Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 3724-17-30224vb6011516
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới, để chào đón năm Thân sắp tới, tác giả có kèm theo lời ghi: Xin tặng những người tuổi Bính Thân và Mậu Thân.
Rừng thưa xanh ngát trên một ngọn đồi thoai thoải màu nâu của phù sa, ở đây khỉ không sống hàng đàn, thỉnh thoảng người ta thấy vài ba chú khỉ thấp thoáng dưới bóng cây. Loại khỉ này cũng leo thoăn thoắt, nhưng không leo cây mà leo đồi. Khỉ ăn đủ thứ, mê nhất là trái cây nhưng chỉ có dưa hấu được phát mỗi tuần, không có chuối là thức ăn chính, chú khỉ nào cũng nhớ.
Khỉ lớn quen với rừng hơn, chịu cực khổ đắng cay cũng nhiều, hiểu đời hơn, và trầm tĩnh, chịu đựng hơn, nên cưng chìu khỉ nhỏ, có gì cũng để phần cho khỉ nhỏ. Tìm được mẫu trái cây nào cũng nhường khỉ nhỏ ăn trước. Khi nhỏ xa cha mẹ sớm, may mắn gặp được hai anh khỉ lớn chín chắn, khôn ngoan, nên cũng đỡ vất vả giữa rừng núi Pulau Bidong.
Cả ba anh em người dưng khác họ cùng tuổi khỉ (Huyên nhỏ hơn hai anh đúng một con giáp) nên đều rất thích câu ca dao:
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Riêng tôi sao cứ ngậm ngùi tủi (tuổi) Thân
Nghe hoài bị nhập tâm, nhìn cái dáng cao gầy, lủi thủi của hai anh, và khuôn mắt buồn hiu vì một thân một mình ở trại ty nạn, Huyên thương hai anh như anh ruột. Có một lần "cám cảnh" một thân một mình của hai anh, đến trại ty nàn một mình, ban ngày đi làm thiện nguyện, tối về ăn "cơm cao ủy” (nghĩa là phần ăn của tổ chức giúp người tỵ nan của Liên Hiệp Quốc phát hàng tuần), Huyên dùng trứng gà và dầu đánh sauce mayonnaise, rồi vét đến tận... đáy thùng những đồng ringgits (đơn vị tiền tệ của Mã Lai) quý giá của mình, mua cho hai ông anh… nuôi tuổi Thân hai ổ bánh mì nóng từ một lò bánh mì trên đảo của người tỵ nạn.
Tội nghiệp hai ông anh, đang trong độ tuổi hai mươi đầy sức sống, có bánh mì nóng ăn với sauce mới làm xong, mỗi ông “quất” (chữ dùng của anh Đăng) một ổ bánh mì dài khoảng hai gang tay người lớn, có bán kính bằng chiều ngang của lòng bàn tay. Ăn xong mới chợt nhận ra là mình đã quá sức overeating, cả hai nằm lăn ra sàn ván ép của “long house” mà thở. Huyện không được chứng kiến cảnh này vì hai anh khỉ lớn ở phía Đông, Huyên ở phía Tây của trại, Khi nghe kể lại, Huyên cười nửa đùa nửa thật:
- May quá, nếu các anh bị bội thực, lỡ có mệnh hệ nào thì em mang tội giết người bằng bánh mì với sauce.
Anh Trí còn cười:
- Yên tâm khỉ nhỏ, anh mệt quá đã định quơ tờ giấy viết chúc thư để lại “tôi chết là do ham ăn, không biết lượng sức mình, lỗi tại tôi mọi đàng, xin đừng bắt tội ai.”
Anh Đăng thì tự tin hơn:
- Anh chưa đặt chân đến Mỹ thì không thể chết được đâu.
Anh Đăng và anh Trí là bạn học cùng lớp suốt 7 năm Trung học ở Chu Văn An. Xong tú tài, anh Đăng vào Quốc gia hành chánh, anh Trí vào Phú Thọ. Chưa xong năm thứ nhất, nước mắt nhà tan theo đủ mọi nghĩa, anh Đăng về miền Tây (quê ngoại của anh) giúp mẹ nuôi một bầy em dại trong khi ba anh (một cựu Sĩ quan QLVNCH) vẫn biền biệt trong các trại tù cải tạo. Nửa thầy, nửa thợ, lại thêm cái lý lịch đen hơn đêm ba mươi dưới cái nhìn của chính quyền mới, trong màu đỏ búa liềm, anh Đăng hành nghề lơ xe, dùng kiến thức Quốc gia hành chánh năm thứ nhất sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách trên các chuyến xe đò tuyến đường Cần Thơ - Saigon.
Không như anh Đăng, phải tự đuổi học mình vì phải điền khuyết vào chỗ trống của người chủ gia đình, thay cha nuôi em, anh Trí bị trường Đại học Bách khoa (tên mới của Phú Thọ) đuổi học vì ba anh tử trận vào những ngày cuối cuộc chiến. Những kiến thức vi phân, tích phân, toán cao cấp của năm thứ nhất ngành Công chánh ở trường Đại học Phú Thọ không có chỗ dùng khi anh ra lề đường ngồi bán sách. “Nhà toán học” ngồi ở lề đường đầy bụi bặm, mê giải toán hơn là mê “kinh doanh” nên chỉ sau một tháng, anh bỏ nghề buôn bán chữ nghĩa, đi làm phụ hồ. Cứ tưởng tượng bộ óc giỏi nhất của một lớp 12 ban toán Chu Văn An, đang học năm thứ nhất của Phú Thọ, phải bỏ trường, bỏ lớp, đi kiếm sống bằng việc bưng gạch, trộn xi măng mới thấy sai lầm giết cả một, hai thế hệ của chính quyền mới.
Khi miền Nam mới đổi chủ, tự dưng chất xám của miền Nam chảy ra lênh láng trên mặt đường, trong rừng sâu, trước khi chảy ra biển, và đi khắp thế giới.
Anh Trí đến Pulau Bidong bình yên trong lần vượt biên đầu tiên. Hơn ba tháng sau, anh Đăng cũng đến trại tỵ nạn nằm ngoài khơi của Mã Lai. Lúc đó có gần 3000 người ty nạn trên đảo nên họ không gặp nhau, và không biết là mình cùng có mặt trên đảo.
Đến lúc anh Trí được mời lên phỏng vấn bởi phái đoàn Mỹ. Tiếng loa vang vọng khắp đảo để ở ngỏ ngách nào, người ty nạn cùng có thể nghe được:
- Mời đồng bào Hoàng Phong Trí, tàu số MB xxx lên hội trường để được phái đoàn Mỹ phỏng vấn.
Lúc đó anh Đăng đang chân ướt chân ráo, mới có mặt ở đảo khoảng một tuần, cũng đi lên hội trường, không phải để được phỏng vấn mà là để gặp bạn mình.
Đó là lần đầu tiên họ gặp nhau kể từ khi đậu tú tài vào mùa hè năm 1974. Không hẹn mà cả hai cùng thốt lên:
- Sao ông đen và ốm vậy?
Một thân một mình ở trại ty nạn rất buồn, gặp được một người quen, nhất là một người bạn cùng lớp thời trung học thì không có niềm vui nào lớn hơn. Thế là anh Đăng dọn từ khu F về khu D ở cùng nhà với anh Trí.
Tháng 6 năm đó, Huyên đặt chân lên đảo Pulau Bidong. Hoàn tất mọi thủ tục dành cho một thuyền nhân mới nhập trại, Huyên mon men lên trường Trung học duy nhất của trại ty nạn nằm giữa khu nhà Huyên ở và Bưu điện của đảo, khi nghe một chị ở cùng nhà, đang dạy ở đó, cho biết trường rất cần người dạy cho các em trên đảo. Trong văn phòng của trường (là căn nhà mái tôn, sàn gỗ, khá vững chắc, và tiện nghi) Huyên gặp Sister Carol (người Úc) hiệu trưởng của trường, và anh Trí (người phụ trách soạn thảo sách Toán bậc Trung học để dạy cho các em trên đảo)
Sau một vài phút phỏng vấn, bà soeur người Úc nói tiếng Anh giọng Úc, Huyên nói tiếng Anh giọng Việt Nam, vậy mà cũng hiểu nhau, Sister giao cho Huyên dạy Anh văn cho lớp 8, Huyên được Sister giới thiệu với anh Trí, một thanh niên trẻ ốm nhom đang ngồi trên một cái bàn đầy giấy tờ với các công thức Toán, các hình vuông, tròn, tam giác… của môn Hình học, các công thức sin, cos của môn lượng giác…
- Đây là Mr. Hoàng Phong Trí, được coi như Giám học của trường.
Rồi Sister Carol quay đi với những bận rộn của một thiện nguyện viên điều hợp trường trung học trong một trại ty nạn có hơn 300 em đang theo học hai môn Toán và Anh văn.
Phe ta thuộc loại “tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” nên nói tiếng Việt:
- Dạ chào chú.
Anh Trí trợn mắt, mỉm cười:
- Chào cô, cô mà gọi tôi là chú, tôi sẽ xếp cho cô dạy một lớp có học sinh dữ dằn nhất.
- Dạ chào anh.
- …
Lần đầu tiên Huyên chạm mặt với anh Đăng là ở hội trường, nơi các nhân viên của Cao ủy ty nạn Liên hiệp quốc từ rất nhiều nước trên thế giới đến làm việc.
Chị Nga ở cùng nhà, rủ Huyên lên hội trường, ở một góc đảo, làm việc với Cao ủy May thay cho chị sắp đi định cư ở Canada. Cao ủy phó phỏng vấn Huyên bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếng Việt của cô May là một thứ tiếng Việt… ngang phè, dấu sắc, huyền, hỏi, ngã khi ẩn khi hiện, danh từ, tĩnh từ, chủ từ chạy lung tung không đúng vị trí:
- Mình đến đảo một mình à? Đâu có phải làm gì nhiều, lên đây làm việc giúp Cô May nhé. Rất cần những người tỵ nạn biết tiếng Anh phụ giúp các cao ủy, các phái đoàn, và đồng bào của mình nữa. Nhiều việc phải làm lắm.
Rồi cô May dẫn Huyên vào một cái phòng nhỏ, hình vuông, mỗi cạnh khoảng 5 thước, trong đó có bảy ông trung niên, thanh niên, và một chị đang cặm cụi viết lách. Đó là phòng giúp cao ủy ty nạn Liên Hiệp Quốc dịch các hồ sơ ghe vượt biên bị cướp biển từ tiếng Việt qua tiếng Anh. Một trong số những người làm ở đó là anh Đăng.
Chỉ một tuần sau khi làm việc ở đó, Huyên quen thân với anh Đăng, người đứng đắn nhất trong số những người đàng hoàng. Anh Đăng viết chữ rất đẹp, giỏi Anh văn hơn Huyên nhiều. Anh là một quyển tự điển sống khi Huyên gặp những chữ khó.
Một ngày như mọi ngày ở trại ty nạn, anh Trí dạy Toán ở trường trung học, anh Đăng là người thông dịch, và dịch tài liệu giúp các nhân viên của Cao ủy Ty nạn Liên Hiệp quốc. Huyên làm việc với anh Đăng ở hội trường buổi chiều và buổi tối. Buổi sáng dạy Anh văn cho lớp 7 và lớp 8 ở trường trung học Pulau Bidong. Làm việc không có lương, nhưng được các cao ủy mua tặng quần áo mới, không còn phải mặc đồ cũ từ kho phát quần áo có xuất xứ từ Good Wills bên Mỹ. Áo quần cũ của người Tây phương cao to, người Việt Nam mặc vào vừa rộng, vừa dài, giống như con bù nhìn đuổi chim ăn lúa trên đồng ruộng.
Tội nghiệp hai ông anh… khỉ lớn, Huyên mượn kim chỉ của Cô May về cắt, sửa lại cho hai anh mỗi ông một cái áo chemise mặc vào trông tươm tất hơn. Không có thước để đo, Huyên chỉ độ chừng bằng mắt. Kiến thức môn Toán, và khả năng của một người vừa học xong một lớp học may căn bản giúp Huyên sửa được hai cái áo chemise thuộc loại extra large size thành hai cái áo rất vừa với khổ người ốm và cao của “hai ông anh khỉ”. Huyên được hai anh khen:
- Không ngờ khỉ nhỏ cũng được việc.
Không biết để trả công thợ may, hay vì thấy cô em người dưng khác họ, hiếm khi có tiền, rất thích ăn trái cây đúng như … cốt khỉ, từ đó cứ mỗi lần có được một ít tiền viện trợ từ thân nhân, hay bạn bè ở Mỹ, anh Đăng đều mua cho Huyên một trái táo do người Mã lai bán ở một cái quầy nhỏ trên đảo. Những trái táo đó nhỏ hơn Washington apple, không giòn như Fuji apple nhưng là cả một món ăn quý hiếm đối với người tỵ nạn. Có lần Huyên cắt táo ra từng múi nhỏ, đem mời hai anh cùng ăn, cả hai anh đều từ chối:
- Đàn ông con trai ít ăn trái cây lắm.
Huyên ngây thơ tưởng thiệt, ăn ngon lành cả trái táo.
Anh Trí thì hay dẫn Huyên đi uống sữa màu (giống như Latte của Starbucks ở Mỹ) ở quán cà phê duy nhất trên đảo có ocean view rất đẹp mỗi khi anh có tiền. Đam mê và khả năng đặc biệt của môn Toán giúp anh soạn được những giáo trình rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để dạy nên rất nhiều em thích môn Toán của thầy Trí. Mơ ước lớn nhất của anh là được qua Mỹ học ở MIT (Massachusetts Institute of Technology), tiếp nối năm thứ nhất dang dở của anh ở Phú Thọ.
Cuộc sống ở đảo bình yên như vậy. Vào những ngày lễ lớn, các nhân viên cao ủy về đất liền, hay về nước nghỉ phép, cả ba anh em vô rừng cắm trại, thức ăn mang theo chỉ có bánh mì với sauce mayonnaise, và cốm làm bằng mì vụn ngào đường, nhưng tất cả đều vui như ….khỉ được thả về rừng. Những lúc đó, các anh thường nói về ước vọng của mình khi được đặt chân đến xứ tự do. Anh Trí nuôi mộng về lại Phú Thọ để học, hay dạy. Anh Đăng ước mơ học về computer để mở mang nước nhà. Và Huyên, Huyên chi dám hy vọng mình một ngày nào đó, được mang kiến thức học được ở các nước giàu có, văn minh về giúp quê nhà. Lúc đó, chắc chắn không phải là quê hương tội tình, đã dập vùi ước mơ của các sinh viên vừa lớn như anh Đăng, anh Trí, không có những người đứng trên bục giảng nhưng không có tư cách của một nhà mô phạm, dạy học trò coi cha mình là “người có nợ máu với nhân dân”.
Cuộc sống của ba anh em tuổi khỉ êm đềm trôi qua, khoảng nửa năm sau, anh Đăng rời đảo vào đất liền, chuyển qua hai trại tỵ nạn khác, rồi đến Mỹ vào thập niên 80s. Hai tháng sau, Huyên cũng được chuyển trại, gặp lại anh Đăng ở trại ty nạn Bataan, ở gần Manila của Philippines. Như bao nhiêu thuyền nhân khác chuẩn bị đi Mỹ định cư, cả hai anh em đều được huấn luyện nếp sống mới “American Culture orientation” để chuẩn bị qua Mỹ vào buổi sáng. Buổi chiều, được xe bus chở về phía bên kia của trại, cách nơi tạm trú khoảng hơn hai miles, để làm thông dịch viên cho các thầy cô giáo người Phi dạy cho các trại viên khác. Hai anh em thuộc hai khóa khác nhau nên không còn thân như những ngày cùng làm việc mỗi ngày ở trại ty nạn Pulau Biddong nằm ở ven biển Mã Lai. Vả chăng lúc đó, pressure của cuộc sống mới ở Mỹ đặt nặng lên vai anh Đăng. Ba anh vẫn còn ở trong tù cải tạo, mẹ anh vơ vét hết những thứ có thể bán được để đưa anh, người con trai lớn nhất vượt biên. Mẹ anh không dặn dò, nhưng anh hiểu anh còn có một gánh nặng gia đình phải lo toan, cho mẹ đỡ vất vả, nuôi các em khôn lớn, và cả nuôi ba đang mỏi mòn, khốn đốn trong trại cải tạo.
Thỉnh thoảng, hai anh em vẫn đi lang thang trên con đường nhựa duy nhất ở trại tỵ nạn Bataan, nhắc đến anh Trí vẫn còn đang ở Pulau Bidong. Không biết vì một lý đó nào đó, anh Trí bị phái đoàn Mỹ từ chối, và đang chờ các phái đoàn khác đến phỏng vấn. Bataan là đất liền, lại gần thủ đô của Phi Luật Tân, nên không có rừng để khỉ đùa giỡn hồn nhiên như ở Pulau Bidong. Và cả khỉ lớn, lẫn khỉ nhỏ đều nhớ đến “khỉ giỏi toán” đang lạc bầy ở Malaysia.
Anh Đăng đến Mỹ, vì không có thân nhân, nên anh được một tổ chức thiện nguyện đưa về một nhà thờ Tin lành ở Saint Louis, Missouri, miền Trung Tây của Mỹ. Anh sống ở nhà của vị mục sư nửa tháng. Tư cách và trình độ của anh chinh phục được cảm tình của cả gia đình vị mục sư, anh cũng được họ cho ở miễn phí trong một căn phòng khá rộng có đầy đủ tiện nghi, nhưng anh muốn ra sống riêng vì theo thư anh viết cho Huyên:
“Anh muốn tự lập, và vì anh không thể bỏ đạo Phật theo đạo Tin lành, nên anh không muốn ở lâu mặc dù cả gia đình của họ rất quý mến anh. Và em biết trình độ Anh văn của anh rồi đó, khỉ nhỏ, anh không có trở ngại trong việc nói cho ông bà mục sư hiểu tại sao mình phải sống đời lưu lạc. Muốn viết cho em nhiều nữa nhưng cho anh ngừng ở đây, anh phải viết thư nâng đỡ tinh thần của Trí ở Pulau Bidong. Nghe nói sau khi anh em mình rời đảo, Trí đau một trận, không biết hắn ta tương tư em, tương tư anh, hay cả hai đứa mình?”
Lúc nào anh Đăng cũng vậy, anh nghiêm trang, nhưng rất có khiếu hài hước.
Đến Mỹ sau anh gần ba tháng, Huyên mang theo khoảng hơn 10 cái thư, anh Đăng gởi về từ hai địa chỉ khác nhau của thành phố Saint Louis. Thời đó, chưa có PC, không có email, quyển sổ ghi địa chỉ của Huyên có tên anh Đăng, và anh Trí ở trang đầu.
May mắn hơn anh Đăng, Huyên có thân nhân ra đón, ở phi trường San Francisco, không phải leo lên một chuyến máy bay khác bay về một nơi xa lạ, với những người lạ khác mình về tất cả mọi mặt. Dù lúc đó mấy đứa em còn nhỏ, đang đi học, mấy chị em cũng nghèo xác xơ như anh Đăng, nhưng Huyên được về California ấm hơn, và có nhiều người Việt Nam hơn anh Đăng. Lâu lâu Huyên vẫn viết thư chọc anh bằng thơ của Nhà thơ Trần Mộng Tú, mấy câu thơ mà cả ba anh em khỉ đều thích khi đọc được từ tạp chí Văn trong cái thư viện nhỏ ở Pulau Bidong:
Hãy tưởng tượng ra em
Ở một căn nhà lạ.
Mình em một màu mắt
Mình em một màu da
Mình em một lệ nhòa
Huyên đã đổi “em” thành “anh” trong mấy câu thơ gởi qua cho anh Đăng. Anh gởi lại một cái post card mặt trước có con khỉ nhăn răng cười, mặt sau có duy nhất một giòng chữ "khỉ anh chưa bao giờ khóc đâu khỉ nhỏ ơi!”
Lúc đó, cả hai anh em góp phần làm giàu cho cho bưu điện của Mỹ bằng những lá thư viết tay hàng tuần. Mỗi tuần ba ngày, đi học, đi làm về, cả anh Đăng và Huyên nhận được thư tay viết cho nhau. Chữ viết tay của Huyện thì vẫn … xấu muôn thủa, nhưng chữ của anh Đăng đã không còn đẹp như hồi anh còn viết báo cáo ở một góc hội trường của văn phòng cao ủy ở Pulau Bidong.
Cái Tết đầu tiên ở Mỹ của anh Đăng vẫn “một ngày như mọi ngày”. Giữa quê người và trời lạnh cắt của mùa Đông đầu tiên ở miền trung tây nước Mỹ, không có một chút gì gợi cho anh Đăng nhớ lại những cái Tết bình yên hạnh phúc trước năm 1975, những cái Tết buồn bã sau năm 1975, và cả Tết đầu tiên ở quê người có tiếng đập tôn thay cho tiếng pháo ở trại ty nạn Pulau Biddong, có mùi nhang trầm bay khắp đảo khi người ta cúng ông bà, tiễn năm cũ, đón năm mới vào giờ giao thừa.
Người nhắc cho anh Đăng nhớ Tết Việt Nam ở Mỹ là Huyên. Lúc đó, người Việt Nam ở Mỹ chưa đông lắm, người Việt Nam ở St. Louis còn hiếm hoi hơn, sống rải rác, xa nhau, không có chuyện ăn Tết Việt Nam. Hơn nữa anh Đăng lại rất bận, nên không nhận ra tháng chạp âm lịch sắp nhường chỗ cho tháng giêng, năm mới. Huyên gởi thư đi nhắc anh Đăng tuần sau là Tết Nguyên đán. Anh gởi lại một phong bì thường như bao nhiêu cái thư anh vẫn gởi, nhưng thư Tết của anh Đăng có hai tờ USD1.00, và một tờ USD2.00 mới toanh kèm theo một câu thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên “Tết về rồi đó nhỏ, chim núi của lòng anh”. (Hình như anh muốn nói đến nguyên tắc sống của anh, đơn giản rõ ràng như: một cộng một là hai?)
Huyên gởi thư cảm ơn, chúc anh một năm mới may mắn, an vui, nhưng “lờ” luôn câu thơ anh áp dụng rất đúng chỗ.
Anh Trí thì gởi cho Huyên một cái hình Pulau Bidong anh vẽ bằng bút chì, có rừng cây và một con khỉ đang treo lơ lửng trên một nhánh cây trong rừng thưa. Huyên lập tức hồi âm bằng lời Phật dạy “thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn.” Huyên còn nhớ đã đọc được trong một lần đi lễ chùa vào ngày Tết ở Việt Nam. Anh Trí rất thông minh, chắc chắn anh sẽ hiểu ý Huyên. Và anh sẽ nhìn cuộc đời dưới cái nhìn của một Phật tử để có thể vượt qua nỗi buồn “là một trong những công dân dài hạn” của trại tỵ nạn.
Với riêng Huyên, Tết Việt Nam và cả Tết Tây đầu tiên ở Mỹ đều "một ngày như mọi ngày". Thời đó, cuối thập niên 80s, không có bang giao giữa Mỹ và Việt Nam nên ngày Tết Việt Nam không có gì rõ nét. Như thế đôi khi tốt hơn, đỡ nhớ nhà! Và như vậy, Tết Việt Nam đến và đi âm thầm trong lòng anh em nhà khỉ từ St. Louis, San Jose ở Mỹ đến Pulau Bidong ở Mã Lai.
Đời sống ở Mỹ bận rộn, túi bụi, vừa đến Mỹ được một tuần, anh Đăng đã xin được việc làm, và tiếp nối con đường đèn sách bằng trường Community College ở Mỹ, một loại trường công lập dạy kiến thức hai năm đầu Đại học, chỉ cấp bằng trung cấp, và sẽ chuyển sinh viên lên University học hai năm còn lại để hoàn tất bằng cử nhân, nếu họ thích. Trình độ Anh ngữ của anh Đăng, và trình độ của một sinh viên năm thứ nhất của học viện Quốc gia hành chánh giúp anh học straight A dễ dàng, mặc dù anh phải đi làm full time để gởi tiền về quê nhà giúp Mẹ nuôi em.
Anh em nhà khỉ ở Mỹ vẫn thương yêu nhau như xưa, mặc dù bây giờ muốn đi thăm nhau phải mất đến gần 4 giờ trên máy bay, chứ không phải chỉ cần đi bộ 5 phút như hồi còn ở trại tỵ nạn.
Cả hai anh em vẫn viết thư đều đặn cho anh Trí, nhưng thư đi thì có, mà không thấy anh Trí viết thư trả lời. Tuy buồn và lo cho anh Trí, nhưng anh Đăng vẫn lạc quan:
- Anh tin là nhà toán học của 12B2 Chu Văn An năm xưa vẫn bình yên nhưng chắc là biết mình đang bươn chải, ngược xuôi với cơm áo, với học hành nên Trí không trả lời.
Anh còn tếu thêm:
- Cốt khỉ vẫn hoàn khỉ, và khỉ thì chẳng bỏ bầy đâu Huyên ơi!
Anh em nhà khỉ đã có Associate Degree từ Community College chỉ sau một năm rưỡi bằng lòng quyết tâm, và bằng lời hứa với cha mẹ, với chính mình.
Chuyển lên Unviversity học thêm hai năm cuối để hoàn thành cử nhân, học khổ hơn, nhiều project hơn, nhất là năm cuối, phải làm rất nhiều bài, phải đi thực tập, anh Đăng lại được promote ở nơi làm việc. Biết sức người có hạn và muốn giữ straight A, muốn ra trường với Summa Cum Laude về Computer Science nên anh chỉ học part time ở năm cuối. Huyên học ngành dễ hơn anh, lại không dám mơ đến Summa Cum Laude từ hồi bước chân vô University với cả hai thứ học và làm đều full time, nên ra trường trước anh. Thời đó, chưa có mobile phone, cuối tuần mới gọi phone cho nhau, anh Đăng luôn đùa như bản tính của anh từ thủa nào:
- Khỉ ơi, vậy là bây giờ em có bằng cấp cao hơn anh và khoẻ hơn anh nhiều. Anh vẫn còn nặng nợ, cả nợ cơm áo lẫn nợ sách đèn. “
Huyên đùa lại:
“- Hai vai gánh hai gánh như vậy nên vai anh sẽ chẳng bao giờ bị lệch”
Anh trở lại nghiêm trang khi tâm sự về chuyện học ở năm cuối:
- Mỗi lần viết xong được một cái program, nộp cho ông thầy xong thấy lòng nhẹ nhỏm. Tuần sau ông thầy phát bài, chưa kịp vui vì điểm A, lại nhận một program khác để viết, mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Ước gì có Trí bên cạnh, hồi xưa Trí giỏi Toán hơn anh, chắc chắn nó viết program giỏi hơn anh. Nhớ cầu nguyện cho anh khỉ lớn vẫn còn lạc lỏng ở đâu đó, nghe khỉ nhỏ!”
Có lần anh Đăng gởi mừng sinh nhật Huyên một con khỉ nhỏ đánh trống, thắt nơ hồng rất dễ thương. Huyên vẫn còn giữ đến tận bây giờ trên một góc bàn làm việc, và trong một góc sâu nhất của tâm hồn.
Chuyện của anh em nhà khỉ, kể hoài không hết. Như chuyện tranh Huyên đã đọc hồi nhỏ, trong đám học trò theo Thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh, có Tề thiên (một con khỉ lý lắc, thông mình, nhưng hay phá phách). Lâu lâu Thầy Tam Tạng lại phạt Tề thiên nhức đầu để cho học trò khỉ bớt láu cá, và bớt phá phách.
Trên đời này, cả trăm ngàn người cùng tuổi khỉ, nhung chắc chỉ có hai anh khỉ lớn, khi viết thư hay gọi điện thoại cho Huyên đều mở đầu bằng hai chữ thân quen “khỉ ơi”.
@@@
Cuối cùng anh Trí cũng được đi định cư ở Hòa Lan sau 5 năm dài ở trại ty nạn. Anh thuộc loại tài hoa, học giỏi, vẽ đẹp, chơi đàn hay, cái gì anh chạm tay vào cũng tốt đẹp hơn nên bị “trời xanh đánh ghen” tơi tả. Anh bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bắt đầu mọi thứ từ số không ở tuổi ngoài 30, và trở thành một programmer giỏi của xứ sở hoa Tullip. Anh càng giỏi, càng bận rộn, càng đam mê môn Toán, không có thì giờ nghĩ đến “một nửa thứ hai” để như đa số mọi người. Tuổi đời càng nhiều, con số công trình anh đóng góp cho quê người, một cách thầm lặng nhưng rất đáng giá, càng cao.
Mới đây anh viết Email cho cả anh Đăng và Huyên:
“Khỉ ơi, khi nào thì bầy khỉ tụi mình mới về lại được Việt Nam dân chủ tự do, mới được đóng góp cho quê nhà, và được vào cắm trại ở rừng thưa như những ngày Bidong xưa cũ?”
Mỗi lần đến Tết, dù không còn đi chợ Tết, không còn nỗi háo hức của những mùa Xuân hạnh phúc thời thơ dại, Huyên vẫn ăn Tết bằng một lát mứt khoai (là thứ mứt mà Mẹ hay làm mỗi dịp Tết), một miếng bánh mì có phết mayonnaise để nhớ những mùa Xuân hạnh phúc luôn nằm trong một góc ký ức ngọt ngào. Dù năm đó là năm nào trong 12 con giáp, Huyên vẫn muốn được nghe lại tiếng “con khỉ nhỏ” của Ba Mẹ gọi Huyên, và tiếng “khỉ ơi” của anh Trí, anh Đăng. Và như thế, nên lúc nào có dịp vào sở thú, Huyên cũng tần ngần dừng lại bên chuồng khỉ, ngắm những con khỉ như ngắm lại những kỷ niệm đẹp của mình.
Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 3724-17-30224vb6011516
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới, để chào đón năm Thân sắp tới, tác giả có kèm theo lời ghi: Xin tặng những người tuổi Bính Thân và Mậu Thân.
* * *
Rừng thưa xanh ngát trên một ngọn đồi thoai thoải màu nâu của phù sa, ở đây khỉ không sống hàng đàn, thỉnh thoảng người ta thấy vài ba chú khỉ thấp thoáng dưới bóng cây. Loại khỉ này cũng leo thoăn thoắt, nhưng không leo cây mà leo đồi. Khỉ ăn đủ thứ, mê nhất là trái cây nhưng chỉ có dưa hấu được phát mỗi tuần, không có chuối là thức ăn chính, chú khỉ nào cũng nhớ.
Khỉ lớn quen với rừng hơn, chịu cực khổ đắng cay cũng nhiều, hiểu đời hơn, và trầm tĩnh, chịu đựng hơn, nên cưng chìu khỉ nhỏ, có gì cũng để phần cho khỉ nhỏ. Tìm được mẫu trái cây nào cũng nhường khỉ nhỏ ăn trước. Khi nhỏ xa cha mẹ sớm, may mắn gặp được hai anh khỉ lớn chín chắn, khôn ngoan, nên cũng đỡ vất vả giữa rừng núi Pulau Bidong.
*
Cả ba anh em người dưng khác họ cùng tuổi khỉ (Huyên nhỏ hơn hai anh đúng một con giáp) nên đều rất thích câu ca dao:
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Riêng tôi sao cứ ngậm ngùi tủi (tuổi) Thân
Nghe hoài bị nhập tâm, nhìn cái dáng cao gầy, lủi thủi của hai anh, và khuôn mắt buồn hiu vì một thân một mình ở trại ty nạn, Huyên thương hai anh như anh ruột. Có một lần "cám cảnh" một thân một mình của hai anh, đến trại ty nàn một mình, ban ngày đi làm thiện nguyện, tối về ăn "cơm cao ủy” (nghĩa là phần ăn của tổ chức giúp người tỵ nan của Liên Hiệp Quốc phát hàng tuần), Huyên dùng trứng gà và dầu đánh sauce mayonnaise, rồi vét đến tận... đáy thùng những đồng ringgits (đơn vị tiền tệ của Mã Lai) quý giá của mình, mua cho hai ông anh… nuôi tuổi Thân hai ổ bánh mì nóng từ một lò bánh mì trên đảo của người tỵ nạn.
Tội nghiệp hai ông anh, đang trong độ tuổi hai mươi đầy sức sống, có bánh mì nóng ăn với sauce mới làm xong, mỗi ông “quất” (chữ dùng của anh Đăng) một ổ bánh mì dài khoảng hai gang tay người lớn, có bán kính bằng chiều ngang của lòng bàn tay. Ăn xong mới chợt nhận ra là mình đã quá sức overeating, cả hai nằm lăn ra sàn ván ép của “long house” mà thở. Huyện không được chứng kiến cảnh này vì hai anh khỉ lớn ở phía Đông, Huyên ở phía Tây của trại, Khi nghe kể lại, Huyên cười nửa đùa nửa thật:
- May quá, nếu các anh bị bội thực, lỡ có mệnh hệ nào thì em mang tội giết người bằng bánh mì với sauce.
Anh Trí còn cười:
- Yên tâm khỉ nhỏ, anh mệt quá đã định quơ tờ giấy viết chúc thư để lại “tôi chết là do ham ăn, không biết lượng sức mình, lỗi tại tôi mọi đàng, xin đừng bắt tội ai.”
Anh Đăng thì tự tin hơn:
- Anh chưa đặt chân đến Mỹ thì không thể chết được đâu.
Anh Đăng và anh Trí là bạn học cùng lớp suốt 7 năm Trung học ở Chu Văn An. Xong tú tài, anh Đăng vào Quốc gia hành chánh, anh Trí vào Phú Thọ. Chưa xong năm thứ nhất, nước mắt nhà tan theo đủ mọi nghĩa, anh Đăng về miền Tây (quê ngoại của anh) giúp mẹ nuôi một bầy em dại trong khi ba anh (một cựu Sĩ quan QLVNCH) vẫn biền biệt trong các trại tù cải tạo. Nửa thầy, nửa thợ, lại thêm cái lý lịch đen hơn đêm ba mươi dưới cái nhìn của chính quyền mới, trong màu đỏ búa liềm, anh Đăng hành nghề lơ xe, dùng kiến thức Quốc gia hành chánh năm thứ nhất sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách trên các chuyến xe đò tuyến đường Cần Thơ - Saigon.
Không như anh Đăng, phải tự đuổi học mình vì phải điền khuyết vào chỗ trống của người chủ gia đình, thay cha nuôi em, anh Trí bị trường Đại học Bách khoa (tên mới của Phú Thọ) đuổi học vì ba anh tử trận vào những ngày cuối cuộc chiến. Những kiến thức vi phân, tích phân, toán cao cấp của năm thứ nhất ngành Công chánh ở trường Đại học Phú Thọ không có chỗ dùng khi anh ra lề đường ngồi bán sách. “Nhà toán học” ngồi ở lề đường đầy bụi bặm, mê giải toán hơn là mê “kinh doanh” nên chỉ sau một tháng, anh bỏ nghề buôn bán chữ nghĩa, đi làm phụ hồ. Cứ tưởng tượng bộ óc giỏi nhất của một lớp 12 ban toán Chu Văn An, đang học năm thứ nhất của Phú Thọ, phải bỏ trường, bỏ lớp, đi kiếm sống bằng việc bưng gạch, trộn xi măng mới thấy sai lầm giết cả một, hai thế hệ của chính quyền mới.
Khi miền Nam mới đổi chủ, tự dưng chất xám của miền Nam chảy ra lênh láng trên mặt đường, trong rừng sâu, trước khi chảy ra biển, và đi khắp thế giới.
Anh Trí đến Pulau Bidong bình yên trong lần vượt biên đầu tiên. Hơn ba tháng sau, anh Đăng cũng đến trại tỵ nạn nằm ngoài khơi của Mã Lai. Lúc đó có gần 3000 người ty nạn trên đảo nên họ không gặp nhau, và không biết là mình cùng có mặt trên đảo.
Đến lúc anh Trí được mời lên phỏng vấn bởi phái đoàn Mỹ. Tiếng loa vang vọng khắp đảo để ở ngỏ ngách nào, người ty nạn cùng có thể nghe được:
- Mời đồng bào Hoàng Phong Trí, tàu số MB xxx lên hội trường để được phái đoàn Mỹ phỏng vấn.
Lúc đó anh Đăng đang chân ướt chân ráo, mới có mặt ở đảo khoảng một tuần, cũng đi lên hội trường, không phải để được phỏng vấn mà là để gặp bạn mình.
Đó là lần đầu tiên họ gặp nhau kể từ khi đậu tú tài vào mùa hè năm 1974. Không hẹn mà cả hai cùng thốt lên:
- Sao ông đen và ốm vậy?
Một thân một mình ở trại ty nạn rất buồn, gặp được một người quen, nhất là một người bạn cùng lớp thời trung học thì không có niềm vui nào lớn hơn. Thế là anh Đăng dọn từ khu F về khu D ở cùng nhà với anh Trí.
Tháng 6 năm đó, Huyên đặt chân lên đảo Pulau Bidong. Hoàn tất mọi thủ tục dành cho một thuyền nhân mới nhập trại, Huyên mon men lên trường Trung học duy nhất của trại ty nạn nằm giữa khu nhà Huyên ở và Bưu điện của đảo, khi nghe một chị ở cùng nhà, đang dạy ở đó, cho biết trường rất cần người dạy cho các em trên đảo. Trong văn phòng của trường (là căn nhà mái tôn, sàn gỗ, khá vững chắc, và tiện nghi) Huyên gặp Sister Carol (người Úc) hiệu trưởng của trường, và anh Trí (người phụ trách soạn thảo sách Toán bậc Trung học để dạy cho các em trên đảo)
Sau một vài phút phỏng vấn, bà soeur người Úc nói tiếng Anh giọng Úc, Huyên nói tiếng Anh giọng Việt Nam, vậy mà cũng hiểu nhau, Sister giao cho Huyên dạy Anh văn cho lớp 8, Huyên được Sister giới thiệu với anh Trí, một thanh niên trẻ ốm nhom đang ngồi trên một cái bàn đầy giấy tờ với các công thức Toán, các hình vuông, tròn, tam giác… của môn Hình học, các công thức sin, cos của môn lượng giác…
- Đây là Mr. Hoàng Phong Trí, được coi như Giám học của trường.
Rồi Sister Carol quay đi với những bận rộn của một thiện nguyện viên điều hợp trường trung học trong một trại ty nạn có hơn 300 em đang theo học hai môn Toán và Anh văn.
Phe ta thuộc loại “tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” nên nói tiếng Việt:
- Dạ chào chú.
Anh Trí trợn mắt, mỉm cười:
- Chào cô, cô mà gọi tôi là chú, tôi sẽ xếp cho cô dạy một lớp có học sinh dữ dằn nhất.
- Dạ chào anh.
- …
*
Lần đầu tiên Huyên chạm mặt với anh Đăng là ở hội trường, nơi các nhân viên của Cao ủy ty nạn Liên hiệp quốc từ rất nhiều nước trên thế giới đến làm việc.
Chị Nga ở cùng nhà, rủ Huyên lên hội trường, ở một góc đảo, làm việc với Cao ủy May thay cho chị sắp đi định cư ở Canada. Cao ủy phó phỏng vấn Huyên bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếng Việt của cô May là một thứ tiếng Việt… ngang phè, dấu sắc, huyền, hỏi, ngã khi ẩn khi hiện, danh từ, tĩnh từ, chủ từ chạy lung tung không đúng vị trí:
- Mình đến đảo một mình à? Đâu có phải làm gì nhiều, lên đây làm việc giúp Cô May nhé. Rất cần những người tỵ nạn biết tiếng Anh phụ giúp các cao ủy, các phái đoàn, và đồng bào của mình nữa. Nhiều việc phải làm lắm.
Rồi cô May dẫn Huyên vào một cái phòng nhỏ, hình vuông, mỗi cạnh khoảng 5 thước, trong đó có bảy ông trung niên, thanh niên, và một chị đang cặm cụi viết lách. Đó là phòng giúp cao ủy ty nạn Liên Hiệp Quốc dịch các hồ sơ ghe vượt biên bị cướp biển từ tiếng Việt qua tiếng Anh. Một trong số những người làm ở đó là anh Đăng.
Chỉ một tuần sau khi làm việc ở đó, Huyên quen thân với anh Đăng, người đứng đắn nhất trong số những người đàng hoàng. Anh Đăng viết chữ rất đẹp, giỏi Anh văn hơn Huyên nhiều. Anh là một quyển tự điển sống khi Huyên gặp những chữ khó.
Một ngày như mọi ngày ở trại ty nạn, anh Trí dạy Toán ở trường trung học, anh Đăng là người thông dịch, và dịch tài liệu giúp các nhân viên của Cao ủy Ty nạn Liên Hiệp quốc. Huyên làm việc với anh Đăng ở hội trường buổi chiều và buổi tối. Buổi sáng dạy Anh văn cho lớp 7 và lớp 8 ở trường trung học Pulau Bidong. Làm việc không có lương, nhưng được các cao ủy mua tặng quần áo mới, không còn phải mặc đồ cũ từ kho phát quần áo có xuất xứ từ Good Wills bên Mỹ. Áo quần cũ của người Tây phương cao to, người Việt Nam mặc vào vừa rộng, vừa dài, giống như con bù nhìn đuổi chim ăn lúa trên đồng ruộng.
Tội nghiệp hai ông anh… khỉ lớn, Huyên mượn kim chỉ của Cô May về cắt, sửa lại cho hai anh mỗi ông một cái áo chemise mặc vào trông tươm tất hơn. Không có thước để đo, Huyên chỉ độ chừng bằng mắt. Kiến thức môn Toán, và khả năng của một người vừa học xong một lớp học may căn bản giúp Huyên sửa được hai cái áo chemise thuộc loại extra large size thành hai cái áo rất vừa với khổ người ốm và cao của “hai ông anh khỉ”. Huyên được hai anh khen:
- Không ngờ khỉ nhỏ cũng được việc.
Không biết để trả công thợ may, hay vì thấy cô em người dưng khác họ, hiếm khi có tiền, rất thích ăn trái cây đúng như … cốt khỉ, từ đó cứ mỗi lần có được một ít tiền viện trợ từ thân nhân, hay bạn bè ở Mỹ, anh Đăng đều mua cho Huyên một trái táo do người Mã lai bán ở một cái quầy nhỏ trên đảo. Những trái táo đó nhỏ hơn Washington apple, không giòn như Fuji apple nhưng là cả một món ăn quý hiếm đối với người tỵ nạn. Có lần Huyên cắt táo ra từng múi nhỏ, đem mời hai anh cùng ăn, cả hai anh đều từ chối:
- Đàn ông con trai ít ăn trái cây lắm.
Huyên ngây thơ tưởng thiệt, ăn ngon lành cả trái táo.
Anh Trí thì hay dẫn Huyên đi uống sữa màu (giống như Latte của Starbucks ở Mỹ) ở quán cà phê duy nhất trên đảo có ocean view rất đẹp mỗi khi anh có tiền. Đam mê và khả năng đặc biệt của môn Toán giúp anh soạn được những giáo trình rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để dạy nên rất nhiều em thích môn Toán của thầy Trí. Mơ ước lớn nhất của anh là được qua Mỹ học ở MIT (Massachusetts Institute of Technology), tiếp nối năm thứ nhất dang dở của anh ở Phú Thọ.
Cuộc sống ở đảo bình yên như vậy. Vào những ngày lễ lớn, các nhân viên cao ủy về đất liền, hay về nước nghỉ phép, cả ba anh em vô rừng cắm trại, thức ăn mang theo chỉ có bánh mì với sauce mayonnaise, và cốm làm bằng mì vụn ngào đường, nhưng tất cả đều vui như ….khỉ được thả về rừng. Những lúc đó, các anh thường nói về ước vọng của mình khi được đặt chân đến xứ tự do. Anh Trí nuôi mộng về lại Phú Thọ để học, hay dạy. Anh Đăng ước mơ học về computer để mở mang nước nhà. Và Huyên, Huyên chi dám hy vọng mình một ngày nào đó, được mang kiến thức học được ở các nước giàu có, văn minh về giúp quê nhà. Lúc đó, chắc chắn không phải là quê hương tội tình, đã dập vùi ước mơ của các sinh viên vừa lớn như anh Đăng, anh Trí, không có những người đứng trên bục giảng nhưng không có tư cách của một nhà mô phạm, dạy học trò coi cha mình là “người có nợ máu với nhân dân”.
*
Cuộc sống của ba anh em tuổi khỉ êm đềm trôi qua, khoảng nửa năm sau, anh Đăng rời đảo vào đất liền, chuyển qua hai trại tỵ nạn khác, rồi đến Mỹ vào thập niên 80s. Hai tháng sau, Huyên cũng được chuyển trại, gặp lại anh Đăng ở trại ty nạn Bataan, ở gần Manila của Philippines. Như bao nhiêu thuyền nhân khác chuẩn bị đi Mỹ định cư, cả hai anh em đều được huấn luyện nếp sống mới “American Culture orientation” để chuẩn bị qua Mỹ vào buổi sáng. Buổi chiều, được xe bus chở về phía bên kia của trại, cách nơi tạm trú khoảng hơn hai miles, để làm thông dịch viên cho các thầy cô giáo người Phi dạy cho các trại viên khác. Hai anh em thuộc hai khóa khác nhau nên không còn thân như những ngày cùng làm việc mỗi ngày ở trại ty nạn Pulau Biddong nằm ở ven biển Mã Lai. Vả chăng lúc đó, pressure của cuộc sống mới ở Mỹ đặt nặng lên vai anh Đăng. Ba anh vẫn còn ở trong tù cải tạo, mẹ anh vơ vét hết những thứ có thể bán được để đưa anh, người con trai lớn nhất vượt biên. Mẹ anh không dặn dò, nhưng anh hiểu anh còn có một gánh nặng gia đình phải lo toan, cho mẹ đỡ vất vả, nuôi các em khôn lớn, và cả nuôi ba đang mỏi mòn, khốn đốn trong trại cải tạo.
Thỉnh thoảng, hai anh em vẫn đi lang thang trên con đường nhựa duy nhất ở trại tỵ nạn Bataan, nhắc đến anh Trí vẫn còn đang ở Pulau Bidong. Không biết vì một lý đó nào đó, anh Trí bị phái đoàn Mỹ từ chối, và đang chờ các phái đoàn khác đến phỏng vấn. Bataan là đất liền, lại gần thủ đô của Phi Luật Tân, nên không có rừng để khỉ đùa giỡn hồn nhiên như ở Pulau Bidong. Và cả khỉ lớn, lẫn khỉ nhỏ đều nhớ đến “khỉ giỏi toán” đang lạc bầy ở Malaysia.
*
Anh Đăng đến Mỹ, vì không có thân nhân, nên anh được một tổ chức thiện nguyện đưa về một nhà thờ Tin lành ở Saint Louis, Missouri, miền Trung Tây của Mỹ. Anh sống ở nhà của vị mục sư nửa tháng. Tư cách và trình độ của anh chinh phục được cảm tình của cả gia đình vị mục sư, anh cũng được họ cho ở miễn phí trong một căn phòng khá rộng có đầy đủ tiện nghi, nhưng anh muốn ra sống riêng vì theo thư anh viết cho Huyên:
“Anh muốn tự lập, và vì anh không thể bỏ đạo Phật theo đạo Tin lành, nên anh không muốn ở lâu mặc dù cả gia đình của họ rất quý mến anh. Và em biết trình độ Anh văn của anh rồi đó, khỉ nhỏ, anh không có trở ngại trong việc nói cho ông bà mục sư hiểu tại sao mình phải sống đời lưu lạc. Muốn viết cho em nhiều nữa nhưng cho anh ngừng ở đây, anh phải viết thư nâng đỡ tinh thần của Trí ở Pulau Bidong. Nghe nói sau khi anh em mình rời đảo, Trí đau một trận, không biết hắn ta tương tư em, tương tư anh, hay cả hai đứa mình?”
Lúc nào anh Đăng cũng vậy, anh nghiêm trang, nhưng rất có khiếu hài hước.
Đến Mỹ sau anh gần ba tháng, Huyên mang theo khoảng hơn 10 cái thư, anh Đăng gởi về từ hai địa chỉ khác nhau của thành phố Saint Louis. Thời đó, chưa có PC, không có email, quyển sổ ghi địa chỉ của Huyên có tên anh Đăng, và anh Trí ở trang đầu.
May mắn hơn anh Đăng, Huyên có thân nhân ra đón, ở phi trường San Francisco, không phải leo lên một chuyến máy bay khác bay về một nơi xa lạ, với những người lạ khác mình về tất cả mọi mặt. Dù lúc đó mấy đứa em còn nhỏ, đang đi học, mấy chị em cũng nghèo xác xơ như anh Đăng, nhưng Huyên được về California ấm hơn, và có nhiều người Việt Nam hơn anh Đăng. Lâu lâu Huyên vẫn viết thư chọc anh bằng thơ của Nhà thơ Trần Mộng Tú, mấy câu thơ mà cả ba anh em khỉ đều thích khi đọc được từ tạp chí Văn trong cái thư viện nhỏ ở Pulau Bidong:
Hãy tưởng tượng ra em
Ở một căn nhà lạ.
Mình em một màu mắt
Mình em một màu da
Mình em một lệ nhòa
Huyên đã đổi “em” thành “anh” trong mấy câu thơ gởi qua cho anh Đăng. Anh gởi lại một cái post card mặt trước có con khỉ nhăn răng cười, mặt sau có duy nhất một giòng chữ "khỉ anh chưa bao giờ khóc đâu khỉ nhỏ ơi!”
Lúc đó, cả hai anh em góp phần làm giàu cho cho bưu điện của Mỹ bằng những lá thư viết tay hàng tuần. Mỗi tuần ba ngày, đi học, đi làm về, cả anh Đăng và Huyên nhận được thư tay viết cho nhau. Chữ viết tay của Huyện thì vẫn … xấu muôn thủa, nhưng chữ của anh Đăng đã không còn đẹp như hồi anh còn viết báo cáo ở một góc hội trường của văn phòng cao ủy ở Pulau Bidong.
Cái Tết đầu tiên ở Mỹ của anh Đăng vẫn “một ngày như mọi ngày”. Giữa quê người và trời lạnh cắt của mùa Đông đầu tiên ở miền trung tây nước Mỹ, không có một chút gì gợi cho anh Đăng nhớ lại những cái Tết bình yên hạnh phúc trước năm 1975, những cái Tết buồn bã sau năm 1975, và cả Tết đầu tiên ở quê người có tiếng đập tôn thay cho tiếng pháo ở trại ty nạn Pulau Biddong, có mùi nhang trầm bay khắp đảo khi người ta cúng ông bà, tiễn năm cũ, đón năm mới vào giờ giao thừa.
Người nhắc cho anh Đăng nhớ Tết Việt Nam ở Mỹ là Huyên. Lúc đó, người Việt Nam ở Mỹ chưa đông lắm, người Việt Nam ở St. Louis còn hiếm hoi hơn, sống rải rác, xa nhau, không có chuyện ăn Tết Việt Nam. Hơn nữa anh Đăng lại rất bận, nên không nhận ra tháng chạp âm lịch sắp nhường chỗ cho tháng giêng, năm mới. Huyên gởi thư đi nhắc anh Đăng tuần sau là Tết Nguyên đán. Anh gởi lại một phong bì thường như bao nhiêu cái thư anh vẫn gởi, nhưng thư Tết của anh Đăng có hai tờ USD1.00, và một tờ USD2.00 mới toanh kèm theo một câu thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên “Tết về rồi đó nhỏ, chim núi của lòng anh”. (Hình như anh muốn nói đến nguyên tắc sống của anh, đơn giản rõ ràng như: một cộng một là hai?)
Huyên gởi thư cảm ơn, chúc anh một năm mới may mắn, an vui, nhưng “lờ” luôn câu thơ anh áp dụng rất đúng chỗ.
Anh Trí thì gởi cho Huyên một cái hình Pulau Bidong anh vẽ bằng bút chì, có rừng cây và một con khỉ đang treo lơ lửng trên một nhánh cây trong rừng thưa. Huyên lập tức hồi âm bằng lời Phật dạy “thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn.” Huyên còn nhớ đã đọc được trong một lần đi lễ chùa vào ngày Tết ở Việt Nam. Anh Trí rất thông minh, chắc chắn anh sẽ hiểu ý Huyên. Và anh sẽ nhìn cuộc đời dưới cái nhìn của một Phật tử để có thể vượt qua nỗi buồn “là một trong những công dân dài hạn” của trại tỵ nạn.
Với riêng Huyên, Tết Việt Nam và cả Tết Tây đầu tiên ở Mỹ đều "một ngày như mọi ngày". Thời đó, cuối thập niên 80s, không có bang giao giữa Mỹ và Việt Nam nên ngày Tết Việt Nam không có gì rõ nét. Như thế đôi khi tốt hơn, đỡ nhớ nhà! Và như vậy, Tết Việt Nam đến và đi âm thầm trong lòng anh em nhà khỉ từ St. Louis, San Jose ở Mỹ đến Pulau Bidong ở Mã Lai.
Đời sống ở Mỹ bận rộn, túi bụi, vừa đến Mỹ được một tuần, anh Đăng đã xin được việc làm, và tiếp nối con đường đèn sách bằng trường Community College ở Mỹ, một loại trường công lập dạy kiến thức hai năm đầu Đại học, chỉ cấp bằng trung cấp, và sẽ chuyển sinh viên lên University học hai năm còn lại để hoàn tất bằng cử nhân, nếu họ thích. Trình độ Anh ngữ của anh Đăng, và trình độ của một sinh viên năm thứ nhất của học viện Quốc gia hành chánh giúp anh học straight A dễ dàng, mặc dù anh phải đi làm full time để gởi tiền về quê nhà giúp Mẹ nuôi em.
Anh em nhà khỉ ở Mỹ vẫn thương yêu nhau như xưa, mặc dù bây giờ muốn đi thăm nhau phải mất đến gần 4 giờ trên máy bay, chứ không phải chỉ cần đi bộ 5 phút như hồi còn ở trại tỵ nạn.
Cả hai anh em vẫn viết thư đều đặn cho anh Trí, nhưng thư đi thì có, mà không thấy anh Trí viết thư trả lời. Tuy buồn và lo cho anh Trí, nhưng anh Đăng vẫn lạc quan:
- Anh tin là nhà toán học của 12B2 Chu Văn An năm xưa vẫn bình yên nhưng chắc là biết mình đang bươn chải, ngược xuôi với cơm áo, với học hành nên Trí không trả lời.
Anh còn tếu thêm:
- Cốt khỉ vẫn hoàn khỉ, và khỉ thì chẳng bỏ bầy đâu Huyên ơi!
Anh em nhà khỉ đã có Associate Degree từ Community College chỉ sau một năm rưỡi bằng lòng quyết tâm, và bằng lời hứa với cha mẹ, với chính mình.
Chuyển lên Unviversity học thêm hai năm cuối để hoàn thành cử nhân, học khổ hơn, nhiều project hơn, nhất là năm cuối, phải làm rất nhiều bài, phải đi thực tập, anh Đăng lại được promote ở nơi làm việc. Biết sức người có hạn và muốn giữ straight A, muốn ra trường với Summa Cum Laude về Computer Science nên anh chỉ học part time ở năm cuối. Huyên học ngành dễ hơn anh, lại không dám mơ đến Summa Cum Laude từ hồi bước chân vô University với cả hai thứ học và làm đều full time, nên ra trường trước anh. Thời đó, chưa có mobile phone, cuối tuần mới gọi phone cho nhau, anh Đăng luôn đùa như bản tính của anh từ thủa nào:
- Khỉ ơi, vậy là bây giờ em có bằng cấp cao hơn anh và khoẻ hơn anh nhiều. Anh vẫn còn nặng nợ, cả nợ cơm áo lẫn nợ sách đèn. “
Huyên đùa lại:
“- Hai vai gánh hai gánh như vậy nên vai anh sẽ chẳng bao giờ bị lệch”
Anh trở lại nghiêm trang khi tâm sự về chuyện học ở năm cuối:
- Mỗi lần viết xong được một cái program, nộp cho ông thầy xong thấy lòng nhẹ nhỏm. Tuần sau ông thầy phát bài, chưa kịp vui vì điểm A, lại nhận một program khác để viết, mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Ước gì có Trí bên cạnh, hồi xưa Trí giỏi Toán hơn anh, chắc chắn nó viết program giỏi hơn anh. Nhớ cầu nguyện cho anh khỉ lớn vẫn còn lạc lỏng ở đâu đó, nghe khỉ nhỏ!”
Có lần anh Đăng gởi mừng sinh nhật Huyên một con khỉ nhỏ đánh trống, thắt nơ hồng rất dễ thương. Huyên vẫn còn giữ đến tận bây giờ trên một góc bàn làm việc, và trong một góc sâu nhất của tâm hồn.
Chuyện của anh em nhà khỉ, kể hoài không hết. Như chuyện tranh Huyên đã đọc hồi nhỏ, trong đám học trò theo Thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh, có Tề thiên (một con khỉ lý lắc, thông mình, nhưng hay phá phách). Lâu lâu Thầy Tam Tạng lại phạt Tề thiên nhức đầu để cho học trò khỉ bớt láu cá, và bớt phá phách.
Trên đời này, cả trăm ngàn người cùng tuổi khỉ, nhung chắc chỉ có hai anh khỉ lớn, khi viết thư hay gọi điện thoại cho Huyên đều mở đầu bằng hai chữ thân quen “khỉ ơi”.
@@@
Cuối cùng anh Trí cũng được đi định cư ở Hòa Lan sau 5 năm dài ở trại ty nạn. Anh thuộc loại tài hoa, học giỏi, vẽ đẹp, chơi đàn hay, cái gì anh chạm tay vào cũng tốt đẹp hơn nên bị “trời xanh đánh ghen” tơi tả. Anh bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bắt đầu mọi thứ từ số không ở tuổi ngoài 30, và trở thành một programmer giỏi của xứ sở hoa Tullip. Anh càng giỏi, càng bận rộn, càng đam mê môn Toán, không có thì giờ nghĩ đến “một nửa thứ hai” để như đa số mọi người. Tuổi đời càng nhiều, con số công trình anh đóng góp cho quê người, một cách thầm lặng nhưng rất đáng giá, càng cao.
Mới đây anh viết Email cho cả anh Đăng và Huyên:
“Khỉ ơi, khi nào thì bầy khỉ tụi mình mới về lại được Việt Nam dân chủ tự do, mới được đóng góp cho quê nhà, và được vào cắm trại ở rừng thưa như những ngày Bidong xưa cũ?”
*
Mỗi lần đến Tết, dù không còn đi chợ Tết, không còn nỗi háo hức của những mùa Xuân hạnh phúc thời thơ dại, Huyên vẫn ăn Tết bằng một lát mứt khoai (là thứ mứt mà Mẹ hay làm mỗi dịp Tết), một miếng bánh mì có phết mayonnaise để nhớ những mùa Xuân hạnh phúc luôn nằm trong một góc ký ức ngọt ngào. Dù năm đó là năm nào trong 12 con giáp, Huyên vẫn muốn được nghe lại tiếng “con khỉ nhỏ” của Ba Mẹ gọi Huyên, và tiếng “khỉ ơi” của anh Trí, anh Đăng. Và như thế, nên lúc nào có dịp vào sở thú, Huyên cũng tần ngần dừng lại bên chuồng khỉ, ngắm những con khỉ như ngắm lại những kỷ niệm đẹp của mình.
Nguyễn Trần Diệu Hương
- Từ khóa :
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Malaysia
- ,
- Mỹ
- ,
- Việt Nam
- ,
- California
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- San Jose
- ,
- Nguyễn Trần Diệu Hương
12B2 -NNAE