Hôm nay,  

Bài Học Nhớ Đời

10/04/201600:00:00(Xem: 12875)
Tác Giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số: 3794-17-30294vb8041016

Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

blank
Đứng giữa trong 3 người.

Cầm xấp thư trong tay chưa kịp ngồi xuống thở chị Mùa soát nhanh từng thư một, không dằn được vui mừng chị reo: “Đây rồi, nó đã về.” Mở ra xem, chị ngạc nhiên vì lần này bằng lái chỉ có hiệu lực trong ba năm mà thôi, không như lần đầu tiên nó cho chị năm năm, chị chặc lưỡi: “Có nó là tốt rồi, tới đó sẽ tính tiếp, thật là một bài học nhớ đời.”

Chị vào bếp lo chuẩn bị bửa ăn cho hai mẹ con vì bé Na đi học sắp về. Hôm qua Na vừa nhận được thư báo của trường Stanford University cho học bổng hai lớp nghành Y của muà hè 2016 ($10,000.) Chị thầm khấn nguyện: “Xin Chúa cho năm nay Na đi học được suông sẻ.” Chị vừa nấu nướng vửa hồi tưởng lại mùa hè 2015, Na nhận được học bổng hai lớp ($9,000) cũng về nghành Y của trường University of California, Irvine ( UCI). Phước vừa đến chưa kịp trọn mừng thì họa cũng ập vào chị ngay ngày đầu đưa Na đến trường, lúc đó khoảng tháng 8/2015.

Hôm ấy chị đã nhờ ông Mục sư chỉ cho cách đi đường local từ nhà đến trường UCI vì từ lúc được lái xe đã hơn bốn năm qua chị chưa lần nào lái trên xa lộ bao gìờ.

Sáng sớm hai mẹ con đã dậy chuẩn bị mọi thứ, ngày đầu không biết ăn uống ra sao nên chị gói cho Na hai lát bánh mì kẹp trứng chiên ăn trưa. Na có nỗi hồi hộp của Na, chị có nỗi âu lo riêng của chị (lo sợ bị lạc đường) nên hai mẹ con quyết định đi sớm cho dư giờ, đến sớm còn hơn bị trễ, chị bảo:

“Ngày đầu tiên mình phải tạo ấn tượng tốt với thầy giáo và bạn bè, đi trễ là bày tỏ hành động xem thường lớp học, biểu lộ sự không ham thích học hành.” Chị vừa lấy thức ăn sáng vừa dạy con thêm bài học ở đời, tính chị hay thế, tranh thủ mọi khi, mọi hoàn cảnh để dạy con được điều gì hay điều ấy. Na luôn miệng dạ, đối với Na chị vừa là mẹ vừa là cha, khi cha còn sống ông ấy chẳng màng gì về việc dạy dỗ Na đến khi ông mất thì Na càng gắn bó với Mẹ hơn.

Từ nhà đến trường UCI nếu đi xa lộ thì khoảng 20 phút, nhưng đi đường local nên mất đến 45phút. Hai mẹ con đến nơi an toàn lại còn sớm 15phút, chị và con có giờ để ngắm cảnh quang ngôi trường. Lần đầu tiên trong đời chị đứng trước ngôi trường đại học lớn, lớn cả tên tuổi lẫn cơ sở vật chất. Chị bồi hồi trong dạ, nằm mơ cũng không dám nghĩ Na được trường UCI cho học bổng khi em vừa mới học xong lớp mười. Nhìn gương mặt hớn hở của con chị biết Na sung sướng và nôn nao lắm, chị không thể ngờ trong thân thể nhỏ bé mình hạc xương mai ấy Na lại có niềm ước mơ lớn như vậy, mơ được trở thành bác sĩ.

Tuổi thơ của chị ở Việt nam luôn xem các vị bác sĩ như bậc thánh, có thể trị được bệnh cho mọi người, mỗi làng chỉ có một bác sĩ thôi. Danh xưng bác sĩ đối với chị sao vĩ đại quá, cao quý quá chỉ có con nhà giàu mới dám mơ học nghành Y. Ở Mỹ lại khác, mọi người đều được quyền mơ dầu giàu hay nghèo vì ở xứ sở này chính phủ cho mượn tiền đi học nếu bạn muốn học. Chính phủ không bao giờ từ chối cho mượn tiền học bất cứ sinh viên nào, không phân biệt màu da, tiếng nói hay giai cấp. Mỹ là một quốc gia luôn xem học vấn là chìa khóa dẫn đến mọi phát triển và là nguồn gốc của văn minh. Chị nhớ ba vẫn thường dạy khi thấy em chị trốn học “Nhân bất học bất tri lý,” quá hay và quá đúng. Không học hành không thể có tri thức và lý luận, không học chỉ có ngu muội và dốt nát mà thôi vì học hành là chìa khóa mở cửa tri thức.

Ông mục sư ở Hội thánh thường nhắc nhở các cháu rằng ở Mỹ có vào là có ra, có nhập học thì cũng có ngày tốt nghiệp dầu học chậm cỡ nào, nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ học sinh hết lòng. Học sinh ở Mỹ thật sướng, chính phủ khuyến khích cho đi học, không đóng tiền học, tiền tập sách hay bất cứ thứ tiền gì từ cấp một cho đến hết cấp ba, chị thường nhắc con: “Ở đây chỉ có kẻ lười biếng mới dốt.”

Chụp với con mấy tấm hình trong kuôn viên trường, từ giả con, chị chuẩn bị sẵn tờ giấy chỉ đường đặt lên đùi và nổ máy xe chầm chậm trở về. Chị hạ cửa kính xe xuống vì máy lạnh đã hư, hơi nóng hừng hực bao vây chị, khi sáng lúc chọn quần áo để mặc chị nghe Na bảo “Wow, hôm nay cao nhất 85 độ đó mẹ nhe.” Thảo nào mới giờ này đã nóng bức, có mấy cô gái đang đi bộ trên lề đường với y phục hè thật mát mắt, lòng chị reo vui với cảnh vật, thiên nhiên đáng yêu và sự sống thì vô cùng quý.

Xe sắp đến ngã tư bất chợt một luồng gió lùa vào, tờ giấy trên đùi bay rớt xuống phía dưới ghế bên phải; chị lúng túng chưa biết làm sao thì đã đến chỗ rẽ, sẵn đang ôm len đường bên phải nên chị rẽ đại vào lối ấy, chạy chút xíu chị mới biết đó là len đường trổ ra xa lộ. Thấy xe lao vùn vụt, vùn vụt, chị hốt hoảng, mồ hôi rịn ra trán hai tay cầm vô lăng cứng ngắt chưa biết tính sao? Gần đến chỗ nhập vào xa lộ chị nhìn bên trái là lối đất trống, rộng, đó là phần phân cách giữa xa lộ và đường từ local ra, thấy khoảng đất cũng vừa tầm xe có thể quay đầu lại nên chị vòng xe quay đầu vào lối cỏ ấy. Chị mở đèn cấp cứu và chạy tốc độ thật chậm ngược hướng hai lằn xe đang chạy tới; một trên xa lộ, một ở đường local ra còn chị ở chính giữa. Biết đi ngược chiều như vậy là sai luật nhưng vì chị muốn quay về đường local mà đi nên làm liều, không có cách nào khác để trở lại. Chị nghĩ rằng chạy trên lối cỏ ấy thì xe hai bên đường nhìn thấy chị và họ sẽ tránh. Lúc nào đến lối trở lại đường local thì chị chờ an toàn sẽ ra nhanh để nhập vào rồi tìm chỗ dừng lại nhặt giấy chỉ đường lên xem mà đi về.

Chị vừa lái vừa suy tính bỗng “Wóet, wóet, wóet…” vang dội tiếng còi xe cảnh sát hú inh ỏi phía trước, phía sau, bên trái, bên phải bốn xe nhấp nháy đèn màu xanh đỏ vây quanh chị. “Thôi rồi,” chị than thầm, trời đang chói nắng mùa hạ mà chị phát lạnh như người đi giữa đông quên mặt áo len; cái run kéo đến từ trong ruột run ra, hai hàm răng đánh vào nhau lập cà lập cập, hai tay tưởng như rả rời không cầm nỗi vô lăng. Chị nhớ lại lúc học lái xe thầy dạy nếu có sự cố và bị cảnh sát theo thì phải tìm chỗ an toàn dừng ngay lạị, hai tay gát lên vô lăng chờ đợi, khi cảnh sát ra hiệu thì quay kính xe xuống chừng một gang tay vừa đủ để nói chuyện. Chị lập tức thắng xe, tắt máy và ngồi im, tim đập lùng tùng như trống giục múa lân, chị không biết tại sao cảnh sát lại biết mà đến nhanh như vậy? Có lẽ cũng tốt, chị sẽ nhờ họ giúp trở lại đường local; chắc người dốt như chị họ sẽ thương mà giúp chứ không nở phạt. Chị ngồi thừ người hít sâu mấy hơi cho bớt run, lấy lại bình tĩnh và chờ đợi.

Cảnh sát gõ cửa yêu cầu chị đưa bằng lái và giấy tờ xe để kiểm tra, chị mau mau làm theo. Sau khi xem xong cảnh sát hỏi chị mấy câu mà chị không hiểu được nên chị trả lời rằng: “Tôi không hiểu tiếng Anh nhiều xin cho gọi Mục sư của tôi.” Câu tiếng Anh này chị được Na dạy cho để nói khi cần thiết và bây giờ chị áp dụng, cảnh sát đồng ý.           

blank
Na (góc trái) trong giờ thực tập tại UCI, 2015.

Chị lục tìm cái phone trong túi xách nhưng không có, sáng nay vội quá chị quên mang phone. Chị lắc tay dùng tiếng bồi nói phone chị bỏ ở nhà, cảnh sát mở phone của ông ấy bảo chị đọc số và liên lạc được với mục sư của chị. Không biết hai bên nói gì với nhau sau đó họ cho mục sư nói chuyện với chị; mục sư bảo chị phải ký vào cái gìấy cảnh sát đưa và xe chị sẽ bị kéo đi, bằng lái cảnh sát tạm giữ, còn chị thì cảnh sát sẽ đưa về đến nhà, mọi chuyện khác tính sau. Mục sư hỏi lại địa chỉ nhà của chị để cung cấp cho cảnh sát, chị trao phone lại và bước như kẻ vô hồn sang xe cảnh sát quên cả lấy cái túi xách.

Chị cắn môi nuốt nỗi cay đắng đang chực trào ra, nghĩ mà xót cho thân phận mình sao luôn gặp hoạn nạn, chị oán trách cơn gió suồng sả ập vào xe thổi bay tờ giấy chỉ đường của chị. Chị giận mình sao lại mở cửa kính xe xuống có nóng thì ráng chịu một chút đâu có chết, khi xưa bị vu khống ở tù oan trong nhà tù cộng sản, bị nhốt phòng biệt giam nóng hơn gấp trăm lần còn sống nổi. Chị nghi ngờ những lời ca tụng về lòng tốt của cảnh sát Mỹ mà bấy lâu nay chị thường nghe kể, bỗng dưng chị thấy ghét cay ghét đắng cảnh sát. Chị thấy họ ác quá, không giúp chị thì thôi lại còn thu bằng lái, kéo xe đi rồi làm sao chị đưa đón bé Na theo học xong hai lớp hè này.

Làm sao và làm sao bao nhiêu câu hỏi làm sao khiến chị nhức tưng đầu, chị đưa hai bàn tay ôm mặt và tiếng nấc đã phải bậc lên không kềm được nữa, nỗi tức tưởi tràn qua hai vai rung lên theo từng tiếng hực, hực, hực phát ra từ cuống họng khô đắng.

Đến nhà, chị cố nói hai chữ cám ơn cho phải phép, lóng ngóng mở cửa rồi nhào vào sô pha nằm khóc hu hu, khóc như ngày ở trong tù nghe hung tin mẹ mất, khóc như chưa từng được khóc bao giờ. Khóc trong oán hờn, khóc trong bế tắc, khóc đến rã rời rồi thiếp đi trong mõi mệt đến khi thức dậy gật mình vì sắp đến giờ rước con. Chị gọi nhờ mục sư đi rước dùm bé Na còn chị nằm đó mà không nhúc nhích nổi, rủ riệt tứ chi giống như vừa bị Flu, tay chân đau nhức, đầu váng mắt hoa chị nhớ lại từ sáng đến giờ mình chưa bỏ tí gì vô bụng. Bao tử cứ quặn lên từng cơn co thắc chỉ muốn nôn ra ngoài, ôi! chán đời!!!

Về đến nhà thấy mẹ thần sắc bơ phờ Na lo lắng:

“Mẹ khỏe không mẹ, mẹ có sao không?”

“Không sao con, con học được không?” Chị gượng cười với con. Bao giờ cũng vậy, chuyện học của Na là mối quan tâm hàng đầu của chị.

“Dạ vui lắm mẹ, mẹ nghĩ khỏe rồi con kể cho mẹ nghe sau, mẹ ăn gì chưa?” Na rối rít.

Chị bảo Na tự lấy cơm ăn còn chị thì hỏi mục sư chuyện của mình. Mục sư bảo, cảnh sát được phone người đi đường báo có xe chạy ngược chiều ở len phân cách trên xa lộ. Khi nói chuyện với ông họ muốn biết chị là người bình thường hay chị có bị bệnh về thần kinh không? Chị có chuyện gì buồn trong gia đình và muốn chết không? Họ cho mục sư biết họ phải giữ bằng lái của chị và trong tuần này chị phải đi gặp bác sĩ tâm thần, họ cần giấy bác sĩ xác định tâm thần chị bình thường. Sau đó họ sẽ gửi thư hẹn ngày cho chị ra tòa, lúc bấy giờ tòa sẽ quyết định tiếp chị cần làm gì.

Bây giờ chị mới hiểu, khi sáng cảnh sát nghi ngờ chị bị tâm thần hoặc muốn tự tử; vì chỉ có người tâm thần mới lái xe như vậy, còn người muốn chết sẽ lái như thế cho đến lúc nào đó lao thẳng vào xe ngược chiều thì có trời mà đỡ, tai nạn khủng khiếp như thế nào sẽ xảy ra không thể lường được? Chị thừ người nghe mục sư giải thích và bây giờ chị mới thấy múc độ nguy hiểm của việc chị đi vào len đường ngược, đó là hành động của “người điên, hoặc người muốn chết.” Vì thế cảnh sát bắt buộc phải làm việc để bảo vệ sự sống cho mọi người, họ bắt buộc phải chặn xe chị, họ không đáng trách. Na ngồi nghe mẹ và mục sư nói chuyện trố mắt từng hồi, cuối cùng Na nhào tới ôm mẹ nức nở:

“Tạ ơn Chúa mẹ con được bình an về nhà hu, hu.” Hai mẹ con ôm nhau nước mắt dàn dụa, mục sư hứa sẽ đưa đón dùm Na đi học cho xong chương trình hè.

Hôm sau chị đi khám bác sĩ gia đình rồi xin giấy đi khám bác sĩ tâm thần. Tuần sau chị nhận được giấy chấp nhận của bác sĩ tâm thần. Chị gọi lấy hẹn hai tuần sau mới vào khám được, trong thời gian đó chị nhận được thư báo ở Driver Safety in Organe hẹn ngày gặp chị để giải quyết. Khi đi chị mang theo giấy xác nhận của bác sĩ tâm thần chị là người bình thường. Chị phải trình bày nguyên nhân và lý do vì sao xảy ra việc ngày hôm ấy, Na dịch ra tiếng Anh dùm mẹ trong xúc động và thương cảm. Cuối cùng chị được giấy giới thiệu qua DMV để thi lại bằng lái cả thi viết lẫn thực hành.

Nói thì nhanh nhưng sự việc kéo dài mấy tháng trời, chị phải đóng tiền học lái xe lại rồi mới dám đi thi, thi đậu chị được DMV cấp giấy lái tạm 30 ngày, đến ngày hết hạn vẫn chưa có bằng lái gửi về, chị lên lần nữa và bổ sung thêm giấy tờ còn thiếu rồi được cấp giấy tạm cho 30 ngày nữa. Cứ thế mà chờ đợi mỏi mòn đến nay nhận được nó, bằng lái chính thức, thời hạn cho phép ba năm. Chị thầm nghĩ: “Chắc họ còn nghi ngờ mình có bệnh thần kinh nên không cho lâu, ba năm sau chắc phải thi lại, quan trọng là từ nay đến đó mình phải thật cẩn thận đừng vi phạm luật giao thông là tốt.”

Nghĩ thế chị yên tâm, nhớ lại hôm ấy chị thấy tinh thần trách nhiệm của người dân xứ Mỹ thật cao, nếu họ không gọi báo cảnh sát thì sự việc đến đâu chưa biết được, chị cũng chợt nhớ đến lời kinh thánh dạy: “Nếu biết điều lành mà không làm thì phạm tội,” thật chính xác, nhất là trong trường hợp của chị là một điển hình.

Na (đứng giữa nhóm ba người) và các bạn trong lớp hè 2015 tại UCI

Nhớ lại thời gian ấy hai mẹ con chị thật gian nan, mặc dầu mục sư hứa đưa đón dùm Na nhưng được vài ngày sau, khi đã hoàn hồn chị tìm cách để có thể đưa Na đi học không làm phiền mục sư nữa. Phần Na cháu hứa với mẹ sẽ ráng học giỏi cho mẹ vui. Thứ bảy tuần ấy chị bàn với Na tìm cách đi xe bus đến trường, thế là Na hỏi thăm các tuyến xe bus và hai mẹ con bắt đầu đi thử. Chị canh đồng hồ và ghi vào sổ tay số từng chuyến xe, mất bao nhiêu phút cho một chuyến, đến trạm cuối đi bộ vào trường bao nhiêu phút cả hai lượt đi và về chị ghi chép cẩn thận. Thứ hai hai mẹ con chị cùng đi xe bus đến trường, đi bộ với con vào trường xong chị lội bộ ra lên xe về, buổi chiều chị lại đón xe lên để cùng về với con, Thỉnh thoảng có vài em thanh niên trong Hội thánh rảnh lúc nào thì giúp đưa đón Na lúc ấy, rồi mủa học hè cũng qua.

Cuối khoá, Na nhận bằng xuất sắc về phần may khâu vết thương, em được thầy cô và bạn bè khen là “Cô bé có bàn tay vàng.”

Na nói trong nước mắt khi kể lại chuyện với mọi người tại Hội thánh:

“Trước hết con cám ơn Chúa cho con có người mẹ thật vĩ đại, chính mẹ là nguồn động viên, niềm khích lệ và là sức mạnh giúp con thành công trong khoá học hè này. Con không ngờ con được học với những bạn học ở các quốc gia: Úc, Pháp, Đức, Koria, China, Nhật, Hàn. Cũng có các bạn các tiểu bang khác đến học, đa số gia đình rất giàu có và họ phải đóng tiền hơn bốn ngàn đô la cho mỗi lớp. Có bạn là con nhà giàu ở bên Anh, cả gia đình qua đây bằng máy bay riêng, mướn khách sạn ở trong khi chờ bạn ấy đi học chỉ một lớp để bổ sung vào chương trình học của mình. Có bạn là học sinh xuất sắc ở tiểu bang khác mà con không bằng các bạn về vật chất lẫn học vấn, các bạn cực kỳ giỏi. Con cũng không ngờ con được học bổng này, được tiếp xúc với các bạn thuộc tầng lớp thượng lưu ấy như món quà thật quý đối với con. Con học được ở các chị, các bạn cách ăn nói, đi đứng, ánh nhìn của một con người được giáo dục tốt trong gia đình thượng lưu là thế nào, gia đình gia giáo tốt là thế nào. Các bạn rất yêu thương con và quý con khi biết con nghèo và đến học được là nhờ học bổng của trường cấp cho con. Con biết ơn chính phủ Mỹ và ban lãnh đạo đại học UCI đã lưu tâm đến con là một đứa trẻ thuộc thành phần nghèo hiếu học và cho con có những học bổng ấy. Nếu còn ở Việt nam không biết ngày nay con là đứa trẻ bán vé số hay rửa chén mướn cho người ta; nếu còn ở Việt nam con không bao giờ dám nghĩ đến cái nghề bác sĩ. Con muốn nhắc lại lần nữa là con vô cùng biết ơn nước Mỹ đã san bằng giai cấp cho con được đứng bằng mọi người. Con cám ơn người mẹ vĩ đại của con, con cũng cám ơn các ông bà anh chị em trong Hội thánh đã hết lòng yêu thương hai mẹ con của con. Xin cám ơn.”

Mọi người vỗ tay rào rào, có mấy cô chậm nước mắt, có tiếng khịch mũi đâu đây và tiếng chị Mùa nói với ai đó: “Cháu Na học được hai lớp còn tôi thì học được một bài học nhớ đời về nghiệp lái xe.”

******

Có tiếng gõ cửa, chị Mùa bước ra nhìn lên bầu trời cao rộng, trong xanh không gợn một áng mây lòng bình an, hạnh phúc. Na ôm mẹ hôn “chụt” luyến thoắng: “I love you, mom.” Cay cay nơi khoé mắt, chị Mùa áp má lên tóc con hít mùi nắng xém thơm thơm quen thuộc, môi hé một vệt cười sung sướng.

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Ý kiến bạn đọc
13/04/201618:01:22
Khách
Cảm ơn bạn Ngọc Điệp. God bless you.
13/04/201617:59:22
Khách
Cảm ơn bạn Thanh. Bài tôi viết về mẹ con chị bạn. Tôi sẽ chia sẻ thông tin của bạn cho bé Na và mẹ biết để cháu cố gắng hơn nữa. Tks. God bless you.
13/04/201617:51:44
Khách
Cảm ơn bạn tị nạn nhắc nhở. Vì dạy học trong chế độ C.S hơn 15 năm và sống với chế độ ấy gần 30 năm nên tôi bị nhiễm từ. Đã xem tới xem lui mà vẫn bị sót vài từ rất khó chịu. Thành thật xin lỗi bạn và đọc giả thân yêu của Việt báo. God bless you.
13/04/201612:17:16
Khách
Bài viết thật dể thương, bé Na đã có một người mẹ VN đáng kính yêu và khâm phục. Ai cũng có một vài bài học nhớ đởi cả. hy vọng chị HD bây giờ chắc không còn những "tai nạn" như thế này nữa... Mong đọc tiếp các bài mới của chị
13/04/201600:49:00
Khách
Chúc mừng mẹ con chị Duyên. Vạn sự khởi đầu nan. Nghề bác sỹ chỉ được xếp hạng 19/25 nghề hot nhất của Mỹ, lý do là vì tuy kiếm được nhiều tiền nhưng nghề này gian nan, ít thụ hưởng (enjoy) cuộc sống bằng 1 số nghề ít lương hơn. Học bổng mùa hè trường y dành cho học sinh trung học chỉ có mục đích khuyến khích theo đuổi đam mê vào ngành y, chưa hẳn là đã bảo đảm một chỗ trong trường y chính thức. Sau trung học, các em phải học tiếp đại học 4 năm trước khi được cứu xét vào trường y, mỗi trường có khoảng 5000 đơn xin vào mà chỉ nhận 100 chỗ thôi, sau 4 năm trường Y còn phải đi residency (ở VN trước đây gọi là nội trú bệnh viện) thêm 3 năm thì mới thành bác sỹ gia đình, theo các chuyên ngành còn phải lâu hơn nhiều. Khi thành bác sỹ hành nghề trẻ lắm cũng đã vào tuổi 30, những năm đầu đi làm thì công việc chưa ổn định nên ít dám sinh con. Tuy công thành danh toại nhưng tuổi trẻ qua đi, công việc rất căng thẳng ít có thời giờ dành cho gia đình. Thành bác sỹ rất tốt, không thành bác sỹ cũng vui vẻ thôi. Ai cũng có niềm vui hay nỗi cơ cực riêng cả. Đời sống Mỹ tạo cơ hội cho mọi người.
12/04/201618:56:13
Khách
Tại sao chị Duyên lại phải dùng chữ "Sự cố". Chị có thể viết "nếu có rắc rối và bị cảnh sát theo ..." mà
11/04/201619:49:12
Khách
Cám ơn bạn Hữu Trần. God bless you.
10/04/201621:44:56
Khách
Cuối tuần được đọc bài viết của bà Nguyễn thị Mỹ Duyên tôi thấy ấm lòng. Bé Na có bà mẹ vĩ đại chăm con gái học giỏi giang. Tôi ngương mộ bé Na khi biết Cuối khoá, Na nhận bằng xuất sắc về phần may khâu vết thương, em được thầy cô và bạn bè khen là “Cô bé có bàn tay vàng.” bé Na làm vẻ vang dân Việt trên thế giớị trong lãnh vực y khoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,802,573
Ngày 18 Tháng Tư 2017, Cựu Trung Tá Không Quân VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhân từ trần tại California, hưởng thọ 90 tuổi. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO 2 từ 1990, cho tới những ngày tháng cuối đời,
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu.
Tác giả là một Kỹ sư về hưu, đang sinh sống ở Orange County và đã nhận được giải Danh Dự năm 2016. Trong những bài VVNM của ông, có nhiều bài viết lấy thú vật làm đề tài,
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/ Donna Nguyen. Cô đã từng đóng góp khoảng 16 bài Viết Về Nước Mỹ dưới ba bút danh trên. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, cô từng sống ở vài tiểu bang như Indiana,
Nhạc sĩ Cung Tiến