Hôm nay,  

Ăn Cá Để Nhớ Cá

06/06/201600:00:00(Xem: 8752)

Tác giả: Deborah Tường Vân
Bài số 3837-17-30337-vb2060616

Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang liên tục hơn 6 năm cuối đời. Sau đây là bài mới nhất của cô.

* * *

Cả hai ba tuần nay, theo dõi tin tức về tình hình biển nhiễm độc và cá chết đang xảy ra ở quê nha,  cô Hai lúc nào cũng nôn nao, bứt rứt. Cứ nghĩ đến...cá là thấy tức anh ách, nhất là khi phải nhìn hình ảnh hàng vạn cá chết trắng bãi biển.

Lúc còn ở VN gia đình cô Hai sống ở xứ biển hiền hoà của miền Trung. Thời còn nhỏ, cô nhớ nhà thường có nồi cá nục chuối hấp, mẹ bào rau muống, cô lãnh phần nướng bánh tráng rồi nhúng vào lu nước mưa cho bánh săn mềm. Tới bữa, cả nhài quây quần quanh dĩa lớn cá nục chuối hấp hành gừng pha thêm chút nước mắm tỏi ớt. Cứ thế ai nấy xé bánh tráng bỏ miếng cá ít rau muống bào cuốn lại chấm cắn rau ráu nhai ngon phải biết!

Đến khi lớn lên gia đình vào Nam cũng vẫn là xứ biển. Đó là thời cô Hai đã thành thiếu nữ, mỗi sáng tà tà với chiếc xe đạp mi ni áo dài lụa hồng hoa đi làm, mỗi ngày đều ngon miệng với những món cá đặc sản của miền biển: cá ngác nửa con nấu canh chua nửa con kho gừng, cá đối trứng nấu rau ngót vài con còn lại chiên xù. Cá trích tươi xanh ninh nhừ với mía và cà chua ăn cơm hoặc bánh mì thì tuyệt cú mèo. Rồi thì cá cơm trắng muốt kho tiêu. Thích nhất là món canh chua cá kiểu Hà Tiên với măng chua rau muống ăn quên cả đường về...

Định cư ở Mỹ rồi, gia đình cô Hai cũng vẫn sống gần biển. Mùa Hè, cả nhà lái xe ra biển chơi chỉ mất 45 phút. Đi chơi biển, mấy người lớn tuổi khoác thêm áo ấm vì bà Năm nói:

- Biển ở Mỹ lạnh hơn biển Việt Nam.

Cô Hai nghĩ thầm, nước biển ở đâu thì cũng mặn như nhau."

Tụi nhỏ chạy nhảy bơi lội tung tăng còn đám người lớn ngồi trên bờ tán dóc, tự nhiên ai cũng nhớ biển ở quê nhà... Bà Năm rủ rê:

- Hay là mình đi đào cát đãi ốc ruốc đi.

Ông Năm hứ thiệt lớn:

- Biển Mỹ làm gì ốc ruốc! Lúa!

Bà Năm tiu nghỉu nói nhỏ cho mình út nghe:

- Ở bển tối mình ra biển bắt còng vui quá út há?

- Ờ hén...chạy đã luôn... mỏi cả giò...

Cô Hai đứng dậy đi một vòng cho đỡ lạnh, ba chị em túm cổ áo tà tà dạo bước để ý thấy những người dân bản xứ đều mặc đồ ngắn mỏng nhẹ trong khi người mình thì úm kín mít chẳng khác gì như hồi đi vượt biên!

Sau chuyến đi biển về, hổm rày cô Hai cho cả nhà ăn "cá 7 món " sau khi tuyên bố:

- Ăn đi...mấy chục năm sau mới có cá mà ăn lại à nha!?

Nói rồi còn rơm rớm nước mắt, ai cũng hiểu ý cô là sẽ không còn cá VN chứ ở đây cá Mỹ thiếu gì...

Cũng lạ. Hồi nào giờ cô Hai là người thường lên án việc nhập các loại cá từ Việt Nam qua Mỹ. Vậy mà gần đây cô đi chợ mang về đủ loại cá, để chật ních cái tủ đông lạnh dưới garage. Bữa ăn trong nhà bỗng toàn các món cá. Thứ hai, ăn món cá cơm lăn cốm dẹp chiên: ngon khong ai chê. Thứ ba, món cá basa xào rau củ qua: ai cũng thích nhất là lũ trẻ. Thứ tư, có cá trám đỏ hấp hành gừng cuốn bánh tráng bún rau sống chấm mắm nêm, chú Năm là người khen nức nở. Thứ năm, cô chế biến cá diêu hồng chiên xù kiểu Thái với xoài chín cắt sợi hấp dẫn y chang nhà hàng. Khỏi chê. Thứ sáu là cá thu muối chiên nước mắm chua ngọt. Chưa hết, cuối tuần cô có nồi nước lèo hầm xương ống cho món bún cá rô lớn nửa hấp nửa chiên chấm mắm tôm thơm nứt mũi!

Tối thứ Bảy, thấy cô Hai chăm chú nghiên cứu trang mạng trên Net "món ngon cuối tuần," chú Năm cười tủm tỉm vỗ vai cô nói nhẹ nhàng:

Ngày mai sinh nhật nhỏ út em mời cả nhà đi kéo ghế...

Lũ trẻ nhao nhao:

- In èn ao...in èn ao...

Chú Năm nói lớn:

- Ô kê...đi ăn đồ Mỹ...rồi hạ giọng, nháy mắt:

- cho đỡ....ngán cá....

Cô Hai lẳng lặng đi lấy ra một vĩ cá cơm trắng nhỏ để kho tiêu ăn một mình chiều nay. Cô nhẩn nha gắp vài con cá nhỏ xíu vàng nâu bỏ lên cơm trắng dùng đũa gom lại một nhúm nhỏ lùa vào miệng, ôi chao mùi vị đậm đà như ngày nào....mùi vị của quê hương một thời đã xa.

Cô Hai ăn cá để nhớ cá, thương cá.

San Jose. 22 tháng 5 năm 2016

Deborah Tường – Vân

Ý kiến bạn đọc
06/06/201613:12:36
Khách
Chị Tường Vân,
Chị viết kể ra những món cá nấu kiểu quê hương đọc mà nghe thèm, nhớ, và...đau lòng!
Nghĩ đến việc sau này không có cá ăn, buồn vì thiếu cá nhưng đau hơn là sợ không còn quê hương để về, vì người ta giết cá được thì cũng sẽ giết cả quê ta. Biển mà mất thì đất đâu mà về! Cám ơn chị đã cho đọc bài viết đơn sơ mà làm xao xuyến long da những kẻ xa quê...
Chúc chị TV tiếp tục sáng tác.
PHoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến