Hôm nay,  

Quà Cho Người Viễn Xứ

23/03/201601:32:00(Xem: 10830)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3781-17-30281vb4032316

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.

* * *

Lộc non mới ngày nào, qua thời gian, đội nắng phơi sương trở nên xanh ngát. Tíc tắc, một giây vụt qua làm cho người ta lớn lên, trưởng thành hoặc già đi, như đường "Parapol" khi lên đến cực đại sẽ trở về cực tiểu.

Sự rượt đuổi của thời gian, của cuộc sống tất bật nên chúng ta không để ý đến sự thay đổi của chính bản thân mình... Gần đây, nhân những ngày lễ lớn trong năm, tôi nhận thấy mình có nhiều thay đổi, không dễ thương chút nào, là thích nhận quà, từ những người thân thuộc, những người mà tôi quen biết.

Những món quà có giá trị thực dụng như: hộp bánh bích qui, hộp bánh chocolat, những chai rượu. Hương vị, khi ngọt ngào thơm tho, khi cay nồng từ người cho với những lời chúc tốt lành làm xúc động lòng người.

Những món quà điện tử, nếu đúng vào thứ mà ta cần thì quí hóa biết dường nào.

Những món quà mang tính chất nghệ thuật, cần người tri âm, hiểu được giá trị của nó.

Có một câu chuyện kể rằng: một người tặng cho người quen một bức tranh. Bức tranh nầy "đi du ngoạn" khắp nơi, rồi lại trở về với người chủ cũ, do một người khác đem tặng, không biết nên buồn hay vui!

*

Ông Chu Bá Yến, một trong những người hoạt động tích cực trong công đồng người Việt Nam ở tiểu bang Florida, có lập ra giải khuyến học Lạc Hồng, dành cho những em học sinh xuất sắc tốt nghiệp trung học. Các em nầy về sau đều thành công, như cháu Trần Thị Ngọc Diễm (Pharm. D.), chồng cháu là Nguyễn Ngọc Thanh (M.D.), con và rể của chiến hữu Trần B.H., ở Jacksonville, FL.

Cộng đồng cũng thường tổ chức những lễ hội như:

- Thi làm đèn Tết Trung Thu.

- Thi Hoa Hậu Áo Dài dành cho thiếu nữ, đi đôi với thi Áo Dài dành cho tuổi "yêu cà rem", dành cho các bé dưới 10 tuổi.

Ông Broward, giáo sư dạy ở trường cao đẳng BCC, Florida, là thầy của các con tôi. Ông Bà Broward không có con, không biết ông có kỷ niệm đặc biệt nào với xứ sở xa xôi vạn dặm hình chữ S ở bên kia bờ Thái Bình Dương; hay là ông yêu mến những sinh viên nhỏ nhắn, da vàng tóc đen, nhưng chăm chỉ siêng năng, hiếu thảo với cha mẹ, không la cà lêu lổng. Ông qua Việt Nam xin đứa con gái làm con nuôi.

Một năm sau, vợ ông trở lại Việt Nam xin thêm một đứa con gái nuôi nữa, cho đủ một cặp, tranh nhau chăm sóc ông, bà lúc tuổi già! Nhưng bấy giờ luật xin con nuôi của Việt Nam thay đổi. Bà phải bỏ việc làm ở Mỹ, qua Việt Nam sống một năm (dạy Anh ngữ ở VN), mới đủ điều kiện để đem đứa con gái nuôi thứ hai về Mỹ!

Năm đó, hai đứa con nuôi Việt Nam mang họ Broward của ông bà có đến dự thi Áo Dài dành cho tuổi "yêu cà rem". Em đoạt giải là Jacqueline Nguyễn.

Bà Broward có tặng chúng tôi chùm nón lá, có sáu cái từ lớn tới nhỏ được luồn qua sợi chỉ hồng, mà bà đã mua từ Việt Nam. Tôi trân trọng giữ gìn nó đến ngày hôm nay.

*

Hơn chục năm qua, từ khi sanh đứa con gái, Rudy phải ngồi xe lăn, nhưng cũng không ngăn nỗi cái thú "du sơn ngoạn thủy" của Rudy. Khi đến mỗi nơi đều mua quà lưu niệm, số quà nầy Rudy đem tặng cho những người quen biết.

Cũng như mọi năm, trước khi đi Rudy thông báo cho mọi người hay biết, nhưng đã hơn hai tuần tôi chưa thấy bóng dáng của Rudy.

Trước khi rời khỏi Miami, Rudy nói nhỏ với tôi:

- Nghe người ta đồn đãi, ở nơi đó có một loại thuốc bột đặc biệt, không tìm được ở nơi nào khác trên thế giới.

Tôi hỏi lại:

- Có phải là sừng tê giác?

- Không biết nữa, nhưng trị được bá bệnh.

Tôi kể cho Rudy là con tê giác (rhinoceros), có một cái sừng trên mũi, là mạng sống của nó. Cưa lấy sừng là giết chết nó. Hiện nay trên thế giới tê giác còn khoảng 25,000 con, sống trong tự nhiên. Với đà săn bắt như hiện nay của con người, không bao lâu nữa tê giác sẽ tuyệt chủng.

Một số người Á Châu, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, tin tưởng là sừng tê giác trị được bá bệnh. Lấy sừng mài ra thành một chất bột, giống như sữa để uống; trị được từ nhẹ như ho hen, cảm cúm nặng như đái đường, bại liệt kể cả ung thư... Nhưng thật ra sừng tê giác cũng giống như những con thú vật có sừng khác, như sừng bò, sừng trâu được cấu tạo bởi chất karatin, không có giá trị để chữa bệnh.

Hơn hai tháng sau Rudy và chồng lù lù xuất hiện, nét mặt tươi rói:

- Chúng tôi về Miami đúng hẹn.

Tôi trả lời:

- Đúng hẹn cái nỗi gì, Rudy nói đi du lịch hai tuần, mà nay đã hai tháng, làm chúng tôi lo lắng, thế giới đầy nhiễu nhương, không biết Rudy có bình an hay không, mà bặt vô âm tín!

Rudy phân trần:

- Cám ơn mọi người lo lắng, kỳ nầy tui đi vòng lớn: từ Mũi Hảo Vọng, rồi qua Ấn Độ,... phải lâu hơn chớ, chắc là nghe lộn rồi là hai tháng, chớ không phải hai tuần. Đây là cái dĩa ghi lại, dài 2:30 giờ, xin tặng làm quà.

Ngày cuối tuần rảnh rỗi, tôi xem cái dĩa của Rudy.

- Châu Phi:

Thú hiền, thú dữ nhiều vô kể, sống chạy rong giữa thiên nhiên, hoang dã.

Lớp học thì thiếu thốn, dưới nền vẫn là đất, năm bảy em học chung một cuốn sách.

Đặc biệt là người dân có chỉ số "body mass index", thật là lý tưởng, là ước mơ của nhiều người sống ở Mỹ.

- Châu Á:

Cuốn phim đưa chúng tôi thăm viếng Ấn Độ, một quốc gia dân số đông thứ hai trên thế giới (Ấn Độ: 1,24 tỷ người, Trung Quốc: 1,39 tỷ người - tính đến 7/2015). Thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển, chánh quyền Ấn Độ cần nhiều chuyện phải làm.

Rudy ngồi trên xe lăn, ông chồng đẩy xe ở phía sau, những chú bò già ốm trơ xương, thân thiện nằm bên vệ đường. Họ đi vào những đền, chùa cổ xưa, có nhiều tượng Phật... vang vang:

"Nẩm mồ tam mãn đà mẫu đà nẫm,
A bát ra để hạ đa xá,..."

Minh Châu, dịch:

"Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
đêm ngày sáu thời đều an lành,..."

Tôi thiếp đi trong đi trong lời kinh, tiếng kệ... Tôi tỉnh dậy, khi nghe có tiếng người Việt Nam rao hàng mời mọc Rudy và chồng. Cái đĩa thu hình ảnh du lịch của Rudy vẫn tiếp tục. Phía hậu cảnh đang là cổng chánh của chợ Bến Thành, đường Lê Lợi,... Rudy đang lựa chọn mua hàng lưu niệm. Người bán hàng tiến tới chồng của Rudy, rồi bất ngờ đưa tay xoa xoa vào cái bụng chứa đầy bia, cười lớn, nói vài câu tiếng Anh:

- Buddha, Buddha! Lucky! Dollars!

Mấy hôm sau gặp lại Rudy, chúng tôi bàn về chuyến "du sơn ngoạn thủy", hỏi về hoạt cảnh khi ông chồng của Rudy được xoa bóp cái bụng chứa đầy bia ở Sài Gòn Việt Nam. Họ cười ngất.

Rudy nói rất thích Việt Nam: miền bắc có nhiều thắng cảnh, miền trung có nhiều bãi biển rất đẹp và miền nam có nhiều trái cây nhiệt đới tươi ngon rẻ. Đặc biệt Sài Gòn có nhiều nhà cao tầng không thua kém các nước lân cận, và người dân có thể nói được tiếng Anh.

Rudy lấy ra cho tôi cái nón lưỡi trai, có hình cổng chánh chợ Bến Thành và thêu chữ Sài Gòn Việt Nam. Món quà cho người Việt Nam viễn xứ.

Quê hương, chỉ một để yêu
Áo dài nón lá, sáng chiều thướt tha
Yêu già, yêu trẻ thật thà
Siêng năng chăm chỉ, món quà quê hương.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến