Hôm nay,  

Đi "Xe Đò Hoàng"

02/06/201600:00:00(Xem: 29006)

Tác giả: Wayne Nguyen
Bài số 3833-17-30333-vb5060216

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.

* * *

"Cuộc đời của chúng ta giống như một chuyến xe đò, mỗi chuyến xe đón những hành khách khác nhau, tuy nhiên hành khách nào cũng mong muốn chuyến xe được an toàn xa lộ, để tất cả hành khách được về với gia đình, nơi đó lúc nào cũng bình an và hạnh phúc…

Tôi là đứa con Út sinh ra trong một gia đình gồm mười hai người. Vài tháng sau khi tôi ra đời, VNCH không còn nữa, và Việt Nam rơi vào tay của chế độ XHCN.

Trước năm 1975, ba tôi làm Trưởng Ty Kinh Tế tỉnh Ngãi, xét về địa lý tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Bình Đình. Sau 1975, ba anh chị em lớn của tôi cuối cùng cũng "tỵ nạn" ở Hoa Kỳ sau những chuyến vượt biển đầy gian khổ và nguy hiểm, một người chị lớn của tôi đã mất tích trong một lần vượt biển vào năm 1989. Cuối cùng, gia đình tôi đặt chân đến LAX vào tháng 2, năm 1992 theo chương trình ra đi có trật tự gọi chung là "ODP"

Thấm thoát mà đã trên 41 năm, sau ngày 30 tháng Tư 1975 và 23 năm định cư ở Hoa Kỳ. Tôi giật mình tỉnh dậy sau năm phút lim dim trên "Xe Đò Hoàng" từ Rosemead lên San Jose, California.

Vào những dịp lễ thì "Xe Đò Hoàng" lúc nào cũng đông người, ngồi sát tôi là một chị khoảng 55 tuổi gốc người Cần Thơ, nên tôi tạm gọi là chị Tư Cần Thơ. Ngồi sát hàng ghế sát bên kia là một chị khoảng 60 tuổi, đi du lịch từ Việt Nam mới qua làm nghề mua bán Bất Động Sản ở Sài Gòn, tôi không nhớ tên nên gọi là bà Hai Địa Ốc.

"Xe Đò Hoàng" bây giờ có lẽ khác với "Xe Đò Hoàng của 10 năm về trước", không những là người Việt Nam đi xe đò, mà ngay cả những người từ nơi khác cũng biết về "thương hiệu" của xe đò. Phía trước hàng ghế tôi ngồi có hai vợ chồng người Singapore. Phía sau có hai vợ chồng người Pháp. Xe chạy đến phố Tàu hay thường gọi là Chinatown, ghé vào parking sát bên tiệm Phở Hòa để tiếp tục đón thêm những hành khách khác.

Bước lên xe lần này là một anh thanh niên Việt Nam vào khoảng 25 tuổi đi du học, riêng cậu thanh niên này thì tôi nhớ cậu ta tên là "Kiên", những người sinh sau năm 1975 và gia đình có máu cách mạng hay bộ đội thì lúc nào cũng đặc tên cho con với những cái tên như "Nam", "Bắc", "Thắng", "Lợi", "Kiên" và "Trực". Măc dù tên của cậu ta là "Kiên", tôi vẫn thích cái cái nick name tôi đặt cho cậu ta là "Cậu Út Du Học".

Kế đến là một người trung niên vào khoảng 60 tuổi với đôi nạng gỗ, nhìn mang máng giống anh Việt Dzũng, khuôn mặt đẹp trai, tôi cũng không nhớ tên anh ta, nên đành đặc tên anh là "Anh Năm đẹp trai". Hàng ghế đầu tiên trên xe có bảng ghi dành cho "disabled" (người tàn tật), tuy nhiên anh không ngồi hàng ghế này và cho rằng còn nhiều người già hơn, tàn tật nặng hơn mình, nên anh quyết định ngồi ở hàng ghế cách tôi khoảng 2-3 cái ghế gì đó.

Cuối cùng là một thanh niên người Nigerian từ bên Châu Phi, có bạn là người Việt Nam giới thiệu về Xe Đò Hoàng, đi một lần cho biết.

Như vậy, chung quanh tôi nào là "Chị Tư Cần Thơ", "bà Hai Địa Ốc", "Cậu Út Du Học", "Anh Năm đẹp trai", "Hai vợ chồng người Singapore", "Hai vợ chồng người Pháp", và anh chàng người Nigerian. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là đây: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Tây, Tàu, Âu, Mỹ gì chúng ta điều có đủ.

Xe chuẩn bị rời khỏi đường Broadway hướng về freeway 5 North thì bác tài xế xe bắt đầu phát cho mỗi người một ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là một bịch xôi, một chai nước lọc hiệu "Kirkland" mua từ Costco, một tờ báo "Người Việt", một tờ báo "Việt Báo" nếu người nào muốn đọc báo bằng tiếng Việt.

Hành khách có sự lựa chọn một là ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là bịch xôi, chứ không được cả hai. Buổi sáng, cảm thấy còn no, nên tôi đem ổ bánh mì Lee's sandwiches vừa được phát bỏ vào bịch ni-lon ở sát bên, trước khi lên xe, tôi đã chuẩn bị mua xôi, bánh mì, và vài trái táo ở một tiệm "food to go" sát thành phố Rosemead, tất cả cho vào ba lô để ở dưới chỗ ngồi dành cho hành khách.

Và câu chuyện bắc đầu từ đây.



Sau khi mỗi người đã có trong tay ổ bánh mì hoặc bịch xôi, "Cậu Út Du Học" xin thêm bịch xôi, tuy nhiên bánh mì thì còn nhưng xôi thì hết. "Cậu Út Du Học" đòi cho bằng được bịch xôi, nếu không có, cậu bắt buộc xe phải ngừng lại hoặc trả tiền refund $40 dollars cho cậu. Cậu Út bảo "như thế là không chuẩn nhé", "khách hàng là thượng đế nhé", "khách hàng muốn ăn xôi là phải có xôi nhé". Miệng thì lẩm bẩm chửi bác tài xế "Đúng là đồ Việt Kiều lưu vong, bị thất nghiệp nên đi lái tài xế cho xe đò".

Trong cái ba lô của tôi còn có một bịch xôi gà nóng, tôi đưa nửa bịch xôi gà cho Cậu Út Du Học và nhắc nhở rằng "rồi mọi việc sẽ đâu vào đó, cố gắng ăn đỡ xôi gà cho ấm bụng". Tôi bảo cậu ta, khi xe đến thành phố Bakersfield, xe sẽ dừng lại break 15 phút, ở chỗ này có tiệm Subway, McDonald và ngay cả tiệm Chinese Food tha hồ mà ăn.

Tôi được biết, Cậu Út Du Học này xuất thân từ gia đình ở tỉnh Thanh Hóa. Sau "Giải Phóng", gia đình Cậu Út Du Học vào nam, và tịch thu được hai căn nhà trên đường "Đồng Khởi" (đường Tự Do trước năm 1975), mà người Cộng Sản gọi là "tiếp thu". Xin thưa với Cậu Út Du Học, chính là từ hai căn nhà trên con đường Tự Do chiếm đoạt được mà cha mẹ cậu mới có tiền trang trải cho cậu đi du học ở đất nước Hoa Kỳ. Cậu Út à, bác tài xế xe không bị thất nghiệp, nếu như bị "thất nghiệp" thì nghỉ ở nhà, chứ đâu có đi lái xe, "thất nghiệp" tức là không có việc làm. Mà không phải ai muốn lái xe khách 40 chỗ ngồi cũng được! Phải trải qua nhiều kỳ thi lý thuyết và thực hành để được cấp cho bằng lái xe 40 chỗ ngồi Cậu Út ạ!

Xin thưa với Cậu Út Du Học, chúng tôi là những người "lưu vong" đúng vậy, và chúng tôi cố gắng xây dựng một Little Sài Gòn vững mạnh phi cộng sản. Nhờ có kinh tế vững mạnh hàng năm, chúng tôi cố gắng góp tiền bạc giúp đỡ cho đồng bào trong nước, nên lúc nào truyền thông trong nước gọi là "Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm thương yêu của tổ quốc Việt Nam". Bởi vì chúng tôi "lưu vong", nên chúng tôi cố gắng góp phần không ít vào khu công nghệ "Silicon Valley" gồm những thành phố San Jose, Cupertino, Palo Alto… Cupertino chính là nơi của công ty số một thế giới "Apples" (Cậu Út gọi là Quả táo, thay vì người miền nam gọi là Trái Táo. Nhờ có "Quả Táo" này mà Cậu Út mới có được Iphone, Ipad để tha hồ lướt web ở bất cứ nơi nào.



Xe chạy vừa pass qua junction xa lộ I-5 và I-118. Tôi nhìn qua phía bên trái: Chị Tư Cần Thơ vẫn còn thức, tuy nhiên người chị bủn rủn và mệt mỏi, Chị Tư Cần Thơ thuộc loại người tròn trịa, nhìn qua tôi cũng biết "bà này chắc bị tiểu đường rồi" và chợt nhớ đến hai câu thơ "Ngày xưa bụng bự thì sang, ngày nay bụng bự viêm gan và tiểu đường".

Chị Tư Cần Thơ đón xe đò lên San Jose để thăm đứa con gái duy nhất của chị vừa hạ sinh được đứa con đầu lòng. Tôi biết rằng Chị Tư Cần Thơ bị "hypoglycemia" (lượng đường thấp) có lẽ lúc tối chị chích glargine insulin nhiều quá, nên bây giờ bị phản ứng phụ của insulin. Tôi nhanh chóng đưa cho chị nửa nắm xôi gà còn lại lúc sáng, chị ăn được một chút và người chị tỉnh hẳn ra. Ăn xong Chị Tư Cần Thơ nói "Em là bác sĩ hay sao nhìn qua là biết chị bị tiểu đường rồi". Tôi chỉ cười và không nói gì, chị tiếp tục im lặng, chắc có lẽ chị "Có những niềm riêng… có điên cũng không dám nói", "niềm riêng" của chị là gì đây? Nhìn cuốn sách "Viết Về Nước Mỹ lần thứ 14" của tôi ở trước mặt, sau khi đọc một vài trang đầu tiên, chị bắt đầu kể về cuộc đời của chị.

Chị Tư Cần Thơ đi vượt biên năm 1987, tàu xuất phát tại bến Ninh Kiều. Cha mẹ chị, đứa em gái chị, và chồng của chị chết trong chuyến đi ấy. Cả con tàu còn vỏn vẹn 18 người sống xót trong đó có hai mẹ con chị. Nhìn qua cách cư xử và cách nói chuyện của chị, tôi có thể biết rằng chị là một người biết chia sẻ, biết chấp nhận quá khứ và hài lòng với hiện tại. Ngay cả bà con nội ngoại của chị không còn ai, phần lớn đã bỏ mình ngoài đại dương trên đường tìm tự do. Bây giờ chị còn lại đứa con gái duy nhất và đứa cháu ngoại mới sinh được một tuần rưỡi.

Quá khứ thì quá đau buồn, tương lai thì chưa biết, thôi cố gắng vui vẻ với hiện tại mình có được. Khi nói đến đứa cháu ngoại vừa mới sinh ở Kaiser Permante thành phố San Jose, Chị Tư Cần Thơ vui lắm, cho tôi coi hết hình này đến hình khác. Người Chị Tư Cần Thơ vừa tròn, vừa mập, vừa lùn, nhìn giống "trẻ em đi lạc", tuy vậy từ Los Angeles lên San Jose, chị đem theo hai thùng sách viết bằng tiếng Anh "How to be a good mommy" làm quà cho đứa con gái.


Chị nói với tôi rằng, bây giờ chị cố gắng cười thật nhiều, bởi vì đối với chị "cuộc đời không còn gì để mất nữa", cứ thế vui vẻ mà sống. Xin thưa là em rất nể chị, chị là một người vượt qua số phận trớ trêu, những gian khổ của cuộc sống, một thân một mình nuôi con, để bây giờ chị có đứa con gái ra trường làm "Registered Nurse". Chị dẹp bỏ những đau buồn và bất hạnh trong cuộc đời, và cố gắng tận hưởng những gì hạnh phúc niềm vui ông trời đã ban cho chị.

Người bạn thân của tôi làm nghề bác sĩ tâm lý psychologist Dr. Hạnh Trương ở miền nam California thường nói về cuộc đời rằng, tất cả những gì trên đời này điều là "Trời cho", nếu không được thì nói ngược lại là "Trò chơi". Một người bạn bác sĩ tâm thần psychiatrist Dr. Gandi ở bệnh viện University of Illinois at Chicago thường nói "Life is joke, take it easy". Chị Tư Cần Thơ thì nói "nói thì dễ, làm thì khó lắm", tuy nhiên "mình phải làm", chị cố gắng làm nhiều viêc để quên đi quá khứ đau buồn. Và ước mơ của chị là được làm bà ngoại đi đây đi đó du lịch cùng với con cháu của chị.

...

Hàng ghế bên kia Bà Hai Địa Ốc đang mải mê nói chuyện với cô con gái qua hệ thống viber của Iphone, và lúc nào cũng căn dặn là phải "nhanh tay lẹ mắt" để kiếm được nhiều tiền, nào là phải chạy tiền và đút lót như thế nào cho Sở Tài Nguyên Môi Trường, rồi đến công an quận, làm sao cho trót lọt.

Sài Gòn thời mở cửa cho những người có cơ hội muốn "chụp giật" trong ngành địa ốc, danh từ chính xác ở Việt Nam bây giờ thường gọi là "Kinh Doanh Bất Động Sản" (KDBDS). Ở Việt Nam, nơi mà "quyền sử dụng đất" khác với "quyền sở hữu đất", nơi mà giấy tờ nhà đất được gọi là "sổ hồng", "sổ đỏ", nơi mà luật lệ thay đổi qua nhiều tầng lớp nào là luật lệ của nhà nước, rồi đến luật lệ thành phố, luật lệ của tỉnh, của quận và huyện, hay nói tóm lại là luật lệ của XHCN.

Tôi rời xa Sài Gòn năm tôi 16 tuổi, nên không hiểu mấy về từ ngữ "luật lệ", Bà Hai Địa Ốc giải thích rằng "luật là có trong sách vở" "lệ tức là hối lộ, đút lót". Thì ra là vậy. Người đi, người ở, người về, người thì về Việt Nam làm ăn, người thì bán nhà để ra đi nước ngoài định cư. Bà Hai Địa Ốc cũng chả cần để ý đến những khu vực nào người dân nghèo sắp bị giải tỏa, nhưng lúc nào cũng căn dặn đám công an cố gắng ém giá đền bù cho dân càng ít thì càng tốt. Bà Hai Địa Ốc lúc nào cũng chê về nước Mỹ trên phone khi nói chuyện với cô con gái, nào là "Xe Đò Hoàng" không có hàng ghế dành cho "thương gia." Chắc bà thuộc loại người "thượng lưu" nên chỗ ngồi cũng phải tương xứng với cái "thương hiệu" của bà. Bà Hai Địa Ốc còn nói rằng bác tài xế lái xe đáng lẽ phải lễ phép đưa hai tay khi phân phát ổ bánh mì cho bà. Bà Hai Địa Ốc chê đồ ăn ở khu Little Sài Gòn Westminster. Bà cũng nhắc tới hai con chó cưng của bà vừa mới được một đại gia đi du lịch từ Phú Quốc về tặng cho. Cặp chó quý Phú Quốc này được những người osin chăm sóc hết sức chu đáo trong nhà của bà ở khu Phú Mỹ Hưng.

Xin thưa với Bà Hai Địa Ốc rằng, đồ ăn ở nơi đây không ngon bằng đồ ăn của bà ở Phú Mỹ Hưng, nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh bởi vì nơi đây thức ăn được kiểm tra bởi Department of Public Health, mỗi nhà hàng điều được đánh giá rating A,B,C,D thích hợp. Luật lệ ở những nước tư bản lúc nào cũng bảo vệ người dân, chứ không phải như thực thẩm ở Việt Nam bị đầu độc bởi Trung Quốc, đó là chưa kể đến hàng loạt nhiều loại cá bị chết dọc bờ biển Miền Trung kéo dài từ bờ biển Quảng Bình đến tận bãi biển Đà Nẵng, khi những người thợ lặn lặn xuống thăm dò sau đó bị ngứa và chết đi, như vậy chất độc đó nặng như thế nào. Xin mời Bà Hai đọc bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" viết bởi nhà thơ Trần Thị Lam. Sau khi đọc bài thơ này tôi không biết nói gì hơn, chỉ đành nói tóm gọn là "Đất nước mình bậy quá phải không Bà Hai Địa Ốc".

Bà Hai Địa Ốc chê nước Mỹ nhưng lại muốn ở lại nước Mỹ. Chuyến đi lên San Jose kỳ này với mục đích làm hôn nhân giả với một kỹ sư người Mỹ ở San Jose, và ước mơ của bà là "hạ cánh an toàn" sau khi tiền vô đầy túi.

Nhìn những cánh đồng strawberry, pumkin ở thành phố Lamont trên con đường từ Bakersfield đến San Jose, tôi chợt nhớ đến những chuyến xe đò từ miền Trung vào Sài Gòn hoặc là từ Sài Gòn xuống miền Tây. đã 41 năm rồi sau ngày 30/4 nhưng lúc nào xe cộ cũng chen lấn, tai nạn thì xảy ra thường xuyên. Việt Nam, đất nước mà nhân nghĩa đạo lý con người chưa bao giờ được nói đến, mà người dân chỉ toàn là nói đến những chuyện "cung đình" và "Hùng Dũng Sang Trọng" bây giờ như thế nào (Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng). Khi người dân lúc nào cũng lo sợ sự bành trướng từ Trung Quốc, thì làm sao an tâm làm ăn được.

...

Đối với hai vợ chồng người Singapore đây cũng là chuyến đi "Xe Đò Hoàng" đầu tiên, cả hai đều không có ý kiến gì, nhưng lúc nào cũng trầm trồ khen rằng hệ thống "Xe Đò Hoàng" tốt, giống như đi máy bay, có chỗ gác chân, có chỗ để hành lý, dù không có hiện đại xài script card giống như hệ thống xe điện ngầm bốn tầng thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) ở Singapore. Tuy không cùng chung ngôn ngữ, nhưng hai ông bà rất vui vì thái độ thân thiện của tất cả hành khách người Việt trên xe. Mặc dù không sang trọng như hệ thống MRT ở Singapore, nhưng tinh thần phục vụ chu đáo là niềm vui trọn vẹn của ông bà trong xuốt chuyến đi.

Không giống như hai vợ chồng người Singapore, ông bà người Pháp thì lúc nào cũng ôm hành lý vào người mình, ảo tưởng về tệ nạn cướp giật giống như ở Paris. Còn anh thanh niên họa sĩ người Nigerian thì kể rằng lúc du lịch ở Việt Nam vào thành phố Huế, Iphone và cái bóp của anh ta đã không cánh mà bay, mặc dù anh cũng rất thích cảnh đẹp thơ mộng của thành phố này. Trong đầu tôi liền "xuất khẩu thành thơ" hai câu thơ về Huế: "Huế mộng, Huế mơ, Huế lơ mơ mất cái bóp". Ôi! một nỗi buồn cho cả một chế độ.

…Cuối cùng tôi cũng không quen nhắc đến "Anh Năm đẹp trai" với đôi nạng gỗ, anh đang mải mê đọc cuốn sách "Principle of General Surgery" bởi tác giả Schwartz tạm dịch là "Nguyên lý của giải phẫu tổng quát". Anh là một bác sĩ tốt nghiệp trước năm 1975. Lúc đó Sài Gòn chỉ có một trường đại học y, sau này đổi tên là Đại Học Y Dược, vẫn là con đường cũ Hồng Bàng. Sau 1975, gần 700 trường đại học các ngành lớn nhỏ ra đời trên toàn đất nước (đại học công lập, đại học bán công, đại học quốc gia, đại học viện, đại học thành phố). Anh Năm gọi tất cả "đại học" điều là "học đại", và gia đình nào cũng muốn cho con cái đi du học ở nước ngoài.

Như Bác Sĩ Huỳnh Phước Sang (nickname Anh Tư Sang) một bác sĩ trong nước trên facebook thường nói về tình trạng giáo dục và y tế ở Việt nam "thời buổi này làm gì có lương y từ mẫu như Hải Thượng Lãn Ông nói, lương lậu phong bì thì có", "lương" thì ít nhưng "lậu" thì nhiều. "Từ mẫu" à!! Bác sĩ làm cho bệnh nhân "từ trần" và đem vứt xác ở Sông Hồng thì có, giống như bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường ở Hà Nội.

...

"Xe Đò Hoàng" rẻ phải đường King Road để tấp vào thành phố San Jose, laptop của tôi viết cho bài này từ từ khép lại. Cuộc chiến 41 năm trước đã kết thúc, chúng ta là những người trước cuộc chiến, và sau cuộc chiến, hiện tại chúng ta đang sống ở đất nước Hoa Kỳ.

Bốn mươi người hành khách trên xe điều có những quá khứ khác nhau, xuất thân từ những mãnh đời khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau (tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nigeria) và những nghề nghiệp khác nhau (Cậu Út Du Học-kỹ sư, Chị Tư Cần Thơ-đầu bếp, Bà Hai Địa ốc-thương gia, hai vợ chồng người Singapore-giáo viên dạy học, anh thanh niên người Nigeria-họa sĩ, hai vợ chồng người Pháp-sản xuất rượu vang, tôi và Anh Năm đẹp trai-bác sĩ), mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng ai trong mỗi chúng ta điều mong muốn được hạnh phúc.

Ai trong mỗi chúng ta đều có những giấc mơ, ai cũng ao ước sống trong một xã hội công bình, nhân ái. Giấc mơ nào cũng cần có thời gian để đạt đến, cho dù không hoàn hảo, nhưng mọi việc trên đời rồi sẽ đến như chúng ta mong đợi mặc dù nó không đến cùng một lúc, do đó chúng ta nên kiên nhẫn.

Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác. Rồi đây sẽ có những 40 hành khách khác với những mảnh đời khác nhau cũng trên những chuyến "Xe Đò Hoàng" mỗi ngày, 365 ngày một năm. Và mỗi ngày luôn có những câu chuyện để "Viết về nước Mỹ" như hàng ngày vẫn thấy trên Việt Báo hơn 15 năm qua.

Wayne Nguyen

Ý kiến bạn đọc
05/02/201910:33:02
Khách
Tôi sống ở Âu Châu, dự tính mùa hè sẽ sang California đi du lịch. Nghe nói bên ấy có hệ thống xe bus của anh Hoàng nên tôi lên internet tìm hiểu. Đọc bài viết của tác giả tôi rất thích vì bà con tỵ nạn mình vẫn biết nhường cơm sẻ áo cho nhau, hệ thống xe của anh Hoàng là một thí dụ. Nó giúp cho đồng hương chúng ta có phương tiện để đi xa và không cảm thấy lạc lõng trên những chuyến xe đầy ấp đồng bào. Tôi rất cảm phục khi được biết anh Hoàng còn giảm giá cho bà con đi tham gia biểu tình chống cộng sản. Tôi khinh bỉ những hạng người "trưởng giả" học làm sang từ VN mới sang khi chê bai những thành quả mà cộng động người Việt Tỵ Nạn gầy dựng nên được. Cám ơn tác giả và cám ơn anh Hoàng nhiều lắm.
09/07/201723:34:20
Khách
xóa nguyên trang cập nhật 23/7/2016 Cám ơn
09/07/201723:31:57
Khách
yêu cầu delete khách nguyên trang cập nhật 23/7/2016 Cám ơn
09/07/201723:23:17
Khách
yêu cầu delete nguyentrang cập nhật 23/7/2016 Cám ơn
09/07/201710:55:01
Khách
vui lòng delete ý kiến nguyên trang đăng 23/7/2016 Thanks you very much
11/09/201603:42:44
Khách
Rất tâm trạng!
01/08/201607:44:45
Khách
Cam on bs .la nguoi thay thuoc ,la nguoi Em la nguoi ban tinh than .rat hay & co y nghia ..
24/07/201607:51:44
Khách
BS Wayne là một người thật tuyệt vời. Bác Nguyên Trang có thể liên lạc đến tòa soạn và tòa soạn se forward email của bác đến tác giả. Mac dù rất bận rộn, hi vọng tác giả sẽ email cho bác. Sau 2 tuần thì tôi được hồi âm của tác giả. Nếu không trở ngại, bác Nguyển Trang có thể email đến tôi, tôi sẽ forward đến tác giả. Email của tôi là: [email protected]
23/07/201609:59:53
Khách
Tôi muốn giao lưu với tác giả WAYNE NGUYEN vì bài viết " xe đò Hoàng " chân thật pha lẫn dí dỏm
Nếu có thể , tôi có được địa chỉ email hoặc địa chỉ nhà của Wane Nguyen ở Chicago được không ? gia đình tôi ở Chicago
04/07/201601:40:50
Khách
Cau chuyen Xe do Hoang cua tac gia nhu mot short narrative film hay voi phan cham biem rat that va vui. A very enjoyable article !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến