Hôm nay,  

Tâm Tình Tạ Ơn

26/11/201501:00:00(Xem: 13626)

Tác giả: Đoàn Thanh Liêm
Bài số 3683-17--30183vb5112615

Bài viết lá một đoạn ghi ngắn nhân mùa Lễ Tạ Ơn 2015. Tác giả, 82 tuổi, là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội. Sau khi miền Nam sụp đổ, ông là người tù chính trị, và hiện an cư cùng con cháu tại California.

***

Vào dịp Lễ Thanksgiving năm 1960, mấy sinh viên du học tại Washington DC chúng tôi được một gia đình người Mỹ đón về nhà riêng tại một thành phố kế cận trong tiểu bang Virginia. Bà chủ nhà là một giáo sư về âm nhạc, nên có mời thêm cả vài môn sinh nữa để cùng tham dự buổi Họp Mặt Gia Đình thân mật với chúng tôi là những sinh viên ngọai quốc.

Đầu tiên, chúng tôi được chở đến dự Thánh Lễ trong một nhà thờ Tin Lành. Sau đó, thì đến nhà gia chủ để dùng cơm trưa với tòan thể gia đình. Bữa ăn khá thịnh sọan đặc biệt với món gà tây đút lò (roasted turkey) truyền thống mà tôi được thưởng thức lần đầu tiên trong đời.

Đến nay, sau 55 năm, tôi vẫn còn nhớ đến cái ngày Lễ Tạ Ơn đó trên đất Mỹ với ấn tượng thật sảng khóai an tâm trong bàu không khí ấm cúng của gia đình giữa lúc luồng gió lạnh đã thật sự bao phủ khắp vùng Bắc Mỹ. Xin được ghi thêm lần nữa lời cám ơn đến với gia đình bà giáo sư đã mở rộng vòng tay đón tiếp anh em chúng tôi bữa đó.

Năm 2015 này, tôi muốn ghi lại một vài dòng để bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai đã góp phần giúp cho tôi có được một cuộc sống tốt đẹp an lành. Trước hết, xin mượn một câu  hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói lên tâm sự đó như sau:

“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người

Tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi

Tình sáng ngời như sao xuống từ trời”

1 - Như mọi người, trước tiên tôi phải biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên trong dòng họ nội ngoại của mình - vì nhờ có các ngài mà tôi mới có được một danh tính, một nhân cách, một danh dự, một chỗ đứng trong xã hội ngày nay. Tôi thật sự có niềm tự hào với cái truyền thống lương hảo và nhân ái mà các bậc tiền nhân của gia tộc đã truyền lại cho thế hệ ngày nay của anh chị em trong gia đình chúng tôi.

2 - Tiếp theo, tôi phải biết ơn Đất nước và Dân tộc Việt nam – vì Đất nước đã nuôi nấng và cung ứng cho tôi mọi thứ như trường học từ các lớp sơ cấp, tiểu học, trung học đến đại học – nhờ đó mà tôi tiếp nhận được một hành trang kiến thức tiến bộ cần thiết để vào đời. Dân tộc Việt cũng cho tôi cả ngôn ngữ tiếng Việt, kho tàng văn hóa đạo đức tinh thần thật quí báu được tích lũy từ bao thế hệ trước của cha ông chúng ta.  Nhờ vậy mà tôi mới có được “một căn tính Việt nam“ (Vietnamese Identity) - khác hẳn với đặc tính của những dân tộc khác, kể cả  những dân tộc đã từng xâm chiếm đô hộ nước Việt nam từ bao nhiêu năm xưa.

3 - Và sau cùng tôi cũng phải biết ơn Đất nước và Dân tộc Mỹ vì đã mở rộng vòng tay đón nhận gia đình chúng tôi đến định cư tỵ nạn tại xứ này - hầu tránh thóat được chế độ độc tài tàn bạo của cộng sản đã hòanh hành trên đất nước Việt nam chúng tôi. Đặc biệt là lớp cháu nội ngoại của chúng tôi được sinh trưởng trên đất Mỹ, thì các cháu đã được thụ hưởng bao nhiêu điều tốt lành từ giáo dục chuyên môn đến cơ hội thuận lợi về an sinh xã hội, về công ăn việc làm vững chắc v.v…

Trường hợp bản thân tôi hiện nay cũng y hệt như hơn  triệu người Việt nam khác hiện đang được sinh sống an lành trên “đất nước của những con người tự do và can đảm”. Như được diễn tả chính xác trong đoạn cuối của quốc ca Hoa Kỳ: “The Land of the Free and the Home of the Brave.”

Once again,

Thank You Vietnam

Thank You  America.

California, November 2015

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến