Hôm nay,  

Ước Mong Của Một Người Cha

21/06/201600:00:00(Xem: 10265)

Tác giả: Năng Khiếu
Bài số 3849-17-30349-vb3062116

Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015. Bài mới của bà được viết nhân dịp Ngày Lễ Chạ của tháng Sáu 2016.

* * *

Cứ mỗi lần đi lễ ở nhà thờ Blessed Sacrament nằm trên đường Olive, thành phố Westminster, tôi lại bị ám ảnh bởi cái chết bất đắc kỳ tử của ông Hàn, chỉ vì đi xe đạp.

Đã hai mươi năm qua, nhiều lần định viết về ông, nhưng thật khó ghi lại nổi những hình ảnh đau thương ấy. Thế nhưng khi ra đường, thỉnh thoảng nhìn thấy các cụ Việt Nam ta đạp xe dưới lòng lề đường, đôi khi còn nghênh ngang ngược chiều, đầu không đội mũ an toàn (helmet) hiên ngang "đường ta ta cứ đi". Tôi muốn đến nói với các cụ rằng: “nguy hiểm lắm” nhưng không nói được. Nên tôi viết ra những dòng chữ khó khăn này.

*

Ông bà Hàn đến Mỹ năm 1995 theo chương trình tỵ nạn HO26, trơ trụi chỉ có hai vợ chồng, bỏ lại cả đàn con ở quê hương. Vì từ những gia đình HO. 25 trở đi bị hạn chế hơn, như cha mẹ già, hoặc các con đã có gia đình, trên hai mươi mốt tuổi, không được đi theo. Vì thế sáu người con của ông Hàn đều đã lập gia đình nên không đúng qui định. Mặc dầu vậy khi làm hồ sơ xuất cảnh, người con trai út đang sống chung hộ khẩu với ông xin đi theo cha mẹ, nhưng phỏng vấn cũng bị đánh rớt vì lý do vợ con đùm đề.

Tuy vậy, hai ông bà cũng quyết chí ra đi để tìm đường “cứu gia”. Ông qua Mỹ đúng 65 tuổi, bà thì vừa tròn 63, nhưng còn khỏe mạnh, hằng ngày hai ông bà xin được chân cắt chỉ trong shop may gần nhà. Đi đâu ông cũng cưỡi chiếc xe đạp cũ mua ngoài chợ trời, có ai hỏi sao không học lái rồi mua xe lái đi như mọi người, thì ông trả lời: “lái xe vừa tốn tiền mua xe, tiền đổ xăng, tiền mua insurance, tiền sửa xe.v.v... mà đâu có đi đâu xa chỉ quanh quẩn gần nhà, cần gì xe hơi”. Thì ra ông ki cóp để dành tiền gửi về cho con cho cháu còn ở lại Việt Nam. Tính ra còn hơn hai chục “cái tàu há mồm” còn kẹt lại nơi quê nhà mà lòng ông lúc nào cũng thương cũng nhớ. Ông luôn hy vọng sẽ có ngày con cháu được qua Mỹ đoàn tụ với ông bà.

Khi còn ở Việt Nam ông bà là người cùng xứ Tân Việt gần Ngã Tư Bảy Hiền với tôi, nên chúng tôi cũng khá thân thiết. Trong khu xóm, ông được mọi người thương mến, vì tánh tình hiền lành và hay giúp đỡ bà con. Vì sau khi đi “tù cải tạo” về, ông làm nghề y tá tại nhà rất mát tay, ông để bảng trước cửa: “nhận chích thuốc theo toa Bác Sĩ”. Qua đến Mỹ thân cô thế cô, ông bà lại share phòng cùng khu apartment với tôi, nên ông thường ghé nhà tôi để tâm sự và bàn chuyện bảo lãnh con cháu.

Nhớ những ngày lễ nghỉ, cùng ông xã tôi nhâm nhi ly trà nóng, ông hay kể về những kỷ niệm thời binh nghiệp. Trước biến cố 30 tháng 04 năm 1975, Ông là sĩ quan quân y ở Tiểu Khu Mỹ Tho từ năm 1965. Đến đầu thập niên 1970 ông thuyên chuyển ra Sư Đoàn 9 Bộ Binh, theo đơn vị hành quân liên tục dọc theo biên giới Việt Miên của các tỉnh Kiến Phong Châu Đốc. Thời gian ấy, ông được tham dự những cuộc hành quân cấp Sư Đoàn, đặc biệt những trận chiến thắng tại Cầu Ngang, tỉnh Vĩnh Bình. Cách chưa đầy một tuần lễ sau, tại ấp Giồng Riềng quận Kiên Bình, đơn vị ông đã tiêu diệt cả Trung Đoàn U Minh của Việt Cộng…... Ôi một đời oanh liệt xông pha ngoài trận mạc vào sanh ra tử giữa lằn tên mũi đạn mà ông không chết.

Khi đất nước im tiếng súng, tưởng rằng hòa bình được vãn hồi trên quê hương, ai ngờ ông Hàn cũng như hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng Sản bắt vào các trại tập trung để đày ải như tù khổ sai, mà họ gọi là "trại học tập cải tạo". Ông đã phải làm việc cật lực gần sáu năm trời, đói ăn rau, đau không thuốc, thiếu thốn đủ thứ, cũng không giết được ông. Mà bây giờ qua được đến miền đất hứa, chưa an hưởng tuổi già được bao lâu, thì ông lại chết bất ngờ vì tai nạn. Tan vỡ bao mộng ước của người cha mong đưa được đàn con tỵ nạn theo mình.

Ông hay tâm sự với anh em bạn bè: “Bao nhiêu năm tù đày gian lao, bây giờ bù lại được qua sống ở một đất nước văn minh tiến bộ, tôi chỉ mong ước một điều, đó là khi đậu quốc tịch xong, tôi sẽ nhờ người bảo trợ tài chánh để bảo lãnh các con cháu tôi được qua Mỹ đoàn tụ với gia đình. Để chúng có dịp học hỏi, mở mang trí tuệ ở một đất nước có nền giáo dục bậc nhất thế giới, để có cơ hội tiến thân, và sống một cuộc sống tự do, nhân bản, thoát khỏi chế độ độc tài Cộng Sản. Rồi tôi có nhắm mắt lìa đời tôi cũng vui lòng, không ân hận nuối tiếc điều gì”.

Thế rồi hai ông bà bảo nhau chịu khó học Anh văn, cho thuộc hết một trăm câu khó khăn của bài thi quốc tịch, mong tới ngày tròn 5 năm, khi thi đậu quốc tịch Mỹ, ông sẽ làm giấy tờ bảo lãnh các con cháu theo diện ODP. Ông đã nhờ được vài người bà con có incom cao để bảo trợ tài chánh cho các con ông, họ đều vui vẻ nhận lời. Nhưng bất hạnh thay, ý nguyện chưa thành thì ông đã ra người thiên cổ, niềm mơ ước đơn sơ, mộc mạc ấy đã không bao giờ được thực hiện.

Nếu ông Hàn sống thêm vài năm nữa thì con ông cũng được đi theo “diện McCain” vào khoảng cuối thập niên 90. Chương trình này do ông Thượng Nghị Sĩ John McCain đề nghị Quốc Hội Mỹ xét lại cho các con HO bị đánh rớt khi phỏng vấn, vì nhiều lý do quá tuổi, đã có gia đình hoặc trục trặc giấy tờ, khác hộ khẩu… được đi theo cha mẹ sang Hoa Kỳ.

Ông McCain đã từng là tù nhân của Cộng Sản. Ông đã bị giam cầm hơn 5 năm trời ở nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội (1967-1972) khi ông nhảy dù ra khỏi chiếc phi cơ A-4 của ông bị trúng đạn phòng không. Ông từng biết thế nào là nhà tu cộng sản, từng bị tra khảo, đánh đập đến nỗi gẫy răng cửa, giập cả xương sườn, ông đau đớn tột cùng. Thông cảm được hoàn cảnh của những gia đình HO bị phân ly khi cha mẹ được đi định cư tại Mỹ nên đã giúp tạo cơ hội cho họ đoàn tu. Tiếc thay các con của ông Hàn không còn cơ hội hưởng đặc ân ấy, vì cái chết bất ngờ của người cha thân yêu.

Chuyện bất hạnh xẩy ra vào một buổi chiều cuối tuần. Từ hội trường của nhà thờ Westminster, sau buổi họp hội Liên Minh Thánh Tâm, ông Hàn cỡi chiếc xe đạp hấp tấp về để chở bà đi cho kịp lễ. Nhà ông cách nhà thờ chỉ khoảng ba block đường nhỏ, nhưng vừa ra tới ngã tư đường Westminster và Olive, đang sửa soạn băng qua đường, thì ông bị một chiếc xe hơi cố vượt đèn vàng, quất ngang hông xe đạp, hất tung ông vào lề đường, ông té xuống mặt đường, bị thương trầm trọng nơi đầu, khi xe cứu thương đến thì ông đã bất tỉnh ngay tại hiện trường.

Người cháu được tin bất ngờ vội chở bà Hàn vào bệnh viện UCI để tìm ông. Bác sĩ cho biết, qua cô y tá trực người Việt thông dịch: "Não của ông đã bị chết, nhưng thân thể của ông được máy hô hấp giữ nên còn hơi ấm để chờ người thân đến nhận diện. Sau đó, tùy thân nhân quyết định cho rút ống hay không". Mãi đến tối cha xứ mới nghe tin, ngài liên lạc ngay với gia đình để đến thăm ông, ngài đã kịp thời ban phép xức dầu thánh, và cùng gia đình phó linh hồn, cầu nguyện cho ông ngay tại nhà thương.

Ông Hàn chết đi để lại bà vợ một mình bơ vơ nơi đất khách quê người, với hai bàn tay trắng không có tiền chôn cất. Chúng tôi những người đồng hương đứng ra giúp đỡ bà, quyên góp được số tiền khiêm nhường, để bà lo cho ông một lễ an táng đơn giản. Riêng tôi thức suốt đêm cặm cụi may gấp cho bà một bộ tang phục với áo dài và mào che đầu bằng vải màn trắng. Thật tội nghiệp khi nhìn bà ôm chiếc bình chứa tro cốt của ông, bước thấp bước cao xiêu vẹo về căn phòng share chật hẹp, để ông trên bàn thờ, đợi ngày đem ông trở về với quê hương Việt Nam nơi các con ông đang trông đợi ngày đêm.

Ngay tối hôm đó như thường lệ, trước khi đi ngủ gia đình tôi quây quần đọc kinh trước bàn thờ, tại phòng khách, xong ai vào phòng nấy. Khoảng mười hai giờ đêm mọi người bật dậy vì mùi khét lẹt như mùi giẻ cháy khắp nhà, ông xã và các con tôi lật tung từ gầm giường đến gầm bàn trong phòng ngủ, không thấy gì. Nghi bị chập điện dưới garage, lại xuống lục lọi đồ đạc, rà xoát các đường giây điện cũng không thấy chỗ nào bị cháy, đành bảo nhau đi ngủ để sáng mai tính… Nhưng tự nhiên mùi khét nhạt dần rồi mất hẳn như tan đi trong gió, mọi người nhìn nhau ngơ ngác. Mẹ tôi, cụ gần tuổi trăm năm kinh nghiệm, buột miệng bảo "Chắc ông Hàn ghé thăm để cám ơn bà con đã giúp bà lo cho ông được chu toàn". Nghe mẹ nói, chúng tôi chỉ biết mong ông Hàn “sống khôn chết thiêng”, phụ trợ cho bà vợ và con cháu của ông.

Sau khi đem tro cốt ông về Việt Nam, bà Hàn trở lại Mỹ để theo đuổi tiếp vụ bồi thường tai nạn xe của ông. Cháu bà đã tìm một vị luật sư chuyên môn để nhờ lâp thủ tục bồi thường, và đại diện lo hồ sơ cho bà. Sau nhiều ngày tháng chờ đợi, không có kết quả. Người cháu phải nhờ luật sư thứ hai và ông này đã lo hoàn tất hồ sơ. Rốt cuộc bà nhận được một số tiền bồi thường hơn hai mươi ngàn đô, thì phải trả công cho vị luật sư thứ nhì gấp đôi vị luật sư thứ nhất, bà còn cầm trong tay khoảng một phần ba số tiền ấy.

Nước mắt ngắn nước mắt dài! Bà đi từ giã anh em bạn bè, để trở về quê hương, nơi mà khi ra đi thì có ông dìu dắt, bây giờ trở về thui thủi một mình nhớ thương ông.

Những ước mong của một người cha hiền hòa, nhẫn nại như ông Hàn, sau cùng đã tan tành, chỉ vì một tai nạn xe đạp.

*

Tại hải ngoại ngày nay cái mode đi xe đạp đang thịnh hành từ trẻ đến già, vừa để tập thể dục, vừa tiện lợi khi đi trong một đoạn đường ngắn, lại tốt cho sức khoẻ. Sở Công Chánh quận Cam, cũng đang sửa chữa những con đường dọc theo các hệ thống cống rãnh, dùng để chống lũ lụt trong địa hạt, đồng thời cải thiện thành những đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ được an toàn hơn.

Một hôm ông xã tôi vác về một chiếc xe đạp cũ, kiểu xe đua, mua từ một garage sale giá rẻ rề, để thỉnh thoảng đem con ngựa sắt ra bát phố Bolsa, tôi hết hồn liền nhắc nhở: “Hỡi ôi! Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Bộ ông không nhớ ông Hàn sao...”.

Nghe tôi xuất khẩu thành điếu văn, ổng cũng ớn, chỉ đạp vài lần rồi cất vào nhà kho sau vườn, đợi một ngày đẹp trời sẽ ra biển, hoặc công viên đạp tiếp.

Năng Khiếu

Ý kiến bạn đọc
23/06/201620:56:39
Khách
Thật tội nghiệp cho người cha trong câu chuyện này! Có lẽ ông cố băng sáng đường trong khi đã hết đèn hiệu , và người lái xe hơi thì lại cố tình vượt đèn vàng nên mới ra cớ sự.
Đáng thương cho đám con ông xem như vĩnh viễn khogn có cơ hội lập nghiệp ở một xứ sở cơ hội bậc nhất !
22/06/201601:28:44
Khách
Cái chết vì lỗi của người đi xe đạp ngược chiều là cái chết đáng trách cho đương sư vì gây phiền toái- và có thể chấn thương tâm lý - cho người lái xe đụng phải .

Nếu không chết mà mang thương tật thì những người thân và bạn bè phải khổ công- và có thể cả hao tốn tiền bạc- để săn sóc cho đương sự .

Có lẽ phản ứng của người lái xe khi thấy một người đi xe đạp ngược chiều là họ tự hỏi không biết người này có tỉnh trí không, có biết luật lưu thông không, hay là đang đi tìm cái chết ?!

Nên lưu ý là lưu thông ở Mỹ không vô trật tự như bên Việt nam. Đừng làm người bản xứ nhìn người Việt nam với đôi mắt thiếu thiện cảm .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến