Hôm nay,  

Những Anh Hùng Thầm Lặng

06/02/201600:00:00(Xem: 15435)
Tác Giả: Chú Chín Cali
Bài số 3744-17-30244vb7020616

Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, nguyên là giảng viên đại học ở Việt Nam, sĩ quan QĐVNCH, công chức ở Mỹ và là chuyên gia Mỹ làm việc ở ngoại quốc. Ông đã về hưu và chọn sinh sống trong khu Little Saigon. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ 5 của tác gia viết cho những người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên.

* * *

Những người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên nay tuổi đời đã cao, kinh nghiệm sống ở Mỹ đã nhiều, con cái hầu hết đều thành công trong xã hội Mỹ. Ngoại trừ một số nhỏ nhờ có trình độ học vấn cao nên hội nhập dễ dàng vào xã hội Mỹ, đa số còn lại phải khắc phục bao khó khăn gian khổ, hy sinh cuộc đời mình cho con cái đời sau. Nay ý nguyện đã thành, nhìn lại quá khứ có khác nào một giấc mơ!

Mới ngày nào nheo nhóc vượt biên, họ nhịn từ giọt nước, miếng ăn cho các con đang sống dở chết dở vì đói khát. Tương lai mịt mù. Nay họ đã tạo được đời sống ổn định, vững vàng, nhà cửa khang trang. Mới ngày nào họ còn nắm tay dẫn con đi học, nay chúng là Bác Sĩ Kỹ Sư. Mới ngày nào phải thức khuya dậy sớm làm việc đêm ngày không biết mệt, bây giờ lên xuống thang lầu đã ngồi thở dốc! Nói trước quên sau, tóc đã bạc màu còn lưa thưa mấy sợi, bụng to mông lép, mặt mày càn cổi nhăn nheo, họ thấy buồn cho tuổi về chiều! Thôi cũng xong rồi đời ta, một kiếp lưu vong.

Họ có được ngày hôm nay nhờ ơn xứ Mỹ. Họ xem nước Mỹ như vị cứu tinh, là ân nhân đã đón nhận, cưu mang và đã chia xẻ cùng gia đình họ sự phồn vinh của một quốc gia giàu sang, văn minh, và hùng mạnh nhứt thế giới.

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Để tỏ ra xứng đáng với những đặc ân nầy, họ đã trả ơn bằng cách chứng tỏ mình là những công dân tốt. Họ cố gắng học hỏi, sống hòa đồng để sớm hội nhập vào cộng đồng người Mỹ. Khắc phục bao nhiêu gian khổ, họ đã đạt được mục tiêu nầy và hãnh diện làm người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên.

Dù hiểu mình may mắn đến được xứ sở của tự do, nhưng họ không thấy niềm vui trọn vẹn. Họ thấy mình có nhiều khác biệt đối với người Mỹ khi ở Mỹ, cũng như đối với người Việt khi về Việt Nam. Họ cảm thấy cô đơn lạc loài!

Sống mấy chục năm ở Mỹ họ vẫn thấy miễn cưỡng phải tham dự các sinh hoạt chỉ có toàn người Mỹ. Họ vẫn thấy ngần ngại khi nhận được giấy mời làm Juror và tìm mọi cách tránh né. Họ thèm ăn tô phở nóng có đủ vị tương ớt hành trần, ăn cơm canh chua với cá kho tộ, tô bún riêu phải có mắm tôm. Họ thích nói tiếng Việt với nhau và dạy dỗ con cháu phong tục tập quán Việt Nam để bảo tồn nguồn gốc.

Thời gian không biến đổi được con người. Mấy mươi năm không biến đổi cái gốc Việt của họ thành gốc Mỹ. Trong cùng tận đáy lòng, chưa bao giờ họ nhận thấy ở mình thật sự là một nguời Mỹ tuy mang quốc tịch Mỹ. Họ vẫn thấy cô đơn, lạc loài trong cộng đồng Mỹ.

Ngược lại khi về Việt Nam họ thấy mình có gì khác lạ đối với người Việt bản xứ. Họ thấy khó chịu với thái độ và cách hành xử thù hằn của các quan chức Việt Nam. Họ không thấy thoải mái khi dạo phố Saigon. Họ có cảm giác e ngại khi đi du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, lúc nào cũng trong trạng thái phòng thủ vì sợ bị chôm chỉa lường gạt. Họ cảm thấy khó chịu với lối buôn bán chụp giựt, mời hàng lì lợm, lối chạy xe vô kỷ luật, chửi thề, chen lấn bất lịch sự của người Việt Nam. Họ có cảm giác mình là miếng mồi ngon cho bấy cá lòng tong xúm vào rút rỉa, xí phần.


Cũng vì trạng thái “nửa chừng” nầy những người Việt thuộc thế hệ đầu tiên tới Mỹ đã không thấy thoải mái khi sống trong khu toàn người Mỹ hoặc trở về sống hẳn ở xứ Việt Nam. Họ chọn được sống ở Mỹ, nhưng được sống chung với những đồng hương cùng cảnh ngộ. Đó là lý do tại sao người Việt tị nạn tập trung về các khu Little Saigon càng lúc càng đông.

Sống trong các khu Little Saigon họ không còn phải cố gắng để giống như những người Mỹ khác. Họ sống thật với bản chất Việt của mình, tự tại, thoải mái, không mặc cảm. Họ đã cảm nhận được quê hương nơi đây. Họ thấy yêu thương và gắn bó với nó như ngày xưa họ đã từng yêu thương và gắn bó với quê hương Việt Nam.

Những người Mỹ gốc Việt hội nhập dễ dàng hơn vào xã hội Mỹ thường là thành phần trí thức nên thành công hơn về phương diện tài chánh. Họ chọn chỗ ở sang trọng hơn, lui xa xa cái khu Little Saigon, nhưng vẫn đủ gần để không cảm thấy mình lẻ loi cách biệt.

Tuy xứ Mỹ được mệnh danh là cái “melting pot”, nhưng cái nồi nầy vẫn chưa đun chảy được những người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên. Hóa trình hội nhập còn kéo dài trong nhiều thế hệ. Lịch sử đã chứng minh rằng cái gốc Việt với 4000 năm văn hiến sẽ khó mà gột rửa trong nhiều thế kỷ, nói chi trong vài thập niên! Họ bị giằng co giữa hai nỗi ưu tư mâu thuẫn nhau, đó là làm sao để hội nhập vào xã hội Mỹ nhanh và đồng thời bảo tồn truyền thống Việt Nam- cái gọi là “gốc Việt”.

Cái “gốc Việt” đã mở cửa cho người Việt tị nạn vào xứ Mỹ, nó giúp họ nổi bật, giữa những cộng đồng khác. Con cháu họ sinh trưởng ở Mỹ, nhưng vẫn còn cái rễ nối dài đến tận Việt Nam. Họ mong cái gốc Việt muôn đời sẽ gắn bó với chúng. Hiện nay có biết bao nhiêu nhân tài trong mọi lãnh vực ở Mỹ, đã hãnh diện nhận mình là người Mỹ gốc Việt!

Người Mỹ hãnh diện tổ tiên họ là những anh hùng lập quốc. Trước 1975, số người Việt tại Mỹ còn đếm trên đầu ngón tay. Khi cộng sản chiếm miền Nam, tổng số người Việt di tản đến được nước Mỹ cũng chỉ mới là trăm ngàn. Bốn mươi năm sau, với ý chí “tự do hay là chết” của thuyền nhân Việt Nam từng làm chấn động thế giới, tiếp theo là các chương trình H.O., ODP..., cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ ngày nay đã là trên 2 triệu, và sẽ còn đông hơn, mạnh hơn. Tên gọi “Little Saigon” đã xuất hiện tại nhiều tiểu bang Mỹ.

Thưa quí vị người Mỹ gốc Việt của thế hệ đầu tiên, các hậu bối của chúng ta sẽ hãnh diện vì ông cha họ là những người tiền phong đã mở đường làm nên cộng đồng Việt, mang truyền thống Việt Nam vào văn hóa Mỹ, đã theo chân người xưa để tiếp tục hoàn chỉnh chương sử hiệp chủng lớn lao của nước Mỹ.

Sau 40 năm di tản, vượt biển, chia lìa, cực nhọc, một mùa xuân mới đang bắt đầu. Kính chúc những anh hùng thầm lặng của gốc Việt tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới một năm mới an bình, hạnh phúc.

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
11/02/201617:12:02
Khách
Cám ơn và tán dương ông Chín Cali về bài viết súc tích đầy chân tình.
10/02/201618:36:50
Khách
Huong nhung gi minh dang co (o My hoac o Viet-nam). Su thoa long la mot moi loi lon. Nen hoc hoi tu dan toc Do-Thai.
08/02/201618:50:53
Khách
Dân nào cũng vậy thôi. Mỹ có 100+ dân tộc sống lận.
08/02/201618:49:40
Khách
Kinh thua Chu Chinh Cali,
Toi den xu My (5/1975), luc do 19 tuoi: Thanh phan ngheo nhat trong nhung nguoi ngheo. Song vo gia cu 6 thang (KHONG: nho tuoi, tan tat, co con nho, tien that nghiep etc....). Cong viec dau tien lam tu 12 gio dem den 8 gio sang. Tro lai di hoc 8/1976 (nhan thay chinh minh khong noi tien Anh bang nguoi da mau, khong co suc khoe nhu nguoi Mecico). Hoc xong va di lam cho Navy 1981. Mua chiec xe dau tien o xu My 12/30/1983. Ve huu 3/2005. Di choi khap moi noi duoc 11 nam, va Toi rat yeu thich cuoc song hien tai.
07/02/201609:16:34
Khách
Bài viết thật xúc tích và có một cái kết ngọt. Cái ngọt đậm đà làm dịu đi vị đắng của ly cà phê sửa đá đã theo người Việt lưu vong khắp cùng thế giới trên bốn mươi năm qua. Dù ở Mỹ, ở Gia Nã Đại, Pháp hay Úc hồn Việt hiên ngang tồn tại với chợ Việt, chùa Việt và khu phố Việt cùng với ly cà phê sửa đá đặc trưng Việt.

Bài viết đã làm sống dậy vị đắng của những Việt kiều thế hệ thứ nhất tha hương trên xứ người. Cái vị đắng cay bỏ xứ ra đi, cay xé lòng vì bao cái chết trên đường vượt biển, cay mắt lệ vì bao gian truân và khó khăn gặp phải của đời người viễn xứ.

Bài viết đã nhẹ nhàng nhưng tinh tế khắc họa sự chịu đựng gian khổ và hy sinh của Việt kiều thế hệ thứ nhứt. Những hy sinh quá lớn hoà quyện bao mồ hôi và cả nước mắt để tạo dựng và xây đắp quê hương Việt nơi trời Tây.

Bài viết với phong cách rất Chín Cali, mộc mạc. chân tình và đầy thuyết phục người đọc sự xứng đáng được tôn vinh những hy sinh thầm lặng của những người cha chú qua suốt bốn mươi năm qua cho những quê hương Việt thứ hai phồn thịnh ở hải ngoại.

Những người nay đã già lưng đã khọm, những người chỉ có thể nói tiếng anh bồi, nhưng họ thật vĩ đại đã hy sinh và lao động hết sức mình để cho con cháu một cuộc sống và tương lai tốt đẹp gần như đồng cân với dân bản xứ ngay hôm nay.

Đó là cái kết ngọt đậm đà của bài viết, ly cà phê sửa đá đắng ngọt mát lạnh đầy thú vị và phong phú của một đời người tha hương. Những vị anh hùng thầm lặng tìm được nơi gây dựng lại cuộc sống và để có thể tự hào gọi nơi đáy là quê hương thứ hai cho mình và sau này là quê hương thật sự cho các thế hệ Việt sinh trường ở hải ngoại. Cảm ơn Chú Chín Cali.
06/02/201615:50:35
Khách
Bai viet qua hay va qua dung.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,449,825
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến