Hôm nay,  

Ánh Mắt Không Thể Quên

23/03/201623:24:00(Xem: 12174)

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 3782-17-30282vb5032416

Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân Little Saigon. Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.

* * *

Diễm là một người bạn học cùng lớp với tôi ngày xưa, gặp gỡ nhau trong một sự tình cờ, chúng tôi quen nhau nhưng chưa bao giờ kể cho nhau nghe những gì thuộc về dĩ vãng, những gì xẩy ra sau khi rời mái trường thân yêu. Đối với tôi tôi chỉ thấy Diễm không tham dự những buổi sinh họat cộng đồng nhưng không bao giờ vắng mặt trong những buổi ca nhạc “cám ơn anh” và ngày “Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận”.

Một lần, sau khi cùng nhau đi xem phim “Ride The Thunder”, Diễm đã kéo tôi về nhà và kể cho tôi nghe về mối tình đầu của bạn.

*

Diễm đã dành trọn ngày cuối tuần để dọn dẹp những thùng sách cũ, dở từng cuốn sách, từng tập thơ, những truyện dài truyện ngắn của những tác giả ban hữu thân tặng. Diễm bỗng lặng người trước quyển nhật ký, những trang vở mà giấy đã úa mầu theo thời gian. Quyển nhật ký đã theo Diễm từ Việt Nam và nằm yên trong thùng sách qua bao nhiêu lần dọn nhà. Ôm quyển nhật ký, Diễm nhoà nước mắt, quyển nhật ký với câu truyện tình không đoạn kết. Có lẽ "tình chỉ đẹp khi còn dang dở" nên cho dù sống với chồng rất là hạnh phúc nhưng Diễm vẫn không thể quên được mối tình đầu.

Do một sự tình cờ, những ngày vùi đầu trong sách vở ở thư viện, Diễm lúc nào cũng ngồi ở một chỗ nhất định, và bên bàn đối diện là một anh sinh viên nọ cũng thường trực ngồi ở đó, những lúc mệt mỏi, trên trang sách Diễm ngửng lên nhìn bâng quơ, nhiều lần hai ánh mắt đã chạm nhau, mỉm cười chào nhau, lâu dần thành thói quen, hôm nào chàng không đến Diễm cảm thấy nhớ nhớ...

Một ngày lúc về Diễm loay loay mãi sao chiếc xe Honda đạp hoài không nổ máy, ngừng lại thở, đưa tay vuốt những sợi tóc đang thấm ướt mồ hôi.

- Xe cô bị chết máy, để tôi giúp thử xem sao.

Một giọng nói trầm ấm cất lên từ sau lưng Diễm, Diễm quay lại, nhận ra chàng, Diễm luống cuống

- Vâng Diễm đạp mãi mà nó không chịu nổ.

Diễm nhường tay lái cho chàng, hì hục một hồi, xe nổ máy, Diễm ngước mắt nhìn và lí nhí cám ơn.

Tối hôm đó về nhà ánh mắt sau cặp kính cận đó cứ ám ảnh Diễm mãi.

Sau lần xe chết máy Diễm và Tuấn trở thành quen nhau, Diễm là con gái Bắc kỳ nhưng rất ít nói, Tuấn thuộc loại đạo mạo như một ông thầy giáo nên cuộc tình của Diễm thường chỉ qua ánh mắt. Những lần đến thăm Diễm, Tuấn đã chiếm được cảm tình của mẹ Diễm

Sau kỳ thi, để tự thuởng cho bõ công những ngày đèn sách, Tuấn đã xin phép bố mẹ Diễm cho Diễm về Mỹ tho thăm gia đình của Tuấn.

Mẹ Tuấn là một bà nhà quê, quấn khăn và răng còn nhuộm đen, bà tươi cười đón Diễm vào nhà, các em Tuấn cũng vây quanh chuyện trò tíu tit.

- Diễm ơi, ra đi cầu khỉ với anh

Diễm rúm người lại, nhè nhẹ lắc đầu khi nhìn chiếc cầu mong manh bắc ngang qua con sông, dập dình theo mỗi bước chân đi. Tuấn phá lên cười ôm chặt vai Diễm

- Có anh đi đằng sau đừng sợ.

Vẫn biết rằng miếng ván đủ lớn cho một người bước đi vững vàng nếu được đặt trên mặt đất, nhưng đặt trên một con sông, bên dưới là giòng nước chẩy, Diễm không giám bước lên.

Những buổi khi mặt trời vừa mọc, ráng hồng phản chiếu lung linh trên mặt sông Tuấn cùng Diễm đi dạo trên bờ sông Diễm dựa đầu vào vai Tuấn tận hưởng nét đẹp của thiên nhiên, lòng thầm mơ ước đến ngày mai bên nhau mãi mãi.

Mẹ bịnh, Tuấn phải vừa học vừa đi làm thêm kiếm tiền thuốc thang cho mẹ, Tuấn đã thi rớt và phải vào trong quân đội, Tuấn và Diễm chỉ gặp gỡ nhau sau những chuyến hành quân. Tài kể chuyện của Tuấn làm Diễm vẫn thường tròn mắt lắng nghe, Nhưng rồi Tuấn lơi dần những lần gặp gỡ Diễm vì Tuấn không muốn Diễm ngây thơ của anh trở thành người vợ suốt đời sống trong cảnh trông chờ chồng về sau mỗi cuộc hành quân sinh tử.


Diễm phản đối nhưng Tuấn cương quyết không chịu làm đám cưới. Thỉnh thoảng Diễm vẫn xuống Mỹ Tho thăm gia đình Tuấn, mẹ Tuấn ôm lấy Diễm khuyên nhủ:

- Con ráng quên Tuấn đi, khi nó đã cương quyết thì không ai có thể thay đổi ý của nó đâu con ạ

Ngày tháng trôi qua Diễm vẫn không quên được Tuấn, Diễm vẫn liên lạc với gia đình Tuấn.

Ngày 30 tháng tư khi nghe tin ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Diễm bâng khuâng tự hỏi giờ này Tuấn ở đâu?

Dưới làn mưa lất phất, bầu trời u ám như để tang cho một chế độ vừa xụp đổ, cảnh người người nhìn nhau ngơ ngác. Chị em Diễm cùng nhau lôi ra những bộ quần áo cũ kỹ, mầu sắc u ám để mặc.

Những ngày sau đó Diễm không làm gì được cả, muốn đi xe đò xuống thăm gia đình Tuấn, nhưng không được, Diễm lấy xe đi lang thang qua bệnh viện Cộng Hoà, cảnh tượng làm chấn động tim Diễm khi nhìn thấy có những anh lính thương binh đầu, tay, chân... còn quấn băng, đang nằm điều trị, đã bị xô ra đường để..... lấy chỗ cho "bên thắng cuộc". Ôi đau thương, tàn nhẫn cho chiến tranh, cho cảnh cùng một gìòng giống, chém giết nhau, để trở thành một bên thua trận và một bên thắng cuộc. Diễm lại tha thiết nghĩ đến Tuấn

- Anh ơi, giờ này anh ở đâu?

Tình hình rối reng Diễm không liên lạc được với gia đình Tuấn.

Lệnh trình diện cải tạo ban ra, chính sách khoan hồng của nhà nước, mời những sĩ quan quân nhân, viên chức cao cấp của chế độ cũ, đến trình diện để học tập cải tạo trong mười ngày. Chị Diễm luýnh quýnh lo cho chồng đi cải tạo mười ngày, đưa tiễn anh đến nơi trình diện chị và anh nắm chặt tay nhau và nhắn nhủ

- Chỉ có mười ngày sau đó anh lại về.

Mười ngày qua...người đi chưa thấy ai trở về, tin tức cũng bặt tăm, chị và những người vợ của "ngụy quân, ngụy quyền" kéo nhau đi hỏi thăm thì chỉ nhận được nhũng câu trả lời ấm ớ

Thời gian không còn nghĩa lý gì với Diễm nữa cho đến một ngày em gái của Tuấn đến tìm Diễm và cho hay Tuấn đã bị đi cải tạo và được phép đi thăm nuôi, mẹ gìa ốm yếu nên cô em muốn Diễm đi cùng với cô. Diễm bằng lòng và hẹn cô em là sẽ cùng nhau đi thăm Tuấn.

Lên đường đi đến nơi gọi là trại cải tạo, con đường gập ghềnh trèo đèo lội suối, có những khúc đi bằng xe, có những khúc phải lội bộ, nhưng Diễm và cô em vẫn vui vẻ vì sẽ được gặp lại Tuấn sau bao nhiêu ngày bặt tin tức.

Hai chị em ngồi chờ tim muốn vọt ra khỏi lồng ngực khi Tuấn xuất hiện, nguời tiều tụy, nét mặt mệt mỏi nhưng ánh mắt thật cương nghị, Tuấn nhìn Diễm, vẫn ánh mắt âu yếm khi xưa

- Em khỏe không? Cám ơn em đã đến thăm anh.

Rồi anh quay qua hỏi thăm tình trạng sức khỏe của mẹ cùng các em.

Thời gian trôi qua thật nhanh, đến giờ báo hiệu phải về. Hai chị em lúc đi gồng gánh nhưng không thấy mệt nhưng khi ra về hai chị em đều mệt mỏi, lặng im không nói với nhau lời nào, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ.

Lần đi thăm thứ hai, Diễm và cô em lại gồng gánh đi thăm nuôi, trong một phút bất ngờ Tuấn thì thầm:

- Đừng đi thăm anh nữa nhé.

Trên đường về, hai chị em suy nghĩ hòai không tìm ra câu trả lời. nhưng rồi không nhận được giấy cho thăm nuôi nữa, thư anh cũng không có. Diễm hiểu rằng đó là lần cuối cùng Diễm được nhìn thấy Tuấn.

Ánh mắt buồn thăm thẳm của anh trong lần cuối cùng đó Diễm làm sao quên được.

Những tin tức sau cùng khi có vài người bạn đồng tù được thả về cho gia đình Tuấn biết thì anh và một số bạn đã vượt trại cho một lý tưởng, họ đã muốn dành lại chỗ đứng cho lá cờ vàng và có lẽ không thóat cho nên đến bây giờ gia đình vẫn không có tin tức gì của anh.

Anh luôn luôn nghĩ đến người khác, đến tình yêu tổ quốc hơn chính bản thân mình.

Trong ánh nắng chiều chợt tắt Diễm nức nở kết thúc câu chuyện bằng câu:

- Chúng tôi đã nghìn trùng xa cách sau lần cuối gặp nhau trong trại tù cải tạo.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
25/03/201619:21:31
Khách
Bai viet nay buon qua!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến