Hôm nay,  

VB Ký Sự: Phở, Tương Tư, Phe Ta

02/09/201600:00:00(Xem: 9192)

Tác giả: Saigonmylove Vũ, Thanh Mai, Iris Đinh
Bài số 4904-18-30604-vb5090116

Đây là chcuyện bên lề họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2016. do các “Thành Viên Của Nhóm Việt Bút” cùng viết. Nguyễn Viết Tân ráp nối và giới thiệu:

Tác giả VVNM kỳ cựu Trương Ngọc Bảo Xuân, hoa hậu thời 2001, đã từng viết: “Những người Việt tan tác khắp nơi, chưa gặp, chưa quen... Lạ thay, khi không bỗng thấy nhau thân thiết. Thân tới mức mang cả chuyện nhà của mình ra kể cho nhau nghe..”

Ngày ấy xa lắc xa lơ, đó là những năm đầu tiên chương trình Viết Về Nước Mỹ mới khai sinh, mà tác giả Bảo Xuân đã viết một câu rất chí lý, rất đáng…để đời. Vì hiện tại hơn 16 năm sau, cuộc tiền họp mặt VVNM 2016 của nhóm Việt Bút đã cho thấy rõ điều đó. Mời bạn hãy cùng đọc dưới đây, những lời tâm tình ghi vội của các tác giả VVNM khắp nơi về cái ngày này.

* * *

3. Saigonmylove Vũ

Chuyện quanh nồi phở

Tùy bút viết vào ngày thứ sáu hôm trước.

Vừa canh chờ nồi xương bò sôi, vừa mở cái laptop xem lại những tấm hình của nhóm Việt Bút, mới nhoáng đó mà đã hết một năm. Từng hình ảnh trong album cuộc hội ngộ năm ngoái gợi nhớ lại những giọng nói, tràng cười rộn rã như mới ngày hôm qua. Mỗi năm đến dịp này đều có những kỷ niệm khó quên cho mọi thành viên VB. Ngôi nhà VB đã trở thành một nơi chốn mà gần như mọi người đều phải ghé qua mỗi ngày. Vì sao thế? Vì…vì thương vì nhớ phải không các bạn.

Việt Bút là ngôi nhà yêu thương của mọi thành viên trên toàn thế giới.

Mỗi năm lại có thêm vài bạn mới, người tới sau bao giờ cũng được tiếp đón “nồng hậu” và “tận tình” nhiều hơn người trước. Các tác giả của VVNM cứ thử tham gia với tụi mình một bữa là bảo đảm sẽ mê luôn như mê… người yêu. Thiệt đó, bà con VB gần gũi và thân tình với nhau nên ai đi xa thì nhớ mà ở nhà thì… rên. Ủa, sao rên?

Muốn biết thì mời các bạn tác giả của Việt Báo hãy tham gia với nhóm VB qua tác giả Cao Minh Hưng hoặc qua tòa soạn VB nhé.

Hàng năm, lễ phát giải Viết Về Nước Mỹ diễn ra vào chiều Chủ Nhật thì bà con Việt Bút bao giờ cũng có buổi tiền hội ngộ vào tối thứ Bảy hôm trước.

Năm nay chị Annie xung phong tiếp đón cả hai buổi họp mặt, buổi chính tối thứ bảy và buổi “bonus” trưa Chủ Nhật cho những ai chưa về kịp. Mấy tháng nay, hai chị em lo bàn tính, xắp xếp, lên kế hoạch tiếp đón bà con như thế nào cho chu đáo, tới hôm qua chị Annie vẫn còn nhắn: “Nhớ nghen Dzũ, bốn năm chục mạng lận đó, chị thiệt là lo khi chỉ có một mình em mà phải gánh nguyên nồi phở”.

Người Việt ở Mỹ, khi ra đi, đem theo quê hương, mà quê hương của tui cũng như của nhiều người chúng ta đó là tô phở. Tui là dân bắc cờ 54 đẻ tại Sài Gòn, là dân Sài Gòn rặc nhưng chắc tại có đeo cọng rau muống nên dù mang cái bịnh Gout khổ sở nhưng tui vẫn hỏng thể làm lơ với món phở lâm li bi đát của dân Mít mình được

Sau biến cố 1975, vận nước lao đao nên món phở của Sài Gòn cũng điêu đứng khá lâu mới vực lại được. Một chiều mùa đông, áo quần ướt nhem như chuột lột, đang gò lưng trên con chiến mã chống chọi với cơn mưa gió bão bùng thì mùi thơm ngào ngạt của xe phở góc ngã ba Ông Tạ xộc vào mũi làm tay chân tui bủn rủn, thế là không thể trì hoãn niềm mong muốn của bao tử, tui tấp ngay vào. Và Trời ơi, cái ngon lạ ngon lùng của tô phở ngày ấy nó vương vấn mãi trong tui đến bây giờ.

Chả biết nhân duyên thế nào mà sau khi quay trở lại ăn phở thêm vài lần thì tui quen và phải lòng với cô con gái cưng của ông chủ xe phở, thế là vì thương con gái nên tui được ông đãi ăn phở mỗi chiều. Sau vài tháng quen, những lúc ngơi tay, mỗi ngày một chút, ông tiết lộ cho tui những bí kíp làm nên nồi phở bò vang danh chốn Ông Tạ. Có lẽ là ông muốn 2 đứa tui nên duyên rồi đẩy xe phở đi tiếp quãng đường còn lại. Nhưng rồi có duyên mà không có nợ, vượt biên không thoát, tui vào tù ra khám mất vài lần, chờ tôi không nổi, em ấy bị gả cho… thằng hàng xóm. Mỗi lần nấu phở như bây giờ thì tui lại rưng rưng nhớ về…cô hàng phở ngày ấy.

Úi chời, mới có mải mê tâm sự tí xíu mà nước đã sôi lại rồi kìa, phải mau giảm nhỏ lửa còn lăn tăn, rồi hớt bọt cho thật sạch, không đứng cạnh đây thì hỏng kiểu hết còn gì. Nấu phở quan trọng nhất là lúc này đấy các bác ạ. Hầm xương mà không vớt bọt kịp, lỡ để sôi ùng ục rồi đục như nước gội đầu, là dẹp luôn nồi phở. Bên Mỹ này không có xương tươi nhưng khu Bolsa có vài chợ chuyên bán thịt bò cho các nhà hàng nấu phở nên người khó tính mấy cũng vẫn tuyển được đầy đủ nguyên liệu để tạo nên một kiệt tác…phở của mình.

Đúng như lời truyền nghề của ông bố vợ hụt ở chợ Ông Tạ năm nào, tô phở có ngon, có làm cho người ăn phải xuýt xoa thèm muốn tô thứ hai thì cái nước dùng phải ngọt từ xương từ thịt, phải có cái mùi thơm nồng nàn của gừng, của hành hương nướng, của chút đại hồi, tiểu hồi cộng thêm với hành, ngò, tiêu, chanh, ớt cùng cái gây bò nhè nhẹ để khi ai đó bước tới đầu ngõ thôi là đã… nuốt nước miếng ừng ực. “Thế anh SG còn cho món gì bí mật vào nữa không mà sao em nấu y như anh chỉ mà vẫn chưa ra được cái ngon ngọt đậm đà như anh?” bạn tui hay hỏi như thế.

Bạn ơi, nồi phở này là nồi phở yêu thương. Tô phở ngày mai các bạn tui thưởng thức đã được chăm chút chi li với thời gian thương nhớ, hầm liu riu 2 ngày trời với ngọn lửa nồng nàn, nêm nếm đậm đà bằng gia vị mến thương và sẽ được dọn lên bằng những tấm lòng nhân hậu. Vì vậy món phở của Saigon tui bao giờ cũng là món phở nồng nàn yêu thương & ngọt ngào thân ái. Khi không có đủ những thành phần như trên, thì làm sao thành phở Saigonmylove được.

Thời gian còn lại của chúng ta không còn nhiều nữa, mời các bạn tới với VB chúng tôi, không chỉ có phở Saigon ăn một lần rồi chạy mất dép…vì vội vòng lại ăn tô nữa kẻo hết, mà là sẽ như một số anh chị thành viên mới, đã hối hận thật nhiều khi ngộ ra… “Sao mình được làm quen với nhóm Việt Bút….trễ thế!”

Saigonmylove Vũ

4. Thanh Mai

Tương Tư

Người ta thường nói: "Cali đi dễ khó về, trai đi có vợ gái về có con". Riêng tôi đã hết… rụng trứng từ khuya, làm sao có con được nên xin đổi lại, "Trai đi có vợ, gái về...tương tư". Phải! Tôi đã tương tư hai người, đó là “ông chủ nồi phở” và cậu bé Pianist tài tử, con trai Tân Hoa Hậu Annie. Cũng đúng thôi vì, "có thực mới vực được... nhạc" mà!

Chuyến đi Cali lần này, bay…nửa vòng nước Mỹ của tôi vỏn vẹn chỉ được 2 ngày tròn để tham dự lễ phát thưởng Viết Về Nước Mỹ 2016. Tôi và nhiều anh chị em trong nhóm Việt Bút dù không có hân hạnh lãnh giải năm nay, nhưng vẫn cố gắng tụ về từ mọi nơi để gặp nhau...quậy cho thỏa lòng thương nhớ!


Cái nhóm Việt Bút chúng tôi, hầu hết nam thì oanh liệt (tin một nửa thôi nha!), nữ thì tươi như hoa hé nụ, dù nụ gần… khô, mà vừa còn sắc lại có hương, mỗi người mỗi vẻ “mười phân vẹn mười” (Ai tin ráng chịu!). Có mấy người rất ngây-thơ-cụ vô cùng dễ thương, nhưng ngược lại không ít người thuộc diện… con cháu Hồ Xuân Hương công phu phun châu nhả...tục (tục thanh) vô cùng thâm hậu. Không cần nói ra ai cũng biết bang chủ nhóm hậu duệ Hồ Xuân Hương là "Liệt sĩ" Nguyễn Viết Tân mà chữ liệt này không phải là chết đâu nhé. NVT còn có mấy biệt danh khác là Tân Ngố, Tố Ngân, hoặc dượng Tưng. Dượng Tưng gặp ai cũng khoe O Điểm của mình mang bầu nhưng...lửa còn đâu mà có khói! Tin hổng nổi!

Thường thì trước đêm phát giải VVNM của Việt Báo nhóm Việt Bút gặp mặt để buôn chuyện cho thỏa lòng thương nhớ, chứ trong đêm phát giải quá đông người đâu rảnh để tâm tình. Kế hoạch tổ chức cho buổi tiền họp mặt này được lên kế hoạch, rộn ràng bàn bạc, và thông báo từ mấy tháng trước qua emai, ai có tham dự nên chịu khó theo dõi lại email của nhóm, còn ai tính không tham dự thì tôi khuyên đừng “dại dột” xem, vì sẽ bị buồn và tủi thân ghê gớm lắm! Như tôi vì ở quá xa, mỗi khi nghe thiên hạ chộn rộn bàn chuyện gặp nhau quậy phá mà nếu không đi được tôi sẽ cảm thấy mình như là Nữ Hoàng bị đày vào lãnh cung vậy đó. Dù gì tôi cũng được Việt Bút phong là Nữ Hoàng Quậy mà lị!

Thật là cảm động, quý vị bạn chủ nhà đã sắp xếp chu đáo chỗ ăn chỗ ở và tài xế đưa đón những người ở xa tới như tôi. Ai nấy đều vui vẻ, và thân mật hết sức dù cho bạn chỉ mới gặp lần đầu. Tự nhiên tôi “động lòng”, yêu hết tất cả mọi người của nhóm Việt Bút.

SaìGòn Vũ đã từng làm tài xế cho mẹ con tôi trong dịp tôi tham dự buổi phát Giải Thưởng VVNM 2013 của Việt báo, sau đó thường liên lạc qua Facebook. Kỳ này anh chàng cũng được biệt phái đến đón tôi tại phi trường John Wayne lúc 11:00 đêm rồi đưa tôi về nhà chị Annie.

Nghe trong thực đơn chiều thứ Bảy Sài Gòn Vũ sẽ đãi cả nhóm VB ăn món phở đặc biệt. Và không ngờ là nó đặc biệt thật! Ngon quá sức tưởng tượng, chẳng những là nước lèo trong, ngọt, thơm phức mà còn những lát thịt "Dzú" bò cắt mỏng, gàu, nạm, bò viên bày xếp rất đẹp. Nghe nói nhiều người được chàng truyền nghề nấu phở nhưng cũng không nấu ngon bằng có lẽ vì còn thiếu một "vũ khí bí mật", có lẽ đó là...những giọt mồ hôi nồng nàn của anh bạn nhà mình. Mồ hôi nhễ nhại chảy đầy mặt, thấm đầy áo chắc là nhỏ tong tong xuống nồi phở cả chén chứ chẳng chơi! Dám đây cũng là...bùa yêu, vì đâu phải sau khi ăn phở chỉ có mình tôi mà cả nhóm đều “mê” ông bán phở hết trọi!

Thôi để ông bán phở qua một bên mà nhắc đến anh chàng thứ hai tôi…mê. Quân là con trai thứ hai của hoa hậu Việt Báo 2016 năm nay- Phùng Annie Kim. Có thể gọi Quân là Hoàng Tử cũng được. Quân từ LA về để tham dự buổi lễ và chia vui với mẹ, đồng thời giúp mẹ tiếp khách nhóm Việt Bút. Anh chàng ăn nói lễ độ, chân tình và rất có lòng. Khi nói chuyện tôi đã thấy mến và đến khi nghe anh chàng đàn piano thì tôi…mê luôn. Tiếng đàn réo rắt, chơi vơi, và rất có hồn. Quân bảo không học chơi đàn piano mà chỉ tự mò, tự tập và chơi theo trí nhớ những bài nghe được. Rất có năng khiếu và quá giỏi! Tiếc rằng Quân chỉ dùng âm nhạc để giải trí chứ không thôi sẽ nổi tiếng lắm trong ngành âm nhạc.

Chuyến đi Cali kỳ này quá vui, tôi đã gặp lại và gặp thêm, rất nhiều người bạn phải nói là dễ thương nhất thế giới. Năm sau tôi sẽ ráng đi nữa, để gặp lại mọi người.

Thanh Mai

5. Iris Đinh

Phe ta, Năm đó

Chuyện ID và Thịnh Hương cộng với tình bạn Việt Bút hiện tại đã là tập 3 tập 4, và chắc chưa là…tập cuối. Tập đầu tiên là bị anh Tân Ngố “xúi dại” viết bài năm 2003. “Chó ngáp phải ruồi”, ID lãnh giải Á Hậu. Tiền thưởng mang tặng hết còn… bù thêm, về nhà đãi anh em ăn tưng bừng. Chụp được cái hình với anh chị Yên Sơn đẹp hết ý. Vừa rồi có kêu anh Yên Sơn post lên cho bà con thấy, mười mấy năm về trước “phe ta” đẹp thon thả thế nào.

Sau đó thì “tái ông thất mã”, tiền mất tật mang, vợ chồng đổ vỡ, thay đổi công việc, di dời chỗ ở, con tim tê tái, con cái hoang mang, thuế má lu bu, nhà cửa đất cát thì còn mà tiền bạc thì đà bay bổng. Đúng lúc đó Thuỵ Nhã nhắn tin, Phương Dung, và Mão Nguyễn nhập cuộc “cứu nguy” tinh thần cho bạn. Việt Bút đã cho ID niềm tin mới và vô số bạn bè “đẹp như tranh vẽ”, tài hoa, giỏi giang, thương mến, ấm áp tình người. Và Iris đã đứng dậy được!... đó là tập 2.

ID đang đi làm trối chết, trước khi nghỉ vacation giữa tuần này. Dưng không vòi nước nhà bếp tối qua lại bể. Giờ ăn trưa vội chạy về kêu thợ đang sửa, nhưng cái tình bạn trong Việt Bút nó còn…to hơn “cái vòi nước” nên nhào vô đây “ta bà” với mọi người. Đọc bài chị Thịnh Hương gửi, “cử động” quá, nên viết vội mấy hàng đáp lễ chị và các bạn Việt Bút mến yêu…

Vì rất đông các bạn gia nhập Việt Bút sau năm 2007, 2008. Iris muốn nhắc lại VB thời gian đầu để các bạn có thêm tin tức về nhóm. Năm đó Việt Bút chính thức họp mặt lần đầu tiên ở hội trường Việt Báo có anh Trần Dạ Từ và anh Nguyễn Xuân Nghĩa làm điều hợp viên cho buổi họp. Có chụp chung một tấm hình lưu niệm trong hội trường Việt Báo rất gồ ghề. Tôi đã được ngồi chung với toàn tai to mặt lớn, như chủ biên Trần Dạ Từ, chánh chủ khảo Nguyễn Xuân Nghĩa, [...] các tác giả gạo cội như Bảo Xuân, Tân Ngố, Bồ Tùng Ma, Nguyễn Văn Hưởng, Tường Vi, Nguyễn Duy-An, Trần Nguyên Đán…

Khi đó, tác giả Tân Ngố đã sắp xếp chỗ ăn chỗ ở cho những người từ xa tới, và hốt (hosted) các buổi tiền hậu họp mặt tối thứ Bảy, sáng Chủ Nhật, và sáng thứ Hai trước khi ra về. O Điểm đã luôn tiếp đãi phe ta vui tươi với nụ cười, và nóng hổi thơm ngon với những nồi bún bò hết múc chính hiệu Huế, cùng vô số những món ăn chơi và trái cây, nước chanh dây, nước rau má mát tới "củ tỉ" như lời Tân Ngố nịnh vợ.

Có một năm phe ta tại tụ tập nhà anh Trần Quốc Sỹ ăn uống ca hát tưng bừng. Kể từ năm đó, và khi Cao Minh Hưng tham gia, Donna sốt sắng lãnh chức thủ quỹ từ Tân Ngố bàn giao, kéo thêm thân hữu "Dzú thương" thơm hương "phở con gái Ông Tạ", mục họp mặt Việt Bút và văn nghệ văn gừng có thêm đông người, xôm tụ hẳn lên. Và Việt Bút trở nên… FAMOUS như chúng ta đều biết!

Iris Đinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,875,886
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”