Hôm nay,  

Nhập Quốc Tịch Mỹ Trong 10 Ngày

17/09/201600:00:00(Xem: 16817)

Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 4920-18-30620-vb7091716

Tác giả bắt đầu tham dự VVXM năm 2015 và nhận được giải danh dự năm 2016. Ông nguyên là một chuyên viên của USAID, làm việc nhiều năm cho các project về phát triển nông nghiệp ở Phi Châu. Ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.

* * *

blank
Sinh hoạt trên sông Senegal.

Năm 1981-1989 tôi làm việc cho cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID - US Agency for International Development), nhiệm sở ở xứ Senegal bên Tây Phi. Lúc ấy tôi vẫn chưa có quốc tịch Mỹ. Mấy năm trước đó tôi có nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch, nhưng hồ sơ bị thất lạc. Tôi khiếu nại mà không có kết quả nên chán quá bỏ luôn, không thèm xin nữa, cho đến ngày phải đi làm việc ở Phi Châu.

Vì là là một Chuyên viên về thủy nông nên tôi phải lặn lội dọc bờ sông Senegal và sông Falémé, nơi có một thời bịnh mù mắt (River blindness -Onchocerciasis) lan truyền rất nặng. Cơ quan WHO phỏng đoán có khoảng 25 triệu người Phi Châu đã bị nhiễm bịnh và nếu không được kiểm soát kịp thời con số có thể lên đến 90 triệu người.

Tuy ngày nay (1985) bịnh mù đã được kiểm soát, nhưng vẫn còn thấy người mù trong các làng dọc theo bờ sông, nhiều nhất là ở làng Senoudébou nằm trên nhánh sông Falémé, một địa điểm xa xôi nằm sâu trong lục địa bán sa mạc Sahel mà tôi gọi đùa là “Sa vào địa ngục”.

Tôi được xem là thổ địa của vùng Senegal basin, vì biết rành về địa hình vùng nầy như lòng bàn tay. Vì vậy có lần USAID nhờ tôi làm hướng dẫn viên (scout) cho chiến dịch phun thuốc bằng máy bay tiêu diệt dịch Cào Cào. Lần nầy họ nhờ tôi hướng dẫn một ông reporter của tờ báo Science từ Mỹ đến Senegal để nghiên cứu thêm về bịnh mù trong “lãnh địa” của tôi.

Thành phố tôi ở - Bakel - là một tỉnh nhỏ nằm bên dòng sông Senegal vùng ba biên giới Senegal/Mauritania /Mali. Nơi đây không có Hotel nên ông John Walsh - tên ông phóng viên - được tôi mời ở nhà tôi trong thời gian ông công tác tại vùng nầy.

Chỗ tôi ở là một vùng “khỉ ho cò gáy - chó ăn đá gà ăn muối”. Tôi lại ở một mình trong căn nhà to lớn chỉ thua dinh tỉnh trưởng (Prefecture) nên tôi sử dụng nhà tôi làm chỗ tiếp khách đến từ thủ đô Dakar thăm viếng project. Tôi rất cô đơn, được John làm bầu bạn nên rất vui. Ngoài cương vị là một người “host”, tôi tiếp ông như một người bạn thân. John bản chất hiền từ, nhã nhặn và dễ thương. Gặp ông lần đầu tôi đã có cảm tình ngay.

Hằng ngày tôi đưa John đến làng Senoudebou để ông làm việc với dân trong làng, đồng thời tôi là người thông dịch cho ông. Dân Senegal họ nói tiếng Pháp mà ông thì một chữ Tây cũng không biết.

blank
Làng mù Senoudebou.

Trong làng Sénédébou có cây Acasia (Senegalia Senegal) rất lớn, dưới bóng mát của tàng cây, dân làng làm cái sạp bằng gổ, là chỗ tập trung của các người mù và các cụ già. Suốt ngày họ sống dưới tàng cây này. Nhờ tập trung nên con cháu dễ chăm sóc và họ có bầu bạn trò chuyện qua ngày. Lúc nào tôi cũng thấy năm ba người mù ngồi chung với các cụ già khác.

Bịnh mù (River Blindness) chỉ xảy ra dọc theo các dòng sông nơi có một loại ruồi đen (Blackflies) cắn người và truyền mầm bịnh. Ký sinh trùng sau khi được truyền vào người, sinh sản số lượng lớn ấu trùng. Ấu trùng là những con ký sinh trùng như con sên nhỏ (microfilariae) đào hang đục khoét dưới da để di chuyển và thoát ra ở mắt, bịnh nhân rất ngứa ngáy đau đớn rồi bị mù.

Lúc bấy giờ không biết sao tôi gan lì lắm, không biết sợ bịnh hoạn là gì. Tôi sinh hoạt hằng ngày ở đây với dân làng và với các nhân viên của tôi. Họ ở ngay trong làng cùng với máy móc và dụng cụ và cơ giới nặng như máy cày, máy ủi, grader. Hàng ngày họ làm việc ngoài đồng với cơ giới, còn tôi thì điều động dân làm bằng tay, kéo dài cả tháng để lập hệ thống tưới ruộng lúa cho dân nằm cạnh sát bờ sông nơi “ổ” của loài ruồi đen. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy sợ!

Trong câu chuyện hàn huyên, tôi có đề cập với John về chuyện tôi bị trắc trở khi xin nhập quốc tịch Mỹ. Ông có vẻ suy nghĩ và bảo tôi để ông xem có làm được gì không sau khi trở về Mỹ. Rồi tôi cũng quên bẵng mất đi chuyện nầy.

Được ba hôm, tội nghiệp cho ông bạn già John Walsh, ông bị tiêu chảy, người nhũn ra như cọng bún thiu mà nơi đây thì không có Bác Sĩ. Tôi phải đích thân đưa ông về thành phố Dakar (thủ phủ của Senegal) vì không thấy yên tâm để John đi một về thành phố mình trên đoạn đường dài hoang vắng, khoảng 800 km. Về đến Dakar, bác sĩ tòa đại sứ cho ông về Mỹ ngay vì tình trạng sức khỏe không tốt. Từ đó chúng tôi không có liên lạc nhau.

Khoảng hai tháng sau, tôi nhận được lá thơ từ văn phòng Thượng Nghị Sĩ (quên tên rồi!) gởi từ Virginia, yêu cầu tôi cung cấp tài liệu chứng minh là tôi đã nộp hồ sơ xin nhập tịch. May thay, tôi còn giữ cái biên nhận đóng tiền lệ phí lúc nộp đơn.


Vài tháng sau khi gởi bằng chứng về văn phòng Thượng Nghị Sĩ, tôi được lịnh của USAID gọi về Dakar gấp. Xếp gọi tôi vào phòng, đưa cho tôi một phong bì hồ sơ và vé máy bay khứ hồi Senegal-US. Tôi được USAID cho hai tuần lễ vacation có lương, phải tức tốc về Mỹ để làm thủ tục nhập quốc tịch Mỹ!

“Nhập quốc tịch Mỹ”?

Làm sao nhập quốc tịch Mỹ trong khi đơn đã bị thất lạc, chưa được gọi lăn tay, chưa được gọi đi thi, chưa được gọi phỏng vấn?

Tôi ngớ ngẩn như người vừa rớt xuống từ hành tinh khác!

Thì ra ông bạn già John Walsh đã nhờ văn phòng Senator ở Virginia can thiệp vụ quốc tịch bị trắc trở của tôi, để trả ơn tôi đã cho ông ăn cháo với muối trong mấy hôm liên tiếp trong thời gian ông bị bịnh tiêu chảy ở Bakel!

Đúng theo chương trình, tôi bay ngay về Mỹ, và không thể tưởng tượng được, chỉ trong vòng mười hôm, tôi hí hửng cầm trên tay cái bằng quốc tịch Mỹ!

blank
Những người mắc bịnh mù.

Tôi cầm phong bì hồ sơ trình diện tại văn phòng Immigration (INS) ở Los Angeless, CA nơi tôi là resident. Tôi được một nhân viên INS tiếp đón thật niềm nở, được bà đích thân hướng dẫn từ phòng nầy sang phòng khác để làm tất cả các thủ tục cần thiết như điền lại đơn, đóng lệ phí, chụp hình, lăn tay, phỏng vấn v.v. chỉ trong vòng một ngày!

Tôi lơ ngơ có biết gì đâu, bà hướng dẫn bảo sao, tôi làm vậy. Tôi đâu có chuẩn bị trước, đâu có học hành gì, thì làm sao mà thi cử và trả lời phỏng vấn cho đúng? Tôi trình bày sự lo ngại của tôi cho bà hướng dẫn. Bà khuyên: “dont worry, do the best you can”. Tôi thấy yên tâm làm đại.

Bà hướng dẫn cũng chẳng lưu tâm gì sự hiện diện của tôi, bà đưa cho tôi hồ sơ phải làm, cho tôi một thời gian cố định để hoàn tất. Đúng giờ, bà đến để thu tài liệu, đưa cho tôi hồ sơ mới, hoặc mang tôi đến văn phòng khác, giới thiệu với nhân viên phu trách ở đó, rồi lại bỏ đi.

Gay go nhứt là phần cuối cùng: phần phỏng vấn. Sau vài câu chào hỏi xã giao và các câu hỏi căn bản về cá nhân, tôi được hỏi thêm về vài câu căn bản về lịch sử Mỹ mà con nít cũng biết thí dụ như tên Tổng Thống đương nhiệm, ai là Tổng Thống đầu tiên ở Mỹ, lá cờ Mỹ có mấy ngôi sau... Tôi còn nhớ được hỏi về tên ông dân biểu đương thời ở quận hạt của tôi. Tôi trả lời là tôi không biết vì 5 năm cuối cùng tôi ở Phi Châu. Bà hỏi tiếp tên ông Thượng Nghị Sĩ, tôi cho đại tên ông Thượng Nghị Sĩ mấy năm về trước. Các câu hỏi khác rất dễ, có thể trả lời được dùng common sense.

Tuy nhiên sau cuộc phỏng vấn xong tôi vẫn thấy lo lo bèn hỏi đại người phỏng vấn tôi:

- Would you tell me how did I do?

Bà Mỹ đen, gương mặt lạnh như tiền, nhìn tôi rồi bà… mỉm cười. Ôi! cái cười sao mà dễ thương quá!

- You passed my friend! Congratulation!

Tí nữa là tôi đã nhảy chồm lên ôm bà mà kiss, tuy bà là Mỹ đen già, nặng khoảng 200 Lbs.

blank
An adult blackfly (Simulium damnosu) Photomicrograph of onchocerca volvulus (adult worm).

“Thats it”. Bà nhân viên INS hướng dẫn tôi suốt ngày vừa nói vừa cười rất tươi, bắt tay tôi từ giã đồng thời đưa cho tôi lá thơ thông báo ngày giờ và địa điểm buổi tuyên thệ để nhận bằng nhập quốc tịch.

Lại một lần nữa tôi ngớ ngẩn trố mắt ra mà nhìn bà. Tuyên thệ nhập tịch? Tôi đang nằm mơ chăng? Tôi vẫn còn nghi ngờ, không lẽ tôi đã đậu quốc tịch thật rồi sao?

Buổi tuyên thệ xảy ra một tuần sau, trong một nhà thờ nhỏ ở Los Angeles, chỉ có khoảng 100 người được tuyên thệ nhập tịch trong buổi lễ nầy.

Tôi trở thành công dân Mỹ như trong một giấc mơ.

Tôi hoàn toàn không biết bất cứ một chi tiết nào về cách hợp tác giữa 4 thành phần liên hệ đã làm việc chung để giải quyết vấn đề của tôi: John Walsh, văn phòng Senator, USAID ở Senegal, INS ở Los Angeless. Tôi chỉ nhận được vỏn vẹn một lá thơ của văn phòng Senator gởi cho tôi, do ông Senator ký tên, cú điện thoại của USAID Senegal gọi tôi về thủ đô gấp để đi trình diện INS ở Los Angeles.

Tôi không bao giờ nghĩ là sự can thiệp của John qua văn phòng Thượng Nghị Sĩ, với sự yểm trợ của USAID lại có kết quả tốt như vậy. Nhưng điều mà tôi trân quí nhất, không thể ngờ có thể xảy ra được, đó mấy chén cháu trắng với muối của tôi đã được trả công bằng cái bằng quốc tịch Mỹ, cộng thêm bonus hai tuần lễ vacation có lương!

Đây là bài học đầu tiên mà tôi đã học về người Mỹ và về xứ Mỹ, xứ mà tôi vô cùng hãnh diện là một người công dân, đó là: “You get what you deserve”.

Trong trường hợp của tôi, chẳng những tôi nhận được những gì tôi xứng đáng, mà còn được thưởng thêm quá nhiều bonus vì mấy chén cháo trắng với muối của tôi nó quí hiếm lắm, chỉ những ai tình nguyện rơi vào địa ngục, tức vùng bán sa mạc Sahel nầy để làm việc mới có được. (sa=rơi, hel= hell tức là địa ngục).

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
11/04/202410:55:35
Khách
home remedy gout <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> popular herbal teas
20/10/201605:21:42
Khách
Thật là một mẫu hồi ký lý thú. Cám ơn Chú Chín Cali đã chia xẻ thêm về cuộc sống của người dân Châu Phi trong những năm đầu của thập niên 80 cũng như kinh nghiệm có một không hai về việc nhập quốc tịch của chú. Năm năm thay mặt nước Mỹ kiên trì bám trụ làm việc nhân đạo nơi xứ xở kém phát triển là một cống hiến không hề nhỏ. Ông phóng viên dạo kiểng xem hoa có mấy ngày mà đã bỏ chạy rồi thì phải nói ổng khâm phục sự dũng cảm xả thân của chú vì nước Mỹ quá xá. Quá xứng đáng thành công dân xứ Huê Kỳ! Cứ xem như hai tuần holiday có lương là một lời cảm ơn của Mỹ Quốc về sự đóng góp của chú vào chương trình nhân đạo đó mà. Một cái kết thiệt là có hậu.
24/09/201604:50:42
Khách
Anh bạn thật may mắn
22/09/201620:58:46
Khách
cả năm mới có một lần ăn chuối đâu anh ăn hằng ngày ?
21/09/201623:42:40
Khách
Chẳng biết lịch sử nước Mỹ, cũng chẳng tên vị dân biểu hay TNS. chẳng biết 1 tí gì về thi quốc tịch mà đỗ cũng hay đấy chứ? Hoan hô !
21/09/201619:09:01
Khách
Nếu có ai bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ thì ăn chuối là tốt nhất, sẽ lành bệnh ngay bảo đảm 100 phần 100. Kinh nghiệm của tôi, một tù binh cọng sản ( P.O.W ) là tôi đã thoát chết vì đã ăn chuối hằng ngày trong lúc trong trại tù rất nhiều người chết vì Ecoli.
19/09/201603:05:43
Khách
Trường hợp của tôi cũng may mắn như của tác giả . Không biết có phải lúc đó tôi đang làm việc cho tiểu bang hay không, nhưng ông phỏng vấn người Mỹ trắng chỉ hỏi tôi ba hay bốn câu dễ ợt ( nay lâu quá rồi, tôi không nhớ ). Khi ra về, cảm giác buồn vì sắp rời bỏ quốc tịch Việt Nam Cộng Hoà lấn át nỗi vui đậu quốc tịch .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến