Hôm nay,  

Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi

14/09/201600:00:00(Xem: 10893)

Tác Giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 4917-18-30617-vb4091416

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Nước Việt tôi có bốn ngàn năm văn hiến, nhưng tiếng Việt mà ta gọi là chữ quốc ngữ thì mới có hơn trăm năm nay nhờ ông cố đạo Alexander Rhodes sang tuyền đạo và truyền bá cách viết theo mẫu tự A.B.C. Chứ hồi xưa các cụ nhà ta dùng tiếng Nôm viết như chữ Tàu rất khó học nên dân ta mù chữ rất nhiều, nhờ ông cố đạo truyền cho chữ viết theo mẫu tự tiếng Anh tiếng Pháp dễ đọc dễ viết dễ học. Bây giờ ký các văn kiện quốc-tế người ta dùng tiếng Anh và tiếng Pháp để ký kết và hai thứ tiếng để giao dịch.

Tiếng Tàu tiếng Đại-Hàn chữ viết quá rắc rối nên ít người học mặc dù nước họ rất là văn-minh và tiến bộ nhưng không phổ biến tiếng họ ra thế giới được. Tiếng Tàu có những gạch như lá lúa nhìn vào như bụi rậm bố ai mà biết được, còn tiếng Đại-Hàn thường có ô tròn ở giữa và xung quanh có những gạch vuông cũng khó đọc coi nhu bù trất. Chỉ những nước dùng mẫu tự Alphabetic nên dễ đọc dễ học nhiều người thích học nên phổ biến nhiều.

Chữ Việt chúng ta nhờ vậy không bị mai một, con cháu ra nước ngoài lâu năm vẫn giữ được tiếng Việt và các bậc phụ huynh cũng khuyến khích con em mình học tiếng Việt ngoài giờ học ở trường ngoại quốc.

Ông cố đạo sang truyền giáo bắt đầu từ Hà Nội trước và cũng từ đó phổ biến tiếng Việt theo mẫu tự ABC. Nước ta từ Bắc xuống Nam dài ngoằng chia ra mỗi tỉnh từng khúc nên mỗi tỉnh mỗi địa phng phát âm khác nhau. Vì hồi xưa phương tiện giao thông khó khăn nên tỉnh nào theo phong tục tập quán của họ không chụi tiếp thu cái hay cái đẹp của nơi khác cho nên tiếng Việt từ Hà Nội trước tiên nên dân Hà Nội viết và nói tiếng Việt chuẩn nhất, càng đi về phía Nam mỗi tỉnh nói một khác nên nhiều người ở nơi khác đến nghe họ nói nhiều khi không hiểu. Chính tôi cũng là nạn nhân: năm 1972 Mỹ về nước, giao phi-trường Chu-Lai cho Sư-đoàn 2 Bộ-binh phụ trách. Là sĩ-quan an-ninh đêm đêm tôi thường đi kiểm soát vòng đai phi-trường, căn cứ rộng lớn nên tôi phải đi tuần băng xe Jeep. Ban đêm đi kiểm-soát, xe không được mở đèn sáng chỉ mở đèn mắt cáo (vì nhỏ như mắt con cáo) nên chỉ thấy lờ mờ đường đi.

Đến vọng gác đầu tiên lính trên cao hô to: Bẹt đèng tôi tưởng hắn hô bật đèn thì tôi bật đèn vừa bật đèn hắn hô tét đèng tôi lại tắt đèn hắn lại hô bẹt đèng theo lệnh hắn tôi bật đèn hắn lại tét đèng cứ lập đi lập lại như thế hoài tôi nghĩ bụng thằng nhỏ này dám dởn mặt với nhà "cầm đồ" tôi rồ máy định đi tới thì trên nó kéo quy-lát súng nghe cái rẹt. Ban đêm nghe lạnh xương sống, nghĩ bụng mình đi nó dám bắn thiệt không chừng bỏ mạng nơi "xa-trường " một cách lãng nhách. Tôi đành quay về trong lòng ấm ức. đến phòng trực tôi gặp ông thiếu úy sĩ quan trực tôi nói lính tráng của ông gác làm sao mà tôi đi kiểm soát nó không cho đi còn đòi bắn nó bắt tôi bật đèn tắt đèn nhiều lần mà khong cho đi.

Trước khi đi đại úy có lại đây lấy mật khẩu không? Tôi trả lời không. Để tôi lại xem đêm nay mật khẩu là gì.Thôi rồi nó nói đại úy bật đèn tắt đèn là đúng rồi. Sao vậy? Mật khẩu đêm nay là Bạch-đằng đại úy phải trả lời là Sông Lô thì nó cho đại úy đi. Tiếng địa phương nó nói Bạch-đằng thành bẹt đèng đại úy lại tưởng nó nói bật đèn, khi bật đèn lên nó nói tắt đèn cứ thế lập đi lại hoài. Ôi tiếng Việt của mình hay quá.

Một lần lại thăm người bạn ở Huế con chó to lớn trong nhà chạy ra xủa inh ỏi, bà già trong nhà đi ra nói không răng mô. Răng cả đống nói không răng! Sợ khiếp vía! Ông bạn chạy ra cười cụ nói không răng mô là không sao đâu chó hiền lắm.

Bắc kỳ 54 khác Bắc kỳ 75, tôi Bắc kỳ 52 nghe Bắc kỳ 75 nói nhiều khi cũng ớ ra không hiểu họ nói cái gì!

Hồi còn bé tôi khổ trăm bề. Ba mẹ tôi là dân Bắc bỏ quê vào Nam làm ăn từ thời tiền chiến. Tôi vốn sinh tại Saigon nhưng năm 1944 có bà dì từ Bắc vào chơi, khi về bà đem tôi ra Bắc thăm bà nội. Năm 1945 xảy ra chiến tranh đường xe lửa Bắc Nam bị cắt, tôi bị kẹt lại. Không bao lâu sau, bà nội mất, tôi bơ vơ ở đợ cho người bác họ gia đình cũng nghèo tôi phải đi chăn trâu, mò cua bắt ốc, rồi loạn ly điên đảo. Mãi tới năm 1952, mới liên lạc lại được với gia đình trong Nam, ba tôi gửi tiền ra mua vé máy bay cho tôi về lại Saigòn.


Tôi nhớ khi tôi vào Saigon đến nhà thì ba tôi đem một tờ giấy và cây viết ra đâu con viết cho ba một câu xem sao khi tôi viết ra một câu ba tôi mừng quá ôm lấy tôi mà nói ba mừng quá tưởng con mù chữ. Lúc đó anh tôi là Nguyễn-Kim-Hằng đã nổi danh về đánh bóng bàn. Anh bảo mày lo học đi đừng theo nghề tao bạc bẽo lắm. Tôi cố gắng học sau động viên vô Thủ Đức rồi thành sĩ quan VNCH.

Tiếng Việt nó hay vô cùng tận không có tiếng nước nào nói có vần có điệu mà toàn chữ T hay chữ B mà diễn tả một sự việc có tình có tiết như nguyên chữ T: Thầy thằng Tụng túng tiền tiêu Tết tối thứ tư tự tử. Hay vần B: Bà Ba béo bán bánh bò bố bà bảo bà bướng bỉnh bà bị bỏ bót ba bốn bận. Tiếng Việt có dấu sắc huyền hỏi ngã nặng nghe như tiêng chim hót ai nghe cũng thích.

Tiếng Việt nếu không bỏ dấu người này hiểu thế này người kia hiểu nghĩa khác như câu sau đây: TOI ĐEN NHO ANH QUAY QUAT, có người đọc là: Tối đến nhớ anh quay quắt có người đọc là: Tôi đến nhờ anh quay quạt.

Anh Mỹ và Việt cộng cũng chơi chữ nhau trong vấn đề ký hiệp định Paris, đúng là kẻ cắp gặp bà già. Mỹ nói chúng tôi bằng lòng bỏ ra 4 tỷ đô la để tái thiết hai miền Nam và Bắc Việt Nam.Bây giờ các anh bảo chúng tôi trả cho các anh 4 tỷ, các anh đã thống nhất Nam Bắc thành một rồi lấy đâu 2 miền cho chúng tôi bồi thường. Việt cộng cứng họng, đúng vỏ quít dầy có móng tay nhọn!

Chả bù cho Nhật bị hai quả bom nguyên tử bỏ xuống Okinawa và Nagasaki Nhật phải đầu hàng Mỹ, mỗi năm Nhật được Mỹ bồi thương mấy tỷ đô la nhờ thế mà Nhật ngóc đầu lên được, bây giờ về kinh tế đã đứng nhì ba trên thế giới. Nhìn lại Việt-nam trước năm 1975 kinh tế cũng nhất nhì Đông Nam Á thế mà bây giờ vào tay Cộng-sản, kinh tế cũng xấp xỉ đứng bét Thế-giới. Tội nghiệp dân nước tôi quá vào tay Cộng-sản đất nước ngụp lặn trong đói nghèo và lạc hậu!

Cụ Trạng Trình Nguyễn-Bỉnh-Khiêm cách đây năm trăm năm đã có câu thơ:

"Bao giờ đá nổi lông chìm,
Hồ khô đồng cháy búa liềm ra tro."

Có ai nghĩ đá làm sao nổi lông làm sao chìm được thế mà bây giờ đã xảy ra. Đá ám chỉ ông Tưởng Giới Thạch chết chôn trên núi, còn lông là Mao Trạch Đông đã chết rồi coi như chìm. Còn Hồ Chí Minh chết bỏ trong lồng kính coi như khô, Phạm-văn-Đồng cũng chết rồi coi như đồng cạn còn cấy gặt gì được nữa coi như búa liềm vất xó.

Búa liềm đây là đại diện cho giới công nông, CS đã dùng biểu tượng này tượng trưng cho đảng của họ. Hai nước Tàu và Việt Nam bây giờ mang nhãn hiệu Cộng sản nhưng đã biến chất rồi họ chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ thôi nên thẳng tay đàn áp thành phần chông đối để bảo vệ đảng.

Hai câu thơ viết ra khi chưa có tên nước Việt Nam và nói trước Cộng sản sẽ tiêu vong. Cách đây mấy trăm năm mà cụ Trạng Trình đã biết thì có kỳ bí không? Mọi người ai chả mong vậy?

Sau năm 1975 người Việt tha phương cũng nhiều nhưng vẫn không quên tiếng Việt nhờ những người đã có lòng đã đứng ra tổ chức những Trung-tâm Việt ngữ như Hồng-Bàng, Lạc-Hồng v.v.. ở ngay Orange County này có Trung-tâm Việt ngữ Hông-Bàng số 10372 Mc Fadden Ave Westminster Ca 92683 hay mượn trường Peters Elementary số 13200 Newhope st Garden Grove Ca 92843 để làm địa điểm vào cuối tuầndạy Việt ngữ cho các em. Thời gian học Chủ nhật từ 12:30 đến 3:00 chiều.

Còn có Trường Việt ngữ Hồng-Bàng ở Seattle, Washington, 1101 Hoquiam Ave NE.Renton WA 98059. Các thầy cô vì tiền đồ tiếng Việt ở nước ngoài mà đã dấn dấn thân ăn cơm nhà vác ngà voi để gìn giữ tiếng Việt đáng khâm phục thay.

Ngoài ra ở các chùa các nhà thờ cũng đã tổ chức các lớp học dậy tiếng Việt cho các em từ lớp 1 trở lên vào ngày Chủ nhật. Tại chùa Điều-Ngự tôi thấy có 9 lớp tôi đếm được có 12 em nam nữ mặc quần áo Phật tử ngồi nghe Thầy Cô giảng trong yên lặng tôi nhìn lòng lâng lâng vui sướng. Chùa Diệu-Quang tôi thấy có 4 lớp cũng mặc quần áo Phật tử ngồi học trong im lặng.

Tu viện Hoa-Nghiêm trên đường First Santa-Ana còn nhiều chùa và nhà Thờ nữa mà tôi không đi hết. Cứ Chủ nhật là hướng dẫn các em em học tiếng Việt thì làm sao tiếng Việt mất trên cõi đời này được. Xin đa tạ mọi người làm cho tiếng Việt trường tồn.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
30/01/201823:37:42
Khách
Chào Ông Nguyễn Saigon
Thưa Ông
Tôi là Sao Nam.Tôi viết bài “Ngày Vinh Danh Bậc Sinh Thành” này theo đúng như Đài Little Saigon đã đặt tên cho buổi lễ trang trọng này.
Xin Ông vui lòng chỉ giáo cho những sai sót mà Ông nhận ra trong bài này để tôi có dịp sửa lại và sẽ không phạm phải.
Thăm Ông và chúc Ông sức khỏe.Trân trọng
21/09/201619:21:42
Khách
Ong ba co ten "De trong" hay cho biet "tiếng Viet danh van theo kieu vc" la danh van nhu the nao ?
16/09/201609:30:10
Khách
... cùng với Bác Học Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký)
16/09/201604:10:09
Khách
Nha tho cong giao nguoi Viet o Mỹ day tiếng Viet danh van theo kieu vc ???? La sao .
15/09/201622:51:24
Khách
Đề tài bác Dục viết rất quan trọng. Muốn biết được lịch sử 'Chữ Quốc Ngữ' mà ngày nay gọi là Việt Ngữ thì nên đọc ít nhất một trong ba tác phẩm sau (1) "Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại" của giáo sư Thanh Lãng, (2) Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ" của LM Đỗ Quang Chính, (3) "Chữ Viết của Người Việt Nam Qua Các Thời Đại" của Nam Hoài Bão. Chữ Việt Ngữ dùng mẫu tự Portugese và Latin do nhiều vị. Francisco Da Pina bắt đầu từ 1620. Alexandre De Rhodes có công nhiều nhất.
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây (Nam Việt) đã dùng chữ này để thiết lập một hệ thống trường học. Sau đó mới từ từ ra Bắc . . .
Trong "Tiếng Viết Đáng Yêu" có hai chương viết về vấn đề này: 'Thơ Chữ Nho - Thơ Chữ Nôm' và "Từ Chữ Nôm đến Biệt Ngữ. Bác Dục viết về vấn đề này không có gì đúng cả. Nếu 'sự thật mất lòng' tôi xin Bác Dục thông cảm.
Thành thật, Tranduc Han Prudence (Trần Đức Hân).
15/09/201620:17:00
Khách
Tác giả ngôn rằng : Tiếng Việt xuất phát từ Hà Nội nên dân Hà Nội nói và viết tiếng Việt chuẩn nhất . Chuẩn nhất là nghĩa lý gì ? Chuẩn nghĩa là chuẩn úy hay chuẩn bị hay chuẩn ...
Người Bắc thì thường trật vần đầu , nhưng trúng hỏi ngã . Người Nam hay trật vần cuối nhưng trật hỏi ngã . Người Trung trật lung tung . Như tác giả ngườii Bắc thì ổng cho con chó xủa inh ỏi .

Bài tập làm văn lớp 6 nầy cũng sẽ được điểm 2/10 . Lạc đề . Viết lung tung . Tiếng Việt thời đại hcm rực rở tên vàng gọi là tản mạn như ông Sao Nam Sao Bắc gì đó trong bài Ngày Vinh Danh ... Cha Mẹ ...
15/09/201610:43:37
Khách
Cám ơn bác đã có bài viết hay về tiếng Việt. Ông cố đạo thât ra tên là Alexandre de Rhodes.
Kính bác
14/09/201617:46:31
Khách
Hoan hô tác giả Nguyễn Kim Dục có bài viết nói về sự yêu mến tiếng Việt. Nhưng bài viết có nhiều chi tiết không chính xác về nguồn gốc 'Chữ Quốc Ngữ' mà ngày nay gọi là Việt Ngữ.
Tranduc Han Prudence (Trần Đức Hân) tác giả "Tiếng Việt Đáng Yêu".
Thân kính
14/09/201615:39:29
Khách
Cám ơn bác Dục. Tuy lớn tuổi mà vẫn có tâm gìn giữ tiếng Việt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,738,098
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến