Hôm nay,  

Việt Bút Ký Sự

31/08/201600:00:00(Xem: 10567)

Tác giả: Anthony Hưng Cao, Phan
Bài số 4903-18-30603-vb4083116

Đây là chcuyện bên lề họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2016. do các “Thành Viên Của Nhóm Việt Bút” cùng viết. Nguyễn Viết Tân ráp nối và giới thiệu:

Tác giả VVNM kỳ cựu Trương Ngọc Bảo Xuân, hoa hậu thời 2001, đã từng viết: “Những người Việt tan tác khắp nơi, chưa gặp, chưa quen... Lạ thay, khi không bỗng thấy nhau thân thiết. Thân tới mức mang cả chuyện nhà của mình ra kể cho nhau nghe..”

Ngày ấy xa lắc xa lơ, đó là những năm đầu tiên chương trình Viết Về Nước Mỹ mới khai sinh, mà tác giả Bảo Xuân đã viết một câu rất chí lý, rất đáng…để đời. Vì hiện tại hơn 16 năm sau, cuộc tiền họp mặt VVNM 2016 của nhóm Việt Bút đã cho thấy rõ điều đó. Mời bạn hãy cùng đọc dưới đây, những lời tâm tình ghi vội của các tác giả VVNM khắp nơi về cái ngày này.

* * *

1. Anthony Hưng Cao.

Ở đâu ra Việt Bút?

Hàng năm, vào khoảng trung tuần tháng 8 là Việt Báo tổ chức buổi phát giải Viết Về Nước Mỹ. Và nhóm Việt Bút lại bắt đầu chộn rộn, í ới email để hẹn hò cho buổi tiền họp mặt. Niềm vui và sự bồn chồn của mọi người cũng dễ hiểu vì các "Ngưu Lang Chức Nữ" này phần lớn là các tác giả ở khắp nơi, nhờ cơ hội này mới có dịp gặp nhau. Để cho quý vị độc giả cũng như các tác giả mới của giải Viết Về Nước Mỹ có dịp biết thêm về nhóm Việt Bút, tôi xin phép kể sơ lược về sự hình thành của nhóm.

Vài năm sau khi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ ra đời, một số tác giả và các vị trong Ban Tổ Chức nhận thấy nên có sự liên lạc giữa các tác giả đã đóng góp bài viết cho giải nhằm tạo thêm tình thân, nên trang Forum được mở. Forum của nhóm Việt Bút đã hoạt động khá nhộn nhịp trong thời gian đầu. Tuy nhiên, dần dần những sinh hoạt trong Forum của Việt Bút bị thưa dần, vì một số thành viên cho rằng Forum có điều bất tiện, mỗi khi muốn viết comment, phải "log in" và phần lớn không nhớ passwords. Không biết tại sao các nhà văn VVNM lại có thể nhớ rất nhiều câu thơ, tục ngữ, ca dao, để dẫn chứng cho bài viết của mình thêm sinh động, nhưng lại cứ hay quên cái...password của mình.

Khi phong trào “email group” bắt đầu phổ biến, anh Duy An giúp mở diễn đàn email cho Việt Bút. Vì bận rộn nên sau một thời gian, anh Duy An nhờ chú Bồ Tùng Ma, anh Nguyễn Viết Tân và tôi giúp điều hành diễn đàn email group để ghi tên các thành viên mới vào.

Mặc dầu mới đầu là diễn đàn "ảo", nhưng sau khi mọi người gặp nhau trong những lễ phát giải của Việt Báo hàng năm, thì bây giờ đã trở nên “tình rất thật” rồi. Mỗi năm, chúng tôi đều đón nhận thêm tác giả mới. Đặc biệt năm nay, có lẽ nhờ tôi "xi nhan" với anh Thy khi nhóm Việt Bút trình diễn tiết mục hò đố vui, nên anh đã nhắc đến nhóm Việt Bút với khán giả, và anh Tân cũng gom được email của vài người khác, nên chúng tôi đã có thêm một số tác giả xin gia nhập.

Đọc bài viết chung này của nhóm Việt Bút, chắc quý vị hình dung được phần nào tình thân mà các thành viên của nhóm đã và đang có với nhau. Chúng tôi hy vọng các tác giả, và kể cả những độc giả thân thương của Việt Báo trong mục Viết Về Nước Mỹ, sẽ liên lạc với chúng tôi ở địa chỉ email <anthonyhungcao@gmail.com> để ghi danh vào sinh hoạt với nhóm Việt Bút mà một trong những mục đích chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở hải ngoại cũng như trao đổi thông tin, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống.

Anthony Hưng Cao

2. Phan: Tôi “Về”

Tác giả Á Hậu 2016, Phan, từ Texas: Nếu chịu khó nhớ lại thì có lẽ sẽ nhớ ra tôi đã đến quận Cam bao nhiêu lần. Nhưng thích dùng từ “về” khi nói đến quận Cam. Bởi đó là một trong ít ỏi những địa danh mà tôi đã đến và còn nhớ. Thời làm phóng sự báo chí, tôi đi rất nhiều nơi có cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Dĩ nhiên đến đâu cũng chỉ như người cỡi ngựa xem hoa, một đôi ngày làm sao biết hết địa dư, phong thổ, và lòng người. Gặp vài người làm sao quơ đũa cả nắm thành đặc tính của một cộng đồng cho được.

Nhưng người đàn ông tôi đã gặp cả chục năm hơn về trước. Nay vẫn nhớ tên anh là Hạnh. Một sáng tháng năm ở Hamburg - Đức. Tôi lái xe mất ngót ba tiếng để qua Đan Mạch, đi chơi thôi chứ chẳng có việc gì. Có quen biết ai đâu mà thăm hỏi. Thế là mấy người bạn chúng tôi loanh quanh phố sớm thưa người. Bỗng đâu xuất hiện người đàn ông Việt nhỏ nhoi trong sương mù, anh có nét rắn rỏi của người miền biển bên Việt Nam. Anh tự đến với chúng tôi với lý do nghe chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Anh đến chỉ để hỏi chúng tôi có cần giúp đỡ gì không, vì thấy chúng tôi rõ là những người mới đến đây lần đầu.

Khi biết chúng tôi là những người du lịch từ Mỹ qua Anh, sang Đức, nay ghé Đan Mạch… xem sương mù. Anh thật lòng, thật tình mời chúng tôi về nhà anh dùng bữa cơm đạm bạc, “Em cũng là người mới sang định cư ở đây vài năm thôi. Nhưng xứ lạ quê người, nghe được tiếng mình nó ấm lòng lắm các anh chị ạ! Nhà em chỉ có ít cá khô bên quê nhà mới gởi qua cho. Các anh chị ngồi chơi chút là em thổi được nồi cơm”

Anh làm cho lòng tôi ấm lên đến nhai lại con mắm linh sống trong ký ức, cắn trái ớt biết giòn, sau khi tót một chung rượu đế trên ghe thương hồ ở quê nhà lênh đênh sông trăng, rồi say khướt với Sơn Nam qua tiếng đàn vọng cổ, “Từ bên này sông Tiền/ qua bên kia sông Hậu/ mang theo chiếc độc huyền/ với điệu Lục Vân tiên… kiến nghĩa bất vi vô dõng dã...” Trời ơi! Anh làm tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Tưởng Năng Tiến thời chó đẻ, diễn tả nỗi bơ vơ nơi xứ người của một kẻ tha hương mà ai cũng chỉ đọc qua một lần là nhớ mãi… “Excuse me/ Im sorry nói mãi/ thèm một câu chửi thề..”


Tôi nhớ mãi về anh Hạnh sau khi chúng tôi không tiện ăn bữa cơm tình nghĩa với gia đình anh. (Thật ra gia đình ăn đang sống trên một căn chung cư cao ngất ngưỡng. Anh nhìn xuống thấy mấy người đầu đen nên vội xuống thang máy để xem giúp được gì cho nhau không?) Anh cố nài nỉ chúng tôi, nếu còn ở lại đây tới 4 giờ chiều. Thì Hạnh xin qúy anh chị vui lòng đến giáo xứ, (chỉ có mươi gia đình Việt nam) Nhưng bốn giờ chiều nay giáo xứ chúng em sẽ có buổi lễ đón tiếp một gia đình Việt nam vừa được đến định cư ở Đan Mạch.

Tôi chẳng còn nhớ sương mù bên Đan Mạch khác bên Anh thế nào. Phong cảnh Đan Mạch đẹp yên ả cũng chỉ loáng thoáng trong ký ức. Nhưng gương mặt rám nắng, giọng nói chân tình. Trái tim nằm ngoài lồng ngực của anh Hạnh trong tình đồng hương thì không thể nào quên.

Tôi nhớ chợ Đồng Xuân của người Việt miền bắc bên Đông Đức không nhiều nhưng nhớ mãi ân tình của cô gái bắc bán thịt chó lậu! Tôi ngầm điều tra tin những người Việt bên châu Âu vẫn kháo nhau rằng, “Muốn ăn thịt chó thì cứ tới chợ Đồng Xuân bên Đông Đức, toàn bọn bảy lăm. Mua bao nhiêu cũng có.”

Tôi hỏi thăm mua thịt chó đúng địa chỉ là may mắn chứ chả tài cán gì. Cô em thở dài, “Ơ hay… tiếc thật! Hôm qua em bán ế đến phải ăn trừ cơm đấy bác ạ! Nhưng hôm nay lại không có hàng. Bọn cảnh sát rững mỡ đêm qua, tuần suốt. Bọn em chẳng khoắng được con nào…”

Tôi nói, “Thật hoài công tôi đường xa vạn dặm từ Mỹ qua đây để ăn miếng thịt chó. Sợ mai về trời biết có mà ăn. Nhưng Đồng Xuân chỉ có tiếng đồn…”

“Cơ khổ. Bác thật lòng đến em chẳng nhịn được. Em thật có, thật còn dăm miếng bố em chè chén với bạn bè cựu chiến binh đêm qua. Em dọn dẹp, rửa bát. Tiếc của giời nên đem theo ăn trưa cho hôm nay. Em không biếu bác thì quá phụ lòng bác đường xa vạn dặm. Nhưng ai lại đi biếu của thừa cho người trên kẻ trước…”

Choa ơi! Nước mắt tôi chực trào. Trái tim tôi tuột xuống tới dây nịt. Hàm con người có sinh ra trong chế độ cộng sản, lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa... Khiến lòng thù hận lên ngôi một cách mù loà. Nhưng chia rẽ hằn sâu đến đâu trong lừa bịp thì chân lý vẫn rạng ngời. Khi người ta được sống đời tự do, cái nhân tính phục sinh, tình người nở hoa. Tôi hết ghét người bắc mà người trong nam tôi vẫn gọi là bắc bảy lăm.

Nhớ em nhiều nhưng bây giờ mới nói nha cô bắc kỳ nho nhỏ bán thịt chó chui ở chợ Đồng Xuân bên Đông Đức.

Tôi ta bà vốn dĩ nên viết về quận Cam thì lại theo dòng cảm xúc trôi sang Đan Mạch, chợ Đồng Xuân bên Đông Đức.

Ồ! Quận Cam. Nơi đã giang tay ôm tôi vào lòng với biết bao tha thứ, ân tình. Nơi tôi không hề muốn đặt chân tới nữa vì tội lỗi riêng mang, nhưng vô tình lại không phải bạn tôi. Tôi đến đó lần đầu với tâm thức lập nghiệp hồi mới qua Mỹ. Nhưng người xe như nước áo quần như nêm ở quận Cam -không phải tôi. Tôi thuộc về dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Tôi sợ lạc mất mình trong đời ngắn ngủi này nên xa lánh quận Cam.

Có lần tôi đứng hàng giờ ở Phước Lộc Thọ. Một mình. Hình như tôi nghĩ ở đây tất cả phụ nữ quê tôi đều là bà Bích Ngọc. Bởi ai cũng sửa sắc đẹp theo khuôn mẫu của bà chủ thầm mỹ viện danh tiếng một thời.

Nên chẳng ai nhặt trái tim quê mùa vừa rớt rụng. Cuộc sống nhanh, vội ở thủ phủ tỵ nạn chỉ làm tôi nghẹt thở. Thằng bạn chó cắn ở quê nhà, lái cái xe trị giá cả trăm ngàn đô la ra phi trường đón tôi. Tưởng nó đưa tôi về lâu đài tình ái của nó cũng cỡ bạc triệu. Ai dè, con vợ quê mùa cũng không có tiền cưới nổi, bạn xa về thăm còn phải chỉ nó cái món đỡ lòng nửa đêm là mì gói xào hotdog trong căn phòng share mà nó ở share phòng.

Dù sao tôi cũng vẫn giữ được niềm tin, nếu kiên nhẫn đọc hết cuốn sách dở, ít nhất cũng đọc được một câu văn hay. Dần dà tôi có nhiều kỷ niệm với Bolsa hơn. Những người muôn năm cũ ở đó như Khánh Ly, Nam Lộc, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Kiều Chinh… Nếu không có biến cố 75 thì tôi không có cơ hội được diện kiến họ. Trong mất mát của người này sẽ đẻ ra cơ hội cho người khác. Nhưng dường như ở quận Cam, thủ phủ của bảo tồn lại loãng mảng tiền nhân. Chỉ những hậu thế khờ khờ dại dại, nhưng còn biết những tiền bối đến lúc nào, về bao giờ. Ôi Cam quận đã thuộc về…

Vài mươi năm qua như giấc chiêm bao, quận Cam còn chút gì để nhớ để quên. Lần trước tôi về quận Cam, còn ngồi trò chuyện với chị Quỳnh Giao. Lần này về, anh Nguyễn Xuân Nghĩa khoanh tay, lủi thủi một mình theo hành lang… bước lên sân khấu! Nụ cười trong héo ngoài tươi của anh là món quà không tặng - sao tôi lại đem về tuyệt tình cốc này để nhớ mãi quận Cam? Nơi bạn không còn hiện diện trên sân khấu sẽ thế nào?

Đêm Bolsa đã xa, còn lại cái bóng tôi dưới ngọn đèn vàng. Những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ, mà trong đó tôi cũng được kể là một bởi vui buồn với Bolsa còn đó trong tôi. Nhưng rồi ai cũng có, cũng cần một nơi để về. Tôi biết về đâu ngoài nơi bạn bè giang tay, ký ức khép lại một đoạn đời. Cảm ơn hết anh chị em ở Bolsa năm nay đã welcome cowboy Texas.

Lần này về quận Cam, nóng như con gà trống vừa đạp mái. Đó là câu ngạn ngữ của dân quê Texas. Nhưng làng văn với nhau lắng đọng chân tình ở quận Cam. Và. Cuộc vui nào cũng tàn. Sớm mai còn mãi, tôi quá giang xe một người bạn để đưa hai người bạn ra xe đò Hoàng. Người giang xe đời này, xin nhớ mãi những tấm lòng từ quận Cam. Chỉ cầu nguyện ơn trên khi tôi về lại nhà - là cảm giác mới nhất hiện hữu trong tôi - về quận Cam như về lại nhà khi trái tim đã để lại quê nhà. Đứa con, em rong ruổi một đời…

Phan

Ý kiến bạn đọc
25/08/202304:36:51
Khách
buy 60 mg cialis <a href="https://tadalafilise.cyou/">cialis from usa pharmacy</a> cialis picture
25/08/202304:17:29
Khách
democratic socialism symbol <a href="https://tadalafilise.cyou/">cialis one a day cost</a> cialis from usa pharmacy
13/05/202118:49:06
Khách
cialis 20mg low price: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">buy cialis rush</a> ordering cialis online australia
https://cialisbnb.com/# buy cialis united kingdom
01/09/201618:20:47
Khách
Tánh Phan như vậy. Phan viêt theo hứng , nhớ đâu viết đó, chứ không tập trung cô đọng vào chủ đề đang nói là "lịch sử thành lập Việt bút". Chuyện bên Đức thuở xa xưa nào đó, mục đích nói nên tình đồng hương ở xứ người, nhưng cô Bắc kỳ trộm cắp đãi ăn thịt chó thì có ăn nhằm gì với nhóm tác giả VB trí thức, chắc các nữ tác giả VB cũng đãi ăn nên Phan nhớ tới cô Bắc kỳ đãi mình ăn năm xưa chăng?
01/09/201601:51:41
Khách
Phan nói về cô gái trong băng bắt trộm chó đem bán là:
"Khi người ta được sống đời tự do, cái nhân tính phục sinh, tình người nở hoa".
Có thật vậy không?
Vậy tình người không có cho những người Đức bị mất chó hay sao?
Tại sao đã được sống đời tự do, không sợ chết đói mà còn làm những điều như vậy? Người Đức sẽ không nói là "người Việt tỵ nạn từ miền Bắc ăn cắp" hay "Bắc kỳ 75 ăn cắp".
Họ nói là "Người Việt Nam tỵ nạn ăn cắp"
Ngạc nhiên vì Phan nhắc đến chuyện này và cô gái bằng một giọng văn trìu mến.
01/09/201601:24:27
Khách
Tôi từng đọccác bài viết của Phan. Theo tôi, Phan là người có kỹ thuật viết tốt. Tuy nhiên, tôi thấy Phan có quan niệm hơi bi quan, bị động, chán chường, buông xuôi. Nói chung là văn phong của Phan cũng giống như điều mà Phan tự nhận về con người ông ta là "ta bà", không có mục đích v.v..." Nhưng mỗi người mỗi tính, cho nên dù không đánh giá cao văn của Phan về tính cách đóng góp cho xã hội nhưng tôi nghĩ đọc để giải trí thì cũng thấy hay hay.
Tuy nhiên đọc bài này tôi phải lên tiếng vì câu chuyện cô gái Bắc kỳ bán thịt chó lậu và câu than phiền "không khoắng được con nào".
Điều này đã cho thấy một chút của những tệ hại mà nhiều người tỵ nạn từ miền Bắc VN đang làm trên đất nước mới. Họ làm những điều xấu xa, phạm pháp, làm nhục cộng đồng tỵ nạn ở Đức nói riêng và trên cả thế giới nói chung.
Hành động đi bắt trộm chó đem về giết thịt bán là hành động không những phạm pháp và tàn ác vì nhiều người phương Tây coi chó như con, như thành viên trong gia đình. Hành động đó còn tệ hại hơn ăn cắp trong siêu thị hay ẩu đả.
Dù Phan là người không quan tâm đến những vấn đề xã hội, ông cũng phải biết điều gì là sai. Bằng cách kể lại câu chuyện và nhắc đến "tình người" của cô gái này, ông đã gián tiếp nói rằng ông không hề bận tâm đến chuyện phạm pháp mà cô ta và những người trong đám của cô ta đã làm.
Phan là người viết báo chuyên nghiệp. Cho nên Phan biết văn chương có ảnh hưởng và sức thuyết phục với người đọc. Phan nên cân nhắc hơn về thái độ của mình với những điều đáng xấu hổ, cần được sửa đổi trong cộng đồng Việt tỵ nạn trên toàn thế giới. Không chấp nhận những hành động đó không có nghĩa là để cho "lòng thù hận lên ngôi một cách mù loà", mà là góp phần tối thiểu của một người trước cái sai có liên quan tới danh dự của cộng đồng tỵ nạn VN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,301,530
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến