Hôm nay,  

Hoa Xoan Bên Dòng Suối

02/02/201600:00:00(Xem: 9839)

Tác giả: Vũ Long Hương
Bài số 3739-17-30239vb3020216

Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ của ông là Hoa Phượng Florida, nơi có hoa phượng đỏ gợi nhớ bao kỷ niệm của tuổi trẻ Việt Nam đã được phổ biến từ tháng 7, 2015. Bài viết mới của ông kể về tình đồng hương giữa người Việt tại Raleigh, thủ phủ của bang North Carolina. Leigh là biến ngữ từ chữ leah nghĩa 'Canh Đồng Nai' và Raleigh là họ của người Ái Nhĩ Lan (Ireland) gốc Anglo-Saxon đã đến nước Mỹ lập nghiệp đầu tiên tại quận Devon ngày nay từ giữa thế kỷ 12 AC.

blank
Ngôi nhà của đôi bạn Huy-Thu Hương trong 6 mẫu rừng có dòng suối thơ mộng. Hai cháu Thông và Thảo Nhi bên suối.

* * *

Ngày đầu năm nắng đẹp 2016, đến thăm nhà Huy & Hương chúng tôi lái xe khoảng hai mươi phút từ khu nam thủ phủ Raleigh đi về hướng bắc thành phố, tẻ vào con lộ cụt ngoại ô có tên là Lizei, hiện ra một xóm độ mười căn nhà xây gạch đỏ khang trang, nhà Huy & Hương căn đầu bên phải có cổng sắt, tôi đi hết con lộ rồi quanh trở lại xem cho biết xóm lạ, con trai của Huy, cháu Thông ra trước cổng đón và vảy tay chúng tôi mơ hồ tưởng như lạc lối vào chốn thiên thai.

Huy và Hương chào đón khách với nụ cười tươi, em gái cháu Thông tên Thảo Nhi cũng ra chào. Niên học ba năm trước, vợ chồng Huy đưa đón hai con và gặp con gái chúng tôi cũng đi đón con học cùng lớp nên quen nhau và nhân dịp gặp nhau khi đi dự Thánh lễ nhà thờ Saint Raphael biết chúng tôi sắp dọn nhà, Huy sốt sắng đến giúp và mang đồ ăn thức uống tiếp tế ca ngày bận rộn. Ba năm trôi qua mãi đến hôm nay chúng tôi mới có dịp đến thăm nhà người đồng hương tốt bụng.

Giữa khu đất mượt cỏ xanh, căn nhà với diện tích sáu mẫu tây đất của Huy có rừng cây cao chung quanh, tôi hỏi còn chuồng nuôi gà vịt lúc trước đâu rồi. Huy trả lời:

- "Thưa chú có một chuồng nuôi gà, vịt độ hơn chục con trống mái, có trứng ăn hai năm trước nhưng nay không còn vì ban đêm có loài thú hoang ăn thịt gà vịt nên cháu đã dở bỏ".

Bàn ghế để ngồi ngoài trời ngắm cảnh, bếp lửa trại và nhà chòi trên cây cho các cháu vui đùa, cháu Thông đang học lớp sáu và cháu Thảo Nhi đang học lớp ba, hai cháu thật ngoan và dễ thương, Huy & Hương với hai con là một trong muôn vạn gia đình hạnh phúc và lý tưởng nơi đất khách quê người.

Sau bữa ăn trưa, nhiều món hải sản Hương nấu nướng thật ngon, Huy và Hương cùng hai cháu dẩn đường đưa chúng tôi ra suối theo lối mòn mặt đất độ dốc thấp hơn khu nhà và vườn trồng hoa trái, đi xuyên qua rừng cây cao dăm phút ra thăm dòng suối nhỏ sau nhà, đường mòn sạch lá có chen lẫn cỏ rêu mọc xanh rì giửa rừng cây trụi lá đang rực rở hoa nắng xuyên sáng khắp rừng thưa, đám cây rừng và dòng suối reo vui vì có khách đến viếng thăm, dòng nước suối uốn quanh nghe nước chảy róc rách... thật là một khung cảnh thiên nhiên thú vị. Huy kể thỉnh thoảng có bầy nai đi qua uống nước suối dẫn con đi tìm cỏ non hay có khi đẻ con bên bờ cỏ. Tôi nói với Huy hai cháu diễm phúc có được tuổi thơ bên rừng cây suối nước thấy hươu nai giống như chuyện của nữ văn hào Marjorie Kinnan Rawlings "The Yearlings" (Con Nai Tơ) và "The Advantures of Tom Sawyer và chuyện "Huckleberry Finn" của văn hào Mark Twain mà lúc nhỏ tôi đã đọc qua và mê mẩn theo dõi câu chuyên phiêu lưu kỳ thú này.


Suốt đoạn đường vắng vẻ dọc theo dòng suối hai bên là cây thưa một khung cảnh thật nên thơ không xa thành phố quả là hiếm hoi mà chúng tôi có dịp thưởng thức... quên đi dòng đời xô bồ, quên những ưu tư sầu muộn bon chen, quên nổi đau đớn khôn nguôi mất mát thân nhân và quên đời lữ thứ lưu lạc quê người trong giây phút ngắn ngủi.

Tình đồng hương như liều thuốc hồi sinh cho những tha nhân vong quốc phiêu bạt mưu sinh khắp bốn phương trời. Đôi vợ chồng trẻ Huy & Hương, khoảng độ tuổi trên dưới năm mươi và hai con nhỏ đã tìm được đầt hứa nơi quê hương mới mà chúng tôi may mắn quen biết, Huy kể chuyện vượt biển cả phong ba bão tố đến đảo Bataan, Phillipines lúc tuổi còn vị thành niên như đứa trẻ mồ côi, bước chân khó khăn đến đất hứa chăm chỉ học hành ra đại học ngành chuyên môn về lập trình viên và gặp Hương qua người giới thiệu trong nhóm hướng đạo công giáo thuộc quận Wake thành phố Raleigh.

Hương học ngành y sau khi ra trường làm việc với các bác sĩ trong các bệnh xá, quyết định mở phòng mạch khám bệnh mà đặc biệt khám bệnh cho người lương thấp không lấy tiền, chúng tôi được biết Bác Sĩ Thu Hương (*) dành một giờ cho mỗi bệnh nhân cho nên chỉ nhận tám bệnh nhân mỗi ngày, quả là một mẫu người hiếm hoi mà chúng tôi gặp trong đời sống hiện đại.

Trước lúc chia tay đứng cạnh hai cây cao to như cây rừng, gia chủ cho chúng tôi biết hai cây mầu hoa tím và có mùi hương, là hoa Xoan... viết đến đây chúng tôi nhớ lại bản nhạc "Hoa Xoan Bên Thềm Cũ" (*) của nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Bản nhạc đã một thời vang bóng khi chúng tôi còn trẻ vào thập niên sáu mươi, lời nhạc diển tả mối tình của đôi trai gái, nàng chờ tình quân đang xông pha biên ải giữ gìn non sông, một hôm chàng trở về thăm cô thôn nữ yêu kiều đôi ngày rồi chia tay hẹn một ngày mai thanh bình suốt đời bên nhau. Xin trích một đoạn dưới đây:

"Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi, xa vắng miền quê bao năm rồi, về gặp em ngây thơ duyên dáng, hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng.

Khi tới đầu thôn tim rộn ràng, mơ ước mộng xưa chưa phai tàn, mà hôm nay sao vui quá, lâng lâng như lạc vào động hoa.

Tới trước ngõ cũ nghe kể rằng, giặc tràn qua thôn xóm, gieo bao đau thương bao điêu tàn, từ ngày anh vắng xa.

Nay qua đau thương yên bình rồi, tình ta lên hương ngát, như hương hoa xoan vang bên thềm nhẹ nhàng như ngát say.

Anh nhé mình yêu nhau muôn đời, anh giữ gìn biên cương xa vời, đừng buồn khi xa nhau anh nhé, thăm em đôi ngày rồi anh đi ". Hết trích.

Bọn giặc đã tràn qua thôn xóm gieo bao đau thương điêu tàn sinh linh vạn vật miền quê hoa Xoan năm xưa, nhiều thập niên sau có đôi uyên ương Huy & Hương tìm lại được hoa Xoan nơi đất mới tại thủ phủ Raleigh, (*) sống hạnh phúc với hai con thơ, nắng vẫn nhẹ vương trên ngàn cây thảm cỏ và mơn man trôi theo dòng nước, chúng tôi chào từ giã không quên cám ơn gia chủ và hẹn gặp lại nhau cùng ngắm hoa Xoan bên dòng suối khi mùa Xuân đến./.

Vũ Long Hương

(*) http://www.stjosephprimarycare.org/?page_id=1502

(*) https://www.youtube.com/watch?v=2mroOpLGroE

Ý kiến bạn đọc
02/02/201621:16:34
Khách
Tu lau lam toi da nghe [doc] "co gai co khuon mat trai soan" chu khong he nghe co gai co khuon mat trai'sau dong hay thau dau !!!!
02/02/201617:08:01
Khách
Người miền Bắc thường nói và viết là hoa xoan, nhưng miền khác thì dùng chữ soan, nhưng theo từ điển thì chữ SOAN đúng hơn.
Hồi tôi còn ở Kiên Giang thì thấy hoa soan nở vào tháng Tư, dịp lễ Phục Sinh, qua Mỹ thấy cũng có hoa soan và cũng nở vào mùa hè, hương thơm dịu. Người Huế gọi là cây thầu đâu, văn chương hơn thì gọi cây sầu đông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,979,569
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến