Tác giả: Kông Ly
Bài số 3679-17--30179vb2112315
“Dân số cho” tại nước Mỹ là 78 triệu con. “Công nghiệp” phục vụ chó năm 2015 là 60,6 tỷ mỹ kim. Nhiều chuyện khác thường. Mời đọc bài mới của Kông Li. Tác giả tên thật Phạm Công Lý, hiện là cư dân Boston, từng góp nhiều bài viết giá trị, nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ.
Dòng họ chú cẩu đã từng sống gần gũi và đồng hành với con người từ hàng chục ngàn năm trước.
Chó là loại thú thông minh và trung thành nhất với chủ, và là con vật có ích nhất cho con người. Chó Berger giữ nhà, đi săn, chăn cừu, dê, lùa bò, chó Bernard, to con, lông rậm, cổ có đeo bình sữa nhỏ, chuyên đi cứu người bị nạn nơi núi cao hiễm trở, lạnh lẽo, chó giúp binh sĩ dò mìn nơi chiến trường, giúp cảnh sát săn lùng tội phạm, khám phá ma túy, chó tìm kiếm nạn nhân trong các thiên tai bão, lụt, động đất (cadaver dog), chó dẫn dắt người mù (service dog), chó kéo xe trượt cho người Eskimo, chó biểu diễn trong các gánh xiệc. Chó Laika của Nga đã bay lên vũ trụ.
Chó còn hiện hữu trong thấn thoại Hy Lạp, khi Hercules đánh và giết lũ chó Ngao 3 đầu Cerberus, là thần canh cửa, không cho các linh hồn trốn trại cãi tạo ở điạ ngục. Người Ai Cập cổ thờ Anubis, một vị thần hình người đầu chó, ngự trị ở cõi âm, có nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn người chết đến đền Sự Thật để Diêm Vương Orisis phán xét. Khi khai quật các hầm mộ xưa ở Ai Cập, các nhà khảo cổ đã khám phá ra nhiều hầm chứa đến 8 triệu xác ướp của chó.
Chú cẩu thân thiết trung thành, hữu ích cho loài người, nhưng con người từ Âu sang Đông có cách nhìn và đối xữ với con vật đứng áp út trong 12 con giáp này. Có một số người dùng con vật thương yêu này để chưởi mắng người khác: đồ chó chết, chó đẽ, đồ chó…
Dân Tàu, Việt Nam, Đài Loan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Polynesia… còn có mục đích khác khi nuôi chó. Nhìn con chó, họ hình dung món rựa mận béo ngậy, món chả chìa nướng thơm lừng, đĩa tiết canh hấp dẫn, món dồi chấm mắm tôm ngon hết biết. Đặc biệt ba quốc gia láng giềng có nền văn hóa hơi giống nhau, nên khẩu vị của họ không khác lắm về món “cẩu xực”
Hàng năm, tỉnh Yulin ở miền Nam Trung Hoa, đều có tổ chức lễ Yulin Festival, để thưởng thức đặc sãn của miền này. Hàng trăm ngàn du khách đến dự để xực hơn 10.000 chú cẩu trong suốt tuần lễ hội. Tổ chức bảo vệ súc vật PETA mạnh mẽ lên án hũ tục này, nhưng mặc cho PETA cứ sũa, đàn Tàu vẫn tỉnh queo, chén cha chén chú năm này qua năm khác.
Dân Đại Hàn tin tưởng thịt chó bổ thận, cường dương, ăn vào mát da, mát thịt vào mùa hè và trữ năng lượng vào mùa đông. Theo đài BBC, cả nước Đại Hàn có từ 4000-6000 nhà hàng “treo Cờ Tây bán thịt chó” Menu thường là cơm và thịt xào (25 đô), cháo (10 đô), thịt nướng còn đắt hơn nữa. Mỗi năm cả nước tiêu thụ đến 8500 tấn thịt, quy ra lối 2 triệu 500.000 con.
PETA cũng la lối kịch liệt, yêu cầu thế giới tẩy chay Olympic Mùa hè 1988 tại Seoul, nhưng Đại Hàn vẫn bịt tai. Cô đào vamp nước Pháp,Brigitte Bardot, thần tượng một thời của thanh niên thế giới và Việt Nam vào thập niên 60 cũng nhảy vào vòng chiến, yêu cầu tẩy chay cúp đá banh thế giới 2002,nếu có đội Đại Hàn tham dự, nhưng rồi chuyện cũng rơi vào im lặng.
Trong một buổi phát hình của chương trình “Late Night Show”, ông bầu Jay Leno có bình luận về các lực sĩ trượt băng Đại Hàn, khen dân xứ Kim Chi mạnh khỏe là nhờ ăn mộc tồn. Thế là cộng đồng Korea ở Mỹ thưa ông ra tòa về tội “tiết lộ bí mật quốc gia”, đòi Jay Leno phải xin lỗi và bồi thường danh dự.
May là Jay Leno chưa đụng đến tụi mình, nếu không ông ta sẽ xin lỗi mệt nghỉ và bồi thường cho vài chục triệu về tội “bôi bác, vu cáo trắng trợn.”
Tại Việt Nam, nếu ở miền Bắc không cần thổ địa dẫn đường hay GPS cho mất thời giờ, nếu muốn “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, vì âm phủ không có đâu nghen” thì cứ lên bờ đê sông Hồng, hay bất cứ làng xóm nào có cho. Ở miền Nam thì ghé ngã Ba Ông Tạ, hay lên xóm Mới, hoặc xuống Hố Nai, Gia Kiệm, thì có menu thịt chó 7,8 món ngay. Có một ông Tây Balô bụi đời, mới thử cầy tơ có một lần, mà đã ghiền rồi, nên mỗi lần vô tiệm là order một dĩa “son of the bitch” kèm lá mơ.
Phương Tây xem chó là loại thú cưng, như là một thành viên trong gia đình. Chó có đầy đủ “cẩu quyền” được luật pháp quốc gia và quốc tế bảo vệ, giám sát để bảo đảm gia đình họ cẩu không bị bạc đãi, bỏ đói và đưa lên bàn nhậu.
Chó được Diêm Vương ưu ái cho đầu thai ở trời Tây, nhất là ở Mỹ, coi như trúng xổ số PowerBall, sướng hơn người gấp trăm lần. Đàn ông không được xếp ngang hàng với chó.
Với số lương bèo 20-30.000/năm thì đừng có mơ đến việc làm bạn với một chú cún xinh xinh, vì nuôi một con chó ở đây có thể tốn bằng hay hơn nuôi một đứa con nít, đó là chưa kể đến những rắc rối khác, nếu lỡ hôm nào ngứa ngáy tay chân (vì bị xếp xài xễ hay vợ “bất hợp tác”), mà đá cho hắn một phát, thì có thể bị dính còng số 8, ra trình diện quan tòa ngay.
Một chú cún con giống coi được phải trên 1000 đô. Nếu không kham, có thể đến ASPCA (Hội ngăn chận đối xữ độc ác với thú vật ) ở các thành phố lớn để xin nuôi một con với giá rẻ hơn, chỉ chừng 550 đô, chưa kể phải đăng bộ với thành phố để có licence nuôi chó. Đối với chó đã hoạn thì mất 15 đô, chó còn xung độ thì phải 30 đô.. Còn phải chích ngừa cãm cúm, lãi sán, ngừa dại. Dẫn đi exercise phải có dây cột cổ, bao tay và bao ny lông để hốt ổ khi anh ta nổi hứng bất tử. Bỏ qua nhiệm vụ này có thể mất 50 đô, nếu phú lít bắt gặp.
Giấy tờ xong xuôi phải dẫn đi học một lớp ESL (English as a second language) để chú hiểu được lệnh ngồi xuống, đứng lên, lại đây, đi, chạy, đừng có hỗn, biết xả hơi đúng nơi, đúng lúc….
Phong trào nuôi chó cưng đang phát tiển mạnh, nên cả nước Mỹ có hơn 78 triệu con, lớn hơn dân số của nhiều nước. Nhiều công ty thực phẩm, đồ chơi, dược phẫm, dịch vụ y tế, vui chơi, giải trí, y phục…đã làm ăn rất phát đạt nhờ vào “cẩu số “này, từ 17 tỷ Mỹ Kim năm 94 lên đến 60,6 tỷ trong năm 2015.
Chó Mỹ có nhiều đẳng cấp. Cao cấp thì có loại chó Nam Phi, giá có thể đến 10.000 đô/con, chó Mễ Chicahuahua bé xíu của cô nàng đõng đãnh Paris Hilton đi lạc, được treo giải thưởng 5000 đô cho ai tìm được. Chó nhà giàu có nanny riêng, ăn ở “ cẩu cao lâu” xịn, ở khách sạn 5 sao có Jacuzzi và đầu bếp riêng. Xe đẩy chó đi chơi (vì sợ dơ và nóng chân) hiệu Louis Vuitton giá 2.700 đô chiếc. Chúng có nuớc hoa riêng, hàng ngày cũng đánh răng, xúc miệng bằng mouthwash, bận đồ hiệu và hàng ngày đi “Doggy Day Care” để được chăm sóc và xem phim hoạt hình Disney trên TV.
Hàng tháng,chó thượng lưu đi salon hớt, tỉa. chải, nhuộm lông, cắt móng, gội shampoo…và đến sinh nhật cũng có tiệc và bánh birthday cùng bài hát “Happy birthday to dog….gie.
Thậm chí đời sống tình dục của các chú cẩu cũng được chăm sóc tới bến luôn. Một búp bê có hình dạng, kích cở, giống hệt như một cô cẩu, có đầy đũ phụ tùng, điện nước tên “Hot Doll” (đáng lý là phải HotDog), dùng để cho các chàng chưa bị hoạn, vui chơi, khi bị tẩu hỏa nhập ma.
Chó Hoàng Gia thì sướng như vua. Bạch Ốc Cẩu đi chơi bằng Air Force One, được báo chí nâng bi là “The First Dog” Chó có hộ khẩu ở lâu đài
Buckingham của nữ Hoàng Elizabeth, trong cung điện của các vua Pharaons, Ai Cập, của Sa Hoàng Nga. Khi chó cưng của Alexander Đại Đế chết, ông lấy tên của nó đặt cho một thành phố mới thành lập: thành phố Peritas. Khi bà Leona Helmsley mất, bà có làm di chúc để lại 2 triệu Mỹ Kim cho con chó Trouble của bà.
Các bác sĩ thú y cũng giàu lên nhờ có chó. Những Doggie Clinic trang bị máy móc hiện đại nhất, chuyên trị các loại bệnh, từ lọc máu, thay xương chậu, hóa trị, chụp hình cắt lớp, laser, làm chân giả….. Bác sĩ nhãn khoa cũng có phấn. Mỗi lần khám mắt cho cô, chú cẩu là 400 đô.
Được ăn no, ngũ kỹ, sực toàn sơn hào hải vị, bơ, sửa nên hộ chứng béo phì của thú cưng đang gia tăng. 53% có trong lượng trên trung bình, khiến họ cẩu nhà ta sinh lo âu, trầm cãm, rối loạn tâm thần, phải nhờ đến bác sĩ tâm lý, tâm thần chữa trị.
Có một chuyện tưởng đùa, nhưng có thật. Bà Maureen Harmonay cho biết, mặc dù mấy con chó đã tốt nghiệp lớp ESL, nhưng vì chúng không nói được nên phải cần có thông dịch viên cho chúng. Bà tự nhận là nhà thần giao cách cảm (hay nhà ngoại cảm theo tiếng Tàu), có thể trò chuyện và hiểu được cẩu ngữ.
Ta có thể gọi bà Harmonay là The Dog Whisperer “đại khái là chuyên gia rù rì với chó” theo như chuyện phim The Horse Whisperer (do Robert Redford đạo diễn, đóng vai chính). Vai chính Tom Booker được thuê rù rì với một con ngựa bị thương nặng trong một tai nạn và trở nên trầm cảm, bất trị.. Sau một thời gian rù rì, rủ rỉ, con ngựa hết bệnh, trở lại bình thường.
Joe Harder có nuôi một con chó tên Biff, mặt mày lúc nào cũng ũ dột, đăm chiêu. Joe muốn biết lý do, nên gởi một tấm ảnh của Biff, một check 75 đô và một số câu hỏi liên quan đến tâm tư của con Biff cho bà Maureen Sau khi rù rì với tấm ảnh của Biff, Joe nhận được một email trả lời:
- Nó thích thức ăn nấu ở nhà hơn vì đồ ăn sẵn mặn quá.
- Nó khoái ngủ cùng giường với chủ, nhưng nó lo sợ bị té xuống đất!
- Đôi khi nó cảm thấy bực bội vì có người hay chế diễu nó. Nó muốn được kính trọng hơn.
- Nó thích ăn bánh nhân cà rốt trong dịp sinh nhật nó.
Bạn đọc nào có chó mình bị “lông thể “ bất an, thì có thể liên lạc với chuyên gia rù rì này.
Hiện nay ở Việt Nam, đám đại gia mánh mung, bọn đầy tớ nhân dân tham nhũng không biết xài tiền chỗ nào cho hết nên cũng xãnh xẹ nuôi chó kiểng. Chó được ăn bít tết, ở villa, ngồi xe hơi, có ô sin, … chả bù với hàng triệu người công nhân khốn khổ miệt mài trong các xí nghiệp, nhà máy của ngoại bang để có đồng lương chết đói để cháo, rau qua ngày.
Nhìn thiên hạ xài tiền cho đám chó cưng mà tôi ngứa mắt. Với số tiền đó, nhiều gia đình lao động ở Việt Nam có thể có được một thúng xôi, một gánh chè, một chiếc xe hủ tiếu gõ, một chiếc xe lăn gíúp một anh thương binh bán vé số, sách vở, quần áo cho các học sinh ở miền quê xa xôi, nghèo khổ.
Từ chuyện chó sang chuyện người, mắt không chỉ ngứa mà còn thấy cay cay.
Thu 2015
Kông Li
Bài số 3679-17--30179vb2112315
“Dân số cho” tại nước Mỹ là 78 triệu con. “Công nghiệp” phục vụ chó năm 2015 là 60,6 tỷ mỹ kim. Nhiều chuyện khác thường. Mời đọc bài mới của Kông Li. Tác giả tên thật Phạm Công Lý, hiện là cư dân Boston, từng góp nhiều bài viết giá trị, nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ.
* * *
Dòng họ chú cẩu đã từng sống gần gũi và đồng hành với con người từ hàng chục ngàn năm trước.
Chó là loại thú thông minh và trung thành nhất với chủ, và là con vật có ích nhất cho con người. Chó Berger giữ nhà, đi săn, chăn cừu, dê, lùa bò, chó Bernard, to con, lông rậm, cổ có đeo bình sữa nhỏ, chuyên đi cứu người bị nạn nơi núi cao hiễm trở, lạnh lẽo, chó giúp binh sĩ dò mìn nơi chiến trường, giúp cảnh sát săn lùng tội phạm, khám phá ma túy, chó tìm kiếm nạn nhân trong các thiên tai bão, lụt, động đất (cadaver dog), chó dẫn dắt người mù (service dog), chó kéo xe trượt cho người Eskimo, chó biểu diễn trong các gánh xiệc. Chó Laika của Nga đã bay lên vũ trụ.
Chó còn hiện hữu trong thấn thoại Hy Lạp, khi Hercules đánh và giết lũ chó Ngao 3 đầu Cerberus, là thần canh cửa, không cho các linh hồn trốn trại cãi tạo ở điạ ngục. Người Ai Cập cổ thờ Anubis, một vị thần hình người đầu chó, ngự trị ở cõi âm, có nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn người chết đến đền Sự Thật để Diêm Vương Orisis phán xét. Khi khai quật các hầm mộ xưa ở Ai Cập, các nhà khảo cổ đã khám phá ra nhiều hầm chứa đến 8 triệu xác ướp của chó.
Chú cẩu thân thiết trung thành, hữu ích cho loài người, nhưng con người từ Âu sang Đông có cách nhìn và đối xữ với con vật đứng áp út trong 12 con giáp này. Có một số người dùng con vật thương yêu này để chưởi mắng người khác: đồ chó chết, chó đẽ, đồ chó…
Dân Tàu, Việt Nam, Đài Loan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Polynesia… còn có mục đích khác khi nuôi chó. Nhìn con chó, họ hình dung món rựa mận béo ngậy, món chả chìa nướng thơm lừng, đĩa tiết canh hấp dẫn, món dồi chấm mắm tôm ngon hết biết. Đặc biệt ba quốc gia láng giềng có nền văn hóa hơi giống nhau, nên khẩu vị của họ không khác lắm về món “cẩu xực”
Hàng năm, tỉnh Yulin ở miền Nam Trung Hoa, đều có tổ chức lễ Yulin Festival, để thưởng thức đặc sãn của miền này. Hàng trăm ngàn du khách đến dự để xực hơn 10.000 chú cẩu trong suốt tuần lễ hội. Tổ chức bảo vệ súc vật PETA mạnh mẽ lên án hũ tục này, nhưng mặc cho PETA cứ sũa, đàn Tàu vẫn tỉnh queo, chén cha chén chú năm này qua năm khác.
Dân Đại Hàn tin tưởng thịt chó bổ thận, cường dương, ăn vào mát da, mát thịt vào mùa hè và trữ năng lượng vào mùa đông. Theo đài BBC, cả nước Đại Hàn có từ 4000-6000 nhà hàng “treo Cờ Tây bán thịt chó” Menu thường là cơm và thịt xào (25 đô), cháo (10 đô), thịt nướng còn đắt hơn nữa. Mỗi năm cả nước tiêu thụ đến 8500 tấn thịt, quy ra lối 2 triệu 500.000 con.
PETA cũng la lối kịch liệt, yêu cầu thế giới tẩy chay Olympic Mùa hè 1988 tại Seoul, nhưng Đại Hàn vẫn bịt tai. Cô đào vamp nước Pháp,Brigitte Bardot, thần tượng một thời của thanh niên thế giới và Việt Nam vào thập niên 60 cũng nhảy vào vòng chiến, yêu cầu tẩy chay cúp đá banh thế giới 2002,nếu có đội Đại Hàn tham dự, nhưng rồi chuyện cũng rơi vào im lặng.
Trong một buổi phát hình của chương trình “Late Night Show”, ông bầu Jay Leno có bình luận về các lực sĩ trượt băng Đại Hàn, khen dân xứ Kim Chi mạnh khỏe là nhờ ăn mộc tồn. Thế là cộng đồng Korea ở Mỹ thưa ông ra tòa về tội “tiết lộ bí mật quốc gia”, đòi Jay Leno phải xin lỗi và bồi thường danh dự.
May là Jay Leno chưa đụng đến tụi mình, nếu không ông ta sẽ xin lỗi mệt nghỉ và bồi thường cho vài chục triệu về tội “bôi bác, vu cáo trắng trợn.”
Tại Việt Nam, nếu ở miền Bắc không cần thổ địa dẫn đường hay GPS cho mất thời giờ, nếu muốn “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, vì âm phủ không có đâu nghen” thì cứ lên bờ đê sông Hồng, hay bất cứ làng xóm nào có cho. Ở miền Nam thì ghé ngã Ba Ông Tạ, hay lên xóm Mới, hoặc xuống Hố Nai, Gia Kiệm, thì có menu thịt chó 7,8 món ngay. Có một ông Tây Balô bụi đời, mới thử cầy tơ có một lần, mà đã ghiền rồi, nên mỗi lần vô tiệm là order một dĩa “son of the bitch” kèm lá mơ.
Phương Tây xem chó là loại thú cưng, như là một thành viên trong gia đình. Chó có đầy đủ “cẩu quyền” được luật pháp quốc gia và quốc tế bảo vệ, giám sát để bảo đảm gia đình họ cẩu không bị bạc đãi, bỏ đói và đưa lên bàn nhậu.
Chó được Diêm Vương ưu ái cho đầu thai ở trời Tây, nhất là ở Mỹ, coi như trúng xổ số PowerBall, sướng hơn người gấp trăm lần. Đàn ông không được xếp ngang hàng với chó.
Với số lương bèo 20-30.000/năm thì đừng có mơ đến việc làm bạn với một chú cún xinh xinh, vì nuôi một con chó ở đây có thể tốn bằng hay hơn nuôi một đứa con nít, đó là chưa kể đến những rắc rối khác, nếu lỡ hôm nào ngứa ngáy tay chân (vì bị xếp xài xễ hay vợ “bất hợp tác”), mà đá cho hắn một phát, thì có thể bị dính còng số 8, ra trình diện quan tòa ngay.
Một chú cún con giống coi được phải trên 1000 đô. Nếu không kham, có thể đến ASPCA (Hội ngăn chận đối xữ độc ác với thú vật ) ở các thành phố lớn để xin nuôi một con với giá rẻ hơn, chỉ chừng 550 đô, chưa kể phải đăng bộ với thành phố để có licence nuôi chó. Đối với chó đã hoạn thì mất 15 đô, chó còn xung độ thì phải 30 đô.. Còn phải chích ngừa cãm cúm, lãi sán, ngừa dại. Dẫn đi exercise phải có dây cột cổ, bao tay và bao ny lông để hốt ổ khi anh ta nổi hứng bất tử. Bỏ qua nhiệm vụ này có thể mất 50 đô, nếu phú lít bắt gặp.
Giấy tờ xong xuôi phải dẫn đi học một lớp ESL (English as a second language) để chú hiểu được lệnh ngồi xuống, đứng lên, lại đây, đi, chạy, đừng có hỗn, biết xả hơi đúng nơi, đúng lúc….
Phong trào nuôi chó cưng đang phát tiển mạnh, nên cả nước Mỹ có hơn 78 triệu con, lớn hơn dân số của nhiều nước. Nhiều công ty thực phẩm, đồ chơi, dược phẫm, dịch vụ y tế, vui chơi, giải trí, y phục…đã làm ăn rất phát đạt nhờ vào “cẩu số “này, từ 17 tỷ Mỹ Kim năm 94 lên đến 60,6 tỷ trong năm 2015.
Chó Mỹ có nhiều đẳng cấp. Cao cấp thì có loại chó Nam Phi, giá có thể đến 10.000 đô/con, chó Mễ Chicahuahua bé xíu của cô nàng đõng đãnh Paris Hilton đi lạc, được treo giải thưởng 5000 đô cho ai tìm được. Chó nhà giàu có nanny riêng, ăn ở “ cẩu cao lâu” xịn, ở khách sạn 5 sao có Jacuzzi và đầu bếp riêng. Xe đẩy chó đi chơi (vì sợ dơ và nóng chân) hiệu Louis Vuitton giá 2.700 đô chiếc. Chúng có nuớc hoa riêng, hàng ngày cũng đánh răng, xúc miệng bằng mouthwash, bận đồ hiệu và hàng ngày đi “Doggy Day Care” để được chăm sóc và xem phim hoạt hình Disney trên TV.
Hàng tháng,chó thượng lưu đi salon hớt, tỉa. chải, nhuộm lông, cắt móng, gội shampoo…và đến sinh nhật cũng có tiệc và bánh birthday cùng bài hát “Happy birthday to dog….gie.
Thậm chí đời sống tình dục của các chú cẩu cũng được chăm sóc tới bến luôn. Một búp bê có hình dạng, kích cở, giống hệt như một cô cẩu, có đầy đũ phụ tùng, điện nước tên “Hot Doll” (đáng lý là phải HotDog), dùng để cho các chàng chưa bị hoạn, vui chơi, khi bị tẩu hỏa nhập ma.
Chó Hoàng Gia thì sướng như vua. Bạch Ốc Cẩu đi chơi bằng Air Force One, được báo chí nâng bi là “The First Dog” Chó có hộ khẩu ở lâu đài
Buckingham của nữ Hoàng Elizabeth, trong cung điện của các vua Pharaons, Ai Cập, của Sa Hoàng Nga. Khi chó cưng của Alexander Đại Đế chết, ông lấy tên của nó đặt cho một thành phố mới thành lập: thành phố Peritas. Khi bà Leona Helmsley mất, bà có làm di chúc để lại 2 triệu Mỹ Kim cho con chó Trouble của bà.
Các bác sĩ thú y cũng giàu lên nhờ có chó. Những Doggie Clinic trang bị máy móc hiện đại nhất, chuyên trị các loại bệnh, từ lọc máu, thay xương chậu, hóa trị, chụp hình cắt lớp, laser, làm chân giả….. Bác sĩ nhãn khoa cũng có phấn. Mỗi lần khám mắt cho cô, chú cẩu là 400 đô.
Được ăn no, ngũ kỹ, sực toàn sơn hào hải vị, bơ, sửa nên hộ chứng béo phì của thú cưng đang gia tăng. 53% có trong lượng trên trung bình, khiến họ cẩu nhà ta sinh lo âu, trầm cãm, rối loạn tâm thần, phải nhờ đến bác sĩ tâm lý, tâm thần chữa trị.
Có một chuyện tưởng đùa, nhưng có thật. Bà Maureen Harmonay cho biết, mặc dù mấy con chó đã tốt nghiệp lớp ESL, nhưng vì chúng không nói được nên phải cần có thông dịch viên cho chúng. Bà tự nhận là nhà thần giao cách cảm (hay nhà ngoại cảm theo tiếng Tàu), có thể trò chuyện và hiểu được cẩu ngữ.
Ta có thể gọi bà Harmonay là The Dog Whisperer “đại khái là chuyên gia rù rì với chó” theo như chuyện phim The Horse Whisperer (do Robert Redford đạo diễn, đóng vai chính). Vai chính Tom Booker được thuê rù rì với một con ngựa bị thương nặng trong một tai nạn và trở nên trầm cảm, bất trị.. Sau một thời gian rù rì, rủ rỉ, con ngựa hết bệnh, trở lại bình thường.
Joe Harder có nuôi một con chó tên Biff, mặt mày lúc nào cũng ũ dột, đăm chiêu. Joe muốn biết lý do, nên gởi một tấm ảnh của Biff, một check 75 đô và một số câu hỏi liên quan đến tâm tư của con Biff cho bà Maureen Sau khi rù rì với tấm ảnh của Biff, Joe nhận được một email trả lời:
- Nó thích thức ăn nấu ở nhà hơn vì đồ ăn sẵn mặn quá.
- Nó khoái ngủ cùng giường với chủ, nhưng nó lo sợ bị té xuống đất!
- Đôi khi nó cảm thấy bực bội vì có người hay chế diễu nó. Nó muốn được kính trọng hơn.
- Nó thích ăn bánh nhân cà rốt trong dịp sinh nhật nó.
Bạn đọc nào có chó mình bị “lông thể “ bất an, thì có thể liên lạc với chuyên gia rù rì này.
Hiện nay ở Việt Nam, đám đại gia mánh mung, bọn đầy tớ nhân dân tham nhũng không biết xài tiền chỗ nào cho hết nên cũng xãnh xẹ nuôi chó kiểng. Chó được ăn bít tết, ở villa, ngồi xe hơi, có ô sin, … chả bù với hàng triệu người công nhân khốn khổ miệt mài trong các xí nghiệp, nhà máy của ngoại bang để có đồng lương chết đói để cháo, rau qua ngày.
Nhìn thiên hạ xài tiền cho đám chó cưng mà tôi ngứa mắt. Với số tiền đó, nhiều gia đình lao động ở Việt Nam có thể có được một thúng xôi, một gánh chè, một chiếc xe hủ tiếu gõ, một chiếc xe lăn gíúp một anh thương binh bán vé số, sách vở, quần áo cho các học sinh ở miền quê xa xôi, nghèo khổ.
Từ chuyện chó sang chuyện người, mắt không chỉ ngứa mà còn thấy cay cay.
Thu 2015
Kông Li
Thế tác giả có ngứa mắt khi thấy thiên hạ mua sắm nhà cửa to lớn, đố đạc sang trọng, xe đắt tiền, nữ trang, kim cương, quấn áo đẹp không?
Con chó nhiều khi cũng giúp chủ nó bớt cô đơn và vui sống đấy ông ạ. Thành ra nó cũng đáng tiền lắm.
Nguyên