Hôm nay,  

Tình Lạ, Tình Xa

12/09/201600:00:00(Xem: 13221)

Tác giả: Song Lam
Bài số 4915-18-30615-vb2091216

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.

* * *

1.

350 tấm ảnh mà Saigonmylove gửi vào Forum Việt Bút đã làm tôi vui mấy ngày nay. Sau đó, lòng tôi lại gợn buồn vì hồi tiếc mình không được Cali hè này để “chung một mái nhà” với anh chị em tron mùa hội lớn này.

Những hình ảnh than quen đó ở lại trong tâm trí tôi từ rất lâu dù tôi chỉ đến với Việt Báo 3 năm nay, với 2 năm liên tục có mặt tham dự ngày phát giải thưởng “Viết về nước Mỹ” được Việt Báo tổ chức vào tháng 8 hàng năm Phải, mới năm ngoái đây mà, hôm trước còn là Tình lạ, ngày hôm sau đã là Tình thân.

Tôi rụt rè bước vô sân của căn nhà lạ hoắc, chỉ đọc được địa chỉ trên online của chủ nhân Saigonmylove. Cánh cửa khép hờ. Tiếng cười nói râm ran. Vài khuôn mặt nữ nhìn ra cửa. Họ nhìn tôi. Tôi bạo dạn tự giới thiệu: “Tôi, tác giả Song Lam.”

Chỉ có thế. Nhiều cánh tay dang ra chào đón. Rất nhiều nụ cười. Rồi những cái quàng vai mừng rỡ, thân thiện. Họ đở trên tay tôi cái bánh rau câu ghé mua ở Van Bakery co dòng chữ: “Chúc mừng Hội ngộ” và khen: “ô, đẹp quá”. Dĩ nhiên, tôi biết cô bạn văn trẻ tuổi chỉ khen cái bánh mà thôi!

Cô đó có nick name là Donut.

Ngồi kế bên tôi la Huyền Thoại TH. Và, người gắp “chả cá Lã Vọng” cho tôi hôm ấy la K.A.. Lúc đó, tôi chưa biết mặt, biết tên từng người. Tôi còn lạ trong cảm nghĩ của riêng mình: “Tôi là người rất lạ, từ xa mới đến”.

Chỉ ngày hôm sau thôi, trước thân tình của mọi người, tôi xúc động nói về suy tưởng của mình; giọt nước mắt bất chợt rơi không đúng thời vụ. PH ôm tôi, Annie nữa. Hai ngườ này bây giờ là “hoa hậu” của Việt Báo, giành được phần thưởng xuất sắc của “Viết về nước Mỹ”. Tôi có nói tron mail mấy ngày nay là khi gặp được họ, tôi sẽ ôm chặt để “lấy hơi”, để biết đâu trong tương lai tôi sẽ trở thành… “Hoa hậu”, kễ cả “á hậu” Phan, một cây bút nổi danh từ Dallas.

Phan là tác giả tôi thường hay nhắc đến trong những bài viết của mình dù chưa gặp được ông ấy lần nào. Tôi ở tận New Jersey, Phan ở miền cao bồi Texas. Người ở bờ Đông nhớ kẻ ở miền viễn Tây! Cái gì ngộ vậy? Cũng vì văn chương Việt mà thôi. Đọc văn của P. từ lâu, tôi ngưỡng mộ văn phong của P. vì nó luôn luôn và mãi mãi “chạm khẽ” đến trái tim người; cũng như tôi thích Mimosa Phương Vinh, Hoàng Nga, Camli Nguyễn Thị Mỹ Thanh. Họ là những nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp trong khi chúng tôi là những tác giả tay trái, không chuyên, tập tành viết như đứa trẻ mới tập đi những bước đầu tiên.

Lần trước, tôi nhìn P. qua buổi phát giải 2013 tôi thấy P. giống ông xã nhà tôi lúc ông còn khá trẻ với dáng dấp nho nhã, thanh lịch. Giờ đây, với mái tóc “xõa ngang bờ vai” Phan lại going với cậu em út nhà tôi. Mà “em” P. cũng đả tự nhận là em út của các bà chị khó tính như PH, TH, Annie, Mão bà bà vồi còn gì? Lần comments năm ngoái, P đã viết cho tôi: “Hẹn gặp chị, chị Song Lam!” Trên phone với mọi người trước giờ phát giải ngày 14/8 vừa qua, tôi đã nói với P. “Biết đâu, chị em mình sẽ gặp nhau ở Dallas?”

Trong gia đình Việt Bút, chỉ có tôi ở xa nhất. Muốn đến Little Saigon, tôi phải có một ngày “ngựa phi đường xa” vì New Jersey và Cali là khoảng cách chiều ngang của nước Mỹ. Tôi phải có ít nhất 6 tiếng ba, chưa kể phải quá cảnh 1,2 tiếng đồng hồ ở Detroit hay Utah. Rồi từ LAX, phải cần cả giờ để đến Garden Grove. Ấy là chưa kể từ NJ phải lội ra Philadelphia Airport ½ giờ taxi. Cực khổ là vậy, tốn thời giờ là vậy cà? Có phải đó là Tình xa, tình lạ?

Người bút đã thưa với quí độc giả, Việt Bút ui tụ những cây viết không chuyên, chỉ vì muốn gìn gũi và phát huy tiếng Việt, đặc biệt có tình yêu bất diệt với ngôn ngữ giống nồi. Họ chẵng vì danh, cũng không vì lợi. Họ có một quá khứ giống nhau, những tâm tình gần nhau!

Chúng tôi đã “gặp” và “quen” nhau từ những trang viết; và cả người đọc, người đồng hương khắp nơi trên thế giới. Quí vị có khen, chúng tôi rất đỗi mừng vui; quí vị có chê bai, chúng tôi cũng rất sẵn sàng “bái lĩnh Tôn ý” ví đó là hạnh phúc. Có khen chê tức là quí bạn 9oc5 có “ghé mắt” đến bài viết của mình. Tác giả cần bạn đọc như cá cần gặp nước! Ca sĩ làm sao có buổi diễn nếu không có khán giả? Không có người đọc làm sao Việt Báo bước vào năm thứ 17 “Viết về nước Mỹ”, với 16 tuyển tập dày gần 700 trang sách hàng năm?

“Viết về nước Mỹ” là một sự kiện văn hóa được sự nuôi dưỡng, bảo bọc từ độc giả và đồng hương khắp nơi. Không chỉ ở Cali, mà giăng mác khắp các tiểu bang của nước Mỹ. “Viết về nước Mỹ” đã “gửi hương cho gió” đi khắp 5 châu, nơi có người Việt Nam định cư, phát triển đời sống vật chất và đời sống tinh thần…

Những trang viết dàn trãi 16 năm qua không la tiểu thuyết, có ông hoàng bà chúa bước ra từ trang sách mở, mà đó là mảng đời thực, rất thực của chúng ta. Nhiều khi, nó là câu chuyện của chính tác gai được trang điểm, hư cấu chút ít để qua mắt đọc giả; hoặc những mãnh đời thực xung quanh, những sự kiện được thu lại qua “ống kính trái tim” của người viết. Tác giả không chuyên của “Viết về nước Mỹ” nhiều khi chỉ trình bày mà không có kết luận về sự việc, hoặc trong phút chốc dừng lại bên tâm tình nhân vật có thực trong cuộc sống quanh mình. Có những vấn đề xã hội, người đọc sẽ thấy mình trong đó vì nó rất thực, rất đời thường.

Năm ngoái, khi vào chợ ABC ở Garden Grove, shopping cart của tôi bị ai trì níu bên hông xe. Nụ cười thật tươi của ông râu tóc bạc phơ rạng rỡ đi liền với câu hỏi:

“Xin lỗi, cô có phải là Song Lam?”

Tôi chào ông cụ và cười đáp lễ. Tôi chưa kịp nói gì, ông tiếp:

“Đúng là cô rồi, cô Song Lam! Nụ cười này tôi thấy trên trang sách!

Dạ, cháu hân hạn được biết bác!

Ông “lão tiên” nói thêm:

Tôi tên Hào, 82 tuổi, ở quanh đây tôi thích đọc “Viết về nước Mỹ” vì qua đó, tôi biết nhiều điều lý thú khắp nơi. Tôi thích bài “Người già ở Mỹ” của cô lắm. Tôi có cảm tưởng là cô viết cho tôi. Ai cũng “soi gương” được qua những bài viết của hầu hết tác giả “Viết về nước Mỹ.”

Dĩ nhiên là tôi cảm ơn “ông tiên” râu tóc bạc phơ đó và thấy lòng vui lung lung lắm. Trước khi chia tay, ông Hào còn vui vẻ nói thêm với tôi:

“Cô ở xa nên có thể cô không biết bài “Chào em, Saigon 40” của cô được đài radio Bolsa của cô M.P. phát thanh nhiều lần hôm tháng 4, kỷ niệm “ 40 năm mất Saigon”. Ai cũng thích hết, cô Song Lam à!”

Quí bạn đọc thân yêu, đó có phải là “Tình xa, tình lạ” không?

2.

Buôi chiều, ở đây thật buồn. Giọt nắng vàng cuối cùng lẩn quất sau vườn, đàn chim hối hả líp chíp gọi nhau về tổ. Có những cánh chim bay thấp, quạt phành phạch đôi cánh trên chòm cây sao trước nhà; ngọn đèn đường đỏ mắt chờ màng đêm buông… Tôi thẩn thờ ngồi trên tam cấp nhìn xa xăm; tôi biết mình không còn trẻ nữa… Có một chút buồn len lén trong cõi lòng bơ vơ. Nào phải đâu tôi tiếc nuối thời hoa mộng cũ của tuổi 20, với biết bao kỷ niệm nằm trong văn hóa Saigon; những hẹn hò tuổi nhỏ, những mưa nắng Saigon của thời còn đi học? Và, cũng nào phải đâu tôi đang mơ ước danh lợi chưa thành? Vì tuổi trẻ cơ cực của thời đao binh vụt qua mau quá, để lầm lũi tiếc thương quá khứ vàng son hay khao khát đợi chờ hình bóng nào trong dĩ vãng xa xôi? Không tất cả đã mờ dần, lùi dần vào hậu trường sân khấu đời tôi… Tôi đang có tình bạn, tình người, dù trong phút giây relax gặp gỡ trong Forum Việt Bút.

Có thể, tôi chưa hiểu hết vì nhóm “Việt Bút” được thành lập từ lâu với những “đại quốc công thần” khai sáng như chị Hai BX, ông Ma, ông Tưng,… Bây giờ Việt Bút ngày càng vươn xa, lớn mạnh với đông đảo bạn văn tham dự. Tôi là người “sanh sau đẻ muộn”, chỉ mới gia nhập 2 năm nay thôi mà thấy lòng mình hớn hỡ quá, con hơn con nít được quà. Quà tặng từ Việt Báo, Việt Bút không mua được bằng tiền, mà từ những tấm lòng của bao nhiêu người yêu thương tiếng Việt.

“Việt Bút” qui tụ đủ mặt già trẻ, giới tính, từ quí ông thập thò bát tuần, các bà tròm trèm thất thập, còn có các em tuổi mới thành đạt, rực rỡ công danh 40-50 như bác sĩ, nhạc sĩ họ Cao, trưởng nhóm câu lạc bộ “Tình nghệ sĩ”; huynh trưởng hướng đạo Saigonmylov luôn luôn xông xáo lo ẩm thực, chụp ảnh cho giai nhân tài tử… già Việt Bút. Điều gì khiến cho người bạn trẻ này thức canh nồi nước phở đến 2,3 giờ sáng, nếu không phải là tình thương yêu Saigon đã dành cho các bác, các anh chị từ muôn hướng về đây? Sự gặp gỡ này đem lại niềm vui cho những tâm hồn đang đi gần về phía hoàng hôn thấy mình dương như trẻ lại??

Saigon trổ tài món ruột học được từ Việt Nam: món phở tuyệt chiê; bác Ma chiên bánh tiêu ngon số dách; ông Tưng rành 6 câu với món chè Huế sắc sảo; KA nấu bún riêu đúng điệu Bắc Kỳ! Mọi sản vật từ local được qui tụ về đây Th.M. đã từ Minnesota gửi tặng các bạn món quà nho nhỏ làm “ấm lòng chiến sĩ”. Ai cũng hả hê cười nói, nụ cười rộng ngoác đến tận mang tai!

Donut viết trong trang Forum: “Em có quà surprise cho chị Song Lam mà chị không đến… Thôi, em nói luôn nha. Em đan khăn quàng cho chị vì biết trên đó, mùa Đông lạnh ghê lắm… Chị nói đi, chị thích màu gì?”

Tôi thấy mình có cái gì nghèn nghẹn ở cổ vì xúc động, dù món quà ấy chưa đến tay mình hôm nay.

Rồi PH sang sảng trong phone: “Song Lam ơi, ráng hết bệnh nghen, Tết về Cali ăn Tết. Bồ chỉ cần “la” lên một tiếng là bọn này sẽ “gấm trải đàng, vàng phết ngõ” đón bồ liền hà. Song Lam ơi, “về đây với nhau, đừng cho duyên thắm phai màu”.

KA thì thực tế hơn: “Tui biết chỉ là bệnh già thôi rồi sẽ qua, Song Lam ơi!”

“Trời đất, tui mà già gì? Chưa đầy 70. Sao các người không nghĩ là tôi còn… thêm 30 năm nữa. Hè hè.”

Ai cũng quan tâm tới Song Lam vì họ “thương về miền đất lạnh”. Có lần tôi nói với họ: “Quí bạn ở Cali vui quá, vài tuần là hội họp weekend, ăn nhậu ca hát nói cười… Mấy người vui tươi quá chỉ có mình toi cô đơn, hiu quạnh ở nơi nầy”

Một điều rất vui là các bạn trẻ cứ gọi tôi là “chị Bảy Xe Lam”. Cái nick name này khiến tôi vui lắm (họ biết tôi thứ 7 trong gia đình có 11 anh em). Còn nữa, KA nói: “Song Lam ơi, mùa này ở Cali mít rẻ và ngon lắm. Tụi tui ăn mít mà nhớ tới bồ nè”

Gì kì vậy? Sao ăn mít mà nhớ tui? À, bạn hiền KA muốn nói là tui “mít ướt” chớ gì? Vì năm ngoái, ở sân sau nhà KA, tôi đã vô tình rơi nước mắt để PH, KA hoảng hồn ôm chặt cứng trước cặp mắt nai ngơ ngác của mấy ông như: ông Tưng, ông S., v.v.

Việt Bút qui tụ những khuôn mặt đặc biệt như ông Tưng, ông Ma, chị BX là những giám khảo trong ban chấm giải Viết về nước Mỹ, là những “danh tướng một thời” như lời văn của cô kỹ sư Intel Kh.A. Họ là những leader lừng lẫy trong quân đội, những hiệu trưởng, những giáo sư nghiêm nghị của các trường trung học nổi tiếng ở Saigon và các tỉnh… Bây giờ quây quần vui đùa với nhau như trẻ nhỏ. Họ bỏ lại phía sau những lo toan của bản thân, của gia đình, tạm quên những thao thức về chính trị, hay những băn khoăn đường kia nỗi nọ của đất nước ngày càn chìm sâu vào trong vực tối…

Có thể ông A quên rằng tuần tới ông phải quyết định yes hay no cho cuộc mổ tim mà bác sĩ cho biết sự thành công chính là 50/50. Bà B quên chồng bill ngất ngưỡng ở nhà, mà nợ ngân hàng đã đến lúc đáo hạn phải trả; chị C quên phứt cái mái nhà phải thay vì mưa dột mấy tuần nay, đào đâu ra cho đủ số tiền trên chục ngàn đô xanh, vân vân…

Về đây vui với bạn bè, quên cái vụ cây trái hoa màu khô héo vì không ai tưới của cặp vợ chồng hoa hậu PH; quên cái vụ Therapy mỗi ngày của bác NHT ở Pasadena quên cái thương vụ ngập đầu của SG mylove họ Vũ.

3.

Chúng ta sắp sửa giả từ Mùa hè. Mùa thu sắp về với “lá bay từ muôn phía” và mùa đông sẽ theo sau với tuyết rơi trắng đất trắng trời ở miền đất lạnh bơ vơ này. Những thiên tai của đất trời vẫn đang xảy ra, những biến động chính trị đôi lúc làm chúng ta nhíu mày suy nghĩ, và cũng không thiếu những nhân tai… Vở hát nào dù dài đến đôi cũng có lúc kết thúc. Văn hát tấm màng nhung buông chùng. Cuộc vui của Việt Báo, Việt Bút cũng kết thúc vội vàng. Mọi người tất tả ra sân bay về nhà cho tuần lễ làm việc mới, hoặc nếu đã retired rồi cũng về với quạnh hiu cố hữu của tuổi già. “Ngày vui qua mau, chỉ có mỗi buồn còn ở lại” tôi thường nói với lòng mình như thế!

Mọi người ân cần căn dặn nhau giữ gìn sức khỏe để có thể gặp lại năm sau. Việt Báo là cầu ô thước để Ngưu Lang ông gặp Chúc Nữ bà hàng năm, để niềm cảm xúc chảy rào rào trên Ipad hay trang viết keyboard!

Người viết xin mượn nơi này để có đôi điều tri ân ác độc giả xa gần, những đồng hương thân yêu đã nâng niu, gìn giữ tiếng Việt, để cho văn hóa “Viết về nước Mỹ” còn mãi với chúng ta.

Cám ơn thật nhiều các bạn văn. Song Lam đang hướng về Cali, về Little Saigon. Ngạn ngữ Pháp có nói: “Loin des yeux, pres du Coeur”. Xa mặt nhung trái tim thật gần vì “Viết về nước Mỹ” là sự kiện văn hóa được hình thành từ những trái tim chân thật.

Xin gữi đến mọi người Tình Lạ, Tình Xa nhưng vô vàn thân ái.

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
12/12/202207:47:29
Khách
<a href="http://candipharm.com/
">http://candipharm.com/</a>
30/03/202110:06:14
Khách
tadalafil dosage https://elitadalafill.com/ tadalafil dosage
29/03/202105:12:59
Khách
vardenafil dosage https://vegavardenafil.com/ buy vardenafil over the counter online
27/03/202108:17:57
Khách
cheapest price for sildenafil 100 mg https://eunicesildenafilcitrate.com/ sildenafil uk over the counter
15/09/201607:17:08
Khách
Bài viết coi là tạm được thôi, bởi tác giả lời văn là của một người dạy văn cấp 2 hoặc cấp 3 ở việt nam, tôi đoán là như vậy. Bởi vì chỉ có những người bên sư phạm mới viết theo lối viết này. Khác với lối viết của Nguyễn Ngọc Ngạn và Annie Phùng kim một chút, tuy nhiên có nét na ná của một nhà văn, cấu trúc rất hay và logic, kiến thức cần phải phát triển nhiều, kiến thức ở đây là kiến thức thực tế về tất cả phương diện, người viết văn hay cần một cái nhìn rông hơn một chút và thực tế đi sát với hiện tại. Có cái tình trong bài văn, nhưng thiếu cái thực, và gọn hơn một chút thì nhà văn sẽ đi xa hơn. Nhiều đoạn trong bài viết còn lung tung và lạc đường, chắc tác giả cũng thuộc người lung tung luôn rồi. Nên viết gọn lại một chút và viết những gì những gì người đọc muốn đọc cũng giống như ông Trump và Clinton, nói những gì cử tri muốn nghe thì người đó sẽ thắng cử. Chúc chị nhiều sức khỏe, già viết như thế này là quá gân rồi.
12/09/201613:04:06
Khách
Chị Bảy ơi, bài viết của chị "tình lắm", tình xa rồi gần, từ bằng hữu cho đến độc giả ai cũng yêu mến chị vì tấm chân tình của chị dành cho mọi người.
Cảm ơn chị đã nói thay những người cầm bút, đọc giả cũng là "tình nhân" đấy thôi, không có bạn đọc mình viết bài cho ai đây.
Em chờ bài khác của chị đó.
Chúc chị luôn vui, khoẻ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,718,033
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến