Hôm nay,  

Con Chim Con

15/11/201500:00:00(Xem: 12865)
Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 3672-18--30172vb8111515

Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh trưởng ở Bến Tre. Tại Việt Nam, trước 1975, giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức. Du học Mỹ năm 1973. Công việc tại Hoa Kỳ: Kỹ Sư, làm việc trong và ngoài xứ Mỹ. Hiện đã về hưu, đang sinh sống ở Garden Grove, California. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông.

* * *

blank
Tôi biết nuôi chim từ lúc biết leo cây để lấy tổ chim.

Chim rất khôn, bao giờ cũng làm tổ những nơi bí ẩn, như chim Chìa Vôi làm tổ ở các bọng cây, chim Dòng Dọc ở cạnh những tổ ong vò vẽ chết người, hoặc chim Sắc ở chót vót những ngọn cây cao. Dù bí hiểm thế nào cũng khó mà thoát khỏi khỏi cặp mắt của tôi. Tôi theo dõi lúc chim vừa đẻ trứng cho đến khi trứng nở. Khi chim con mọc lông cánh và vùa mở mắt, là lúc tốt nhất nên hốt ổ đem về nuôi. Nuôi chim còn nhỏ như vậy chúng rất khôn, chim con cứ ngỡ người nuôi nó là cha mẹ, không bỏ đi khi lớn.

Sang Mỹ đã lâu nhưng tôi vẫn còn mê thú nuôi chim, nhưng không thực hiện được cho đến lúc về hưu, có nhiều thì giờ. May thay là ở đây tôi không phải tự bắt chim về nuôi như lúc còn bé ở Việt Nam. Tôi tha hồ lang thang các pet shop để ngắm các loại chim và đùa với mấy con chim két. Lần nầy tôi không dằn lòng được với tiếng hót hấp dẫn cũa đôi hoàng yến (canary). Tôi mua chúng về để gây giống

Không bao lâu sau chúng đẻ được hai trứng và nở một con chim con đỏ ỏn, chỉ lớn hơn hạt đậu phộng còn vỏ lụa, cái đầu to như cái mình, nhìn nó chỉ thấy 2 con mắt đen, to, nhắm nghiền. Tôi chăm sóc mẹ con nó rất kỹ. Ngày nào cũng cho ăn thêm rau xanh, lòng đỏ trứng gà. Cha mẹ thay phiên nhau cho chim con ăn nên nó lớn rất nhanh, trong 3 tuần nó đã mọc lông vàng giống như cha.

Nhưng sau đó tôi không thấy nó phát triển thêm, mà ngược lại trông nó có vẻ càng lúc càng xác xơ. Tôi bắt nó ra khỏi ổ để dể quan sát, mới nhận thấy chân nó cong queo, không cử động được, hai đầu gối đỏ ửng, sưng vù. Nó không giữ được thăng bằng. Tôi bắt đầu lo lắng cho nó.

Tôi lên mạng tìm hiểu và biết là chim bi binh Canary Pox do virus, không có thuốc chửa, và 80% sẻ chết. Tôi vào Pet shop hỏi ý kiến. Họ bán cho tôi antibacterial solution để xức vết thương cho chim.

Những mụt bắt đầu nổi trên miệng, dưới chân, phủ cả mỏ và lan đến mắt. Sau đó mắt nó sưng vù nhắm kín rồi bị mù. Cả hai cánh của nó cũng mọc các mụt to rồi vở ra, máu chảy ướt cả lông.

Mỗi ngày tôi đều bắt nó ra khỏi lồng để xem xét bịnh tình và bôi thuốc nhưng không có hiệu quả gì.

Con chim mẹ nuôi con hoài không thấy lớn, lại bị rù quến bởi tiếng hót của con chim trống càng lúc càng thảnh thót, nó bắt đầu lơ đãng việc chăm sóc cho con. Nó không còn úm con trong tổ nữa mà đã bay ra ngoài tung tăng với con chim trống. Con chim trống thì như sung sướng lắm, hót suốt ngày. Cả hai bỏ mặc con chim con bịnh hoạn một mình.


Một buổi sáng tôi thấy con chim con rơi xuống đáy lòng, nằm cong queo trông rất là bi thảm. Tôi bắt nó bỏ trở lại tổ, thì ngày hôm sau nó lại rớt xuống đáy lồng. Tình trạng của nó càng lúc càng tồi tệ, không còn chút hy vọng sống sót.

Mỗi ngày nhìn con chim con, tôi thấy xót xa trong lòng. Tôi cảm nhận được sự đau đớn của thân xác vì bịnh tật, sự đau khổ trong lòng vì số phận nghiệt ngã, và sự lo sợ cùng cực cái chết đang cận kề.

Tôi nhớ có một lần tôi bẩy được con chuột mà tôi hận thù nhất vì nó đã ăn thịt và làm tàn tật mấy con chim yêu quý của tôi. Tôi thề không đội trời chung với nó. Sau hơn một tuần đấu trí cam go, tôi mới bắt được nó. Không một chút thương hại, tôi vất cả chuột lẫn lồng vào hồ cá Koi. “Cho mi chết!”. Tôi đứng nhìn nó giãy giụa, đau đớn, tuyệt vọng, bụng thoi thóp chậm dần rồi ngưng hẳn.

Dù sao cũng là một con người, tôi thấy hối hận. Rồi một ý tưởng vụt đến, thật nhanh, thật hãi hùng:

“Nếu tôi là con chuột đang bị nhận nước ấy!”.

Tôi thấy như mình bị ngộp thở, kinh hoàng!!!

Rồi như một phản xạ, tôi chồm người xuống ao chụp lấy cái lồng chuột vất lên bờ, nhoài người theo mở cửa kéo con chuột ra khỏi lòng và dùng ngón tay làm hô hấp nhân tạo cho nó. Nó từ từ tỉnh dậy, mở mắt nhìn thấy tôi định bỏ chạy nhưng nó không còn sức nửa, chỉ cọ quậy được 4 cái chân.!! Hôm sau tôi phải mang nó đi thật xa để thả.

Hôm nay nhìn con chim con, tôi chợt nhớ đến con chuột ngày xưa, cũng cùng một cảm giác hãi hùng, khi nghĩ mình là con chim con. Tôi cảm nhận được sự đau đớn của nó.

Nhưng lần nầy tôi không thể cứu được nó. Có chăng tôi có thể giúp nó chấm dứt tình trạng đau khổ nầy.

Nhưng làm sao tôi có đủ can đảm giết nó?

Tôi nắm nó trong lòng bàn tay, nhắm mắt, vung tay với ý định ném nó xuống nền xi măng như vất một cục đất để làm xong bổn phận của mình. Nhưng khi tôi hình dung cảnh tượng nó nằm chết dưới đất, máu trào ra từ mũi, từ miệng, tôi lại dừng tay. Con chim cọ quậy trong lòng bàn tay tôi. Nó vẩn còn sống, nó là một sinh vật không phải là cục đất. Tôi không có đủ can đảm để giết nó.

Tôi chịu thua, bỏ nó trở lại lồng và tự an ủi cho sự nhu nhược của mình. “Mình không có quyền can thiệp vào đời sống của nó, hãy để nó sống chết tự nhiên, cho tròn một kiếp như số phận đã an bài.”

Sáng sớm ngày hôm sau tôi thức sớm hơn thường lệ, mở tấm phủ lòng, hy vọng thấy con chim con đã chết. Nhưng tôi thất vọng vì nó vẩn còn thoi thóp thở, cố bám víu vào sự sống mong manh. Lòng tôi se thắt.

Ngày xưa tôi cầu mong nó được sống, bây giờ tôi cầu mong nó được chết.

Hai hôm sau con chim con nằm chết dưới đáy lồng.

Con chim trống đang trong mùa sinh sản, tung tăng ca hót suốt ngày. Chị chim mái bận rộn xây tổ mới. Rồi những con chim mới sẻ nở, há mõm đòi ăn.

Sinh lão bịnh tử đang tiếp tục chu kỳ của nó. Sao tôi lại bận tâm ngơ ngẩn đứng nhìn một con chim con đã chết?

Garden Grove 09/06/2015

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
16/11/201521:07:03
Khách
Tác giả thật là một người có lòng Từ Bi. Đọc bài mà tôi cảm thấy buồn thương cho con chim con. Dù là một con vật, thì nó cũng có tánh linh như con người vậy. Mong sao kiếp tới có làm con chim thì nó sẽ không bị bịnh tật khổ sở như vậy!
16/11/201507:37:01
Khách
Bài của Chú Chín ngắn gọn mà thấm thía quá.
Qua chuyện con chim, tôi ngẫm nghĩ và kết luận rằng có khi khoa học tiến bộ chỉ làm chậm sự chết chứ không kéo dài đời sống tốt đẹp. Đó là điều không nên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,356,064
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến