Hôm nay,  

Năng Lượng Mặt Trời Và Việc Làm

25/09/201600:00:00(Xem: 10117)
Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4927-18-30627-vb8092516

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

Càng gần đến ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thì các ứng cử viên càng hoạt động hăng hái hơn để tranh phiếu. Không kể kế hoạch “ma đạo” là ném bùn hay tìm cái xấu của đối phương đem ra cho bàn dân thiên hạ xem; Cách giản dị nhất là quảng cáo chính mình. Tôi sẽ…sẽ…và sẽ…cứ thế mà hứa trước. Ai nghe mà không tin cũng chẳng sao. Nghe mà tin rồi “vỡ mộng” thì ráng chịu. Suốt mấy ngày nay, từ đài truyền hình NBC đến SBC sang CNN thi nhau quảng cáo chương trình của bà Clinton: “chương trình Năng Lượng Từ Mặt Trời sẽ mang đến hàng triệu công việc cho dân Mỹ “ (nguyên văn, không thêm hay bớt chút nào hết) mà tôi biết chuyện này không đơn giản như bà ứng cử viên đang giỡn vậy…

Trái đất chỉ có một mà con người thì hàng triệu triệu và cứ thế tiếp tục sinh sôi nẩy nở nên nguồn nhiên liệu không cung ứng đủ nữa, do đó bằng mọi cách, các khoa học gia phải nghiên cứu, tìm kiếm cho ra những thứ mới. Trong đó, nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời được xem là tốt nhất vì nó không hủy hoại môi trường sinh sống (như dầu hỏa). Thay đổi nguồn năng lượng là một trong những cách kéo dài đời sống của trái đất cũng như con người. Tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện “học và hành” của riêng ông xã tôi về nhiên liệu mặt trời (Solar Power).

Khi Trung Tâm Không Gian dẹp chương trình phóng phi thuyền thì ông xã tôi còn vài tháng để tới tuổi về hưu (trên nguyên tắc). Cũng nhờ cái nguyên tắc này mà chính phủ (Workforce program) tài trợ cho cả đám kỹ sư (già) cùng sở đi học ở FSEC - Florida Solar Energy Center (ở cách nhà tôi chỉ 3 dặm đường – 3 milles). Tất nhiên là ai cũng có tư tưởng học chơi cho biết là phụ, cái chính là học để có thể tự làm cho nhà mình một hệ thống lấy điện từ mặt trời, khỏi phải chung đồng xu nào cho công ty điện lực nữa. Mỗi tháng khỏi đóng cho nhà đèn vài trăm bạc ai mà không muốn?. Học xong thực hành liền. Vui hơn nữa là không tốn tiền. Chính phủ trả gần 3 ngàn đô la cho một học viên, bao luôn bữa ăn trưa ở trường (nhà hàng mang thức ăn trưa tới tận trường, rất tiện cho những học viên ở xa). Có lẽ đây là một “phần thưởng” mà chính phủ muốn “tặng” những người sắp sửa về hưu vì chương trình đặc biệt này dành cho chuyên viên, cần có sức khỏe. Một miếng bửng (panel) đặc chế bằng thủy tinh (Crystal) có những dây đồng nằm ép bên trong, nặng 40 lbs (standard) thì hơi khó để tự mình bê lên mái nhà nếu không phải là trai tráng. Cũng có thể họ muốn phổ biến nguồn năng luợng lấy từ mặt trời mà danh từ chuyên môn gọi là Photovoltaic. Một trong những nghiên cứu của University Central of Florida (UCF) là Florida Solar Energy Center. FSEC tọa lạc ngay góc đường Clearlake và Michigan của thành phố Cocoa, cùng nằm trong khuôn viên Đại Học Cộng Đồng (mới đổi tên và được nâng cấp từ 2 lên 4 năm) Eastern Florida State College. Hiện tại, chỉ có những lớp huấn nghiệp (học thêm) hay lấy chứng chỉ đã học, muốn có chứng nhận để đi làm phải thi riêng. Trường chưa có chương trình học lấy bằng cấp về ngành này.

Mỗi ngày T. có mặt ở FSEC từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Mỗi học viên được phát một số tài liệu dầy cộm. Trong đó có quyển sách bìa cứng in hình màu thật đẹp: Photovoltaic (PV) Systems, một hộp có nắp đóng, mở bằng nhựa cứng, bên trong là tập tài liệu dẫn giải chương trình lý thuyết và cả thực hành. Ngoại trừ phần giới thiệu mở đầu, 11 phần (chapters) sau sẽ học liên tục trong 6 tuần lễ. Học xong những lớp này, bạn có thể sửa và bảo trì những phần tiếp nối trong hệ thống lấy năng lượng từ mặt trời (mà từ nay tôi sẽ gọi PV cho ngắn gọn). Nào là cách “tìm” mặt trời. Bạn sẽ tìm hướng và tính toán góc cạnh thế nào (từ vị trí bạn muốn đặt PV) để thu được ánh sáng nhiều nhất từ khi mặt trời mọc đến lúc lặn; vì một khi đã đặt PV thì bạn khó có thể thay đổi vị trí (rất tốn tiền và công sức).

Nói một cách đơn giản, Ánh sáng mặt trời là nguồn nhiên liệu thiên nhiên, khi sáng, mặt trời tỏa sức nóng, ta sẽ thu lấy nhiệt năng này, chuyển thành điện năng, bỏ vào một nơi chứa, để dành đó. Khi mặt trời lặn, hết ánh sáng, sẽ lấy điện đã để dành ra xử dụng. Giải thích một cách khoa học hơn, nhiệt năng từ mặt trời sẽ được thu vào những miếng panels đặc biệt, những dây đồng sẽ thu nhiệt, chuyển thành điện, dẫn điện đi qua một hệ thống biến đổi (Utility Interactive inverter) từ điện một chiều (direct current) sang điện xoay chiều (alternate current) rồi giữ lại trong chỗ chứa (energy storage) hay đi đến Grid, mà tôi gọi là trung tâm phát điện để rồi từ đó có thể xử dụng ngay hoặc đưa đến công ty điện lực.

Học viên theo học các lớp này toàn là chuyên viên, không kỹ sư thì phải là cán sự hay đang làm việc được các hãng gửi tới học nên tất cả đều có kinh nghiệm làm việc cũng như sự hiểu biết trong nhiều lãnh vực như toán, điện, điện toán (computer).. Bạn sẽ học những lớp: về dụng cụ máy lạnh (Air Conditioning), máy nóng (heating), cách chuyển vận không khí (air distribution), ánh sáng (light), ánh sáng ban ngày (daylight), chất cách nhiệt (insulation), vật dụng, và điều khiển hệ thống. Học đi đôi với hành. Phòng thí nghiệm có ngay đó để bạn thực tập. Nói rõ hơn, bạn có thể đo khí (air) đang vận chuyển trong hệ thống làm lạnh (hay làm nóng) để xem mức độ lạnh ít, nhiều, có hở ở chỗ nào không. Bạn có thể xác định độ ẩm trong vật liệu. Thêm vào đó, có thể đo sự khác biệt áp suất của khí đi và khí về để tìm ra những trở ngại cũng như tính ra đúng những vật liệu cần cho công việc. Hơn nữa, bạn sẽ biết cách sửa chữa ống dẫn khí bị hở (leaking air duct) và học cách chế tạo ra những ống này trong xưởng máy (manufacturing facility). Tất cả những hiểu biết trên đều nhắm vào một điểm: xử dụng nhiên liệu sao cho con người cảm thấy thoải mái nhưng không bị phí phạm.

Vật liệu chính của PV là miếng panels. Có kỹ thuật cũng chưa đủ để bạn tự chế ra panel. Phải có cả một cơ xưởng để làm. Rất nhiều sợi dây đồng bé tí teo chạy trong miếng kiếng ép thật mỏng để thu nhiệt tạo thành điện, chuyển về một điểm ở đầu miếng panel. Hiện tại, các hãng chế tạo panel này đều ở bên China. Bắt buộc bạn phải mua từ họ. Những thứ khác như biến điện, giữ điện – battery -, nối điện đến Grid để có thể xử dụng PV thì có thể làm tại Hoa Kỳ nên dễ thôi. Trở lại cái khó là panels. Dây đồng có thể đứt ở đâu đó trong miếng panel, đâù dây có thể bị tách rời, bị oxy hóa (rỉ, xét), kiếng có thể bị rạn nứt, hay vỡ.. Sửa hay thay đều tốn tiền còn hơn đặt mua panel mới. Bạn thử nhìn xem: đây là hình 3 tấm panels ghép sát nhau. Mỗi tấm là một miếng kiếng dài 12.5 in x 36.5 in được bao bọc bởi lớp nhựa có bề dày ½ in. chung quanh (sẽ cho ra 15 watts điện). Có dây điện nối với inverter, từ đây tiếp tục đi đến chỗ chứa (battery) và dẫn đến hai bóng điện. Nguyên hệ thống nhỏ xíu làm điện từ năng lượng mặt trời này tốn $150 đô la đổi lấy 2 ngọn đèn, mỗi bóng khoảng 20 watts. Vài tháng lại phải xem battery còn hoạt động hay không (giống bình điện xe hơi, chạy cỡ 4 năm là nó ăn vạ, phải thay bình khác). Cứ như thế bạn tính lên, diện tích những miếng panels tỷ lệ thuận với năng lượng nó làm ra. Tự tay làm lấy một hệ thống PV xử dụng mọi thứ cho 1 gia đình mà không cần qua công ty điện lực sẽ tốn khoảng 30 ngàn cho 15 năm thôi vì sau đó panels, dây điện đều cần phải thay vì bị hư hỏng, phải thay, tốn tiền nữa. Gọi công ty chuyên môn thì chi ra thêm 15 ngàn tiền công. Làm một con toán sẽ thấy ngay nếu dùng PV, mất từ 200 đến 300 một tháng, chưa kể biết bao vấn đề khác như chỗ đặt panels phải thật quang đãng, đủ rộng như diện tích căn nhà, không có bóng cây che mất mặt trời nếu để dưới đất. Đặt lên mái nhà thì cũng phải cưa cây mọc chung quanh. Mái nhà không được quá dốc vì nguyên cái mái sẽ là những tấm panels xếp sát nhau. (Điều chắc chắn là không thể làm được ở vùng có nhiều tuyết). Tính ra, số tiền trả cho công ty điện hàng tháng cũng tương đương như thế, mình chẳng tiết kiệm được gì mà lại gặp rất nhiều phiền phức. Có thể vì giá thành quá cao, cho tới nay, việc xử dụng năng lượng mặt trời chưa phổ biến rộng rãi được.

Như đã trình bày ở trên, tất cả những công ty sản xuất panels đều ở China mà giá còn cao như thế, thử hỏi nếu có cơ sở ở Hoa Kỳ thì giá thành sẽ đến mức nào. Làm sao ứng cử viên TT, bà Clinton có thể “mang” các công ty này về Mỹ để tạo công việc cho người dân?

“Rest in Peace: The List of Deceased Solar Companies”, tôi tạm dịch là: “Hãy ngủ yên: Danh sách các công ty làm về Năng Lượng Mặt Trời đã chết”. Đó là tựa đề một bản nghiên cứu từ năm 2008 đến nay của Eric Wesoff cho thấy đã có đến trên 200 công ty chuyên làm những việc liên hệ đến năng lượng mặt trời bị thất bại (đóng cửa, khai phá sản). Ngay chính TT Obama, đã cho chi ra 500 triệu để cứu 1 Solar Energy company nhưng không thành công, tiền thì mất mà số mạng công ty cũng đi luôn. Chỉ là người dân è lưng đóng thuế.

Trở lại với công việc Học và Hành của ông xã tôi. Về Học: Nếu để mở mang kiến thức thì anh đã thành công, học thêm ngành mới. Phần Hành, anh đã “làm” cho tôi hai ngọn đèn, thắp đủ sáng khúc đường nhỏ trước cửa nhà mỗi đêm. Mất 150 đô la, đã qua 4 mùa mưa nắng và không biết tuổi thọ PV này sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi hy vọng trong một tương lai (gần), các công ty ở Hoa Kỳ sẽ sản xuất ra panels với giá cả phải chăng để nhiều người có thể tự “làm” lấy điện dùng chạy máy lạnh hay tất cả điện dùng trong nhà. Save Money and Save the Earth. Châm ngôn của tôi đó các bạn ơi.

Gió Đồng Nội

Ý kiến bạn đọc
27/09/201618:54:13
Khách
Thưa ông Sơn,
1. Theo Wikipedia thì "solar energy is radiant light and HEAT from the Sun..." Do đó tôi dùng chữ Nhiệt năng từ mặt Trời.
2. Tôi có gửi kèm với bài là tấm hình chụp 3 Panels. Từ hình, có thể nhìn thấy rõ những sợi dây đồng thật nhỏ ép trong tấm kiếng (crystal). Đây là sự thật, không phải lý thuyết, Dây bằng đồng. Sách nói như thế.
3. Ngày chúng tôi dự định làm hệ thống PV cách đây 5 năm (2011). Khi tìm mua Panels, Hoa Kỳ nhập cảng từ China vì giá rẻ nhất, so với Đức, Nhật.
4. Trên nguyên tắc, Panels bảo đảm 25 năm nhưng các Thày dạy dặn rằng phải lo bảo trì thường xuyên, không nên tin vào con số.
Thưa ông, nhân mùa bầu cử, nhớ chuyện xưa nên tôi viết cho vui với kinh nghiệm của riêng mình. Không hề có ý định khoe khoang hay dạy dỗ vì thời buổi Internet, ai cũng có thể tự học nếu muốn. Và dĩ nhiên là tôi "nói có sách", nếu cách nói của tôi làm phiền lòng òng thì xin cho hai chữ Đại Xá (Sá)
GĐN
27/09/201602:14:56
Khách
Người đọc cũng nên phiên phiến chút ít, xin đừng bắt bẻ từng chữ từng câu. Đây là mục VIẾT về NM, chứ không phải mục khoa học. Người viết mới có hứng để phục vụ bạn đọc. Tôi cũng làm trong ngành hàng không, nhưng tôi chỉ biết giới hạn trong chuyên môn của mình thôi, làm sao biết hết tất cả. Bài này người viết có nêu lên là ông chồng đi học PV, chứ không phải người viết. Xin bạn nhẹ tay cho kẻo không ai còn dám viết.
26/09/201620:21:25
Khách
Gió Đồng Nội, GĐN, ơi, Bà có muốn sửa bài viết nầy lại cho chính xác hơn không? Đây có vài điểm quan trọng má Bà nên lưu ý:
1- Bà là "CHUYÊN GIA TRUNG TÂM KHÔNG GIAN" mà bà viết:"mặt trời tỏa sức nóng, ta sẽ thu lấy nhiệt năng này, chuyển thành điện năng" ????
2- Bà còn viết:" Giải thích một cách khoa học hơn, những dây đồng sẽ thu nhiệt, chuyển thành điện" ???? Tôi chưa bao giờ biết lý thuyết mới nầy.
3- Bà viết:" Hiện tại, các hãng chế tạo panel này ĐỀU ở bên China. Bắt buộc bạn phải mua từ họ". German, Japan, USA và vài xứ nửa đều có sản xuất PV.
4- Hầu hết PV Panel đều bảo đảm ít nhất 25 năm chứ không phải dởm:" Dây đồng có thể đứt ở đâu đó trong miếng panel, đâù dây có thể bị tách rời, bị oxy hóa (rỉ, xét), kiếng có thể bị rạn nứt, hay vỡ.. ". Có thể mua "made in china"
Xin bà vui lòng do a little research before talk vì Bà là CHUYÊN GIA".
XIN TÒA BÁO VUI LÒNG REVIEW MỘT CÁCH KHOA HỌC NHỮNG BÀI CÓ TÍNH CÁCH CHUYÊN MÔN TRƯỚC KHI CHO ĐĂNG, NGÕ HẦU GIÚP KIẾN THỨC CŨNG NHƯ GIẢI TRÍ MỘT CÁCH HỮU ÍCH CHO CỘNG ĐỒNG CHÚNG TA.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,177,614
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến