Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số 3734-17-30234vb4012716
Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College, gần nhất là loạt bài viết về bằng cấp học hành ở Mỹ. Bài mới nhất là chuyện nhổ răng và ngành học về nha khoa tại Mỹ.
Thấy An chạy vội đến ôm mẹ, mếu máo cho biết: chiếc răng cửa của em đã bị lung lay. Anh Bình lớn hơn em hai tuổi, bước đến vỗ nhẹ vai An, thay mẹ dỗ dành:
- Em ngoan đừng sợ. Chỉ cần nhổ cái "răng sữa" đó vứt đi, em sẽ có cái "răng khôn" vững chắc mọc lên thay thế. Bây giờ em hãy đi rửa tay cho thật sạch...
- Anh ơi, em đã rửa tay rồi.
- Vậy em hãy dùng hai ngón tay cầm chặt chiếc răng đã lung lay đó, em nhẹ nhàng lung lay nó thêm nhiều lần, nhiều lần, nhiều lần liên tiếp cho đến khi, chân răng không còn bám chặt vào lợi nữa, lúc đó em dứt mạnh cái răng ra. Thế là xong!
- Nhưng mà em sợ đau lắm!
- Không đau đâu, anh đã tự nhổ răng sữa của anh như vậy đấy.
- Anh ơi, vậy là nhổ răng không đau hả anh ?
- Ừ, không đau.
Anh đang giúp em biết cách nhổ răng không đau mà.
Đã bứt bỏ được cái răng sữa, An tươi cười "khoe răng" bên anh Bình.
Bình đã biết cách "nhổ răng không đau" từ thuở bé, nhưng khi lớn lên lại chọn Y Khoa, không chọn Nha Khoa. Một nghề mà Mẹ luôn “dèm pha”, làm nản lòng đứa con nào có ý định theo học, "để cả đời xăm xoi, tìm kiếm những cái răng sâu...!"
Út An tính cẩn thận, kỹ càng tỉ mỉ lại rất khéo tay và cũng rất yêu thích ngành Nha. Em đã kiên trì nhẫn nại, trổ tài lý lẽ và “chốt” lại được những "dèm pha" của Mẹ. Khiến Mẹ đã phải thay đổi "tư duy", thích thú tìm hiểu ngành nghề mà An đã chọn. Xem xét kỹ lưỡng mọi bề, Mẹ công nhận nền giáo dục Nha Khoa nước Mỹ (có thể) đang đứng đầu thế giới với thành quả khoa học tân tiến được triển khai ứng dụng, phương pháp tuyển chọn rất cẩn thận, đắc nhân tâm. Trí tuệ Nha Khoa được bồi đắp từ căn bản, đáng nể trọng, luôn hấp dẫn những ai yêu thích ngành Nha, muốn trở thành Bác Sĩ Nha Khoa (Doctor of Medical Dentistry).
Các trường Đại Học Nha Khoa khi tuyển sinh, thường chỉ đòi hỏi có tổng cộng trên, dưới 90 Tín Chỉ (Units Required) cho các lớp: Sinh vật (Biology), Vật lý (Physics), Hóa hữu cơ (Organic Chemistry), Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry), Tiếng Anh (English), Tín Chỉ tự chọn (Elective Credit). Nhưng hầu hết các sinh viên Nha Khoa có văn bằng Cử Nhân, một số đã có bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ.
Ngoài những môn học kể trên, còn phải có điểm thi DAT (Dental Admissions Test). Đây là bài thi kiểm tra kiến thức, theo yêu cầu của tất cả các trường Nha khoa.
Trước khi thi DAT, sinh viên cần có một DENTPIN® (DENTal Personal Identifier Number). DENTPIN® được xem như là số Thẻ Căn Cước riêng của mỗi người theo học ngành Nha, để tham gia vào hệ thống giáo dục Nha Khoa tại Mỹ và dùng cho các chương trình thi kiểm tra, theo tiêu chuẩn ngành Nha ấn định.
Đã có ý định chọn ngành Nha Khoa, sinh viên nên sớm hoàn tất Hồ Sơ Xin Nhập Học và gởi đến The Associated American Dental Schools Application Service (AADSAS). Nhiệm vụ của AADSAS là xem xét và chuyển hồ sơ đến những trường Đại Học Nha Khoa nào, mà sinh viên đã cân nhắc, lựa chọn. Trong hồ sơ gồm có:
- Đơn Xin Nhập Học.
- Phiếu điểm GPA (Grade Point Average) bậc Đại Học.
- Điểm DAT. (Dental Admissions Test)
- Những Thư giới thiệu.
- Bài Luận Văn (Essay) viết cách nào để người đọc “thấy” được mình, có những đặc điểm chung để trở thành một Bác Sĩ Nha Khoa, có năng khiếu cao về khoa học, có đôi tay khéo léo, giao tiếp giỏi giang …
Nhà trường sau khi đọc hồ sơ, đánh gía tổng quát trên số điểm trung bình (GPA), điểm DAT, nội dung Thư Giới Thiệu, ý tưởng trình bày trong bài bài Luận Văn, những sinh hoạt cộng đồng, những việc làm thiện nguyện của ứng viên. Nếu cần tìm hiểu thêm, trước khi quyết định có mời Phỏng Vấn hay không, nhà trường sẽ gởi thư yêu cầu ứng viên, hoàn tất Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary Application).
Ứng viên nào nhận được Thư Mời Phỏng Vấn coi như đã có đến 75% hy vọng trúng tuyển. Sau cuộc Phỏng Vấn, 75% hy vọng này sẽ được thăng hoa với Thư Chúc Mừng, hoặc bị tắt ngủm với Thư Từ Chối.
Cả nhà, ai cũng biết Mẹ "dèm pha" ngành Nha, chỉ vì thương con lắm lắm, không muốn con "dấn thân" vào một ngành học quá vất vả, so với các ngành nghề khác, còn phải "cõng" món nợ tiền học phí đến vài trăm ngàn USD cho những năm theo học.
Lại nữa, khi cầm được cái Giấy Phép Hành Nghề Nha trong tay. Nếu muốn làm chủ công việc của mình, chắc chắn lại phải cõng thêm món nợ Ngân Hàng, chừng khoảng trên, dưới năm trăm ngàn đôla mua sắm máy móc, dụng cụ Nha và nhiều thứ lỉnh kỉnh rất cần thiết, để trang bị cho một Phòng Khám Nha Khoa.
Mẹ đã tính nhanh, tính gọn rằng: "Nếu An theo học Y, Dược như các anh chị. An sẽ không phải gồng gánh những món nợ, (mẹ) gom lại nó to bằng cái nhà!"
Thật đúng là, chỉ cần nghĩ tới số tiền "đầu tư" vào sự nghiệp Nha Khoa cũng đã thấy "mệt". Vậy mà chuyện học hành còn “mệt” hơn, so với hai ngành Y, Dược thường bị cho là rất khó nhá.
Nha Khoa cũng được tính là một phần của Y Khoa, có liên quan đến việc khám bệnh, phòng ngừa và điều trị các bệnh về khoang miệng, chuẩn đoán các bệnh xảy ra trong khu vực xung quanh hàm, mặt, ung thư miệng.
Ngay từ năm học đầu tiên, trong khi sinh viên Y, Dược hết giờ học trên lớp, được trở về nhà nghỉ ngơi, làm bài, học bài, xem bài trước cho buổi học ngày hôm sau. Phần sinh viên Nha, ngoài giờ học trên lớp như bên Y, Dược, họ còn phải đến Lab “vật vã” với răng, hàm, lợi gỉa, tỉ mỉ đắp, vá, đục, khoan, mài, dũa trên những cái răng nhỏ xíu trong nhiều giờ (cần đến đôi tay khéo léo). Sau đó mới được trở về nhà làm bài, học bài, soạn bài cho ngày mai. Đối với sinh viên Nha Khoa, thời gian ăn, ngủ được coi là tiêu dùng "xa xỉ ", nên rất "tiết kiệm".
Để hoàn tất chương trình Nha Khoa, sinh viên phải thành công với National Board Dental Examinations "NBDE" (Những Kỳ Thi Cấp Quốc Gia).
NBDE được chia ra làm hai lần để thi. Đó là NBDE.I và NBDE.II
NBDE.I (National Board Dental Examinations Part I), thường được thực hiện vào khoảng giữa năm học thứ hai, sau khi các chương trình giảng dạy cơ bản đã được hoàn tất. Kỳ thi này được quản lý bởi Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ "ADA" American Dental Association.
NBDE.I thi trên computer, gồm 400 câu hỏi thi trắc nghiệm khoa học, căn bản về Cơ Thể, Phôi, Mô, Hóa học, Sinh vật học, Vi sinh học, Sinh lý học, Bệnh lý học, Nha khoa giải phẫu, cùng nhiều câu hỏi "thâm sâu, uyên bác" về đạo đức con người và nghề nghiệp. Do đó, sinh viên Nha Khoa phải được trang bị đầy đủ kiến thức trong nhiều lĩnh vực, mới mong vượt qua được "cửa ải" NBDE I.
Phải thi đậu NBDE I, mới được học tiếp lên năm thứ ba. Bắt đầu từ năm thứ ba cho đến khi tốt nghiệp, sinh viên Nha Khoa được "hưởng thụ" mùa hè trong các Dental Clinics, Medical Clinics, Health Clinics, hoặc đi khám, chữa răng thiện nguyện ở các nơi có nhu cầu. Mùa hè đã như vậy rồi, thì khỏi cần bàn đến các mùa khác quanh năm.
Trong hai năm học cuối, sinh viên tập trung học Dental Clinical (nha khoa lâm sàng). Sau một giờ trên lớp học, thời gian còn lại trong ngày, sinh viên được chia thành từng nhóm nhỏ, đến các Phòng Khám Nha Khoa trực tiếp khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân, dưới sự giám sát của thầy, cô là những Bác Sĩ Nha Khoa tràn đầy kinh nghiệm.
Tại đây, có thể sinh viên phải tự làm tất cả mọi công việc, từ tiếp đón bệnh nhân, xem xét bệnh án, chụp X-quang nha khoa, chuẩn đoán ung thư miệng, cũng như tiến hành khám, chữa các bệnh răng, nhổ, trám, lấy tủy răng, phục hình răng, trồng răng gỉa tháo lắp, trồng răng gỉa cố định, phẫu thuật miệng. Xem xét, tìm hiểu hậu quả của bệnh lý về răng, hàm, mặt,miệng, tìm hiểu chứng bệnh ngừng thở khi ngủ và ngáy. Nha sĩ có thể chế tạo các thiết bị, để duy trì một đường thở mở trong khi ngủ, giải quyết chứng ngưng thở khi ngủ và rối loạn ngáy.
Đã thành công trong kỳ thi NBDE I, sinh viên Nha Khoa cũng phải thành công trong kỳ thi NBDE II.
NBDE.II (National Board Dental Examinations Part II) tập trung thi Nha Khoa lâm sàng (Dental Clinical): Nha Khoa Phẫu Thuật (Operative Dentistry), Chỉnh nha (Orthodontics), Nội Nha (Endodontics), Nha Chu (Periodontics), Chuẩn đoán bằng miệng (Oral Diagnosis), Nha khoa nhi đồng (Pediatric Dentistry), Phẫu thuật miệng và hàm mặt (Oral and Maxillofacial Surgery), Kiểm soát cơn đau (Pain Control), Phục hình răng (Prosthodontics), Dược học (Pharmacology), Quản lý bệnh nhân, bao gồm cả nhận thức Khoa học, Y tế công cộng Nha khoa và an toàn lao động (Patient Management, including Behavioral Science, Dental Public Health and Occupational Safety).
Sinh viên thường chọn thời gian thi vào khoảng cuối năm thứ ba hoặc năm học thứ tư. NBDE.II được thi trong hai ngày trên Computer. Ngày đầu tiên với 400 câu hỏi được hoàn tất trong thời gian 7 giờ. Ngày hôm sau 100 câu hỏi nữa, được hoàn tất trong 3 tiếng rưỡi.
Kết quả các kỳ thi NBDE.I và NBDE.II do Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ "ADA" American Dental Association tổ chức và chịu trách nhiệm, được gởi đến Liên Hội Đồng Thi Nha Khoa Toàn Quốc "JCNDE" The Joint Commission on National Dental Examinations. Cơ quan JCNDE đang quản lý một số xét nghiệm tiêu chuẩn, đánh gía sự sẵn sàng của người tìm kiếm giấy phép hành nghề Nha Khoa.
Để được cấp Giấy Phép Hành Nghề, sinh viên còn phải tham dự kỳ thi Thực Hành Nha Khoa (bệnh nhân do sinh viên tự chọn để dự thi), được thực hiện bởi Hội Đồng Kiểm Tra Khu Vực hoặc Tiểu Bang. Sinh viên Nha Khoa trên toàn nước Mỹ, thường chọn hai khu vực sau đây để Thi Thực Hành:
1. Southern Regional Testing Agency (SRTA) được các Tiểu Bang sau đây công nhận kết quả: Arkansas, Kentucky, South Carolina, Tennessee, Virginia, Colo-rado, Connecticut, Ohio, Illinois, Kansas, Nebraska, Utah, New Hampshire, North Dakota, Maine, Wyoming, Vermont, West Virginia, Missouri, Massachusetts
2. Western Regional Examining Board (WREB) được các Tiểu Bang sau đây công nhận kết quả: Alaska, Arizona, California, Idaho, Illinois, Kansas, Missouri, Montana, New Mexico, North Dakota, Oklahoma, Oregon, Texas, Utah, Washington, Wyoming, California, Colo-rado, Connecticut, Indiana, Maine, Massachusetts, Minnesota, Nebraska, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Ohio, South Dakota, Tennessee, Vermont, Virginia và Wisconsin.
Như vậy, sinh viên Nha Khoa nào có ý định hành nghề tại tiểu bang California, họ sẽ chọn khu vực Western Regional Examining Board (WREB) để Thi Thực Hành.
Trên toàn nước Mỹ có 177 trường Y Khoa, 128 trường Dược Khoa và chỉ có 66 trường Nha Khoa, để cho những ai yêu thích ngành Nha cạch tranh với nhau "chọn trường mà nộp tiền học phí". Dưới đây là điểm chọn và số sinh viên được nhận, của ba trường nằm trong TOP 20 Compare Dental Schools:
- http://dental-schools.startclass.com/
- Columbia University College of Dental Medicine
Đơn nộp: 11,200. Nhận: 80 = 0.7%. Điểm GPA: 3.63 DAT: 22
Học phí: $67,800. Chi phí tổng cộng một năm khoảng $101,876.
- Case Western Reserve Univ. School of Dental Medicine
Đơn nộp: 2,999. Nhận: 70 = 2.3% Điểm GPA: 3.61 DAT:19.58
Học phí: $59,800. Chi phí tổng cộng một năm khoảng $98,925.
- Harvard University School of Dental Medicine
Đơn nộp: 1,000 Nhận: 35 = 3.5% Điểm GPA: 3.87 DAT: 22
Học phí: $55,800. Chi phí tổng cộng một năm khoảng $88,095.
Tuy nhiên cũng có trường (đặc biệt) nhận đến 29.2% trên tổng số đơn nộp, đó là University of Mississippi School of Dentistry. Trung bình số ứng viên Nha Khoa trúng tuyển vào khoảng từ 5% - 8%
Sĩ số sinh viên mỗi trường Nha tuyển chọn cũng cách biệt rất lớn: University of Utah School of Dentistry chỉ có 28 sinh viên, trong khi University of Tennessee College of Denyistry có tới 432 sinh viên. Tính trung bình các trường Nha Khoa nhận mỗi năm vào khoảng 90 - 120 ứng viên.
Đối với Nha Khoa, còn rất nhiều điều thú vị để tìm hiểu, dựa vào câu nói vui: "nhổ răng không đau" (câu nói này được hiểu theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen).
Lưu Nguyễn
Bài số 3734-17-30234vb4012716
Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College, gần nhất là loạt bài viết về bằng cấp học hành ở Mỹ. Bài mới nhất là chuyện nhổ răng và ngành học về nha khoa tại Mỹ.
* * *
Thấy An chạy vội đến ôm mẹ, mếu máo cho biết: chiếc răng cửa của em đã bị lung lay. Anh Bình lớn hơn em hai tuổi, bước đến vỗ nhẹ vai An, thay mẹ dỗ dành:
- Em ngoan đừng sợ. Chỉ cần nhổ cái "răng sữa" đó vứt đi, em sẽ có cái "răng khôn" vững chắc mọc lên thay thế. Bây giờ em hãy đi rửa tay cho thật sạch...
- Anh ơi, em đã rửa tay rồi.
- Vậy em hãy dùng hai ngón tay cầm chặt chiếc răng đã lung lay đó, em nhẹ nhàng lung lay nó thêm nhiều lần, nhiều lần, nhiều lần liên tiếp cho đến khi, chân răng không còn bám chặt vào lợi nữa, lúc đó em dứt mạnh cái răng ra. Thế là xong!
- Nhưng mà em sợ đau lắm!
- Không đau đâu, anh đã tự nhổ răng sữa của anh như vậy đấy.
- Anh ơi, vậy là nhổ răng không đau hả anh ?
- Ừ, không đau.
Anh đang giúp em biết cách nhổ răng không đau mà.
Đã bứt bỏ được cái răng sữa, An tươi cười "khoe răng" bên anh Bình.
Bình đã biết cách "nhổ răng không đau" từ thuở bé, nhưng khi lớn lên lại chọn Y Khoa, không chọn Nha Khoa. Một nghề mà Mẹ luôn “dèm pha”, làm nản lòng đứa con nào có ý định theo học, "để cả đời xăm xoi, tìm kiếm những cái răng sâu...!"
Út An tính cẩn thận, kỹ càng tỉ mỉ lại rất khéo tay và cũng rất yêu thích ngành Nha. Em đã kiên trì nhẫn nại, trổ tài lý lẽ và “chốt” lại được những "dèm pha" của Mẹ. Khiến Mẹ đã phải thay đổi "tư duy", thích thú tìm hiểu ngành nghề mà An đã chọn. Xem xét kỹ lưỡng mọi bề, Mẹ công nhận nền giáo dục Nha Khoa nước Mỹ (có thể) đang đứng đầu thế giới với thành quả khoa học tân tiến được triển khai ứng dụng, phương pháp tuyển chọn rất cẩn thận, đắc nhân tâm. Trí tuệ Nha Khoa được bồi đắp từ căn bản, đáng nể trọng, luôn hấp dẫn những ai yêu thích ngành Nha, muốn trở thành Bác Sĩ Nha Khoa (Doctor of Medical Dentistry).
Các trường Đại Học Nha Khoa khi tuyển sinh, thường chỉ đòi hỏi có tổng cộng trên, dưới 90 Tín Chỉ (Units Required) cho các lớp: Sinh vật (Biology), Vật lý (Physics), Hóa hữu cơ (Organic Chemistry), Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry), Tiếng Anh (English), Tín Chỉ tự chọn (Elective Credit). Nhưng hầu hết các sinh viên Nha Khoa có văn bằng Cử Nhân, một số đã có bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ.
Ngoài những môn học kể trên, còn phải có điểm thi DAT (Dental Admissions Test). Đây là bài thi kiểm tra kiến thức, theo yêu cầu của tất cả các trường Nha khoa.
Trước khi thi DAT, sinh viên cần có một DENTPIN® (DENTal Personal Identifier Number). DENTPIN® được xem như là số Thẻ Căn Cước riêng của mỗi người theo học ngành Nha, để tham gia vào hệ thống giáo dục Nha Khoa tại Mỹ và dùng cho các chương trình thi kiểm tra, theo tiêu chuẩn ngành Nha ấn định.
Đã có ý định chọn ngành Nha Khoa, sinh viên nên sớm hoàn tất Hồ Sơ Xin Nhập Học và gởi đến The Associated American Dental Schools Application Service (AADSAS). Nhiệm vụ của AADSAS là xem xét và chuyển hồ sơ đến những trường Đại Học Nha Khoa nào, mà sinh viên đã cân nhắc, lựa chọn. Trong hồ sơ gồm có:
- Đơn Xin Nhập Học.
- Phiếu điểm GPA (Grade Point Average) bậc Đại Học.
- Điểm DAT. (Dental Admissions Test)
- Những Thư giới thiệu.
- Bài Luận Văn (Essay) viết cách nào để người đọc “thấy” được mình, có những đặc điểm chung để trở thành một Bác Sĩ Nha Khoa, có năng khiếu cao về khoa học, có đôi tay khéo léo, giao tiếp giỏi giang …
Nhà trường sau khi đọc hồ sơ, đánh gía tổng quát trên số điểm trung bình (GPA), điểm DAT, nội dung Thư Giới Thiệu, ý tưởng trình bày trong bài bài Luận Văn, những sinh hoạt cộng đồng, những việc làm thiện nguyện của ứng viên. Nếu cần tìm hiểu thêm, trước khi quyết định có mời Phỏng Vấn hay không, nhà trường sẽ gởi thư yêu cầu ứng viên, hoàn tất Đơn Xin Nhập Học lần thứ II (Secondary Application).
Ứng viên nào nhận được Thư Mời Phỏng Vấn coi như đã có đến 75% hy vọng trúng tuyển. Sau cuộc Phỏng Vấn, 75% hy vọng này sẽ được thăng hoa với Thư Chúc Mừng, hoặc bị tắt ngủm với Thư Từ Chối.
Cả nhà, ai cũng biết Mẹ "dèm pha" ngành Nha, chỉ vì thương con lắm lắm, không muốn con "dấn thân" vào một ngành học quá vất vả, so với các ngành nghề khác, còn phải "cõng" món nợ tiền học phí đến vài trăm ngàn USD cho những năm theo học.
Lại nữa, khi cầm được cái Giấy Phép Hành Nghề Nha trong tay. Nếu muốn làm chủ công việc của mình, chắc chắn lại phải cõng thêm món nợ Ngân Hàng, chừng khoảng trên, dưới năm trăm ngàn đôla mua sắm máy móc, dụng cụ Nha và nhiều thứ lỉnh kỉnh rất cần thiết, để trang bị cho một Phòng Khám Nha Khoa.
Mẹ đã tính nhanh, tính gọn rằng: "Nếu An theo học Y, Dược như các anh chị. An sẽ không phải gồng gánh những món nợ, (mẹ) gom lại nó to bằng cái nhà!"
Thật đúng là, chỉ cần nghĩ tới số tiền "đầu tư" vào sự nghiệp Nha Khoa cũng đã thấy "mệt". Vậy mà chuyện học hành còn “mệt” hơn, so với hai ngành Y, Dược thường bị cho là rất khó nhá.
Nha Khoa cũng được tính là một phần của Y Khoa, có liên quan đến việc khám bệnh, phòng ngừa và điều trị các bệnh về khoang miệng, chuẩn đoán các bệnh xảy ra trong khu vực xung quanh hàm, mặt, ung thư miệng.
Ngay từ năm học đầu tiên, trong khi sinh viên Y, Dược hết giờ học trên lớp, được trở về nhà nghỉ ngơi, làm bài, học bài, xem bài trước cho buổi học ngày hôm sau. Phần sinh viên Nha, ngoài giờ học trên lớp như bên Y, Dược, họ còn phải đến Lab “vật vã” với răng, hàm, lợi gỉa, tỉ mỉ đắp, vá, đục, khoan, mài, dũa trên những cái răng nhỏ xíu trong nhiều giờ (cần đến đôi tay khéo léo). Sau đó mới được trở về nhà làm bài, học bài, soạn bài cho ngày mai. Đối với sinh viên Nha Khoa, thời gian ăn, ngủ được coi là tiêu dùng "xa xỉ ", nên rất "tiết kiệm".
Để hoàn tất chương trình Nha Khoa, sinh viên phải thành công với National Board Dental Examinations "NBDE" (Những Kỳ Thi Cấp Quốc Gia).
NBDE được chia ra làm hai lần để thi. Đó là NBDE.I và NBDE.II
NBDE.I (National Board Dental Examinations Part I), thường được thực hiện vào khoảng giữa năm học thứ hai, sau khi các chương trình giảng dạy cơ bản đã được hoàn tất. Kỳ thi này được quản lý bởi Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ "ADA" American Dental Association.
NBDE.I thi trên computer, gồm 400 câu hỏi thi trắc nghiệm khoa học, căn bản về Cơ Thể, Phôi, Mô, Hóa học, Sinh vật học, Vi sinh học, Sinh lý học, Bệnh lý học, Nha khoa giải phẫu, cùng nhiều câu hỏi "thâm sâu, uyên bác" về đạo đức con người và nghề nghiệp. Do đó, sinh viên Nha Khoa phải được trang bị đầy đủ kiến thức trong nhiều lĩnh vực, mới mong vượt qua được "cửa ải" NBDE I.
Phải thi đậu NBDE I, mới được học tiếp lên năm thứ ba. Bắt đầu từ năm thứ ba cho đến khi tốt nghiệp, sinh viên Nha Khoa được "hưởng thụ" mùa hè trong các Dental Clinics, Medical Clinics, Health Clinics, hoặc đi khám, chữa răng thiện nguyện ở các nơi có nhu cầu. Mùa hè đã như vậy rồi, thì khỏi cần bàn đến các mùa khác quanh năm.
Trong hai năm học cuối, sinh viên tập trung học Dental Clinical (nha khoa lâm sàng). Sau một giờ trên lớp học, thời gian còn lại trong ngày, sinh viên được chia thành từng nhóm nhỏ, đến các Phòng Khám Nha Khoa trực tiếp khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân, dưới sự giám sát của thầy, cô là những Bác Sĩ Nha Khoa tràn đầy kinh nghiệm.
Tại đây, có thể sinh viên phải tự làm tất cả mọi công việc, từ tiếp đón bệnh nhân, xem xét bệnh án, chụp X-quang nha khoa, chuẩn đoán ung thư miệng, cũng như tiến hành khám, chữa các bệnh răng, nhổ, trám, lấy tủy răng, phục hình răng, trồng răng gỉa tháo lắp, trồng răng gỉa cố định, phẫu thuật miệng. Xem xét, tìm hiểu hậu quả của bệnh lý về răng, hàm, mặt,miệng, tìm hiểu chứng bệnh ngừng thở khi ngủ và ngáy. Nha sĩ có thể chế tạo các thiết bị, để duy trì một đường thở mở trong khi ngủ, giải quyết chứng ngưng thở khi ngủ và rối loạn ngáy.
Đã thành công trong kỳ thi NBDE I, sinh viên Nha Khoa cũng phải thành công trong kỳ thi NBDE II.
NBDE.II (National Board Dental Examinations Part II) tập trung thi Nha Khoa lâm sàng (Dental Clinical): Nha Khoa Phẫu Thuật (Operative Dentistry), Chỉnh nha (Orthodontics), Nội Nha (Endodontics), Nha Chu (Periodontics), Chuẩn đoán bằng miệng (Oral Diagnosis), Nha khoa nhi đồng (Pediatric Dentistry), Phẫu thuật miệng và hàm mặt (Oral and Maxillofacial Surgery), Kiểm soát cơn đau (Pain Control), Phục hình răng (Prosthodontics), Dược học (Pharmacology), Quản lý bệnh nhân, bao gồm cả nhận thức Khoa học, Y tế công cộng Nha khoa và an toàn lao động (Patient Management, including Behavioral Science, Dental Public Health and Occupational Safety).
Sinh viên thường chọn thời gian thi vào khoảng cuối năm thứ ba hoặc năm học thứ tư. NBDE.II được thi trong hai ngày trên Computer. Ngày đầu tiên với 400 câu hỏi được hoàn tất trong thời gian 7 giờ. Ngày hôm sau 100 câu hỏi nữa, được hoàn tất trong 3 tiếng rưỡi.
Kết quả các kỳ thi NBDE.I và NBDE.II do Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ "ADA" American Dental Association tổ chức và chịu trách nhiệm, được gởi đến Liên Hội Đồng Thi Nha Khoa Toàn Quốc "JCNDE" The Joint Commission on National Dental Examinations. Cơ quan JCNDE đang quản lý một số xét nghiệm tiêu chuẩn, đánh gía sự sẵn sàng của người tìm kiếm giấy phép hành nghề Nha Khoa.
Để được cấp Giấy Phép Hành Nghề, sinh viên còn phải tham dự kỳ thi Thực Hành Nha Khoa (bệnh nhân do sinh viên tự chọn để dự thi), được thực hiện bởi Hội Đồng Kiểm Tra Khu Vực hoặc Tiểu Bang. Sinh viên Nha Khoa trên toàn nước Mỹ, thường chọn hai khu vực sau đây để Thi Thực Hành:
1. Southern Regional Testing Agency (SRTA) được các Tiểu Bang sau đây công nhận kết quả: Arkansas, Kentucky, South Carolina, Tennessee, Virginia, Colo-rado, Connecticut, Ohio, Illinois, Kansas, Nebraska, Utah, New Hampshire, North Dakota, Maine, Wyoming, Vermont, West Virginia, Missouri, Massachusetts
2. Western Regional Examining Board (WREB) được các Tiểu Bang sau đây công nhận kết quả: Alaska, Arizona, California, Idaho, Illinois, Kansas, Missouri, Montana, New Mexico, North Dakota, Oklahoma, Oregon, Texas, Utah, Washington, Wyoming, California, Colo-rado, Connecticut, Indiana, Maine, Massachusetts, Minnesota, Nebraska, Nevada, New Hampshire, Pennsylvania, Ohio, South Dakota, Tennessee, Vermont, Virginia và Wisconsin.
Như vậy, sinh viên Nha Khoa nào có ý định hành nghề tại tiểu bang California, họ sẽ chọn khu vực Western Regional Examining Board (WREB) để Thi Thực Hành.
Trên toàn nước Mỹ có 177 trường Y Khoa, 128 trường Dược Khoa và chỉ có 66 trường Nha Khoa, để cho những ai yêu thích ngành Nha cạch tranh với nhau "chọn trường mà nộp tiền học phí". Dưới đây là điểm chọn và số sinh viên được nhận, của ba trường nằm trong TOP 20 Compare Dental Schools:
- http://dental-schools.startclass.com/
- Columbia University College of Dental Medicine
Đơn nộp: 11,200. Nhận: 80 = 0.7%. Điểm GPA: 3.63 DAT: 22
Học phí: $67,800. Chi phí tổng cộng một năm khoảng $101,876.
- Case Western Reserve Univ. School of Dental Medicine
Đơn nộp: 2,999. Nhận: 70 = 2.3% Điểm GPA: 3.61 DAT:19.58
Học phí: $59,800. Chi phí tổng cộng một năm khoảng $98,925.
- Harvard University School of Dental Medicine
Đơn nộp: 1,000 Nhận: 35 = 3.5% Điểm GPA: 3.87 DAT: 22
Học phí: $55,800. Chi phí tổng cộng một năm khoảng $88,095.
Tuy nhiên cũng có trường (đặc biệt) nhận đến 29.2% trên tổng số đơn nộp, đó là University of Mississippi School of Dentistry. Trung bình số ứng viên Nha Khoa trúng tuyển vào khoảng từ 5% - 8%
Sĩ số sinh viên mỗi trường Nha tuyển chọn cũng cách biệt rất lớn: University of Utah School of Dentistry chỉ có 28 sinh viên, trong khi University of Tennessee College of Denyistry có tới 432 sinh viên. Tính trung bình các trường Nha Khoa nhận mỗi năm vào khoảng 90 - 120 ứng viên.
Đối với Nha Khoa, còn rất nhiều điều thú vị để tìm hiểu, dựa vào câu nói vui: "nhổ răng không đau" (câu nói này được hiểu theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen).
Lưu Nguyễn
- Từ khóa :
- California
- ,
- Medical
- ,
- Mỹ
- ,
- Đại Học
- ,
- Sacramento
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Lưu Nguyễn
Lưu Nguyễn xin đa tạ bạn Tri Do đã cho biết thêm ý nghĩa của thuật ngữ "lâm sàng": According to Webster-Merriam dictionary, the term “CLINICAL” means examining and treating actual patients; involving treatment conducted in hospitals and clinics. LN đã hiểu đoạn Anh văn bạn viết như sau (nếu có hiểu chưa đúng lắm..Xin đại xá cho )
Theo từ điển Webster-Merriam, thuật ngữ "lâm sàng" có nghĩa là kiểm tra và điều trị bệnh nhân thực tế; liên quan đến điều trị được tiến hành ở các bệnh viện và phòng khám.
Kính quý độc gỉa ,
Lưu Nguyễn sẽ cố gắng viết thêm những điều hay ho, đang xảy ra hàng ngày trên nước Mỹ, thay lời tri ân quê hương thứ hai USA, và để cảm ơn những tấm lòng tử tế, thể hiện qua sự góp ý của quý vị.
Thank to Mrs. Luu Nguyen (LN) for the article, ‘’NHO RANG KHONG DAU’’.
The writer provides so much valuable information about dentistry that I’ve never known before. As a reader, I learn a great lesson of the long academic path for prospective dentists.
I could see the writer LN spends a lot of time in translating those terminologies into Vietnamese language. She tries her best to make those terms understandable to readers. She must be an educator because she not only has characters of one, but also comprehensive knowledge of dental and medical schools.
According to Webster-Merriam dictionary, the term “CLINICAL” means examining and treating actual patients; involving treatment conducted in hospitals and clinics. I have to say the writer accurately translated “Dental Clinical” as “nha khoa lâm sang”.
I‘ll save “Nho Rang Khong Dau” due to the valuable info it provides. I’ve also shared this article with my sisters, their children, and everyone else as well as students for educational purposes. It may help them picture the dentistry training process and encourage them to pursue this career.
I hope Mrs. Luu Nguyen will continue to write more precious articles on the fields of dentistry and medicine. It would provide useful information for students who are interested in these fields. Thanks a lot to the writer of “Nho Rang Khong Dau”.
Tri-Do
Tôi khi đọc những bài VVNM tôi rất thích thú_khi biết được những điều mà xưa nay tôi chưa biết và chưa ai viết cho tôi đọc để biết thêm
những điều lý thú xảy ra quanh tôi trên đất Mỹ, biết thêm về ngành nha qua bài <nhổ răng không đau" chẳng hạn . khi đọc bất cứ bài nào tôi luôn quan tâm đến những ý tưởng tác gỉa viết ra hữu ích hay không,tôi không sao cả nếu họ lỡ viết sai một vài dấu ? ~ chính tả hoặc dịch thuật đính kèm bên chưa đúng cũng chẳng chết chóc gì ai,tôi luôn nhớ phải biết trân trọng công sức thời giờ của họ bỏ ra viết cho tôi đọc .
Tôi cũng muốn tản mạn về những người không thích dùng từ văn minh như " đi vệ sinh" họ nói huỵch toẹt ra là "đi ỉa", đưa bà bầu đến "nhà bảo sanh" họ nói đưa bà chửa đến "nhà đẻ" cũng không sao, nhưng có sao khi họ gặp người trí thức VNCH dùng những chữ trí tuệ não họ bị ngộ độc ,nói người ta giống như là cán ngố dùng chữ ngớ ngẩn. Có anh còn la làng la xóm khoe rằng tôi yêu tiếng Việt tôi không dùng những chữ Hán như vệ sinh ,tản mạn, ngộ nhận, lâm sàng, tham quan, quản lý, bão hòa ... đó là chữ Hán, dùng chữ Hán là chữ của VC dùng như thế là "hiếp dâm chữ nghĩa ",còn có cả "hiếp dâm âm nhạc" nữa, khiếp thật!.
Tản mạn xong xin cảm tạ nhật báo Việt Báo cùng toàn thể quý vị đã tham gia Viết Về Nước Mỹ cho tôi đọc mãi không hết.
Rất trân trọng
Bác sĩ VNCH
Người có học khi nghe nói đến "trực thăng", sẽ hiểu ngay đấy là một loại máy bay, có thể bay lên thẳng không cần phi đạo. Và hiểu ngay câu "văn võ song toàn" có ngụ ý, chỉ về một người văn hay chữ tốt và có võ nghệ tinh thông.
Cũng như khi nghe nói đến "lâm sàng", một thuật ngữ được dùng trong giới Y Khoa từ trước 1975 như là "kiến thức lâm sàng", "kỹ năng lâm sàng", "nha khoa lâm sàng", "y khoa lâm sàng" ...
Lâm = đến. Câu nói "Bệ hạ gía lâm" cho biết vua đến
Sàng = cái giường (giường của vua gọi là long sàng)
Y khoa lâm sàng, có nghĩa là những dấu hiệu, triệu chứng ở người bệnh được tìm ra khi khám bệnh tại giường, bằng cách nghe, nhìn, gõ, sờ, hỏi nhiều câu hỏi để chuẩn đoán bệnh. Nha khoa lâm sàng cũng có ý nghĩa tương tự.
Bà Lưu Nguyễn viết "Trong hai năm học cuối, sinh viên tập trung học Dental Clinical (nha khoa lâm sàng) là đúng, bà không thể viết là "Nha Khoa thực hành" theo như ý của Kim Le đưa ra (thời gian đang tập trung học cách khám, chữa bệnh răng sao có thể gọi là thực hành)
Clinically Dead Chết lâm sàng :
"Trên lâm sàng (đến giường bệnh) nhìn thấy người bệnh đã chết : không còn thở, không còn mạch, không còn biết gì nữa (mất tri giác). Nghe bằng ống nghe: tim không còn đập. Nhưng không có nghĩa là người đó đã chết thật rồi. Khi đo ECG ( điện tim) nhiều lúc thấy điện tim vẫn còn, tim vẫn đập yếu hay quá nhanh ( rung nhĩ, rung thất....)
Ngay lúc này thầy thuốc có thể dùng sốc điện bắt trái tim phải làm việc trở lại, rồi dùng thuốc điều hòa...Tim hoạt động, đưa máu ra mạch máu ngoại vi, hút máu về....nghĩa là tuần hoàn máu hoạt động lại. Nếu não chưa tổn thương do thiếu oxy lâu, thì người bệnh sẽ sống trở lại bình thường ( thường thấy ở người bị điện giật hoặc rối loạn nhịp tim).Hiện nay trạng thái ngưng tim, ngưng thở được gọi là "chết lâm sàng".
Chết thật sự, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy. Cần phải nhận biết cái "chết lâm sàng", để không chôn lầm người sống".
Bác sĩ VNCH
Tuy nhiên, một số chữ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt còn kém chính xác:
Oral Diagnosis: Chẩn Đoán Vùng Miệng, không phải "Chuẩn đoán bằng miệng".
Patient Management: Chăm Sóc Bệnh Nhân thay vì "Quản lý bệnh nhân" nghe giống như cán ngố nói "đăng ký quản lý đời em" .
Behavioral Science: Nhân Cách Học (Khoa học nghiên cư'u về cách hành sử của con người) thay vì "Nhận thức khoa học" có nghĩa là "Scientific recognition/understanding"
Dental Clinical: Nha Khoa Thực Hành thay vì "Nha Khoa Lâm Sàng". Chữ này có lẽ người viết lấy trực tiếp từ tự điển của Việt Nam hiện nay.
Hai chữ "lâm sàng" là một trong những từ ngữ ngớ ngẩn được dùng rộng rãi trong nước hiện nay, thí dụ như "chết lâm sàng"