Hôm nay,  

Hè Ơi, Tạm Biệt

17/10/201600:00:00(Xem: 9731)

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4943-18-30643-vb2101716

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

blank
Bé Lân, 8 tuổi, dự giải ““Surfers tí hon” trong cuộc thi surfing tại Florida.

Hầu hết các trường trung, tiểu học và cả đại học trên nước Hoa Kỳ thường bắt đầu niên khóa mới sau khi nghỉ lễ Lao Động đầu tháng 9. Tận dụng những lễ nghỉ dài ngày cuối tuần, người Mỹ luôn tổ chức nhiều cuộc vui chơi cho đủ mọi thành phần dân chúng tham gia. Càng đông càng vui. Địa điểm thu hút bàn dân thiên hạ trong mùa hè không đâu lý tưởng cho bằng bãi biển. Giá cả phải chăng, việc chi tiêu tùy túi tiền của từng người. Cocoa Beach là một trong những nơi như thế. Với một cầu tầu dài từ trong đất liền ra biển, bên trên có nhà hàng ăn, bên dưới là bãi tắm, ngoài khơi là những con sóng đủ lớn để những tay lướt ván (surfboard) thi nhau bay lượn cố giữ thăng bằng, đứng thẳng người, cưỡi trên đầu ngọn sóng theo nước đưa ván của mình vào tận trong bờ. Không muốn nhìn người, ngắm cảnh thì chỉ việc chọn một góc, trải tấm khăn nằm nhắm mắt, lắng tai nghe tiếng hải âu gọi nhau ríu rít, tiếng sóng vỗ vào bờ rì rào để chìm dần vào giấc ngủ không mộng mị. Nói thế nhưng biển chỉ yên tĩnh khi vắng người, còn hôm nay, biển “động” không vì bão mà vì ngày hội của những tay lướt sóng.

Mới 9 giờ sáng, Cocoa Beach Pier đã đầy người lúc tôi có mặt. Mặt trời chưa lên cao nhưng những chiếc lều che nắng đã được căng lên từ sáng sớm. Chiếc nọ sát chiếc kia. Đủ màu, đủ kiểu, cái cao, cái thấp, xen lẫn những chiếc dù đủ loại, cắm đầy trên bãi biển. Chiếc lều cao hai tầng, thật lớn nằm bên phải Cocoa Beach Pier là của ban tổ chức dành cho giám khảo cuộc thi cho dân lướt sóng chuyên nghiệp (Professional Surfers). Hai lều nhỏ hơn, một gần cạnh đó, và một ở phía bên trái cầu, là ban giám khảo cuộc thi dành cho dân tài tử (Amateur Surfers). Thành phần ban giám khảo là những người tình nguyện, Họ từng là dân lướt sóng chuyên nghiệp, từng đoạt giải Surfing trước đây ở nhiều nơi khác nhau. Năm nay là lần thứ 29, lễ hội lướt sóng (Surf Festival) do Ron Jon, một hãng chuyên bán vật dụng, áo quần liên quan đến nước, đến biển, tổ chức hàng năm vào tuần nghỉ lễ Lao Động. Bên cạnh cuộc thi lướt sóng hồi hộp là cuộc thi áo tắm (Bikini) hấp dẫn. 500 sản phẩm mỹ nghệ (Artwork) hoặc sản phẩm làm bằng tay được bán đấu giá trong yên lặng (Silent Auction). Với 25 đô la, ta có thể nếm (enjoy samples) thức ăn của hơn 20 nhà hàng nổi tiếng trong vùng. Chỉ 10 đô la cho buổi Surf Party với thức ăn và nhạc sống do Sysco và Cheney Brothers phụ trách. Còn nữa, chung 20 đô la, ta thưởng thức nhạc sống và ăn mệt nghỉ (Buffet) tại Oh Shucks, Cocoa Pier.

Trước mua vui, sau làm nghĩa. Điều này thật chính xác vì tất cả tiền kiếm được dành tặng vào tổ chức quốc gia chuyên biệt về thận ở Florida (National Kidney Foundation of Florida). Với mục đích tìm kiếm nguyên nhân sinh bệnh ở thận, ngăn ngừa chứng gây trở ngại trong bàng quang, giúp đỡ người cần thay thận, National Kidney Foundation of Florida được Rich và Phil Salick thành lập. Kẻ góp của, người góp công. Hơn 300 thiện nguyện viên và hàng ngàn cư dân quanh vùng đến yểm trợ cho ngày lễ hội lướt sóng hôm nay.

Nhà ở gần biển vì công việc nhưng tôi không thích biển cho lắm. Một phần vì nước muối mặn gây cảm giác rin rít da khó chịu, phần thì tôi sợ sóng. Phần lớn nhất là sợ bão. Bão hay từ biển đánh vào đất liền. Ngược lại, những đứa con tôi rất mê biển vì có bố đã từng phục vụ trong quân chủng Hải Quân, một người rất “yêu nước”. Cha nào con nấy. Đứa con nào cũng thích nước.

Surfing là môn thể thao của chúng. Cứ nghe nơi nào trong nước Mỹ sắp có bão là đi cho được. Nhiều khi chúng đi sang các nước Nam Mỹ như Costa Rica, Nicaragua để lướt sóng. Biết mẹ nhát gan, tim yếu, chỉ khi nào về lại nhà rồi chúng mới cho tôi hay. Hết đời con sang đời cháu. Lân, cháu nội đích tôn của tôi vừa lên 8 cách đây hai tháng cũng lại mê nước. Ngoài giờ học ra là đòi đi biển. Theo chân Bố, Lân cũng tập tễnh đi surf. Học bơi từ năm hai tuổi, mỗi mùa hè tiếp tục học đủ các kiểu bơi sải, bơi ngửa, bơi bướm... đến lặn sâu dưới nước, trốn sóng để giữ sức nên khi lên 7 thì Lân có đủ sức khoẻ để cưỡi đầu những ngọc sóng ngang tầm tuổi mình.

Ngoài sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, suy tính để đúng lúc mới nhảy lên đứng trên ván cũng là điều quan trọng. Tính sai thì chỉ một tích tắc con sóng trượt qua hoặc chưa đứng vững trên ván thì bị sóng nhồi, đánh bổ nhào xuống nước. Tuy thế, điều cần thiết nhất lại là giữ cân bằng. Đứng lên được rồi phải biết giữ thăng bằng khi đang chòng chành trên ván vì sóng đánh nghiêng ngửa chung quanh. Xoay người theo chiều sóng để điều khiển tấm ván vào bờ là cả một nghệ thuật. Chưa kể những cách biểu diễn như nhảy lên không trung, quay một vòng, hay lộn ngược người (dân chuyên nghề mới làm được) rồi mới đáp xuống vững vàng trên ván để nước đưa vào bờ.

Nói thì lâu nhưng sự việc xảy ra trong chớp mắt. Thời gian lướt trên sóng ngắn ngủi, so với thời gian phải chèo (paddle) ra khơi với tấm ván và đợi ngọn sóng đủ lớn để lướt vào bờ thật cách biệt. Mệt khi chèo ra khơi và thích thú khi đạt mục đích dù chỉ mươi giây đồng hồ. Thế đấy nhưng có rất nhiều người vẫn yêu thích môn Surfing mà tôi gọi đùa là “thủy chiến”, chiến đấu với nước.

Để dự tranh giải lướt sóng tài tử (Amateur Surfers), mỗi thí sinh đóng $25 đô la ghi danh trước ngày thi hai tháng. Hạng “Surfers tí hon” dành cho trẻ em dưới 10 tuổi. Trên 10 là hạng thiếu niên. Riêng giải Professional Surfers không phân chia tuổi tác. Các toán (tiếng chuyên môn gọi là “heat”) chia theo số thí sinh tham dự. Mỗi” heat” có 5 hay 6 người. Một tiếng còi từ loa phát ra báo hiệu các thí sinh đến bàn giám khảo ở tầng dưới để nhận áo khác màu nhau. Mặc vào, đi ra bãi sát nước, đeo sợi giây nối với tấm ván (surfboard) vào cổ chân rồi chờ hồi còi thứ hai để cùng bơi ra khơi. Từ trên chòi cao, ba giám khảo sẵn sàng chấm điểm khi lá cờ màu vàng cắm vào giá cùng lúc với tiếng còi báo hiệu vang vọng.

Trong 20 phút, thí sinh chọn những ngọn sóng để làm “chủ”, “bắt” nó đưa mình vào bờ. Lại chèo ra, lại lướt trên sóng. Chinh phục được càng nhiều sóng càng tốt. Cũng không hiền lành gì, những con sóng vẫy vùng, tìm cách quăng kẻ đè đầu, cưỡi cổ mình xuống nước. Ban giám khảo quan sát cách lướt, số lần đứng trên ván (surfboard) và thời gian đứng trên ván của thí sinh qua màu áo để cho điểm. Ba người cao điểm nhất sẽ sang vòng thi thứ hai.

Năm nay, số thí sinh tham dự lên hơn một trăm. 114 người. Số “Teen” ít hơn số “tí hon”. 43/71. Sau 20 phút, một hồi còi vang lên, cờ vàng đổi sang màu xanh báo hiệu hết giờ. Thí sinh vào bờ, trả lại áo rồi ngồi chờ kết quả. Sau nửa giờ, bảng niêm yết dán ở lều chính kết quả đợt đầu của 13 heats. “Sĩ tử” trúng tuyển lo ăn uống, nghỉ ngơi lấy sức để chiều thi đợt hai. Qua được ngày thứ Bảy, “tuyển sinh tiếp tục dựng lều, vác ván thi tiếp vòng tứ kết, bán kết (Quarter, Semifinals) trong ngày Chúa Nhật. Hôm nay tôi rủ thêm hai người bạn đi cổ võ, ủng hộ tinh thần cho cháu thì thấy có mặt cô giáo trong thư viện trường Lân học. Phải công nhận người Mỹ có tinh thần thượng võ rất cao. Đứng dàn hàng trên bãi, bất kể “gà nhà” hay “gà người”, hễ thí sinh nào làm hay, làm đẹp là mọi người vỗ tay, reo hò ủng hộ thật ồn ào náo nhiệt. Máy quay phim, máy chụp hình bấm lia lịa chẳng cần Flash vì “quá dư” ánh sáng mặt trời. Nước chanh, nước đá, uống bao nhiêu cũng chưa đã khát vì mồ hôi tuôn chảy. Nóng, 91 độ F. Và Nắng. Nắng gay gắt từ mặt trời chiếu xuống. May còn có gió biển làm dịu sức nóng.

Năm giờ chiều, chúng tôi mệt mỏi vì ở cả buổi ngoài trời. Dù phần lớn thời gian ngồi tránh nắng trong lều nhưng cái nóng vẫn làm những người ngoài 60 trở lên như chúng tôi kém sức chịu đựng. Riêng bố mẹ và em trai hai tuổi của Lân thì giống mấy tượng đồng đen. Quá xá là đen. Em bé xuống nghịch nước. Mẹ lo chụp hình. Bố phải giúp Lân bơi ra khơi (các thí sinh tí hon đều có người giúp - chỉ trong việc chèo phụ - ra khơi). Cả nhà cháy nắng. Hai ngày trời ngoài bãi biển thì có là sức voi cũng mệt đừ. Khi nghe Bố Lân không mong con mình vào final để được ở nhà nghỉ ngơi thì tôi thông cảm lắm. Nhưng Trời phụ lòng cha mà chiều lòng con. Lân vào Final, thứ hai thi tiếp.

Ngày thi cuối, ông bà nội tình nguyện ở nhà trông em bé để bố mẹ đưa Lân đi thi final. Đã vào được đến đây mà không tiếp tục thì uổng. Kết quả là Lân đứng hạng 7. Không đoạt giải thưởng nhưng được một Trophy (cúp) và chiếc áo kỷ niệm cuộc thi Surfing 2014. Cháu tôi, đứa trẻ Việt Nam, mà cũng là đứa trẻ Á Châu duy nhất trong cuộc thi Surfing lần đầu tiên trong đời và trong vùng. Mệt nhưng vui. Cháu nói một cách chắc chắn là sẽ có mặt trong những năm sau.

Gió Đồng Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,029,724
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến