "Phở" xuất xứ từ tiếng Pháp là một món cháo thịt bò nấu trên cái bếp lửa -beef stew pot-au-feu, chữ "feu" phát âm theo tiếng Việt là "phơ". Nhưng trên thực tế, món Phở đã xuất hiện ở Việt Nam trước khi người Pháp cai trị Đông Dương.

Phở đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài và thú vị. Lúc đầu Phở được rao bán vào lúc hừng sáng đến lúc trời tối do các người bán hàng rong trên đường phố. Họ dùng đòn gánh đặt lên vai và quẩy hai đầu hai cái thùng gỗ: một đầu là nồi nước súp đặt trên bếp lửa đốt bằng củi; đầu kia chứa những thứ như thịt, bún phở, gia vị, tiêu hành, nước mắm, rau ngò… và chỗ để nấu một tô phở. Người bán phở đội trên đầu chiếc mũ để ấm đầu và để phân biệt với những người bán hàng rong khác, gọi là "mũ phở".

Phở được mang nhiều tên, như Phở Bắc, Phở Saigòn, Phở Không Người Lái, Phở Tầu Bay, Phở Xe Lửa, Phở Bằng, Phở Cali, Phở Hòa Pateur, phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ" do Nhạc sĩ Tuấn Khanh làm chủ ở Nam Cali…

Hai quán phở đầu tiên ở HàNội, một do chủ nhân người Việt, Cát Tường nằm trên đường Cầu Gỗ, và một do người Tàu làm chủ nằm truớc trạm Stop Bờ Hồ. Đến năm 1918 có hai quán phở khác cùng xuất hiện; khoảng năm 1925, một ngưòi dân làng Vân Cù tên Vạn mở quán "Phở Nam Định" tại HàNội. "Phở Gánh" từ từ biến dần vào khoảng năm 1936 -1946 và nhường chỗ cho "Phở Tiệm".

Phở là tên gọi chung, nhưng phở có nhiều loại nấu với thịt bò: phở tái, phở chín, phở tái chín, phở tái nạm gầu gân sách… Lại còn có Phở Gà nấu với thịt gà. Kèm theo với bánh phở, là thịt bò, nước lèo, và gia vị như tương đen, tương ớt, các thứ rau như ngò gai, húng quế, giá sống (hoặc giá chín).

Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975, người di tản Việt Nam mang theo Phở đến nhiều nước trên thế giới, như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada. Ở Hoa Kỳ, Phở bắt đầu đi vào dòng chính ở thập niên 90 khi sự quan hê giữa VN và Mỹ được gia tăng, Vào thời kỳ này các tiêm ăn Việt Nam bắt đầu khai trương ngay ở Tiểu bang Texas và California rồi nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động ở Vùng Vịnh và Bờ biển Miền Tây cũng như Bờ biển Miền Đông. Trong những năm 2000, nhiều tiệm phở ở Hoa Kỳ đã thu nhập được 500 triệu Mỹ Kim mỗi năm theo ước tính không chính thức. Ngày nay Phở được bán tại các Quán, đặc biệt ở Bờ biển Miền Tây, Quán càphê tại các trường Đại học ở Mỹ.

Không thể không nhắc đến thời kỳ Việt cộng đánh nhau với Không quân Mỹ dội bom ngoài Bắc; cá nhân không được bán Phở mà phải do mậu dịch quốc doanh quản lý. Muốn ăn phở người ta phải xếp hàng dài chờ để được ăn một bát phở "Không Người Lái". Cụm từ này xuất phát từ những chiếc máy bay thám thính không người lái của Mỹ để dò thám trước khi bỏ bom các mục tiêu quân sự ở miền Bắc. Và từ đó, dân HàNội đã đặt cho bát phở cái tên: "Phở Không Người Lái" ngụ ý bôi bác bởi bát phở không có thịt mà chỉ có bánh phở, nước lèo do bột gia vị của Trung quốc, thêm chút muối và hành lá.

Người HàNội lúc bấy giờ rất quan tâm đến một bát phở buổi sáng như một mục đích của đời sống; họ đem theo trứng gà, hành tây đến quán phở, rồi gọi thêm hồ tiêu, đòi hỏi ít ớt và tô nước béo rồi vùi đầu vào bát phở ăn ngấu nghiến, rồi ra đi một cách tự mãn; có khi còn tỏ thái độ khinh khi với nguời không sành phở như họ.

Ngược lại, thời hiện tại ở HàNội, người ta dùng hình ảnh văn hóa phê bình những tay trọc phú sáng sáng ra quán phở hống hách người chủ tiệm chặt thịt phải như thế này, như thế kia, rồi đòi hỏi thêm trứng gà, nước béo… Đó là lớp thị dân mới, quan chức các Tỉnh về Trung Ương kéo theo đàn em thất nghiệp. Người Bắc ăn "Phở Bắc" cả ngày từ sáng đến chiều. Nhưng người Saigon ăn "Phở Saigon" vào buổi sáng để điểm tâm trước khi đi làm. Người miền Trung có "Đọi Bún Bò" cay cay mà đậm đà hương vị Huế!

Trên đây chúng tôi đã bàn qua về quá trình đời sống của "Phở" nói chung. Bây giờ xin mời bạn đọc tìm hiều thêm về chuyện "Phở Tầu Bay".

Trước kia khi còn ở Việt Nam, chúng tôi cứ nghĩ rằng ăn một tô Phở Tầu Bay hay môt tô Phở Xe Lửa là no kình bụng suốt cả ngày nhờ có nhiều thịt, nhiều bánh phở… Câu chuyện "Phở Tầu Bay" cũng khá dài dòng.

Trong tác phẩm "Hồi Ký Thời Cách Mạng Kháng Chiến", Nhạc sĩ Phạm Duy có nhắc đến chuyện một gia đình nghệ sĩ ở Hậu Hiền có người con chơi Violon là Đỗ Thiếu Liệt; ông Liệt cũng mở một quán phở lấy tên "Phở Tầu Bay" rất đông khách ra vào nhờ biết cách quảng cáo. Một bài thơ được viết trên vách bên ngoài quán, xa hàng trăm thước cũng có thể đọc được. Nhà thơ Mai Thảo nhớ và viết lại như sau:

"Những ai qua phố Hậu Hiền
Hễ có đồng tiền đến Phở Tầu Bay
Giá tuy đắt đắng đắt cay
Ngon chẳng đâu tày, nức tiếng Thủ Đô".

Thật ra, nguyên tác của bốn câu thơ trên là:

"Ai qua chợ Chổ Hậu Hiền
Sẳn có đồng tiền ăn Phở Tầu Bay
Giá tuy đắt đắng đắt cay
Ngon chẳng đâu tày, nức tiếng Thủ Đô".

Khi viết về Phở Tầu Bay trong Đặc san Xuân Kỷ Mão 1999, Ông Đỗ Thiếu Liệt đã minh xác không phải ông là tay chơi Violon mà là Đỗ Mạnh Cường, biệt hiệu Tu Mi, anh của ông. Thật ra ông Đỗ Thiếu Liệt chơi Hồ Cầm (Violoncello) trong ban nhạc thính phòng của trường Quốc Gia Âm Nhạc do nhạc trường Đỗ Thế Phiệt điều khiển.

Trở lại bốn câu thơ trên, tác giả chính là Bố của Đỗ Thiếu Liệt, nguyên công chức của sở Hưu Bổng, dốc Hàng Kèn HàNội.

Khoảng năm 1938-1939, có một người bán phở gánh tại dốc Hàng Kèn. Anh ta còn trẻ. Khi đi bán phở lúc nào cũng đội cái mũ cát-két xin được của ông phi công nào đó. Người ta biết tên anh bán phở gánh, nhưng thấy anh ta đội cái mũ cát-két phi công nên gọi anh ta là "Phở Tầu Bay". Tên "Phở Tầu Bay" xuất hiện từ dạo đó. Trong bài thơ nói trên có đề cập đến địa danh Chợ Chổ Hậu Hiền nơi đã xuất hiện một quán phở mang tên "Phở Tầu Bay" do Bố của ông Liệt làm chủ như Phạm Duy đã viết.

Phở Tầu Bay ở Hậu Hiền ngon lắm. Bí quyết chính là nhờ nguyên liệu dùng để nấu phở. Cốt yếu là thịt bò, xương bò, và đồ gia vị. Thanh Hóa là một tỉnh lớn gồm 17 Phủ, Huyện, Châu, có đủ lâm sản, thủy sản, và nông sản, đặc biệt có hệ thống sông Nông Giang khiến đồng cỏ tốt tươi. Cỏ tốt thì bò béo. Có bò béo thì phở mới ngon. Người Nhật họ nuôi bò bằng một thứ cỏ đặc biệt, còn cho bò uống rượu bia nữa nên thịt rất bổ và ngon. Nếu chỉ quảng cáo không thôi mà Phở không ngon thì cũng không thể thu hút được nhiều thực khách.

Phở Tầu Bay từ miền Bắc đã du nhập vào miền Nam từ bao giờ. Vào năm 1946 khi cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh bùng nổ, dân chúng chạy tản cư vào vùng Thanh Hóa. Thế nên nhiều vùng ở Thanh Hóa người dân tản cư đã hình thành những khu buôn bán, và một tiệm mang tên "Phở Tầu Bay" đã xuất hiện.

Đến năm 1954, khi đất nước bị chia đôi, người miền Bắc di cư vào Nam, và một tiệm Phở Tầu Bay lại xuất hiện trên đường Lý Thái Tổ ở vùng Ngã Bảy. Tiệm phở này phục vụ đúng cung cách Phở Bắc: Trên bàn ăn chỉ để lọ nước mắm, ớt, tiêu, không có giá sống, rau thơm. Tất cả mọi thứ như nước lèo, bánh phở và thịt đều được bày trước mặt thực khách. Quy trình từ lúc trụng bánh qua chan nước lèo, đến khâu cuối cùng là bỏ thịt vào bát, thay vì nhặt từng miếng thịt sắp trên mặt tô phở, thì ở đây một mâm thịt nạm gầu thơm lừng đặt trước một thiếu phụ trẻ, bà bốc một vốc thịt bỏ vào đầy lùm miệng tô. Tiệm lúc nào cũng đông khách, có khi phải sắp hàng đứng chờ tới phiên mình. Điều khá đặc biệt là căn nhà dùng làm tiệm phở kể từ lúc mới mở cho đến nay đã mấy chục năm qua mà kiến trúc vẫn còn y nguyên không thay đổi.

Sau biến cố 30 tháng tư năm 1975, Phở Tầu Bay theo đoàn người tỵ nạn Cộng sản được phổ biến ở San Jose, San Francisco, Orange County. Bên cạnh Phở Tầu Bay xuất hiện Phở Xe Lửa (đường Stockton Blvd, Sacramento, Cali. và nhiều nơi khác) như một "kỳ phùng địch thủ".

Xin mượn lời của nhà văn Nguyễn Tuân để kết thúc bài viết về "PHỞ TẦU BAY" như sau: "Tôi biết nước tôi có núi cao sông dài, biển sâu và dân tộc tôi anh hùng đã xây dựng một lịch sử vẻ vang. Nhưng tôi cũng biết nước tôi có món Phơ."

Lê Quang Sinh

Ý kiến bạn đọc
03/11/201604:48:08
Khách
Thưa ông Người sinh ở hn,
Tác giả kể chuyện đập thêm trứng mang theo là ở thời kỳ còn kháng chiến chống Tây chống Mỹ chứ ở thế kỷ 21 dân Hà Nội có ai làm vậy đâu mà ông. Năm 2011 tôi có về thăm Hà Nội ngồi ăn quán cơm bên lề đường cũng ngon lắm, có ghé tiệm phở nữa, mà có thấy tiệm phở bán tôm hùn đâu, cũng không nghe ai nói mấy ông Việt kiều mang tôm hùm theo để ăn phở, nếu có thì ông Việt kiều này chắc "khùng điên mát giây điện" rồi.
Xin chúc ông vui khỏe luôn. Nếu ông có dịp qua Mỹ chơi, xin hân hạnh được tiếp đón ông.
Lê Quang Sinh, tác giả Giai thoại PTB. 469-366-6667
31/10/201621:31:04
Khách
Ăn mãi "Sơn Hào Hải Vị" cũng ngấy nên thỉnh thoảng người đọc dùng cơm nóng với món rau muống xào tỏi, ăn kèm với kinh giới và đậu phụ chiên giòn chấm món "đại phong" được giầm nhiều ớt hiểm thì vừa ngon, lành lại vừa bổ.
29/10/201622:27:16
Khách
Cảm ơn sự trả lời nhanh và phong phú của độc giả NATE.
Như vậy là yên tâm rồi. Ăn xong một tô phở tàu bay thi đại gia hay tiểu già cũng có thể dặm thêm một vài món cho dù lễ bộ và cho đời lên hương
Thú thật, có sự thắc mắc vì chúng tôi không phải là người Dziet Nam. Từ Huế trôi dạt vô Sài Gòn. Lúc đầu bạn bè rủ đi ăn bò bia, phá lẩu thì ăn mà không thấy ngon. Dù là đàn ông nhưng chưa bao giờ ăn ngoài đường. Ngoài quê tôi chỉ ăn trong nhà hay ăn trong tiệm, ngoài đó quanh năm suốt tháng hết mưa rồi thì bảo rồi lũ lụt thì làm sao đứng ngoài đường mà ăn..
Nhưng rồi cũng quen và thấy ngon rồi ăn thường xuyên...mỗi khi có xu hào rung rinh nhưng chưa có dịp ăn hết những món mà ông kể ra và công nhân những món ăn chơi thôi ở trong năm phong phú ghe
Ngoai quê tôi cũng ăn uống những hơi khác một chút.Món ăn chơi cũng có nhiều những bữa ăn thiệt thì cầu kỳ lắm. Một bữa ăn thiệt( bữa án chính) trong ngày thì phải nhiều món. Vua Khải Định thì một bữa ăn gồm 35 món,(tam thập ngũ phẩm vị) con dân thường thì ít nhất cũng là năm món ( ngũ phẩm vị) Ông chồng đi chơi về trễ bà vợ để dành cơm trong cái mâm đồng bóng láng che lồng bàn gồm năm món: đĩa rau muống luộc, chén nước chấm,tô nước rau luộc với mấy trái cà chua ta nỗi bập bềnh, dĩa để cái muỗng, múi chanh và hai trái ớt xanh và dĩa rau muống xào tỏi. Có năm phẩm vị nhưng chung qui cũng chỉ rau muống thôi. ( Trich bài viết "Ảnh Hưởng Cung Đình Trong Phòng Cách Hue" cua tác giả Võ Huong An viết trong đặc sản Cây Đa Trưởng cũ của cựu sinh viên Đại học luật khoa Huế) Có ai thắc mắc vì sao có đĩa để múi chanh và hai trái ớt xanh mà không phải ớt đỏ ? Lý đó vì dân ngoại đồ ăn ớt dữ lắm, ăn đến nỗi ớt chín không kịp
Chúng tôi học được dân nam cái tính ăn ngay nói thẳng, nghĩ sao nói vậy nên tôi xin khen ông. Ông viết văn mà như nói chuyện, đọc văn ông như ông ngồi bên tôi khề khà ly rượu đế và tay thì gặm một cái phá lâu...Chức ông sức khỏe.
29/10/201621:25:16
Khách
Người đọc cũng đã lâu lắm rồi, khoảng gần chục năm, không đặt chân vào tiệm phở nào vì ngại mùi hôi bám vào người, vấn đề vệ sinh của nhà hàng và sợ phẩm chất của nguyên liệu dùng nấu phở. Mỗi lần ăn xong tô phở là trong người thấy nặng nề, khó chịu quá nên dẹp luôn.

Người Nhật có món ăn tương tự như Phở là Ramen nhưng nhất định không ngon bằng. Ấy thế mà họ đưa nó lên đến hàng quốc tế, một nhà hàng chuyên bán Ramen ở Nhật đã được Michelin ban tặng một sao, và giá cả một tô Ramen gần gấp đôi hoặc hơn tô Phở nhiều lắm. Tuy đắt thật nhưng ăn xong chưa từng thấy bị phản ứng phụ nên người đọc thích ăn Ramen ở những tiệm ăn do chính người Nhật làm chủ và nấu.

Nghĩ cũng buồn vì mỗi lần cơn ghiền Phở nổi lên là phải đi ăn Ramen cho bớt cơn thèm. Bị gượng ép lắm nhưng đành phải chịu thôi.

P.S: Khi được hỏi là làm thế nào nhà hàng Ramen của ông được giải thưởng cao quý đến thế thì chủ nhân lấy ngón tay chỉ vào nơi trái tim của mình và nói rằng: "mỗi khi tôi nấu, bao nhiêu tâm và trí của tôi dồn hết vào nồi nước lèo. Giản dị chỉ có vậy chứ không có bí quyết gì ghê gớm cả."
28/10/201621:43:00
Khách
Tô phở chính thống (như Ông Hải phở nói) chỉ có thịt (bò hoặc gà) chín , Chút hành lá và vài lát ớt . Sau nầy phở xuôi Nam nên mới có tái nạm gầu vè nạm gân sách có thêm bò viên cho nhuốm màu quốc tế . Còn đặc biệt là thêm tái sửa (dzú bò) rồi tương đen, ớt đỏ rồi hành trần giá nhúng... Sự khác biệt đó dễ nhận thấy qua món bún chả Hà Nội (không phải Hà Lội bún chửi cháo mắng của đỉnh cao trí tuệ) Nhìn vào món bún chả HN có chén nước mắm thêm vài lát đồ chua .Ít bún và rau thơm tất cả những thứ đó để riêng . Khi ăn cho chả bầm hay thịt nướng vào nước mắm thêm chút bún và rau thơm vào rồi từ tốn và vào miệng thưởng thức cả cái hương thơm, cái ngon, , cái màu sắc hài hòa lẫn cái văn hóa của xứ ngàn năm văn vật . Còn tô bún thịt nướng Miền Nam (không phải là Nam Bộ nhá) tất cả mọi thứ cho vào cái tô . Dưới cùng là xà lách , gíá sống , rau thơm trên là bún trên nữa là thịt nướng ( không có chả bầm) trên nữa là chút đồ chua cà rốt và củ cải trắng rồi đậu phọng rang trên cùng . Sau cùng chan nước mắm pha chanh đường tỏi ớt . Xong là ta đớp . Nhìn tô bún thịt nướng của Miền Nam không bắt mắt (có người còn cho là kém văn hóa) Nhưng đó là của miền đất mới . Tui ăn tô bún thịt nướng của Miền Nam quê hương, tui như thấy cả một trời quê hương trong miệng . Không mặc cảm không so sánh . Ghé chợ ông Tạ ăn bún chả Hà Nội nhớ Vũ Bằng, công nhận miền Bắc món ngon , Miền Nam món lạ . Nhưng vẫn thích bún thịt nướng bình dân cũng để nhớ lại quảng đời thơ ấu đầy thương nhớ
Miền Bắc , cái nôi văn hóa VN . Món ăn được nấu lên với cả một nghệ thuật của 4 ngàn năm văn hiến . Nhìn tô bún thang có chút bún đựng đủ trong phần nhỏ của cái tô chiết yêu . Phần trên loe ra chứa chút giò thủ , trứng chiên được thái chỉ, thịt gà xé nhỏ ra . Chút ngò thơm .Và quan trọng nhất là chút mùi cà cuống . Đó là cả một trời quê hương dấu yêu qua món ăn dù được gọi là thanh cảnh Bắc Hà nhưng đã chứa đựng cả những tinh túy của xứ ngàn năm văn vật .
Tui không thích Phở Tàu Bay vì không có gíá và rau . Tui thích phở Tàu Thủy gần đó tô nhỏ hơn nhưng rau quế ngò gai, giá sống tương đen ớt đỏ nó quyến rũ hơn . Dù biết là không sành điệu và thanh lịch nhưng biết làm sao quen rồi .
Bây giờ ăn phở không cần kén chọn . Phở Vĩnh Ký 5 đồng một tô xe lửa là đủ khoái có điều ăn phở bây giờ bỏ lại nước dùng không húp như ngày xưa . Mấy đứa con của tui dù ăn phở rất nhiều tiệm nhưng cuối cùng đều có nhận xét . Phở của mẹ là ngon nhất . Tui cũng đồng ý với mấy đứa con của tui
My 2 cents
28/10/201618:26:56
Khách
Hồi âm độc giả TRAN - Xin thưa rằng có, đó là, ngay trước mặt cửa hàng nước mía Viễn Đông, giới sành ăn nhưng nhẹ túi có thể dùng 5 hoặc 6 cái bò bía. Ngay bên cạnh là xe đẩy chuyên trị món Phá Lấu, ta cứ tự nhiên đứng nhâm nhi chừng 7 hoặc 8 miếng, gồm những cơ phận của con lợn, được cắm bằng cây tăm. Gượm cái đã, ta tạt qua hàng đu đủ bò khô của ông cụ người Bắc chuyên mặc bà ba đen, nhớ chỉ lấy gan cháy cạnh thôi, làm 1 hoặc 2 đĩa. Xong ta quay trở lại Viễn Đông, chỉ vài bước, làm 2 ly nước mía tươi có vắt thêm vài trái quất nữa là mỹ mãn.

P.S: Thỉnh thoảng thời tiết Sài Gòn nóng quá chịu hết nổi, ta cứ đủng đỉnh bước vào nhà hàng Chí Tài, có mở máy lạnh và lạnh buốt xí cấu, gọi một đĩa cơm Thùng Chỉ Cáy và một chai 33 được ướp thật lạnh, không dùng đá cục khi uống bia, thì hết ý. Xong ta tạt qua khu Đakao làm một ly chè thạch Hiển Khánh có ướp hoa nhài thơm phức thì trời có sập cũng cười.
28/10/201614:34:20
Khách
Hồi năm 1954 khi di cư vào Nam , tôi còn nhỏ khoảng 8-9 tuổi , sống ở Ngã 3 ông TẠ , cũng đã biết thế nào là Phở ! Lúc bấy giờ Phở chỉ ăn với rau diếp , ớt , rau húng thơm và gia giảm thêm nước mắm , không có giá như sau này ! Đôi khi bố tôi sai đi mua xí quách thì xí quách còn dính đầy thịt chứ không như bây giờ ! Phở bây giờ đã biến thiên nhiều rồi ! Tôi bây giờ ăn phở mà không có giá , tương đen là tôi ăn không ngon ! Tất cả đều biến thiên theo sở thích mỗi người thôi !
27/10/201622:04:20
Khách
Còn nữa quí vị ơi! "Muốn ăn phở người ta phải xếp hàng dài chờ để được ăn một bát phở "Không Người Lái". Cụm từ này xuất phát từ những chiếc máy bay thám thính không người lái của Mỹ để dò thám..." Nghĩa là Mỹ đã có UAV từ thập niên 60. Còn tôi chỉ nghe câu không người lái sau 30/4/75 từ chiếc đồng hồ automatic!
27/10/201614:05:20
Khách
Phở 
Phở là đề tài hấp dẫn .Dù rất nhiều người nói về phở, làm thơ về phở như nhà văn Tú Mỡ, viết tùy bút ca ngợi phở như Nguyễn Tuân vậy mà viết về phở như tac giả Lê Quang Sinh vẫn còn ăn khách vi rất nhiều người bàn bạc
Sau khi đọc bài viết xong rồi đọc lời bàn nhiều cái hay lắm.
Có bạn so sánh nước phở như dòng nước kinh Nhiêu Lộc. Thật ra so sánh thì tùy người nhưng so sánh như vậy thì tôi nghiệp cho phở vì nước phở tuy đen nhưng mà mùi thơm lắm, lỡ húp vô thì muốn húp thêm một tô nua. Ai cũng thích ăn ngon nhưng có người bàn sau khi ăn phở thì phải có cái gì ngọt ngọt tráng miệng cho đủ bộ. "Ấy là món bánh rán nhân đậu xanh thơm phức mùi vanille và đầy hạt mè (.....) Chưa xong lại phải mua bánh cuốn Thanh Trì, đậu phụ chiên và nước mắm pha cả cuống cửa hàng bán bánh rán nầy đem về thì coi như hoàn toàn ".Ngoài mấy món đó thì xin giới thiệu thêm món gì rẻ hơn không ?Lương công chức mà ăn vậy thì làm sao đủ sống tới cuối tháng ?
Còn muốn ăn cách nào thì chúng ta đang sống trong một nước dân chủ.
Vào nhà hàng mà ăn uống nhẹ nhàng như con dâu về nhà chồng cũng được,nghĩa là ăn như Tây như Mỹ hoặc như ăn uống ồn ào, húp nước sùm sụp, rồi khi ăn xong dành nhau trả tiền như đánh lộn như chet cũng không sao
Cái mục viết về nước MỸ nầy độc đáo ghê. Tai sao minh không dự giải Nobel văn chương ?
Chưa bao giờ có một tác phẩm mà một người viết hàng trăm người bình và ban giám khác đọc xong, dù không đoạt giải cũng rủ nhau đi ăn phở thì cũng coi như thành công rồi.
25/10/201621:58:31
Khách
Thưa Ông Hải Phở ,
Đọc những lời của ông tui hiễu nổi lòng người yêu phở . Phở bắc chính thống không bán phở tái vì làm nuớc phở đục bỏ công người nấu với bọt hằng bao nhiêu giờ . Nói thật với ông tui người Saigon nên ăn phở kiểu như ông mô tả . Cho giá sống vào , xịt tương đen , ớt đỏ vào rồi trộn lên nữa mới kinh . Như một tô xà bần . Ông chửi thì tui chịu . Ông chê thì tui cũng ráng nhịn . Nhưng cách ăn đó của người Saigon . Bây giờ ở đây tui cũng ăn kiểu đó . Ăn như ông nói nó không ngon . Ông có đọc chuyện Giả Phủ ăn cà không ? Ông đọc rồi sẽ hiễu . Nhân tâm tùy mạng mở . Mỗi người có cách ăn và khẩu vị khác nhau . Tô bún bò Huế nấu ở SG tui ăn ngon hơn tô bún bò nấu ở Huế . Hủ tiếu Thanh Xuân ngon hơn hủ tiếu nấu ở Mỹ Tho . Tui tạm gọi cái cách ăn và khẩu vị đó là khẩu vị Saigon
Trích : "tô phở đem ra cho luôn cả đĩa giá sống vào tô rồi sau đó là đốc ngược chai tương đen sịt một cái , tô phở LẠNH NGẮT và ĐEN THUI như nước KINH NHIÊU LỘC !!! " Cái tô phở nầy nó vào miệng và chui vào bao tử của tui . Không phải vô miệng ông nên ông đừng buồn nữa .
Thưa ông Hải Phở, Tui rất khoái cái còm của ông . Tếu tếu cho đở buồn đời tỵ nạn . Nhưng ông nên viết chữ xịt đừng viết Sịt . Nhiều thầy chú sẽ bắt lỗi chính tả ông đấy . Tui khoái chữ Sịt của ông lắm nó tượng hình tượng thanh cho nổi bất mãn của ông
Kính
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến