Hôm nay,  

Đời Người Như Chiếc Lá Thu Vàng

21/09/201600:00:00(Xem: 15864)

Tác giả: Đặng Hà Nội
Bài số 4924-18-30624-vb4092116

Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy thiện nguyện Anh Ngữ tại Trung Quốc, Việt Nam và dạy tiếng Việt cho chùa Phật Ân tại Minnesota.

* * *

Cây phong trước cửa nhà tôi đã bắt đầu sơ sác, lá trên cành đã ngả màu vàng, cam và trên thảm cỏ xanh lá đã rụng khô quăn keo lốm đốm nằm rải rác làm cho tôi phải đứng lặng người ngắm nhìn.

Thiên nhiên chợt trở mình thay xiêm y một cách lạ kỳ. Không còn cơn nóng nhớt nhãi mồ hôi thay vào đó là những đợt gió mát rượt và những hạt mưa réo rắt bên thềm nhà báo hiệu mùa thu đang từ từ đến miền đất Minnesota. Tiểu bang này có bốn mùa phân biệt và mùa thu có lẽ là mùa tôi thích nhất và nghĩ rằng đời mình biến thành chiếc lá mùa thu mầu quyến rũ rung rinh trong gió không biết bao giờ rơi rụng khi gió đông về.

Vâng, đời người thật ngắn ngủi nên mùa thu của tôi cũng như là mùa hưu trí dưỡng già. Sau bao nhiêu năm hăng say dậy dỗ đàn con trẻ tôi đã bỏ bảng trắng, bút chì đen về nhà vui thú điền viên. Một ngày như mọi ngày mà ngày nào cũng là ngày cuối tuần! Giờ ăn, giờ ngủ không bị ràng buộc vào thời gian.

Hồi xưa tôi tưởng tượng về hưu chắc là vui lắm vì sẽ có con cháu đầy nhà nhưng sự thật bây giờ chỉ còn hai vợ chồng già chơ vơ nhìn nhau. Ba đứa con đã trưởng thành đủ lông đủ cánh bay xa. Đứa con gái lớn theo chồng, đứa con trai kế mua nhà sống với hôn thê và thằng út đi làm tiểu bang khác. Nhà có hai con chó được cưng chiều thì hai đứa lớn cũng chia nhau mang đi. Cô con gái lớn trước đi lấy chồng còn nói với bà má, "Khi nào có con mẹ babysit dùm con nhé!"

Tôi quay lại với sở thích mà tôi ham mê nhất là múa may với cọ vẽ sơn phết cho đẹp cuộc đời. Khi đi dạy học thì ít khi có thời gian quí báu này. Tôi dạy Anh văn cho học sinh ESL nên nhiều chữ khó định nghĩa nên tôi vẽ phác nhanh trên bảng làm mấy đứa bé mở tròn xoe mắt nhìn thích thú. Có đứa bảo tôi. "Sao thầy không là thầy dạy vẽ?"

Trước đó tôi thích vẽ tranh sơn dầu nhưng vẽ loại này lích kích vì phải dùng dầu khó rửa, lâu khô mà nhiều khi mùi dầu bay lên họa sĩ hít phải bị "say" mê man quên cả thời gian. Nay tôi dùng sơn acrylic với nước nên dễ dàng hơn, nhưng thật ra sơn dầu lên khung vải đẹp hơn nhiều.. Đề tài tôi vẽ thích nhất là các cô gái Việt Nam mặc áo dài tha thướt mỹ miều mà tôi kiếm trong internet. Bà xã có lúc cũng hơi ghen ghen," Anh lại vẽ gái rồi!" nhưng cũng có lúc tôi vẽ tĩnh vật với hoa lá cành hái trong vườn hay tranh trừu tượng. Tranh vẽ, khung hình đầy nhà, phòng nào cũng có hình triển lãm. Tôi cũng vẽ vài bức cho trường học lấy tí tiền còm.

Sở thích thứ hai là nấu nướng. Hồi còn ở Việt Nam con trai chúng tôi ai lại vào bếp làm chi trong khi nhà có mẹ, chị hay người làm lo việc này. Nhưng khi sang Mỹ con trai ai cũng phải lăn vào bếp. Khi còn sinh viên ở một mình tôi bắt đầu làm ông bếp bất đắc dĩ. Lâu lâu phải gọi điện thoại viễn liên hỏi mẹ cách nấu thịt kho, xào nấu ra sao. Bây giờ mẹ không còn nữa để mà chỉ dậy. Và từ đó nấu ăn trở thành một ham mê nhất là khi có thêm bà bếp trong nhà và hai người đều thích khoe tài của mình.

Nhiều khi đang nấu ăn mà bà xã lại nhón cho thêm gia vị hay làm bánh xong bà đưa tay bóp mạnh bánh xem có mềm không cũng hơi đau lòng. Nhưng bà xã có món bánh cuốn Hà nội tráng tay thơm mềm, ai đến nhà cũng được nếm món lừng danh này. Xuất thân là gái Hà nội có khác! Nhờ tôi xem cuốn sách gia chánh chép tay của bà và viết ra món thịt bò nướng xả ớt và trúng giải hạng nhì trong kỳ thi nấu ăn của nhật báo địa phương.

Kho tàng về cách nấu nướng nằm trong google nên muốn món nào, món Việt, Mỹ, Pháp... là coi trong internet. Không cần phải mua sách dạy nấu ăn làm chi. Nào là bánh tôm Hồ Tây, cupcakes, boeuf bourguignon (bò nấu rượu vang)... tha hồ chọn. Tôi thích nhất là các món ăn của bà Martha Stewarts, bà này sao mà khéo quá nhưng tôi nghĩ bà có nhiều người cộng tác giúp bà có tiếng.

Lão Tử có nói,"Con đường xa vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân" sao ngài nói đúng qúa. Bây giờ chính là thời gian lý tưởng cho chúng tôi sắp sẵn hành trang bước đi khám phá thế giới. Con cái đã trưởng thành, hưu trí dài dài và gân cốt còn hoạt động thì hãy làm một cuộc viễn du đi cho biết đó biết đây trước khi phải ngồi xe lăn trong viện dưỡng lão.

Chúng tôi đã về lại Á Châu ngay sau khi tôi về hưu thăm Hà nội là nơi chôn nhau cắt rốn của hai chúng tôi và Saigon nơi chúng tôi lớn lên. Chúng tôi là dân bắc kỳ di cư nhưng khi vê Hà nộì dân địa phương cứ cho tôi là người ngoại quốc. Anh lơ xe đò giới thiệu với khách tôi là dân Đại hàn dù tôi nói tiếng bắc rành rẽ. Theo như trong ngôn ngữ học, giọng nói tôi là của những người xa xứ vẫn giữ nguyên, chỉ có giọng dân địa phương là bị lai với thời gian. Dân Hà nội chính gốc không còn nhiều nữa mà thêm dân tứ xứ lên Hà nội sinh sống làm cho giọng Hà nội nguyên thủy đã mất dần.

Chúng tôi cũng viếng thăm ngôi nhà cũ của tôi gần hồ Thiền Quang (Halais) mà lòng quặn đau. Dáng nhà xưa với mầu vôi quét cũ xì vẫn còn đó nhưng trước cửa nhà biến thành hai tiệm rửa xe rầm rộ. Cái sân thượng mà u Được hay bế tôi nhìn xuống đường vẫn còn chơ chơ. Nhưng người Hà nội thật sự nay còn đâu?

Nhân dịp về Việt Nam chúng tôi còn ghé các nước khác như Đại Hàn, Nhật Bản hay Hong Kong mà không bị tăng giá vé. Dân Việt gọi chúng tôi là dân tây ba lô cũng có phần nào đúng vì chúng tôi không phung phí tiêu pha. Chúng tôi không ở khách sạn mà đặt phòng với hãng Airbnb giống như phòng cho share. Bnb viết tắt là bed and breakfast- giường và bữa ăn sáng. Giá cả nhẹ nhàng hơn và kh´ách hòa mình sống với dân địa phương. Có khi ở chung nhà với phòng riêng hay ở nhà riêng không bị ai quấy nhiễu. Chúng tôi nấu nướng hay giặt giũ mà không thêm lệ phí nào. Có nơi bà chủ còn cho ăn sáng hậu hĩnh như ở Seoul hay ông chủ dẫn đi sắm đồ tại Narita, Nhật bản. Chúng tôi cũng có lần thuê phòng Airbnb của hai vợ chồng người Pháp ở gần Hồ Tây mà không dám trở lại vì họ muốn chúng tôi ngồi nói chuyện Việt Kiều cà kê dê ngỗng mà không cho một ly nước trà trong khi mỗi sáng chúng tôi xuống chào trước khi đi chơi trong khi họ đang ăn sáng.


Trước khi đặt phòng hay đặt nhà chúng tôi phải coi kỹ nơi chốn, các tiện nghi, các dịch vụ chuyên chở công cộng và nhất là đọc những lời phê bình trên mạng lưới “Airbnb” của các kh´ách cũ viết. Chủ nhà cũng coi những lời phê bình của chủ nhà khác viết về người mướn trước khi họ chấp nhận giao phòng. Hãng Airbnb đang thịnh hành và làm cho chủ kh´ách sạn lo lắng vì bị mất khách. Cũng như hãng Uber, taxi tư nhân, hiện đang bành trướng làm cho ngành taxi kêu trời.

Ngoài ra chúng tôi dùng các dịch vụ chuyên chở công cộng như xe buýt, xe lửa còn xe ôm tại Việt Nam thì họa hoằn lắm mới dám ôm. Thích nhất là xe lửa tốc hành Shinkansen nhanh như viên đạn và sạch sẽ tại Nhật bản. Căn nhà mướn ở Nhật bản nhỏ nhưng ấm cúng, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. Có nơi còn có TV trong phòng tắm. Thường chúng tôi ăn uống tại các tiệm ăn nhỏ tại Nhật hay Đại hàn có giá bình dân và các món dân địa phương thích. Thường các chủ nhà Airbnb có danh sách các tiệm ăn họ đề nghị.

Vui thú điền viên là cái thú cho người Việt chúng ta khi về hưu. Nhà tôi có ba cái vườn, hai cái bên hông và một cái đằng sau nhà. Mùa nào thì có việc đó. Mùa xuân trồng cây, mùa hè cắt cỏ, mùa thu hốt lá và mùa đông cào tuyết. Hai vợ chồng cùng thích trồng cây nên chồng trồng cây bà vợ tưởng cây dại hay không thích lại vất đi cho vào xọt rác. Thế là lại to tiếng. Bà vợ ham mua cây rẻ đại hạ giá 75% cuối thu lạnh lẽo mới đi mua. Cây nào có phước lắm mới sống qua mùa đông Minnesota zone 4. Chắc là tôi sẽ giao toàn quyền việc vườn tược cho bà xã cho êm cửa êm nhà!

Nói tới mùa đông Minnesota thì dân Cali nghe chắc rùng mình. Vâng, cái miền này lạnh lẽo lắm. Tủ lạnh có ngăn đông đá phải không ạ? Thời tiết mùa đông còn lạnh hơn ngăn này nữa. Thiên hạ phải ăn mặc chùm kín mít như dân Eskimo khi đi ra ngoài. Da thịt hở ra dễ bị đông đá. Nhiều khi không biết nhưng khi vào trong nhà chỗ` da thịt hở sẽ bị đỏ hồng và đau điếng người. Muốn thử cái độ lạnh như thế nào tôi đã thí nghiệm khi trời lạnh khoảng -50 độ F tôi mang một chậu nước sôi hất lên trời thấy nước biến thành bông trắng nhỏ li ti như pháo bông rất đẹp. Nhưng sống ở đâu quen đấy. Chúng tôi có dịp dọn nhà sang miền Nam Cali ở hai năm. Sang mùa thu mà cứ thấy nóng dài dài, nắng ấm hây hây làm chúng tôi nhớ đến Minnesota có bốn mùa khác biệt.

Hoạt động cho giãn gân cốt cho người hưu trí như chúng tôi là rất quan trọng. Chúng tôi có thẻ medicare và đóng thêm tiền bảo hiểm sức khoẻ của Health Partners nên chúng tôi thường hay đi gym của Lifetime Fitness mà không phải đóng lệ phí. Chúng tôi dự định tham gia các lớp như yoga, zumba, hay bơi lội tại đây Vào mùa đông các ông bà già lại hay thích đi bộ trong các trung tâm sắm đồ, nhất là tại Mall of America rộng rãi và sạch sẽ.

Nghề giáo sư của tôi cần phải viết lách nhiều cho nên đây cũng là một ham thích của tôi. Thầy giáo cần phải viết những bài soạn cho học sinh, bài luận mẫu, viết báo cho trường, hay thư liên lạc với phụ huynh. Nhưng có lẽ tôi thích nhất là viết các dự án xin trợ cấp ngân khoản dành cho giáo cải tiến nghề nghiệp trong mùa hè qua chương trình Fund for Teachers. Tôi là người độc nhất trong khu học chính được chọn ba lần du lịch về Việt nam dùng khoản trợ cấp này.

Mới đây một ông anh họ của tôi mà tôi chưa gặp bao giờ sau 1975 viết điện thư nhờ tôi cập nhật cuốn gia phả của họ ngoại tôi. Chú tôi đã qua đời nên đã giao cho ông này giữ tài liệu quan trọng của lịch sử dòng họ. Anh họ này cũng đã hơn chín bó nên tôi sẵn sàng giúp ông ta. Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử từ cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam năm 1954 người đi người ở lại rồi đến ngày Saigon thất thủ mùa xuân 1975 nên họ hàng tôi ly tán bốn phương trời, người còn người mất cho nên việc lập và lưu truyền gia phả là một điều đáng quí cho con cháu biết được tông chi họ hàng và gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc. Đây là một công việc đáng làm cho những người hưu trí như chúng tôi.

Dù là nhà giáo đã về hưu nhưng cái nghiệp này vẫn còn theo bám theo nên tôi dành một ngày trong tuần đi làm trợ giáo cho một lớp ESL tráng niên thuộc khu học chính của điạ phương. Đây vừa là một cách chia xẻ kinh nghiệm và trả ơn khu học chính đã rèn luyện các con tôi thành người hữu dụng cho xã hội. Hơn nữa việc làm này giúp tôi tự tin và minh mẫn hơn. Các học viên lớp này đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài Việt Nam còn có Lào, Căm Bốt, Iraq, Somalia, Liberia, Mexico... họ có cùng cảnh ngộ với tôi là người rời bỏ quê hương nên chúng tôi thông cảm với nhau. Tôi vừa dạy vừa được học những văn hoá khác nhau làm cho thế giới của tôi thu nhỏ lại.

Bây giờ về hưu thì tôi thích viết bài cho mục Viết Về Nước Mỹ trong Việt Báo. Đây là một cách cho tôi diễn đạt tư tưởng, cảm xúc và chia xẻ với người đọc bằng tiếng mẹ đẻ. Sang Mỹ đã lâu nên nhiều khi tiếng Việt của tôi bị hao mòn với thời gian. Ngồi rảnh gõ phím viết bằng máy vi tính làm cho tôi có tinh thần thoải mái, hồi tưởng ký ức và viết lại ngôn ngữ quen thuộc giao tiếp với bạn đọc xa gần.

Theo tôi, ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có thêm danh từ mới theo thời gian. Tiếng Việt Nam cũng vậy. Nhiều khi tôi ngỡ ngàng khi nghe dân địa phương nói chuyện tại Việt Nam với nhiều từ ngữ nghe lạ tai. Dù thế nào tôi vẫn yêu chuộng tiếng Việt nguyên thủy mà gia đình, thầy cô, cộng đồng... đã rèn luyện cho tôi từ khi lúc nằm nôi.

"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi". Giọng ca Thái Thanh với bài Tình Ca của Phạm Duy hãy còn nghe phảng phất đâu đây. Hoan hô mục Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo có mục đích duy trì và bảo tồn tiếng Việt cho cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Hy vọng ngôn ngữ Việt Nam yêu dấu sẽ tồn tại mãi cho đến ngàn sau.

Nắng sớm mùa thu đang lung linh trên cây xào xạc theo cơn gió thoảng hứa hẹn một ngày đẹp trời. Tôi chỉ mong có những ngày thu như hôm nay, làm những gì mà mình ham thích và có ý nghĩa, tham gia các hoạt động mới, làm việc thiện nguyện, giữ gìn sức khoẻ và cố gắng biến những giấc mơ thành sự thật, dù cao niên nhưng có trái tim trẻ trung. Sau cùng khi gió đông thổi tới tôi sẵn sàng lìa cành bay theo chiều gió với nụ cười mãn nguyện trên môi.

Đặng Hà Nội

Ý kiến bạn đọc
11/04/202410:46:11
Khách
alopecia herbal remedies <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> p health care
06/11/202113:11:45
Khách
cheap cialis https://cialiswithdapoxetine.com/
18/06/202121:57:19
Khách
tadalafil research powder https://pharmaceptica.com/
25/02/202115:50:09
Khách
https://genericviagragog.com sildenafil price
13/02/202123:01:30
Khách
hydroxycholorquine <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydroxychloroquine oral</a> hydroxichloraquine
28/09/201602:06:39
Khách
Xin xem bài này , có hình ảnh , để có khái niệm sơ về Airbnb . Nếu đi du lịch 1 mình thì xin cẩn thận chọn lựa vùng an toàn để viếng thăm .

www.dailymail.co.uk/travel/travel_news/article-3803919/A-field-England-double-bed-India-van-France-8-Airbnb-revealed.html
28/09/201600:02:54
Khách
Thường thường nên mua vé máy bay on-line giá rẻ hơn và khi bay ra ngoại quốc máy bay sẽ stopover các thành phố như Tokyo, Hong Kông, Seoul, Singapore...tuỳ theo hãng máy bay và bạn xin nghỉ lại đó mấy ngày trước khi bay đến thành phố bạn muốn đến. Hãng sẽ không tăng giá vé hay chỉ 20.00 đô thôi.
23/09/201604:11:28
Khách
Xin đính chính địa chỉ email [email protected]
23/09/201604:08:16
Khách
Khi các bạn muốn biết thêm về dịch vụ Airbnb nên vào trang Airbnb.com để biết thêm chi tiết. Sau đó ghi danh, lập một profile. Họ sẽ chỉ dẫn. Sau đó muốn dùng dịch vụ này bạn cho hãng biết muốn ở đâu, khi nào, bao nhiêu người... Họ sẽ cho danh sách nhà hay phòng tuỳ theo ý thích và túi tiền của bạn. Bạn chọn và chủ nhà sau khi coi profile của bạn họ sẽ chấp nhận hay không.
Bạn phải trả tiền trước bằng thẻ tín dụng. Giá sẽ cao hơn vì họ tính thêm lệ phí và tiền dọn phòng. Sau khi ở xong bạn viết phê bình nơi bạn ở. Chủ nhà cũng viết phê bình người mướn.
Có gì thắc mắc xin liên lạc dang0023@umn
Chúc may mắn.
23/09/201602:23:01
Khách
Kính ông Nhất,
Chúng tôi ,cũng như ông Lộc Vũ muốn học kinh nghiệm về những chuyến du lịch dài ngày ít tốn kém, dừng lại ở nhiều thành phố khác nhau. Xin ông chỉ cách "book" vé máy bay đi qua nhiều thành phố của nhiều nước khác nhau trong một chuyến đi, tôi thật là nhà quê nên không biết cách, xin ông chỉ dẩn giùm.
Xin cảm ơn ông rất nhiều.
Huệ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến