Hôm nay,  

Hình Ảnh Đẹp Và Chuyện Chưa Kể

20/08/201600:00:00(Xem: 12143)

Tác giả: Captovan
Bài số 4895-18-30595-vb7082016

Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới của ông là những chuyện chưa từng được kể tại Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10, tổ chức từ Chủ Nhật, 31 Tháng Bảy, tại sân trường trung học Los Amigos, Fountain Valley, CA 92708.

* * *

blank
Happy 90th Birthday Chị Cả.

Hình ảnh đẹp nhất trong những ngày Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh là nhiều ngàn khán giả tay phất cao Quốc Kỳ Việt Mỹ. Nhưng riêng Đại Nhạc Hội kỳ 10, còn có thêm một hình ảnh đẹp, đầy tình thương yêu mà anh chị em trong ban tổ chức đã bất ngờ dành cho bà chị cả Hạnh Nhơn -chủ tịch Hội-, đó là bó hoa: “Happy 90th Birthday”.

Trong hình chúc mừng sinh nhật thứ 90 của Lão Bà, ngoài các anh chị em trong Hội HO còn có các vị trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam CA đứng bên cạnh Lão Bà. Nỗi băn khoăn lo lắng của tất cả thành viên trong ban tổ chức ĐNH là chuẩn bị làm sao tìm được một vị đủ uy tín để trong tương lai nhận nhiệm vụ Hội Trưởng Hội HO một khi sức khỏe của Lão Bà không cho phép hy sinh thêm nữa: “Chí tuy còn mong tiếp tục, nhưng sức không kham nổi...”.

Một cụ bà đã bước qua tuổi 90 mà vẫn miệt mài lo cho anh em thương phế binh, những ai chưa một lần tiếp xúc với bà thì khó tin đó là sự thật.

Sau đây là vài nét sơ lược về bà chị cả, trích theo bản tin của Linh Nguyễn trên báo Người Việt từ năm 2011:

Bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn là cựu nữ quân nhân Quân Lực VNCH và hiện là giám đốc hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ.

Nhập ngũ năm 1950 ngành hành chánh tài chánh, công việc bà đảm nhiệm là phát lương cho “đệ nhị quân khu” sau gọi là Quân Đoàn I. Kế đến, bà là thiếu úy rồi trung úy sĩ quan tiếp liệu tại quân y viện Nguyễn Tri Phương. Sau đó bà được thuyên chuyển về Trung tâm Huấn luyện và Trường Nữ Quân Nhân và rồi lên lon đại úy làm việc tại văn phòng đoàn nữ quân nhân của Bộ Tổng Tham Mưu. Năm 1969, bà là thiếu tá trưởng phòng nghiên cứu. Bà sau được chuyển qua Không Quân và lên trung tá năm 1972.

Sau tháng 4, 1975, bà bị cộng sản bắt đi tù sáu bảy nơi khác nhau. Bà kể: “Tôi ở tù tại Long Giao, Quang Trung, Hóc Môn, Z30D, Hàm Tân, Long Thành. Tôi nhớ những ngày cực khổ này, phải nuôi heo, cuốc đất trồng khoai nên sau này thương các anh em thương phế binh lắm.” Bà tâm sự: “Mình có nuôi heo, tắm cho heo bao giờ đâu. Lúc đầu sợ gần chết!” Tại trại tù Z30D, mỗi ngày bà chỉ được đem về trại một ít nước lạnh để dùng trong ngày, nhưng cũng chưa khổ bằng những ngày ở Long Thành. Bà kể: “Sau một ngày bón phân cho các cây táo, người hôi hám và dính phân heo, chỉ được đem về một ít nước để làm vệ sinh. Đã thế, chúng còn cấm không cho bịt mũi trong khi làm việc!”

Năm 1990 bà định cư theo diện HO2, được con bảo lãnh nên qua Mỹ không được hưởng trợ cấp. Bà là phó chủ tịch Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị, phụ tá cho ông Nguyễn Hậu là chủ tịch thời bấy giờ. Công việc của bà là làm giấy tờ bảo lãnh cho các cựu quân nhân QLVNCH không có thân nhân bảo lãnh.

(Ngưng trích)

Hội HO, được thành lập từ năm 1992, nhiều sáng lập viên đã ra đi. Đại nhạc hội Cám Ơn Anh đã qua 10 lần tổ chức đại nhạc hội từ Nam lên Bắc Ca Li, được sự cộng tác vô vị lợi của mọi thành phần, từ truyền thông đến văn nghệ sĩ, các hội đoàn quân đội, sinh viên học sinh, hướng đạo sinh và nhất là sự nhiệt tình yểm trợ công sức và tiền bạc của đồng hương hải ngoại thì đủ biết uy tín của vị hội trưởng đã đem đến sự thành công cho Hội.

Tôi tin tưởng không chỉ những người từng được trực tiếp gặp gỡ hay làm việc bên chị, mà còn không biết bao người ở quê hương và nhiều nơi xa xôi, khi biết Mừng Sinh Nhật 90 Bà Chị Cả Hạnh Nhơn, kính chúc chị

*

blank
Các bà nội trợ, một bà lo cho 30 người.

Một hình ảnh đẹp khác là phái đoàn Houston TX với tấm chi phiếu “pay to”: ĐNH Cám Ơn Anh Kỳ 10 là: $248,266.57.

Trước ngày diễn ra ĐNH/CƠA kỳ 10 tại Little Saigon thì đồng hương Houston TX đã tổ chức gây quỹ yểm trợ TPB và đã thu được kết quả đáng ngạc nhiên.

Đây là lần đầu tiên một hội địa phương tổ chức gây quỹ giúp TPB đã đạt được con số quá đẹp. Điều đẹp hơn nữa là địa phương đã không trực tiếp điều hành ngân khoản này mà phái đoàn Houston đã về tham dự và trao cho Hội HO tấm chi phiếu trên trong ngày đại hội. Một nghĩa cử, một tình đoàn kết, một tấm lòng tin tưởng của Cộng Đồng (CĐ) Houston vào Hội HO.

Không chỉ CĐ Houston mà còn CĐ New England cũng mang về một chi phiếu $39,145. Một khán giả là luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu Chủ Tịch CĐ Nam CA đã lên sân khấu xin phép CĐ New England được đóng góp thêm “một chút” cho tròn con số $40,000.

Hai hình ảnh đẹp về tình đoàn kết của CĐ Houston TX, CĐ New England với Hội HO để cùng nhau nhớ ơn TPB, hy vọng các CĐ khác cũng sẽ tiếp tay với Hội HO như Houston và New England, nhiều cộng đồng chụm lại cho anh em TPB được chút an ủi.

Thực ra đồng hương ở khắp các tiểu bang khi theo dõi trực tiếp truyền hình ngày đại hội đã gọi đến đóng góp rất nhiều đã thu được con số hàng triệu, nhưng rất tiếc vì hệ thống liên lạc bị trục trặc kỹ thuật trong mấy giờ đầu nên các thiện nguyên viên trực điện thoại đã không trả lời được các ân nhân từ xa gọi đến, đó là lý do kỳ 10 mới chỉ nhận được 6 trăm ngàn trong ngày đại hội. Nhưng không sao, các ân nhân đã có tấm lòng thì sẽ tiếp tục gửi về sau, đã thương TPB thì thương cho trọn, vì chẳng còn bao lâu nữa...!

Ngay tại nơi diễn ra ĐNH, có những lều để khán giả đến đóng góp tại chỗ, tôi thấy hai cựu SVSQ Võ Bị mang một phong bì lớn màu vàng đựng các chi phiếu yểm trợ với con số tổng cộng là $32 ngàn, tôi nhớ trong kỳ 9, Tổng Hội VB cũng đã đóng góp được $35 ngàn. Tôi thoáng nghe anh thủ quỹ phân trần:

- Một hội quân trường, một hội quân đội mà chỉ yểm trợ được có bi nhiêu cho đồng đội bị thương tật đang sống vật vờ ở “chiến trường xưa” kể ra cũng... mới chỉ là “của ít lòng nhiều”.

Thấy anh bạn cựu SVSQ trẻ tuổi đẹp trai, mà lại có tấm lòng và lời lẽ khiêm nhường, tôi chợt nghĩ đến các hội đoàn quân trường, quân binh chủng khác nếu cũng cứ “của ít lòng nhiểu” như vậy thì lòng, dạ (dày) đồng đội cũ, thuộc cấp xưa, nay đang vật vờ ở “thiên đường XHCN” cũng không đến nỗi “ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch”.

Tôi hỏi anh SVSQ:

- Xin anh cho biết anh đã kêu gọi như thế nào để có con số “khiêm nhường” này?


- Truyền thông là quan trọng, Tổng Hội chúng tôi kêu gọi đồng môn yểm trợ liên tục, lập danh sách và thông báo thường xuyên lên diễn đàn cho các cựu SVSQ theo dõi và nhắc nhau. Tổng Hội kêu gọi chưa đủ, để hữu hiệu hơn, thà “kêu lầm còn hơn bỏ sót” nên khóa kêu gọi các bạn đồng khóa, khóa kêu gọi thêm con cháu. Chúng ta già rồi sức yểm trợ có hạn nên cần con cháu triếp sức, đây là thế hệ thành công về tài chánh, kêu gọi các cháu yểm trợ cho Thương Phế Binh, “nhất cử lưỡng tiện”, cho các cháu biết TPB là ai, cho các cháu biết câu châm ngôn tiếng Việt hay nhất: “ăn quả nhớ người trồng cây”.

*

blank
Với các thiện nguyện viên người Mỹ.

Mỗi lần tổ chức Đại Nhạc Hội như vậy thì phải cần đến khoảng 300 thiện nguyện viên (TNV), họ làm việc liên tục trước, trong, sau ngày ĐNH nên cần có ly cafe, cái bánh bao, tô bún v.v.. để lấy sức làm tiếp. Nếu o-đơ thực phẩm ở các nhà hàng thì đắt, sẽ ảnh hưởng đến “gói quà cho Anh” nên một thành phần thiện nguyện khác, đa số là các chị, đứng ra gánh, vác, kéo, cõng, đội nhiệm vụ cung cấp thực phẩm free cho các thiện nguyện viên.

Chỉ khoảng 10 người thôi, tính toán chi tiêu cả tháng, cả tuần trước, họ chính là các bà nội... trợ tuyệt vời, trung bình một người lo cho 30 người, mệt bở hơi tai nhưng các chị vẫn cười khi “thực khách” xin thêm tí nữa vì đồ ăn ngon quá.

Trong số các thực khách xin thêm tí nữa ấy có 7 chàng, tạm gọi là “thất hiền” nhưng ăn thì... “dữ” nên khen các chị là đúng rồi:

-Dù cho thực phẩm không ngon nhưng thấy các chị cười là ngon rồi.

- Có đúng thế không cặp HQ Long-Lee và quý chị tình nguyện nuôi Thiện nguyện viên?

Ngoài gian hàng thực phẩm do cặp Long-Lee chịu trách nhiệm với TNV thì còn một gian hàng nữa do bà “Thiên Nga” và các chị trong gia đình nhà Cọp Biển phụ trách để tiếp nước cho anh chị em văn nghệ sĩ.

Mỗi lần tổ chức Đại Nhạc Hội là có quá nhiều công tác cần sự hợp tác của các hội đoàn và cá nhân, có những việc nổi trình chiếu trên TV thì ai cũng thấy cũng biết, còn những việc rất quan trọng thì chìm trong im lặng nhưng thiếu thành phần này là không có ĐNH.

Thấy một chàng “người Mỹ gốc Việt” KQ NP Tiến mang kính đen đang điều khiển mấy chàng gốc Mỹ làm những công việc chuyên môn nặng nhọc nhất mà kỳ ĐNH nào tôi cũng thấy họ làm, tôi nghĩ là do ban tổ chức thuê mướn nên tôi đến hỏi thăm:

- Những người Mỹ đang dựng lều kia do các anh thuê phải không?

- Không, ĐNH nào cũng vậy, chúng ta chỉ thuê mướn sân khấu, âm thanh, lều, hàng rào, phòng vệ sinh v.v... công việc thuê mướn này rất khó khăn và vất vả, phải thông thạo đường đi nứoc bước mới lo được, anh QC Cang chịu trách nhiệm và anh Cang lo phần kỹ thuật, trách nhiệm mọi việc cần thiết từ nhỏ đến lớn để hoàn thành buổi ĐNH.

Còn mấy người bạn Mỹ này không phải do ban tổ chức thuê, mà là 4 người bạn “đặc biệt” của tôi, họ cũng là các thiện nguyện viên cả đấy. Quá khứ của họ là “tung hoành ngang dọc” khắp nơi, có người đã từng tham chiến ở VN, nay họ là tín đồ của một giáo hội Tin Lành... ở Pomona. Tôi không được phép nói nhiều về quá khứ của họ và tên giáo hội, vì chủ trương của giáo hội là truyền bá Phúc Âm bằng cách làm việc thiện nguyện thầm lặng.... (suy nghĩ một lúc anh Tiến nói tiếp):

- Tôi và anh Cang có may mắn được quen biết... và từ đó mỗi khi tổ chức Đại Nhạc Hội, chúng tôi được giáo hội... giúp cho từ 5 đến 15 người, tùy theo nhu cầu. Các anh em này giup chúng tôi làm tất cả các công việc nặng nhọc và chuyên môn từ ngày đầu, thường là Thứ Sáu, Thứ Bẩy như đóng cọc hàng rào quanh các bãi cỏ, dựng các lều lớn nhỏ, phụ dựng sân khấu và khi Đại Nhạc Hội kết thức tối Chúa Nhật thì Thứ Hai thu hồi tất cả vật dụng lều chõng hoàn trả... nhưng Chủ Nhật, ngày diễn ra ĐNH thì họ không có mặt, vì họ dành giờ cầu nguyện Chúa ở nhà thờ...

- Suốt 3 ngày từ 6:00am cho đến 8:00 pm, họ vui vẻ làm việc hăng say không một than phiền vì trong thâm tâm của họ là được may mắn phục vụ như lời Chúa dạy dù họ không biết ai là người tổ chức và ai sẽ hưởng những kết quả thu được trong việc làm của ĐNH Cám Ơn Anh...

- Trước đây họ “chọc trời khuấy nước”, nay thì hiền lành lễ phép và sẽ không nhận bất cứ một thù lao nào ngọai trừ ly cafe hay khúc bánh mì trong lúc nghỉ giải lao. Để chứng minh tôi sẽ gọi họ đến để anh tiếp xúc xem sao nhá.

KQ PN Tiến đưa tay ngoắc: “Hey my friends, break time”.

Họ lừng lững như những “king-kong” đi đến bên anh Tiến, anh Tiến giới thiệu tôi là một cựu sĩ TQLC/VN, thật bất ngờ, một trong 4 anh đứng nghiêm chào tôi theo lối nhà binh và cho biết anh đã từng chiến đấu ở Bồng Sơn, Tam Quan VN năm 1967. Năm 1967, TĐ2/TQLC đã từng phối hợp hành quân với quân đội Đồng Minh Mỹ ở vùng Bồng Sơn, Tam Quan, thung lũng An Lão, nay chúng tôi bắt tay nhau như đồng đội sau gần 50 năm gặp lại. Tôi mời các anh điếu thuốc, họ nhất loạt:

- “No, Thank”.

Tôi nói nhỏ với người “đồng đội xưa” là có người muốn tặng các anh chút “cash” để uống cafe, anh ta vội lắc đầu:

- “No, Thank”.

Nhìn cánh tay anh to như bắp vế của tôi với hình xâm chi chít, tôi co cánh tay và gồng con chuột nhắt lên rồi thách anh ta kéo tay:

- “Do you want armwestling with me”?

- “No, thank”.

Nói xong anh ta cười một cách thoải mái, nụ cười của những võ sĩ bị trẻ chăn trâu thách đấu. Tôi ngỏ ý muốn chụp với các anh một tấm hình làm kỷ niệm thì các anh cười, tôi mời mấy chị Thiện nguyên viên đến chụp với họ cho Mỹ-Việt đề huề, vì cùng là thiện nguyện viên, có khác chăng là chúng ta, những người Mỹ gốc Việt góp một bàn tay để cám ơn các anh Thương Phế Binh, còn họ, người Mỹ-Mễ gốc Mỹ chỉ làm thiện nguyện mà không cần biết ai là người tổ chức, không cần biết ai là những người được hưởng kết quả của ĐNH, họ làm thiện nguyện theo lời giáo hội dạy, làm thiện nguyện vì tình người mà không phân biệt chủng tộc, màu da.

Tấm hình dưới đây không có trên TV trong ngày Đại Nhạc Hội, không có trên youtube, không có trong bất cứ web site nào nhưng đây là một tấm hình đẹp, đẹp người và đẹp nết: “Người Việt trên đất Mỹ” và người Mỹ trong cộng đồng Việt.

Khi quý vị đọc bài viết này thì Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10 đã xong, những ân nhân nào gọi đến yểm trợ trong ngày ĐNH mà không được thì xin tiếp tục gửi về.. Quý ân nhân nào còn nghĩ đến thân phận những người anh em chúng ta đã vì dân mà chiến đấu, vì đồng bào mà hy sinh thì xin mở rộng tấm lòng...

Tất cả chi phiếu xin ghi:
ĐNH Cám Ơn Anh Kỳ 10
Gửi về: Hội HO Cứu Trợ TPB.
PO.BOX 25554 Santa Ana CA 92799

Captovan

Ý kiến bạn đọc
21/08/201619:10:17
Khách
Chớ làm từ thiện thay cho ngụy quyền Cộng sản Hà nội ở Việt nam. Hãy dành tiền đó giúp cho thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang bị bọn ngụy quyền bạc đãi .

Người dân trong nước phải đòi lại quyền làm chủ đất nước mà bè lũ bọn ngụy quyền đã cướp đoạt từ năm 1945, và ở dịt lại cho đến ngày nay .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến