Hôm nay,  

Bà Thầy Dạy Vẽ

16/11/201500:00:00(Xem: 12499)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3673-18--30173vb2111615

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

Tôi bắt đầu vào đại học năm đầu sau khi tới Mỹ hồi đầu năm chín hai. Một trong những môn nhiệm ý của tôi là môn Cảm Thức về Nghệ Thuật, Art Appreciation, do bà đảm trách. Tên của bà là Carol. Người bà thấp, có bề ngang, trên bốn mươi thì phải. Phong cách của bà rất từ tốn và lịch thiệp. Cách ăn mặc của bà ăn mặc rất chỉnh tề và trang trọng. Đặc biệt là cặp mắt kiếng gọng tròn bà đeo rất hợp với khuôn mặt của bà. Trên mặt của bà luc nào cũng có nụ cười hiền hòa dễ mến.

Lớp của tôi học đầy sinh viên, chỉ có tôi và một anh bạn nữa là người Việt. Tôi còn nhớ là để thăm dò khả năng và nhận xét về nghệ thuật của học trò, bà để ra một vật mẩu giữa lớp để học trò vẽ. Gần cuối giờ bà đi chung quanh để xem từng bức vẽ của học trò. Khi đến chỗ tôi, bà đứng lại ngắm bức vẽ của tôi hồi lâu rồi gật gù nhận xét: “Hay Đó!” Từ đó tời sau, bà thường khuyến khích tôi nên trau dồi thêm năng khiếu nghệ thuật của mình. Tôi quen biết bà từ dạo đó. Sau khi tôi học xong hai năm ở trường tôi chuyển sang trường bốn năm nhưng vẫn tiếp tục liên lạc với bà.

Chồng bà, ông Jim, là bác sĩ và tính tình rất là bình dân. Sau lần đến ăn cơm nhà tôi, sau khi hít hà khen ngon, ông xin một lọ nước mắm cay tỏi ớt vợ tôi làm, mà không phải chỉ lần đó thôi. Hai vợ chồng tôi cũng được ông bà mời tới ăn cơm với gia đình. Nhà bà ở sát bờ vịnh, cảnh trí thật đẹp. Hôm đó có cả vợ chồng con gái của bà và cháu gái rất dễ thương tên Sophie. Con gái bà sau đó là giảng viên một đại học ở miền Đông. Vợ tôi làm món chả giò và dĩ nhiên có đem theo nước mắm cay cho ông. Mọi người ăn uống, chuyện trò vui vẻ và sau đó đàn hát và ăn bánh ngọt uống cà phê. Dù ông bà thuộc giai tầng trí thức khá giả nhưng đối xử với chúng tôi thật là chân thành với lòng đầy quí mến. So với các giáo sư trong trường, hình như bà có cảm tình với người Á châu, mà ông thì cũng vậy. Có lần ông về Việt Nam trong phái đoàn y tế thiện nguyện và có làm việc chung với một bác sĩ Việt tên Thơ, mấy năm sau ông có bảo trợ cho anh này sang ở nhà ông bà trong thời gian anh điều trị bịnh tim. Tôi có gặp và đi chơi một vài lần lên Seattle với anh và ông bà.

Điều làm cho tôi hết sức cảm phục lòng nhân hậu của ông bà là khi anh Thơ làm đám cưới ở Việt Nam có gởi thiệp sang mời. Ông bà đã làm một việc ngoài sức tưởng tượng của tôi là đáp máy bay về Viết Nam để dự lể cưới của anh Thơ. Thật là một nghĩa cử qúa hiếm và là sự biểu lộ rỏ rệt lòng đầy sự ưu ái của ông bà đối với một người bạn Việt Nam. Khi tôi ra trường và mua nhà vì vợ tôi được bảo lảnh sắp sang, vì mới có việc tôi không đủ uy tín về mặt tài chánh nên ông bà đứng ra bảo trợ cho tôi về mặt tài chánh theo đòi hỏi của ngân hàng. Nếu không có được sự bảo trợ của ông bà thì tôi chắc phải gặp nhiều sự trì hoảnvà khó khó khăn trong thủ tục giấy tờ.

Trong khi có giờ rảnh rỗi tôi thường hay sơn vẽ để tiêu khiển. Sau một thời gian dài tôi có được hơn hai mươi bức bổng tôi có ý nghỉ là tại sao mình không đem vào trường cũ để trưng bày. Tôi đem ý nghỉ đó ra để bàn với bà và được sự khuyến khích cũng như hứa sẽ giúp đở tôi. Mừng quá, tôi đóng khung và viết tựa đề cho từng bức rồi báo cho bà biết để bà liên lạc với nhà trường. Được sự chấp thuận của thư viện trường, bà hăng hái đến thư viện chuẩn bị để treo tranh lên tường. Bà chịu đó đến thư viện trường giúp tôi, hay nói đúng bà lo gần hết công việc chuẩn bị cả tuần như vậy. Bà có lối nói chuyện thật dễ mến lúc nào cũng tôn trọng người đối diện và kèm theo cái cười ra tiếng đầy tự nhiên và thông cảm. Bà luôn mở đầu câu chuyện bằng câu mào đầu: “Nào, có chuyện gì hay kể cho tôi nghe đi”, rồi sau đó mới nói đến chuyện của mình. Khi nhận thấy người đối diện ngại nói đến chuyện có tính cáv cá nhân thì bà kiền bà lái liền sang đề tài khác để họ khỏi thấy lúng túng.

Ông bà có một căn nhà để nghỉ mát ở gần bờ hồ cách xa chỗ tôi ở hơn cả tiếng đồng hồ lái xe. Lần anh Thơ sang chơi, ông bà có mời anh và hai vợ chồng tôi đến căn nhà chơi vào cuối tuần. Sau hai ngày ở chơi hai ông bà chở chúng tôi lên Seattle đi phà qua căn cứ hải quân chơi. Khi về bà nói với hai tôi:


- Lúc nào anh chị muốn lên nhà nghỉ mát cứ nói cho tôi biết nhe.

Lâu lâu bà thường mời vợ chồng tôi đi ăn nhà hàng dưới phố và lần nào cũng dành phần trả tiền. Năm nào vào dịp lể lớn và Noel bà đều có quà tặng chúng tôi với những gói qùa được cột và gói đầy mỹ thuật. Thng trước đây khi vợ tôi bị vào cấp cứu vì bị sạn thận tôi có báo cho bà thì sau đó vài ngày bà có gởi tặng cho hai tôi một cái gift card để đi ăn ở một nhà hàng lớn dưới phố và có ghi kèm là “” Để Tran mau được bình phục.” Khi đi chơi xa nhiều ngày, bà đều email cho tôi biết và hẹn khi về sẽ gặp tôi để kể lại chuyện. Có lẽ ông bà giáo dục con rất kỷ vì có lần bà kể cho tôi biết là Emily, con gái của bà, dạy đứa con gái của cô là Sofie, rất nghiêm nhặt. Bé Sofie phải chịu giới hạn tối đa thời gian xem tv, thay vào đó em được dành hết thì giờ để học đàn và học tiếng Hoa. Hiện nay Sofie là một trong những học sinh giỏi của trường. Tính nhân đạo cũng được thể hiện rõ ràng trong gia đình của bà. Emily có nhận một bé trai người Nam Hàn làm con nuôi và em này cũng được sự chăm sóc và giáo dục tận tình như Sofie. Hiện nay bà đang nhận minh hoạ cho một quyển sách dành cho trẻ em và làm thiện nguyện cho các hoạt động nghệ thuật ở trường đại học vào cuối tuần.

Như đa số người Mỹ, bà không dành lo về mặt tài chánh cho con cái của mình. Bà có một đứa con trai làm việc ở xa mà tôi chỉ nghe nói thôi chớ chưa hề được gặp mặt. Có lầ bà cho tôi biết là cậu này làm việc lương không được khá và công việc cũng không được chắc chắn nhưng tôi không hề nghe bà nói lđến việc gởi tiền giúp đở gì cả, trong khi đó bà lại rất rộng rải với chúng tôi về nhiều mặt.

Thời gian gần đây oông bà bận đi thăm con và thân nhân ở mé Đông, còn chúng tôi tgì bận rộn chuyện nhà và bị bịnh nên không liên lạc được thường với bà dù bà có mấy lần mời chúng tôi lại nhà bà dùng cơm. Sau mỗi lần không gặp nhau bà đều bày tỏ sự hối tiếc vì sinh kế và nhu cầu của cuộc sống của mỗi người mà không gặp được nhau và luôn hy vọng ở lần tới. Tôi còn giữ một tấm thiệp bà gởi cho chúng tôi đã lâu trong đó có ghi là: “Good friends are like stars, you dont always see them, but you know they are always there.” Xin được tạm dịch là “Bạn tốt cũng giống như những vì sao, ta không luôn thấy họ nhưng ta biết là họ luôn có đó.” Thật đúng như vậy. Người bạn tốt thì dù có xa mặt nhưng không hề cách lòng.

Bà Carol là điển hình cho một người thầy đúng nghĩa của nó. Bà đã phá bỏ được ranh giới “thầy trò” và màu da để đi đến sự gặp gỡ nhau trong chân tình bằng hữu. Baaà đã đặt mình xuống ngang hàng với người học trò để cùng vui buần, thông cảm và hiểu rõ cùng giúp đở họ. Bà đã khuyến khích người học phát triển tài năng của họ. Vượt qua được sự tự ty mặc cảm để nhận ra tiềm năng của mình. Có lẽ đó là cái hay nhứt của một người thầy giỏi làm cho tài năng của người học được phát triển chứ không làm bị mất đi. Cái từ tâm và cái lương tâm giáo nghiệp của bà đã làm bà thưc hiện được điều đó. Bà đã đặt mình ngang hàng với người học để cùng họ thực hiện những gì cần làm. Đối với tôi, bà là một người thầy, một người bạn và một người chị. Bà là một người thầy đúng nghĩa của nó khi tạo trong tôi lòng yêu thích môn mình học. Là một người bạn khi chân thành gíup đở chúng tôi và cùng chia sẻ nhưng vui buồn trong cuộc sống. Là một người chị khi luôn để tâm đến những khó khăn, trở ngại, bịnh tật đến trong đời của chúng tôi.

Bà là ngôi sao trong đời tôi lúc nào cũng hiện ra khi tôi gặp khó khăn hay chán nản trong cuộc sống. Với những tấm thiệp, những lời nhắn thăm hỏi, những giúp đở tận tình, bà làm lòng tôi ấm lại sau những tiêu cực làm bực lòng. Tôi thật lòng cảm ơn bà đã đến trong đời của tôi như là hiện thân của “một thiên thần hộ mạng”, là một chỗ dựa tinh thần, là luồng gió nâng dưới cánh trong cơn bão tố đổ dồn. Bà là nhân tố tích cực đem lại cho tôi một ấn tượng thật đẹp cho xứ sở này. Nhìn một ly nước chỉ còn phân nữa, một người có thể cho là nó đầy phân nữa hay nó chỉ còn phân nữa, tùy theo cách nhìn của mình. Khi tôi nhìn và nói ly nước đó đầy phân nữa thì bà là nhân tố tạo nên hình ảnh tích cực và “đầy phân nữa” đó. Nếu trên thế gian này không có gì là tuyệt đối thì “đầy phân nữa” cũng là quý đối với tôi. Hiện nay cũng nhu từ đây, tôi có được cái “đầy phân nữa” đó để hưởng với lòng biết ơn những nhân tố tích cực như bà.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
16/11/201521:25:16
Khách
Chúc mừng ông có được một người Thầy giỏi, một người bạn tốt. Người Mỹ họ vậy đó. Ông chồng có thể là bác sĩ, hay thuoc tầng lớp thượng lưu, nhưng các bà vợ nếu có học thức tử tế, thì họ không có xa?nh xe., dựa thế chồng mà lên mặt như người Việt mình. Chồng làm bác sĩ nhưng bà vợ cũng muốn được là bà bác sĩ luon. Ụa, bà có đi học y khoa đâu mà đòi làm bà bác sĩ. Qua chuyện này để thấy người Việt ở đây còn phải học hỏi nhiều về cách đối nhân xử thế của người dân bản xứ lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến