Hôm nay,  

Chị Sui Thăm Viếng

03/07/201600:00:00(Xem: 13567)

Tác Giả: Y Châu
Bài số 3858-15-313538-vb8070316

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.

* * *

blank
Chị sui (gia) của chúng tôi vừa một mình đến thăm Folrida và bị phạt sau khi ăn phải ra đường "joking", tiện thể nhìn ngắm những quày dừa trĩu quả, những chùm xoài đung đưa trước gió,... từ biển Tây mát rượi thổi vào.

*

Chưa hết xuân mà đà vào hạ, Miami, phượng hồng khoe sắc dưới ánh nắng chói chang, phượng vàng, phượng tím khiêm nhường dưới ánh chiều tà.

17 năm trước, lúc đó hai đứa con gái vào tuổi "teen", thường than phiền: nhà mình ít người, buồn quá; ít ra cũng như nhà của Kelin, Hữu Hạnh thiệt là đông vui. Chúng tôi giải thích là, khi cây có nhiều trái thường thì chất dinh dưỡng bị chia ra trái sẽ bị èo uột, nên nhà nông phải chiết bỏ bớt, để có những trái to lớn, hương vị thơm tho hơn. Con người cũng không khác gì, gia đình có đông con, cha mẹ đâu thể chăm sóc con cái tốt được.

Nói với các con như thế, nhưng lời lẽ của chúng cũng có phần đúng. Việt Nam năm 1975, dân số 47,6 triệu người (Theo Yahoo); hơn 40 năm dân số Việt Nam trên 90 triệu người, (không kể gần 4 triệu người sinh sống ở hải ngoại) đất hẹp người đông! Ở xứ lạ quê người, khi con cái lớn, nó sẽ lập gia đình, có cuộc sống riêng. Cha mẹ già thui thủi một mình,... Nên tôi "họp khẩn", đưa ra đề nghị: chìu theo ý kiến của hai con, ba mẹ sẽ sinh thêm một đứa nữa cho vui cửa vui nhà. Đứa con gái lớn ngạc nhiên:

- Bộ xin con nuôi hả ba, con Mỹ hay con Việt Nam?

- Con của ba mẹ, em ruột của các con, nó lại thắc mắc:

- Ba đã "kế hoạch hóa" rồi mà!

- Hai con chỉ cách nhau một tuổi, đứa tuổi dậu đứa tuổi tuất; lúc đó ba mẹ quá nghèo nên người ta nói nầy nói nọ, nên ba gạt họ, chớ đâu có "kế hoạch" gì đâu. Đứa con gái khen:

- Ba tài thiệt, gạt cả mọi người!

Nhưng ba có cái "hợp đồng" nội dung như sau:

Các con phải giúp ba mẹ chăm sóc cho em của các con, nhất là khi em con tốt nghiệp trung học (High School) bước vào Cao Đẳng, Đại Học. Ba mẹ lúc đó đã già yếu, hơn nữa tiếng Anh chỉ ở trình độ "ESL".

Mọi người đã đồng ý nội dung bản "hợp đồng".

17 năm sau.

Tháng 6, nàng Út tốt nghiệp trung học, cũng là ngày hợp đồng tiếp tục có giá trị thi hành.

Hai cô chị tức tốc bay về Miami, FLorida.

Cô ở Houston, Texas, sau khi đi làm về, ra phi trường bay thẳng về Miami Inter Airport, lúc 12 giờ đêm. Cô nhắc khéo:

- Mẹ ơi, con đói!

Bà mẹ từ sớm lui cui nấu nồi cháu gà, xé phay trộn gỏi xoài sống (xoài sống chua lét, hái từ cây xoài phái sau nhà) mà đứa con gái ưa thích. Sau khi ăn, con gái nịnh khéo:

- Tay nghề của mẹ ngày càng cao.

Phái đoàn của cô từ Los Angeles, California, phải dừng ở Chicago nên đến trễ. Chúng tôi đang làm mà bụng bồn chồn, không yên, ngóng tin cô con gái... Bỗng nhiên có một bà mở cửa bước vô, nói tiếng Việt - Anh lơ lớ, trên tay cầm một tờ giấy có ghi địa chỉ của ông YC, nhờ chỉ dùm. Nhà tôi thấy lạ, bước tới xem, bất ngờ la lớn:

- Chị sui, chị đi đâu đây, một mình ên?

Tức thì một phái đoàn của con gái, chạy ù vào, đông đủ. Tôi chạy tới bồng đứa cháu ngoại, 3 tuổi. Con bé, trắng trẻo mềm mại, như lộc non trời ban... Được một lúc, cháu nhìn kỹ mặt ông ngoại không quen, khóc la. Tôi để nó xuống, quê thiệt!

Sau khi không khí chào mừng lắng xuống, chị sui phần trần giải thích:

- Đàn con cháu đi hết, buồn quá, giờ chót mới quyết định qua đây.

- Vậy là chị sui đi vé "vớt", đương nhiên là sẽ bị phạt. Để hưỡn tôi tính coi sẽ phạt gì, cho chị phải "tâm phục khẩu phục".

Khi viếng thăm miền Nam, tiểu bang Florida mọi người thường đến các địa điểm:

- Key West: nằm ở cực Nam của nước Mỹ, chỉ cách đảo quốc Cuba 90 miles. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử: có căn nhà kỷ niệm của nhà văn nổi tiếng Ernest Herminway, tác giả của "ngư ông và biển cả"; khách sạn điểm cực Nam của nước Mỹ,...

Đứa con tôi trong một lần viếng thăm Key West gặp người láng giềng, anh Ch. ra đó lập nghiệp. Anh gởi biếu tôi một thùng tôm hùm, do đặt lờ bắt được. Tôm hùm được chế biến thành những món ăn cao cấp, đắc tiền. Có lẽ do là dân nhà quê, miền Tây sông nước, nên tôi thích con tôm càng, tôm lóng kho tàu hơn.

- Everglades Airboat: đến vườn quốc gia, muốn đi thăm viếng phải lên thuyền bay, chạy lướt trên mặt nước để xem "alligator", cá sấu sống trong đầm lầy, thiên nhiên. Chúng ta cũng có thể xem cá sấu nuôi trong chuồng. Nếu gan dạ hơn thì thử thịt cá sấu lăn bột chiên, giống như món "chicken nuget" nổi tiếng của nhà hàng Mc Donalds.

- Tắm biển: để cho da sạm nắng, mặt mày đỏ lơ đỏ lửng.

Nhiều người bạn có hỏi về bãi biển "nude", tôi nghe nói có vài nơi, như ở Haulover Beach, South Beach,... dành cho người ta tắm nắng, để tăng thêm vitamin D.

Theo Heath+, những người thiếu vitamin D dễ bị:

Hen suyễn

Cao huyết áp

Viêm đại tràng

Cảm cúm

Tiểu đường loại 2

Sâu răng

Phiền muộn...

Theo lời khuyên của các chuyên gia, thì tắm nắng tốt nhất từ 7 đến 9 giờ sáng, thời gian không quá 15 phút. Ánh nắng chói chang của Miami giữa trưa hè sẽ làm cháy da và "cancer".

Người Việt Nam thì có thêm tiết mục viếng vườn trái cây, ở Homestead.

Riêng quí cụ từ 62 tuổi trở lên (Tân Mẹo, Nhâm Thìn, Quí Tỵ,...) khi đến viếng Florida, tuỳ theo sức khoẻ, bắt buộc phải ra bãi biển hay công viên để "joking" hay chạy bộ... giúp tăng thêm thể lực, để vui đùa cùng con cháu.

Mấy năm trước sư huynh Phan Văn, ở GA, cùng gia đình đi "cruises" ghé thăm chúng tôi. Huynh gốc KQ, cao hơn "6 feet". Theo thông lệ, tôi nói nhỏ, sáng nay mình đi chạy bộ. Huynh xin lỗi, không thể được, thấy cái vỏ tốt chớ trong ruột hư hết rồi! Anh kể:

- Khi ở trại (tù) Bình Điền, mỗi ngày phải vác cây rừng, mấy người bạn chung vai với anh bị vấp té, một mình anh phải gánh chịu, nhưng cái xương sống anh không chịu nổi... Mỗi khi trở trời, cái xương sống lại dở chứng hành hạ anh. Thường anh nằm ngủ dưới gạch, đở đau hơn trên nệm.

Tôi thèm có một anh sui để nhâm nhi, chén trà mà tưởng là chén rượu như thuở còn xuân xanh. Nhưng anh sui của tôi qua Mỹ đã lỡ thời lỡ vận, hết cày ngày rồi lại cày đêm, để nuôi vợ dại con thơ. Đùng một cái, bác sĩ cho biết anh mang bệnh "diabetes", nhưng khổ nỗi là anh không thể ăn kiêng. Bệnh trở ác hành xác và anh đã ra đi sớm!

Chị sui bận rộn suốt ngày lo chăm sóc cháu con, không có chúng thì trống vắng, buồn thiu. Khi nó đi đây đó, thông thường thì giờ chót mới quyết định đi "ké", qua Miami thì "bị phạt".

Sau khi tham khảo ý kiến của nhiều sư huynh, sư tỷ chị sui bị phạt như sau:

Sau khi ăn phải ra đường "joking"? Tiện thể nhìn ngắm những quày dừa trĩu quả, những chùm xoài đung đưa trước gió,... từ biển Tây mát rượi thổi vào. Nhà tôi, chị sui gái theo sau hộ tống, còn anh sui thì chạy mở đường.

Sau bữa ăn chiều, anh sui mang giày ra đường làm tiền sát viên, chạy trước; một lúc sau quay đầu lại không thấy ai, anh sui trở về nhà xem sao. Hai bà sui đồng thanh:

- Đi ra ngoài phải sửa soạn cho tươm tất chứ, ông làm cái gì cũng nhanh lẹ, giống như lính trận!

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
13/07/201619:22:31
Khách
bài viết tùm lum, tùm la chẳng đâu ra đâu hết. Nói như dân ở VN, "hiểu chết liền"
04/07/201620:53:21
Khách
Bài viết lung tung, nhiều chỗ khó hiểu và sai sót. Thí dụ: "Jogging" thì lại viết là "Joking"; "Cruise" chứ không phải là "Cruises" vì chỉ có đi một chuyến, số ít chứ không phải số nhiều. Tựa bài là "Chị Sui Thăm Viếng" thì lại kể chuyện thiếu vitamin D; chuyện có người cho tôm hùm mà tác giả lại thích ăn tôm càng, tôm lóng... Nếu tác giả muốn, ông có thể viết các đề tài đó trong các bài khác, chứ tại sao lại gom chung vô một bài...
04/07/201603:40:56
Khách
Chạy bộ là "jogging" không phải "joking" (nói giởn)
04/07/201603:32:36
Khách
Chay bo la "jogging" chu khong phai "joking" (noi dua)
03/07/201613:11:15
Khách
Không hiểu ý tác giả muốn viết gì!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến