Hôm nay,  

Chuyện Tình Về Người Lính Gốc Việt

04/07/201600:00:00(Xem: 15341)

Tác giả: Huyền Thoại Thịnh Hương
Bài số 3860-18-30560-vb2070416

July 4, Quốc khánh Hoa Kỳ, mời đọc một chuyện tình về người lính Mỹ gốc Việt mặc quân phục ngụy trang màu cát, bài mới của Huyền Thoại Thịnh Hương. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo.

* * *

I.

“Vô sự?”

Tâm nhướng mắt hỏi bạn, khuôn mặt hí hửng chờ để òa cười ngay khi Hạnh gật đầu xác nhận. Họ đang nói về Thuần, “xếp" của họ từ Washington D.C xuống công tác.

 Hạnh, Tâm và Thuần cùng làm cho Adworld, một công ty quảng cáo nổi tiếng của Mỹ. Hai cô ở Houston, Thuần giữ chúc vụ quản đốc ở D.C. Mỗi năm công ty mở một khóa tu nghiệp hai tuần lễ tại những thành phố khác nhau.

Thuần và Hạnh gặp nhau lần đầu tại San Francisco, năm chỉ có nàng và Thuần là người Châu Á trong kỳ hội thảo. Cả hai đều ở lứa tuổi “chín mùi". Thuần chưa có gia đình, dù đã qua vài lần sống chung “thử lửa". Mỗi cuộc thử lửa kéo dài vài ba năm rồi chia tay, không phiền hà, không ràng buộc.

Hạnh đã qua một cuộc hôn nhân hai năm rồi ly dị. Vụ án không phức tạp vì hai bên đều chẳng luyến tiếc mối tình họ mang đập vỡ trước tòa án. Họ không tranh chấp tài sản, nợ nần.

Sau hai tuần ở San Francisco, Hạnh và Thuần tiếp tục liên lạc qua email. Hạnh rất thích bản tính khiêm nhường của Thuần. Anh không nói nhiều về mình, về những thành công của mình. Thuần thích chơi nhiều môn thể thao, nhất là skating và surfing. Dạo đi hội thảo ở Honolulu, Thuần đi trượt nước hầu như mỗi ngày. Hạnh không thích trượt nên nằm tắm nắng chờ Thuần.

Mỗi kỳ đi tu nghiệp họ đều ngụ tại cùng một khách sạn và luôn đi đôi như một cặp tình nhân. Nhưng chưa một lần môi tìm môi. Nhiều khi Hạnh cũng thấy rung động trong những lúc đụng chạm, nhưng Thuần cứ như... chẳng biết gì. Hạnh kể cho Tâm nghe, cô nàng phán ngay một câu để đời: “Mày thế này mà hắn chê thì hoặc hắn “gay" hay là “liệt sĩ”. Nghe bạn nói Hạnh cười ngất, vì cả hai ước đoán của Tâm đều khó kiểm chứng. Hạnh không nghĩ như Tâm.

Trước khi làm cho Adworld, Thuần đã gia nhập quân đội, đã tham gia chiến tranh vùng Vịnh, được giải ngũ cách đây năm năm trả về tình trạng trừ bị. Đôi khi Thuần kể cho Hạnh nghe về những ngày tháng lênh đênh trên hạm đội và những trận đụng độ trong giai đoạn Gulf War I trước đây. Thuần nói một cách say mê về cuộc sống quân ngũ của mình. Nhưng anh lính can trường đó lại chết nhát không dám tỏ tình với Hạnh. Chàng luôn cầm chừng chứ không có cái hăng say bạo dạn của chàng sĩ quan từng vào sinh ra tử. Hạnh thầm nghĩ nếu anh bạo dạn hơn, lẳng lơ hơn một chút thì có lẽ những ngày họ bên nhau sẽ thú vị hơn nhiều.

Hạnh nhớ một chiều mùa hè cùng công tác tại Dallas. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, Hạnh rủ Thuần ra hồ bơi trước bữa cơm chiều. Hôm đó Hạnh mặc bộ bikini kiểu mới mầu vàng sậm, rất hợp với làn da nâu hồng của mình. Hạnh biết mình hấp dẫn vì có những cặp mắt ngưỡng mộ kín đáo theo sau từng bước chân, từng cử động của nàng. Nàng đọc được tia nhìn của Thuần, nhưng cái thèm muốn đó lặng lẽ, hiền lành như cái nhìn của người chồng với cô vợ đã quen thuộc của mình. Hạnh không thấy trong mắt chàng tia lửa hừng hực đốt cháy hay niềm đam mê bốc khói. Có một lúc Thuần ghé tai nàng nói nhỏ khi hai người đang trầm mình dưới nước, “Mai anh mua cho em áo tắm một mảnh của các cụ.” Hạnh nhìn anh tình tứ; “Vậy ai là cụ ông?”

Thuần không trả lời, chỉ hôn phớt lên má nàng.

Tối đó, sau khi ăn cơm. Thuần đề nghị về phòng chàng xem một cuốn phim trinh thám. Tới đoạn tên giết người sắp sửa ra tay, Hạnh kêu lên kinh hãi rồi ôm chầm lấy Thuần. Thuần xiết chặt Hạnh trong tay nhưng lại sẵn sàng buông nàng ra khi khúc phim hồi hộp chấm dứt, tuy nàng nghe tiếng tim đập rối loạn trong lồng ngực Thuần, và hơi thở chàng gấp rút.

Hai người tiếp tục coi hết cuốn phim, đầu Hạnh trên vai chàng, tay chàng quanh vai nàng. Nhưng chỉ có thế. Hạnh bứt rứt, nàng muốn Thuần bạo dạn chiếm đoạt. Nàng muốn chàng bước những bước đầu tiên. Mấy lần Tâm nửa đùa nửa thật bảo Hạnh, “Tao sợ mày phải xung phong thì địch mới dàn trận. Phá rào đi em, ấm ớ hoài, sốt cả ruột.” Hạnh phì cười vì cái ngổ ngáo của Tâm, nhưng trong thâm tâm nàng ước gì nàng có thể nghe lời bạn. Hạnh đã từng có gia đình, đã trải qua những tuyệt vời ân ái, nhưng nàng vẫn không muốn làm người đi chinh phục. Nàng muốn được chinh phục.

Cuốn phim kết thúc. Thuần xoa vai Hạnh, thầm thì:

- Anh đưa Hạnh về. Ngày mai em phải làm thuyết trình sớm.

Tối đó Hạnh trăn trở mãi đến sáng mới thiếp ngủ. Nàng không thể hiểu vì sao Thuần lại quá đứng đắn? Hay là hai tiếng “liệt sĩ” mà Tâm hay bỡn cợt lại là sự thật không may? Hạnh thở dài, giấc ngủ không đến dễ dàng như nàng nghĩ.

II.

Lần này họ gặp nhau tại New Orleans. Đây là lần đầu tiên nàng đến New Orleans và thành phố đối với nàng có nhiều mới lạ. Hạnh thích thú ngắm nhìn những cây cổ thụ với những chùm lứơi trắng vắt vẻo giữa lớp lá xanh, trông giống những màng nhện ma quỉ trong ngày Holloween. Ngoài thời gian trong hội trường Thuần và nàng cùng nhau khám phá những nét đặc trưng của New Orleans. Họ đến căn nhà của nữ sĩ Anne Rice để nhìn những đầu người quái dị gắn trên cọc sắt của cái hàng rào đen ngòm quanh biệt thự. Có lần họ thấy bà đứng trong khung cửa sổ trên lầu vẫy tay chào du khách hiếu kỳ. Họ cùng nhau đến khu nghĩa điạ cổ xây từ thời người Pháp ở đây để ngắm nghía các môi mộ cổ to lớn mà nàng thỉnh thoảng thấy trong vài bộ phim. Họ dẫn nhau sang bên kia sông Mississippi vào một khu phố nhỏ nơi sản xuất những kỷ vật đặc trưng của địa phương như voodoo dolls, magnets. Thú vị nhất là nơi người ta chế tạo và dàn dựng các xe hoa và hình nộm cho những buổi diễn hành Mardi Grass hằng năm.

Quán Café du Monde bên giòng Mississippi lặng lờ là nơi hai người thả bộ mỗi sáng để uống café và ăn beigné rắc bột trắng xóa. Buổi chiều họ đắt nhau lang thang vào đường Bourbon trong khu French Quarter nhỏ hẹp nhưng đông đúc và tràn ngập những điêụ nhạc Jazz khắc khỏai từ những quán rươụ, ngày lẫn đêm. Hôm đầu tiên vào khu phố này Hạnh rất ngại ngùng khi thấy thiên hạ ăn mặc và hóa trang quái dị. Nhưng biên bản cảnh sát cho biết có rất ít chuyện không hay xảy ra trong khu vực tám con đường ngang dọc của khu ăn chơi nổi tiếng này. Người ta uống rượu say túy lúy nhưng Hạnh chưa chứng kiến một đám đánh lộn nào suốt thời gian vài tuần ở đây. Đôi lúc cao hứng, Hạnh và Thuần dắt nhau sang khu bói toán kế bên hông ngôi nhà thờ lớn mầu trắng. Hạnh cười ngặt nghẽo với những lời tiên đoán huề vốn của đám thầy bói giang hồ, tính mỗi quẻ năm hay mười Mỹ kim.

Hạnh thích khu Versailles nơi một cộng đồng nhỏ người Việt sinh sống. Chợ búa và quán xá ở đây thưa thớt, thua xa khu Bel Air của Houston hay Little Saigon ở Quận Cam. Cũng có một khu buôn bán khác của người Việt và người Tầu bên West Bank. Một hôm đi kiếm nhà hàng Tân Định, Hạnh và Thuần lạc vào khu da đen nghèo nàn, nhà cửa xập xệ, hoang tàn. Đàn ông thì tụm năm tụm bảy tại mấy ngã tư, khoe những hình xâm quái dị trên mình. Đàn bà con gái thỗn thện một mảnh áo ngắn cũn cỡn, son phấn lòe loẹt, đứng la hét om xòm như sắp đánh lộn. Hai người hoảng kinh, gặp đèn đỏ mà thấy an toàn là phóng xe chạy luôn. Thà chịu "cọp" phạt chứ không muốn bị dí súng vào đầu.

Và rồi một chiều mưa...

Hôm đó Thuần đi đánh golf. Hạnh giết thì giờ chờ đợi nên phiêu lưu qua bên kia cây cầu Causeway vắt ngang hồ Ponchartrain vì nghe nói bên đó là khu dân cư khá giả. Trước lúc đi Hạnh không có một khái niệm cầu Causeway dài bao nhiêu. Với tốc độ 50 miles/giờ, nửa giờ sau Hạnh mới qua khỏi cầu. Mới qua khỏi cầu thì trời thình lình đổ mưa, sấm chớp nổi lên ầm ầm. Khí hậu New Orleans rất bất thường. Mưa đó rồi ?tạnh đó. Một người bạn Hạnh nói đùa, nắng mưa New Orleans giống như những cơn trở chứng của người đàn bà trong giai đoạn tắt kinh!

Mưa tầm tã như trút hàng tấn nước trên kính xe làm Hạnh không thấy rõ phía trước. Nàng mở đèn emergency rồi tìm chỗ an toàn trú mưa. Thuần từng dặn nàng không nên đậu xe dưới tàn cây lớn để tránh sét. Hạnh cũng không muốn tấp vào lề đường vì sợ bị xe khác đụng trong cơn mưa mù mịt, tài xế không nhìn thấy.

Hạnh mừng rỡ đem xe vào một trạm xăng rồi gọi Thuần. Thuần bảo nàng chờ chàng sang đón. Nửa tiếng sau, một chiếc xe taxi quẹo vào cây xăng. Nhận ra Thuần nàng bấm còi báo hiệu rồi trườn mình sang ghế kế bên, nhường ghế tài xế cho chàng. Đầu tóc Thuần ướt mèm, Hạnh lấy giấy lau khô rồi vít đầu chàng lại gần, đặt lên môi chàng một chiếc hôn. Không chần chờ, Thuần choàng tay qua đan mười ngón tay vào suối tóc Hạnh, đáp trả một nụ hôn nồng nàn. Lần đầu tiên Hạnh thấy cái đam mê vũ bão của chàng.

Trên đường về, Hạnh đề nghị mua thức ăn về phòng. Hạnh thích ăn crawfish, một đặc sản của New Orleans. Sau khi mua năm pounds, ?Hạnh bảo, “ Ăn crawfish phải uống rượu. Anh thích rượu gì?”

Thuận không hay uống rượu. Anh trả lời:

- Em uống gì anh uống cái đó. Một chai rượu vang trắng chăng?

Hạnh mê ăn crawfih đến độ mỗi lần đến mùa, nàng đặt mua cả trăm pounds, vừa để gia đình ăn, vừa đem biếu làm quà. Cái ngọt của crawfish không thua gì thịt tôm hùm, cộng thêm gia vị cay đến tê lưỡi thì tuyệt vời. Tâm thường nói đuà, thế nào Hạnh cũng sẽ cưới một anh “danh ca" New Orleans để tha hồ “xực" crawfish, gumbo và cua lột.

Thuần uống rất ít. Anh thích thú nhìn Hạnh ăn crawfish một cách thành thạo. Trong khi chàng lúng túng tìm cách lôi con tôm ra khỏi vỏ thì nàng dùng hai ngón tay trái giữ chặt đầu tôm trong khi hai ngón tay phải bấm tanh tách vào đuôi nó rồi đưa nguyên con tôm đỏ au vào miệng nhai ngon ngành. Thuần chỉ mới ăn được chừng ba con thì nàng đã thanh toán cả chục. Hạnh vừa ăn vừa uống. Chai rượu Ý đắt tiền, vị ngọt và êm, nhưng cái say lén của nó đến lúc nào không hay. Má ửng hồng, mắt long lanh, Hạnh cười nói nhiều hơn. Hai phần ba chai rượu đã vơi. Thuần mới uống có một ly. Hạnh lảo đảo đứng dậy, giọng nhừa nhựa:

- Hạnh không ăn nữa đâu. Hôm nay crawfish làm Hạnh buồn ngủ.

Thuần mỉm cười. Trong lúc Hạnh dùng buồng tắm, anh dọn dẹp mớ vỏ tôm đá màu cát đem ra bỏ thùng rác công cộng.

Lúc trở vào, Thuần thấy quần áo nàng vất tứ tung trên sàn nhà, còn nàng thì đã chui vào chăn, mắt nhắm nghiền, mặt còn nguyên son phấn. Để mặc cho Hạnh ngủ, chàng thu dọn chén đĩa rồi ngồi xem TV. Một lúc lâu, chàng lại giường, đặt tay lên trán Hạnh thăm chừng nhiệt độ. Hạnh thở đều đặn, Chàng cúi xuống đặt lên môi nàng một nụ hôn âu yếm. Thuần lưỡng lự, không biết nên về phòng của mình, hay ở lại đây thăm chừng nàng. Cuối cùng, chàng lại sofa sửa soạn chỗ ngủ. Thân thể Hạnh dưới lớp chăn đầy gọi mời quyến rũ. Thuần rạo rực. Mãi gần hai giờ sáng chàng mới thiếp ngủ trong những ước mơ chập chờn.

Khoảng ba giờ sáng Hạnh thức giấc. Cổ họng khô khốc vì khát nước. Với tay bật ngọn đèn ngủ rồi ngồi dậy, nàng giật mình vì mình không mặc quần áo. Đưa mắt nhìn quanh thấy Thuần nằm trên sofa cạnh đống áo quần của nàng xếp gọn gàng. Hạnh dụi mắt, không biết chuyện gì đã xảy ra đêm qua. Nàng gọi nhỏ:

- Thuần, anh Thuần.

Thuần mở mắt, chưa kịp tỉnh ngủ. Nhưng vừa thấy tượng khỏa thân của Hạnh, anh bật dậy:

- Sao vậy em?

Hạnh ngập ngừng:

- Hồi đêm...anh... mình làm gì vậy?

Thuần buông mình trở xuống sofa, giọng giận dỗi:

- Em nghĩ anh làm gì?

Vẻ bất bình và tư cách thường ngày của Thuần làm Hạnh hiểu ngay là mình lầm. Nàng bật cười, chui vào trong chăn rồi ra lệnh:

- Lấy cho em ly nước lạnh.

Thuần ngồi dậy ra tủ lấy nước. Uống xong, nàng đưa ly cho Thuần rồi ban thêm lệnh mới:

- Vào đây nằm với em.

Thuần vói tay tắt đèn, nói “Tuân lệnh"

Hạnh cười thành tiếng vì trò chơi “mệnh lệnh quân sự”. Và tiếng cười của cấp chỉ huy lịm ngọt trong bóng mờ.

Trở về nhiệm sở sau hai tuần tu nghiệp đầy ái ân, Hạnh không trả lời câu hỏi “Vô Sự?” của Tâm nữa. Thuần không còn là nhân vật nàng đem ra đùa dỡn với bạn. Hạnh muốn kể cho Tâm nghe là nàng đã hỏi Thuần, và câu hỏi đã khiến anh tư lự một phút rồi mới bảo nàng: “Thường thường thì anh cũng “xăng đá” lắm, nhưng với em anh lại rụt rè. Anh nghĩ đó là sự kính trọng, một dạng khác của tình yêu". Tâm là bạn chí thân của Hạnh, nhưng nàng không kể được câu chuyện với bạn. Chuyện quá riêng tư.

Nàng và Thuần tìm mọi cách đến với nhau mỗi cuối tuần. Kẻ từ Houston đi D.C. và ngược lại. Nhưng những chuyến bay đưa thoi không đủ để đáp ứng nổi những mong chờ thúc bách của hai người nữa.

III.

Họ thành hôn.

Nửa tháng sau hôn lễ, Thuần được lệnh tái ngũ. Hạnh kinh hoàng với những viễn ảnh đen tối nàng tưởng chỉ có trong thế hệ của mẹ nàng với cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây.

Sau khi đưa Thuần lên đường, Hạnh trở về để mỗi tối lo sợ theo dõi TV tường thuật những diễn biến hằng giờ của cuộc giết chóc trên sa mạc thăm thẳm xa.

Rồi nàng nhận và đọc những lá thư của người chinh phu. “Anh hiểu là em đang lo sợ cho anh, và anh tiếc anh đã đính chính huyền thoại “liệt sĩ” của mình quá chậm. Anh ước anh “tỉnh ngộ” sớm hơn một năm, hay chiến tranh gọi anh trễ hơn một năm. Hạnh ơi, mỗi năm là bao nhiêu ngày và đêm, và bao nhiêu lần anh nhận lệnh nhà binh của em?”

Hạnh cười một mình. Nàng không còn bao giờ nói chuyện “liệt sĩ” với Tâm nữa. Hai chữ đó là của riêng nàng và Thuần. Chiến tranh có buồn, chờ người chinh phu có khắc khoải, nhưng Hạnh đang khám phá cái thú buồn thương của người chinh phụ.

Hạnh có thể tiếp tục buồn và chờ như vậy cho đến khi cuộc chiến chấm dứt để trả Thuần về cho nàng, nếu đừng có hai người lính đến gõ cửa, chào kính đúng lễ nghi quân cách và thông báo Thuần không bao giờ tvề nữa.

Thuần không bao giờ còn về để tuân lệnh kiểu nhà binh khi nàng bảo anh, “Vào đây nằm với em". Hạnh hiểu rằng giờ đây nàng đã già bằng chị của Tâm để không bao giờ nói đùa về “liệt sĩ”, không còn ăn crawfish để tránh nhớ đến hình ảnh người lính mặc quân phục ngụy trang mầu cát yêu nàng đến mức rụt rè.

Huyền Thọai Thịnh Hương

Ý kiến bạn đọc
08/07/201619:23:26
Khách
Dúng là câu chuyện tình dễ thương, như những chuyện tình lãng mạn khác của Thịnh Hương. Nhưng cũng thật là tội nghiệp vì đoạn kết khá đau lòng. Nhưng đó mới đúng tình yêu của lính...Người ta nói "Tình yeu của lính nồng cháy nhưng không bền" là vậy! Cám ơn TH cho đọc bài viết thật ngọt ngào lẫn đắng cay.
Chờ đọc bài khác đó!
Phương Hoa
08/07/201612:54:41
Khách
Tôi cũng đồng ý cái tựa đề không ổn
08/07/201605:38:33
Khách
Người lính này sinh ra ở Mỹ ?. Nếu anh sinh ra ở Mỹ, gốc của anh là người Việt, anh có quốc tịch Mỹ, đi lính cho đất nước Mỹ nên gọi anh là người lính Mỹ gốc Việt chính xác và rõ ràng hơn là người lính gốc Việt.
Còn tác giả muốn nói đến anh sinh ra ở Việt Nam thì là người Việt nam còn dùng chi chữ gốc.
06/07/201604:34:05
Khách
Cám ơn DThij và Sao Nam đã đọc và cho những lời bình đầy khích lệ. Thịnh Hương rất trân quí . Chúc hai bạn một mùa hè tuyệt diệu.

Thịnh Hương
04/07/201615:44:47
Khách
Câu chuyện thật hay nhưng đọc xong thấy tác giả ác quá chỉ cho độc giả hưởng có một nửa hương vị của tình yêu thôi! Ôi tức ơi là tức! Chuyện sau tác giả viết cho có hậu một chút nhé để người đọc đỡ tức! Chúc tác giả khỏe.Mến
04/07/201611:55:32
Khách
Bà chị ơi,
Huyền thoại về tình yêu của chị lúc nào cũng ngào ngạt hương đời.
Tình theo kiểu "Thịnh Hương", lãng mạng ngầm, chính mùi như mít rụng, đọc hết bài mà vị ngọt tình yêu vẫn còn nguyên xi.
Đàn bà thời loạn, đông tây đều như nhau, khó tránh kiếp góa bụa.
Em chờ bài khác của chị đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến