Hôm nay,  

Bánh Tét Nấu Bằng Oven Gọn Sạch

24/01/201600:00:00(Xem: 19632)
Tác giả: Thanh Mai
Bài số 3732-17-30232vb8012416

Tác giả Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là cư dân Minnesota. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016 hiện đã phát hành: kinh nghiệm nấu bánh tét bằng oven.

* * *

blank
Đám cưới ăn kiểu buffet, khách lãnh phần bánh tét.

Hồng, cô em gái của Hoàng quen và lấy chồng Mỹ! Đám cưới được tổ chức theo phong tục Việt Nam, họ nhà trai cũng bưng mâm quả tới nhà gái để làm lễ rước dâu. Vì nhà trai toàn là người Mỹ nên mâm quả do họ đàng gái chuẩn bị dùm. Cũng bao nhiêu lễ vật tương tự như các đám cưới khác gồm rượu trà, bánh trái, trầu cau (đồ giả), nhưng chỉ khác là thay vì xôi thì có một mâm quả đựng…hai đòn bánh tét được cột vào nhau bằng một sợi chỉ hồng!

Mark, chú rể Mỹ giới thiệu mâm quả lễ vật cho họ hàng hai bên một cách rành rọt. Nghe nói Mark phải học bài trước cả tuần. Đến phần giới thiệu mâm bánh tét, bà con người Mỹ của chú rể tỏ vẻ ngạc nhiên tò mò không hiểu thứ này là cái quái gì vì Mark chỉ giới thiệu khơi khơi cái tên “bánh Tét” và nói món này không có tên tiếng Mỹ.

blank
Chef Hoàng gói bánh.

Hoàng giúp em rể giải thích rõ ràng:

- Vì đám cưới gần với ngày Tết của Việt Nam nên mâm quả hôm nay đặc biệt có món bánh Tét. Món bánh Tét này là một trong những món ăn quốc hồn quốc túy không thể thiếu của người miền Nam và miền Trung Việt Nam trong những ngày lễ Tết. Có truyền thuyết kể là ngày xưa cách nay hơn 220 năm khi vua Quang Trung thống lĩnh quân lính đánh đuổi giặc Thanh ra khỏi bờ cõi, ngài cho quân lính nghỉ ngơi ăn mừng và ăn Tết. Một người lính được vợ gởi cho loại bánh này nên đem dâng vua ăn thử. Vua ăn bánh thấy thơm ngon nên hỏi thăm và anh lính kể lại sự tình. Mỗi khi ăn bánh anh cảm được cái tình nồng ấm và bền chặt của vợ qua lớp nếp quyện chặt với nhau. Anh nghĩ đến cái công của vợ anh ngồi bên bếp lửa hồng nấu bánh trong một thời gian rất dài để bánh giữ được lâu mà càng thêm thương và trân quí người bạn đời. Đặc biệt là nếp của bánh còn giúp anh bớt được chứng đau bao tử. Vua nghe câu chuyện thấy hay và bánh lại thơm ngon, vừa no bụng vừa giữ được lâu hư nên ra lệnh mọi người làm bánh này để ăn trong những ngày Tết và đặt tên bánh là bánh Tết. Có thể cái tên bánh Tét là từ tên bánh Tết đọc trại ra chăng!

Bàn tiệc đãi bà con hai họ để tiễn cô dâu về nhà chồng toàn món ăn Việt Nam dĩ nhiên có đủ cả gỏi cuốn, chả giò, soup và bánh tét dưa món. Mark ra vẻ sành sõi giới thiệu cho bà con Mỹ của mình từng món ăn và đặc biệt là món bánh tét:

- Món bánh Tét thường chỉ được ăn vào ngày Tết thôi. Ăn bánh tét với dưa món ngon lắm.

David là anh của Mark nhìn khay bánh tét được cắt sẵn rồi nhìn hai đòn bánh tét trong mâm quả không dấu vẻ ngạc nhiên hỏi:

- Bánh Tét được làm bằng nguyên liệu gì vậy? Nhìn hai cái khối xanh xanh kia tôi không nghĩ cắt ra từng khoanh bên trong lại đẹp như vậy!

blank
Nấu bánh bằng lò oven.

Hoàng giải thích:

- Bánh tét được làm bằng nếp, đậu xanh và thịt heo ướp sẵn gia vị hành tiêu mắm muối. Gói tất cả lại bằng lá chuối rồi nấu cỡ 10 đến 12 tiếng cho đến khi thịt mỡ tan chảy vào nếp mới ngon.

Hồng phụ họa:

- Món bánh tét này do anh Hoàng làm từ khâu A đến Z. Và khác với người ta thường nấu bánh tét bằng lò ga, củi lửa thì anh ấy nấu nó trong oven.

blank
Rể Mỹ cắt bánh bằng dây.

Đến phiên bà con phe nhà gái ồ lên ngạc nhiên:

- Ủa! Nấu bằng oven à? Nghe ngộ nhen.

Hoàng giải thích:

- Thì trước kia ở Việt Nam thường nấu bằng củi nhưng qua đây phải nấu bằng bếp gas ngoài garage. Phải châm nước hoài vừa cực vừa dơ vì nước hay trào. Hai năm nay nghe cô bạn trong hãng bày về nấu thử trong oven vừa sạch sẽ vừa khỏi mất công châm nước nhiều lần.


Bà chị họ của Hoàng nóng ruột hỏi tới:

- Nấu trong oven thế nào bày cho tui với.

- Em xếp bánh trong hai cái nồi lớn, đổ nước vào ngập nồi rồi chỉnh oven để lửa nóng 400 độ trong 4 giờ đồng hồ. Xong tắt oven 3 giờ đồng hồ vì oven tắt thì nhiệt độ bên trong vẫn còn nóng lắm lâu lắm. Xong mở oven lại để 400 độ 3 giờ đồng hồ nữa là bánh đạt rồi.

blank
Đĩa bánh ngon lành.

Chị họ hỏi tiếp:

- Thế có phải châm thêm nước không? Nếu có thì châm cỡ mấy lần?

- Nấu được 2 tiếng thì châm nước đầy. Canh cỡ gần 2 tiếng nữa trước khi tắt oven thì châm thêm một lần nữa. 3 tiếng sau khi mở lửa oven lại thì châm nước đầy. Coi như châm 3 lần nước là xong.

Bà con tấm tắc khen cách nấu bánh trong oven của Hoàng nghe có lý quá thế nào họ cũng học cách nấu này. Hồng khen thêm:

- Kỳ này thấy anh Hoàng gói bánh đẹp rồi đó nhen. Nhân thịt và đậu xanh nằm chính giữa nếp chứ không nằm méo xẹo như trước nữa.

- Làm hoài phải rút kinh nghiệm chứ.

Nói là làm hoài chứ Hoàng vừa tập gói bánh Tét mấy năm gần đây. Mọi năm có bà cô vợ thường gói bánh chưng cho ăn nhưng cô bị bịnh mất rồi đành phải tự gói ăn thôi chứ mua ngoài thiên hạ gói chàng không vừa ý. Hoàng thích bánh tét có nhiều nếp, ít đậu xanh và ít thịt mà bánh mua thường nhiều đậu xanh quá và đôi khi nêm nếm không vừa ý. Bà cô lại chỉ biết gói bánh chưng chứ không gói bánh tét nên Hoàng cố nhớ lại bài học của bà ngoại chàng chỉ cách nấu bánh tét cách nay hơn 30 năm trước ngày chàng xuất cảnh đi Mỹ. Không ngờ bài học của Ngoại lại có lúc hữu dụng. Lần đầu Hoàng ráng nhớ lời Ngoại chỉ dẫn để gói cho thành cái bánh tét nhưng nấu xong cắt ra mới thấy đậu xanh nằm một bên, thịt nằm một nẻo chẳng giống ai. Lại vì buộc dây hơi chặt nên nếp không nở nổi cứng ngắt khó ăn cứ như gạo sống vậy. Hư keo này bày keo khác nên sau nhiều lần thực tập rút kinh nghiệm bánh tét Hoàng gói mới ngon và đẹp như ngày nay.

Cứ tưởng người Mỹ sẽ thích món chả giò hơn nhưng không ngờ họ có vẻ thưởng thức tận tình món bánh tét dưa món. Có lẽ vì nghe lời giới thiệu của Mark đây là hàng quý hiếm nên thiên hạ “chiếu cố” hơn chăng. Thói thường người đời chẳng cần phân tích hay dỡ cứ nghe quãng cáo hàng độc hiếm có là cho rằng nó có giá trị cao rồi.

blank
Khách Mỹ thưởng thức.

Gia đình của Mark rất thích thú khi Hoàng “to go” cho họ mấy đòn bánh tét để buổi chiều đãi tiệc cưới bên họ đàng trai. Anh còn bày họ cách dùng chỉ để cắt bánh. Mark nhắc cô dâu:

- Nhớ đưa thêm dưa món nữa nhé.

Mọi người cười ồ cho cái anh chàng Mỹ sành ăn đồ Việt này. Mark có tâm hồn ăn uống và rất thích các món ăn Việt Nam. Không ai ngờ là anh chàng còn dám ăn cả tiết canh vịt và còn ăn rất nhiều lần.

Tiệc cưới chính được đãi ở nhà Mark vì nhà Mark gần bờ hồ có đất khá rộng. Khách Mỹ đến khá đông. Mọi thứ lều trại bàn ghế được thuê sẵn và đồ ăn thức uống được bày ăn theo kiểu buffet. Vừa đồ ăn Mỹ vừa đồ ăn Việt và khay bánh Tét của Hoàng lại một lần nữa được khách người Mỹ của họ đàng trai thích thú thưởng thức. Họ cũng rất thích câu chuyện về nguồn gốc của loại bánh này. Một người Mỹ nói:

- Tôi thấy mấy người có thể mở tiệm làm và bán bánh Tét được đó. Biết đâu cũng sẽ làm ăn phát đạt và mở rộng như Mc.Donal hay KFC.

Vợ Hoàng mơ màng:

- Ừ nhỉ! Tại sao không? Chúng ta có thể giới thiệu và quãng bá món bánh Tét cũng như bánh chưng cho người dân của đất nước Hiệp Chủng quốc này. Bánh Tét chay nè, và bánh tét chiên giòn ngon hấp dẫn không thua chả giò nữa.

Mark nâng ly kêu lên vui vẻ:

- Vậy thì cùng nâng ly chúc mừng shop bánh Tét tương lai chứ! Tôi yêu bánh Tét. Tôi yêu vợ tôi!

Thanh Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến