Hôm nay,  

Cô Cô

25/06/201600:00:00(Xem: 15677)
Tác giả: Cao Đắc Vinh
Bài số 3853-17-30353-vb7062516

Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Với 6 bài viết trong năm, Cao Đắc Vinh là tác giả được bình chọn vào danh sách Chung Kết giải Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là chuyện Cô Cô được kể kiểu lãng mạn tình tứ.

* * *

blank
Ái nữ và Cô Cô.

Như chiếc lá úa cuối thu
Rụng về cội... bón cây!
Như giọt nước mắt tiếc thương
Nhỏ xuống tình... ươm tình.

Cô Cô là tên cô bé... Cô bé về nhà chúng tôi như món quà Giáng Sinh cho cô con gái lớn 12 tuổi đúng 17 năm trước. Hôm ấy, vợ chồng đến nhận cô bé lúc ra đời được hơn một tuần với giá $400. Trước khi đi, vợ tôi tính chọn một “cậu” cho cân bằng với cảnh nhà hai gái một trai nhưng chẳng hiểu sao đến nơi, thấy cô nhỏ nhắn lại hay bị mấy anh trai hiếp đáp nên nàng đổi ý siêu lòng... Thế là cảnh nhà tôi âm thịnh dương suy!

Chúng tôi muốn tặng tuổi thơ các con món quà lý tưởng ấy tuy biết rằng việc chăm nuôi cô cũng sẽ vất vả khó khăn. Quả tình, vừa chập chững vào nhà, cô đã được các con ồ ra tiếp đón như một thành viên sống động quen biết từ lâu. Chúng thương yêu, chơi đùa với cô... luôn cười nói, tỏ tình nên gia đình từ dạo đó tràn ngập niềm vui mới. Điểm đặc biệt là số cô có quý nhân phò trợ nên cả vợ và ba đứa con tôi đều che chở cô tận tình tỷ như một vật quý bất khả xâm phạm.

Chữ Việt có lối gọi tiếng đôi để chỉ một vật nhỏ nhắn dễ thương chẳng hạn bé bé, xinh xinh... Vợ chồng đặt cho cô cái tên Cô Cô đơn sơ dễ nhớ vì hình hài cô vừa bé vừa xinh. Cô lại có khuôn mặt đẹp nên quyến rũ tất cả những ai từng gặp một lần. Thế nhưng các con thì chúng lại nghĩ khác... gọi cô là Coco bởi cái vóc dáng vừa quý phái vừa thon gọn của người đàn bà kiểu mẫu Coco Chanel với mùi nước hoa # 5.

Vì bỏ tiền mua cô về nên trong tiềm thức, tôi vẫn xem cô là một sinh vật “nô lệ” với mục đích mang niềm vui đến cho gia đình tuy không biểu lộ bằng lời nhưng cư xử qua hành động. Quan điểm ấy khác hẳn với tình cảm của vợ con tôi vì thực tế, họ xem cô như đứa con hay cô bạn nhỏ thân thiết bằng xương bằng thịt. Mọi người thương yêu và bảo vệ mỗi khi cô bị tôi rầy la xử phạt nếu chẳng may phạm lỗi lầm. Gia đình từ đó chia hai phe và bỗng nhiên tôi trở thành kẻ hắc ám một mình một chợ đương đầu với “phe ta”.

Cứ đặt tình cảm của tôi và của vợ con đối với cô lên bàn cân thì “kẻ tám lạng người nửa cân” riêng về phần trách nhiệm thì hẳn có nhiều chênh lệch. Khác biệt ở chỗ tôi thương yêu và phụng sự cô có điều kiện, còn “phe ta” hầu như bất kể phép tắc hay lý lẽ đúng sai! Cô về đây đâu khác gì gia đình thêm trẻ nhỏ... Ăn ngủ, vệ sinh, chơi đùa, nghịch ngợm, phá phách chung với đàn con nên việc nhà một sớm một chiều trở thành bận rộn và bề bộn.

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh”... Bản tính cô thích được nuông chiều và sợ cô đơn. Tối ngủ một mình không yên, cô luôn tìm người nằm cạnh do đó để bảo vệ sức khỏe và việc học của các con, tôi phải xây rào cửa mỗi lúc mỗi cao khi cần cách ly cô ở một nơi riêng biệt. Thuở còn thơ, lạ nhà lạ chỗ, thấy tấm thảm mới cô hay đánh dấu “mùi lạ” và dĩ nhiên lau chùi, giặt dũ là việc của ông chủ nhà... Tính cô bướng bỉnh, còn tôi cứ đinh ninh rằng bản tính tuy khó thay đổi cũng vẫn có thể cải tiến nhưng tiếc thay mọi phương cách dạy dỗ nặng nhẹ đều thất bại! Sau nửa năm thử thách, cô quen thói hư tật xấu và trở nên bất trị... Thích điều gì cô đòi cho bằng được tỷ dụ vòi ăn, rên xiết, nhảy rào, tìm mọi cách lọt vào phòng ngủ... do sự chiều chuộng tiếp ứng từ phía vợ con.

blank
Ông bố với Cô Cô trên tay.

Trước tình cảnh khó khăn ấy, tôi đành bỏ rơi mọi điều kiện để sống chung hòa bình với gia đình mà lòng thì vẫn hậm hực! Đời sống ở Mỹ neo người, con đi học, vợ đi làm nên tuy bận rộn, tôi vẫn phải săn tay áo lo việc nhà kể cả cơm nước ngày hai bữa cho cô rồi dọn vệ sinh sau vườn. Cơm giò lụa, chả chiên là món cô ưa thích nhưng chỉ đúng hai bữa sáng chiều... Càng già cô càng khó ăn nên hôm sau biết ý phải đổi món tôm xanh bóc vỏ hay tim heo, gan bò... nếu không cô ngửi một hớp rồi ngoe nguẩy bỏ đi.

Gần 17 năm trời, cô được gia đình nuôi nấng trong tình yêu nhưng vì tôi đã thiên vị xem cô như “nô lệ” từ ngày đầu nên chính tôi bị phân biệt đối xử... Nếu nhà chỉ có tôi với cô thì tôi ở đâu cô theo đó, chán cô nằm ngay cửa ra vào đợi giờ “phe ta” về. Ngược lại, trước cảnh xum vầy đông đủ ngang nhiên tôi trở thành kẻ xa lạ ít nhiều dưới mắt cô.

Nuôi cơm... chiều chiều dắt cô đi dạo công viên, lên xe bát phố hay du lịch cuối tuần là những hoạt động cô hứng thú nhất. Chẳng biết có phải ăn cơm trắng nước trong, hưởng thụ cuộc đời như ý muốn mà cô sống lâu, sống khỏe? Một năm của cô tính bằng bảy năm của tôi có nghĩa là 17 x 7 = 119 tuổi.

Một tuần trước Memorial Day năm nay 2016, chúng tôi về San Diego thăm con gái út, nhà ở khu Hillcrest nên được dịp rong chơi ngay tại Farmers market mỗi sáng chủ nhật. Khách bộ hành dắt chó dập dìu mua bán đông như chảy hội nhưng Cô Cô bây giờ tuổi già thấm mệt nên đi chừng dăm bước lại thở dốc. Tội nghiệp! Lưỡi thè ra hổn hển nên suốt buổi, tôi phải ẵm cô trên tay và lạ lùng thay...

Hết người này hỏi thăm tông tích về cô, người kia xin phép chụp ảnh. Họ xuýt xoa, khen lấy khen để vẻ đẹp ngây thơ trên khuôn mặt “baby” rồi cả đám tròn mắt ngạc nhiên khi tôi cải chính cô đã là một “old lady”. Chó ở chợ thì đông, con cao con thấp, mập ốm đủ loại... đa số trẻ trung khỏe mạnh thế mà chỉ riêng cô đã làm mọi người ngoái cổ, để mắt nhìn rồi lại gần vuốt ve. Phiên chợ cuối tuần sáng hôm ấy đã gián tiếp bầu Cô Cô là “bà già hoa hậu”. Tiếc thay “sinh lão bệnh tử” chuyện đời vô thường không ai tránh khỏi bởi vì đây cũng là chuyến đi định mệnh cuối cùng trong đời cô...

Từ San Diego trở về Irvine chiều chủ nhật, Cô Cô hoàn toàn lặng thinh, đôi mắt mệt mỏi mang vẻ buồn hiu! Hôm sau cô nằm li bì không ăn, lúc thức lúc tỉnh, thỉnh thoảng bật dạy cô mò đi liếm vài ngụm nước rồi ói mửa. Chúng tôi lo lắng đếm từng ngày, tưởng rằng sau khi ói hết chất độc, cô sẽ khỏe và thèm ăn nhưng đến ngày thứ tư, bụng rỗng mà cô vẫn ói ra mật vàng nên thân yếu không còn đứng vững. Cô di chuyển bằng hai chân trước, hai chân sau đau phải lết.


Bỏ hết việc nhà, việc sở... vợ chồng tôi đưa cô đi bác sĩ. Được biết tuổi già yếu đuối đã mắc bệnh nặng, tấm thân nhỏ bé rung lên vì đau đớn, chúng tôi đồng ý để bệnh viện chích thuốc giảm đau chờ đứa con gái lớn từ Palo Alto lấy chuyến bay sớm nhất về gặp cô lần cuối! Tiếc thay, số cô cuối đời lận đận nên cơ thể bị phản ứng với thuốc giảm đau là điều hiếm thấy xảy ra theo thống kê. Cuối cùng, vợ chồng đành quay lại Animal Medical Center ở Fountain Valley cùng với cô con gái út rời sở làm từ San Diego sáng sớm, lái xe về kịp thời.

Trước khi chích thuốc gây mê giúp cô thanh thản ra đi, giây phút chia ly thống khổ làm mủi lòng người ở lại thật khó diễn tả! Cô Cô nằm trên bàn phủ chiếc chăn len, mọi người đứng vòng quanh nghe y tá giải thích. Nước mắt chảy dài gò má, vợ tôi nắc lên từng cơn sầu não, miệng thỏ thẻ lời yêu thương và kỷ niệm một thời êm đẹp. Tôi trấn tĩnh để buông vài câu khuyên nhủ nhằm mục đích đánh tan cái không khí tang thương ấy nhưng chính mình cũng đang yếu mềm nên mọi cố gắng trở thành vô nghĩa... Chỉ thấy mờ ảo qua hàng mi, hình ảnh cô gái út mắt mũi đỏ hoe, một tay ôm bờ vai mẹ an ủi, một tay vuốt ve Coco vỗ về. Biệt ly là đây! Nghìn trùng xa cách cũng từ đây...

Khi vị y sĩ mặc áo trắng cầm ống chích nhấc cánh tay lên sửa soạn tiêm thuốc, Cô Cô đang hổn hển nằm nghiêng bỗng toàn thân giật thót, hai chân vung vẫy như muốn ngăn sự việc đang diễn tiến làm chúng tôi càng thêm se thắt lòng dạ. Thế rồi thời gian giữa sống với chết chỉ còn vài giây. Làn hơi yếu lịm dần... Trái tim bé nhỏ rộn ràng 17 năm trước vừa ngừng đập! Chúng tôi chợt nhận ra cái âm thanh vô thức buồn tủi bừng dậy một thoáng trong hồn. Bác sĩ đặt ống nghe vào ngực Cô Cô, ngước nhìn chúng tôi gật đầu, buông lời cuối an ủi “She got a long life” trước khi bước ra khỏi phòng.

Mang Cô Cô về trong chiếc chăn len, vợ chồng tôi đi Home Depot mua gỗ đóng hòm, dự tính chôn cất cô ở khu vườn đối diện với nhà bếp... Nơi ấy có giàn hoa giấy tím đỏ nở quanh năm và cũng là nơi lý tưởng để vợ tôi tưởng nhớ lúc cuốc đất trồng rau hay sửa soạn cơm nước mỗi ngày. Vườn rau thơm sau nhà có đủ loại như húng chanh, húng quế, rau mùi, rau răm, bạc hà, hành lá... nhưng đặc biệt Cô Cô chỉ tìm rau tía tô nếu chẳng may đau bụng, khó ở vì lỡ ăn phải món ướp nhiều gia vị. Sự kiện này làm chúng tôi ngạc nhiên tưởng như cô đến từ kiếp trước đã biết dùng dược thảo chữa bệnh. Một câu hỏi cho đến nay vẫn không và sẽ không bao giờ được con người trả lời rõ ràng (?)

Cuối tuần, sáng hôm sau cô gái lớn cũng bay về để cùng chúng tôi chôn cất hạ huyệt Cô Cô với hoa thơm, nhang đèn đủ cả. Tang lễ tiễn đưa cô bạn 17 năm lưu luyến lại thêm một lần ngậm ngùi trong nước mắt. Nhìn cô gái lớn ôm cái xác trong tay trước giờ chôn cất mà lòng tôi se lại. Bữa cơm chiều thứ bẩy tuy đầy đủ món ngon nhưng mọi người bỏ đũa biếng ăn. Thỉnh thoảng, ai đó lại nhìn xuống sàn nhà như thói quen muốn tìm lại hình ảnh yêu quý từ nay đã mất!

Tôi ưa uống rượu chát đỏ, gia đình lại thích rượu trắng... Tự động chiều nay tôi mở chai Chardonney rót cho vợ con không phải để kỷ niệm một chuyện buồn mà ý thức muốn đãi một tình thương cứ mãi dâng lên trong lòng. Hình như nỗi niềm xôn xao chẳng nói thành lời ấy hiện trong tâm trí chúng tôi qua cái chết của Cô Cô chuyển vị tha vào ánh mắt nhìn... Nhìn thấy gì? Thấy lẽ vô thường của Tạo Hóa... Chuyện đời hôm nay và ngày mai cũng chỉ là một! Dù muốn dù không, mai này vợ chồng sẽ có kẻ lặng lẽ ra đi, có người ở lại tiếc thương một mình. Hóa ra sống chết tuần tự nối tiếp nhau và cái chết luôn là bài học hữu dụng cho người ở lại... Hãy để nắng bình minh sưởi ấm tâm hồn trước khi ánh hoàng hôn ập đến!

Cô Cô đã chết không bao giờ trở lại. Chết là hết... nhưng khi tâm tư hồi tưởng lại giờ phút cuối chia tay, hình như chúng tôi đã bị cảm hóa để cảm thông mọi điều, để yêu thương nhau hơn! Cô đã sống thọ, chết già tựa như chiếc lá úa cuối thu rụng về cội... bón cây! Như giọt nước mắt tiếc thương nhỏ xuống tình... ươm tình.

Ngày đầu mang Cô Cô về, tôi đã yêu cô như một sinh vật “nô lệ”, nghĩ lại thấy mình “nonsense” vì trên cõi đời này không thể có tình yêu bị áp bức cho dù đối tượng là người hay vật. Bây giờ cô đi rồi, nhớ đến bài thơ “Pour Toi, Mon Amour” của Jacques Prévert mà thấy ý nghĩa:

And then I went to the market of slaves
And I searched for you
But I did not find you
My love

Người Mỹ có câu: “If you cant beat them, joint them” và tôi đã sớm thay đổi để sống hòa bình với gia đình và Cô Cô. Mọi tranh chấp giải quyết bằng bạo lực sẽ đi đến đổ vỡ nếu độc đoán giữ nguyên điều kiện cứng rắn ban đầu. Cuối cùng, tôi không trách cô về sự phân biệt đối xử bởi mỗi tác dụng đều có phản tác dụng. Nghĩ xa rồi lại nghĩ gần, trường hợp này cũng giống cảnh thờ ơ lãnh đạm mà dân Việt đã dành cho lãnh tụ đảng cộng Tàu hay Việt nghịch hẳn với sự vồn vã, thiết tha tự phát đối với Tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam cuối tháng 5, 2016 vừa qua.

Đặt vị trí ưu tiên trong xã hội Mỹ qua câu nói của người phương Tây: “Nhất phụ nữ, nhì trẻ em, ba con chó rồi mới đến đàn ông...” tưởng rằng đùa nghịch nhưng thật sự bao hàm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Họ xem chó như một thành viên của gia đình sẵn nhiều đức tính thiếu ở loài người thì sao chúng ta lại có thể giết để lấy thịt như đồng bào ở quê hương đang làm?

Vĩnh biệt Cô Cô, vĩnh biệt em, vĩnh biệt người tình chung thủy một đời thủy chung... Cô bé được gây ra từ hai giống Pomeranian và Pekingese đang hóa thân cát bụi trở về hư không. Ba lần trước em đã bỏ nhà đi chơi quên cả đường về, trải bao khó khăn may mắn gia đình cũng tìm lại được. Lần này em ở lại nhà... xác nằm giữa những luống rau thơm nhưng hồn biết ở nơi đâu?

Em yên trí, sẽ có cây tía tô trồng sẵn trên mộ để phòng lúc ốm đau trở trời!

Cao Đắc Vinh

Ý kiến bạn đọc
21/07/201619:17:00
Khách
A Di Da Phat , hy vong Coco thoat duoc kiep lam cho de thanh loai nguoi
29/06/201618:21:10
Khách
Câu chuyện thật càm động và đầy tình thương. Tôi cũng có LuLu (Mini Pinc) 14 tuồi và rồi sẽ có một ngày chúng tôi sẽ phải tiển LuLu như gia đình ông Vinh tiễn cô cô. Vợ tui đả đọc và chảy nước mắt..Cám ơn tác giả đã chia sẻ một câu chuyện thật hay.
27/06/201623:26:21
Khách
Đọc bài nầy muốn khóc luôn vậy đó.!Cảm ơn tác giả chia sẻ một bài rất hay về Coco, cô chó bé nhỏ dễ thương. Mong kiếp tới nếu làm chó thì cô lại gặp được gia đình tử tế như gia đình của ông vậy.
25/06/201623:40:26
Khách
Đọc cảm động quá.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,638,861
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến