Hôm nay,  

Đường Xưa Lối Cũ

26/10/201500:00:00(Xem: 16127)

Tác giả: Tôn Nữ Ngộ Khê
Bài số 3655-18--30145vb2102615

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012. Bài viết mới của bà là một ký sự bắc du bằng xe đò Hoàng, thăm gặp bà con tại San Jose. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Đã năm năm qua, hôm nay tôi khăn gói lên San Jose thăm lại bà con, bạn bè.

Tôi chọn sự di chuyển bằng cách đi xe đò Hoàng, cốt để nhìn lại phong cảnh. Mặc dù cố ra sớm, nhưng vẫn có người còn ra sớm hơn tôi nhiều lắm. Khi tôi xếp hàng để chờ lên xe, ước tính cũng đã hơn bốn mươi người rồi. Tôi nói thầm "Mong đừng hết chỗ là được rồi, dù có ngồi gần cầu tiêu cũng không hề chi".

Người đứng sau tôi là một cô gái trẻ hỏi tôi:

- Bác ơi, bác có biết mấy giờ xe chạy?

Tôi đảo mắt nhìn quanh và trả lời:

- Nếu số người đến đông và đầy chỗ thì xe sẽ chạy và sẽ có xe khác tăng cường. Chứ không nhất định là mấy giờ. Khi đã đầy khách thì cần chi phải chờ, xem đó là xe chạy đầu tiên. Xe thứ hai tăng cường sẽ là chiếc xe chót thì vẫn như qui định là 9 giờ 45 rời bến, dù có ít khách. Thật ra đây là lời giải thích của chủ nhân xe đò Hoàng mà bác hỏi và được giải thích.

Em yên tâm, trong vòng vài phút xe sẽ chạy. Bây giờ là 8 giờ 57 phút rồi, sẽ không trể lắm đâu. Đã có một xe đến tăng cường rồi đó. Em nhìn về phía tay trái thì thấy.

Vào trong xe tôi đảo mắt xem có chỗ nào trống thì xin ngồi. May quá hàng ghế thứ tư có một chỗ trống, người ngồi sát cửa là một vị khách đàn ông trung niên.

- Tôi có thể ngồi đây được không ạ?

Người đàn ông trung niên trả lời:

- Dạ được.

Tôi cám ơn sự nhiệt tình mời chào đó. Vài giây lúng túng vì tay xách có lấn cấn, xong cũng vào chỗ ngồi ngay ngắn. Cô bé đứng sau lưng tôi lúc nãy ngồi hàng ghế thứ tám, cũng có chỗ ngồi tốt.

Ban điều hành xe đò Hoàng có ba người phục vụ mời khách hàng bánh mì thịt, bánh mì chay, xôi, nước uống, giấy lau tay, bao nylon, phân phát đầy đủ hết khách rất chu đáo. Sau cùng là đi thu tiền từng khách (giá vé chuyến đi là 40 đô). Hoàn tất mọi thứ trong vòng mười phút. Lời nói "Thượng lộ bình an" của chủ xe, với nụ cười thân thiện, bước xuống xe và đưa tay vẫy vẫy.

Thúy, vợ của chủ xe đò Hoàng, là một người nhanh nhẹn, nhỏ nhắn, thông minh trong cách điều hành, cùng chồng gánh vác, cũng như các nhân viên tận tâm, tận sức chu toàn phục vụ khách thỏa đáng và lễ phép.

Xin cám ơn và lòng ngưỡng mộ chân tình của cá nhân tôi đến công ty Xe Đò Hoàng, đã đưa những gia đình được gần nhau thêm từ tiểu bang Arizona, Nevada, California qua những tuyến đường gần xa.

Xe rời bến đậu, kim đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút. Người tài xế lái xe hôm nay là một phụ nữ người Mễ đẫy đà, trong bộ đồng phục sơ mi trắng, quần tây đen ủi thẳng nếp, bà nói tiếng Mỹ rất nhẹ và trôi chảy. Nói chuyện với người đồng hương qua cell phone thì như gió cuốn vậy.

Xe đã ra đến xa lộ, đường đi thênh thang, nắng đã bắt đầu, ánh mặt trời rọi sáng khắp mọi nơi.

Nhìn cây cỏ hoa lá bên đường, thiên nhiên và sức sống của loài thảo mộc vươn lên mạnh mẽ, màu lá cây xanh biếc. Hòa nhịp với nhau, một bức tranh sống động tạo hóa đã vẽ ra cho con người nhìn ngắm qua khung cửa sổ của xe. Tuy vút qua trong nháy mắt, nhưng cũng để lại một cái nhìn ấm áp đẹp đẽ của khung trời đó.

Trên xe, người thì ngủ, người đọc báo, người nói chuyện cùng bạn đồng hành, hai cô bé cùng nhau đùa giỡn bị cha mẹ quở trách không được làm ồn, chúng nhìn nhau cười và im lặng có phần bỡ ngỡ. Hai vợ chồng trẻ biết dạy con và hai cô bé cũng biết vâng lời cha mẹ. Quả đáng khen về sự giáo dục con cái.

Xe chạy được hai tiếng thì cho hành khách ghé vào Bakerfield, một thị trấn nhỏ để cho khách xuống xe, đi tới đi lui cho giãn gân cốt, hành khách cần đi "xả nhớt xe xấu" cho thoải mái cơ thể. Người thì mua bánh, người thì mua cà phê, người mua kẹo, người mua nước ngọt, người mua vé số, người thì đứng hút thuốc lá… Mười lăm phút xả hơi, đoàn hành khách lại leo lên xe, ngồi đúng vị trí của mình, tài xế kiểm số hành khách cho đầy đủ và tiếp tục lăn bánh cho cuộc hành trình đến San Jose.

Xe đến San Jose, đậu trên đường King (gần tiệm bánh mì Lee Sanwich) lúc 3 giờ 15 phút.

Đội ngũ xe đò đã có sẵn bốn người, lo đem hành lý của khách đưa ra bờ lề. Kháck lần lượt đi xuống nhìn xem hành lý của mình để lấy.

Sau khi nhận hành lý xong thì tôi có xe taxi đến đón như đã dặn nên không phải chờ đợi lâu. Xe lướt qua các thành phố, những cơ sở thương mại của người Hoa Kiều, người Việt Nam, nhìn thấy rõ người đi mua sắm, ăn uống, người qua kẻ lại, chợ búa, hàng quán, đầy người.

Mười lăm phút sau xe đến trước nhà. Chị tôi đã chuẩn bị nên thấy xe đậu là ra đón và tự động trả tiền xe cho tôi, hai chị em cùng rảo bước đi vào đến phòng khách. Mùi bún bò Huế tỏa ra thơm ngát. Tôi bảo:

- Đúng là Huế của mình ơi, đi mô cũng hửi được mùi Huế chay 100%

Tôi đi tắm ra thì thấy các anh chị tôi cũng vừa mới đến (thì ra bí mật dành cho tôi sự ngạc nhiên này), Ôm nhau thăm hỏi và cùng vào bàn tiệc ngay. Riêng tôi kiến đã cắn bụng.


Chị tôi, Tôn Nữ Yến, vai chủ nhà và là chị lớn của anh em chúng tôi. Các em dùng trước, bánh lá chả tôm, rồi sẽ tiếp cuốn tôm chua, gồm có bánh tráng gói với vài cọng rau muống, rau thơm, ít bún, lát thơm, cuộn tròn lại cắt từng khoanh, để trên mặt một lớp thịt ba chỉ, một con tôm chua. Nước chấm là ruốt và khoai lang kho sền sệt, vệt lên nửa muỗng cà phê trên khoanh bánh đã cắt sẵn.

Món cuốn diếp: vài cọng rau thơm, ít bún, thịt ba chỉ, tôm luộc, cuốn vào lá cải cay, lấy cọng hành đã trụng chín cột lại cho khỏi rơi nhân bên trong ra, nước chấm là nước mắm có ít ớt tỏi sền sệt.

Sau cùng là một tô bún bò gân huyết. Một trời Huế thu nhỏ lại đang nằm trên bàn, anh chị em tôi cùng thưởng thức và nhắc lại thời thơ ấu ở Vỹ Dạ Huế. Một trời yêu thương ngày đó còn có cha mẹ, chú, bác, cô, cậu, dì.

Đến món tráng miệng tuyệt cú mèo đó là nhãn tươi bọc hột sen nấu đường phèn, cùng một bình trà sen Huế.

Ăn uống no nê lại tiếp tục hàn huyên chuyện ngày xưa, tiếng chuông đồng hồ gõ mười hai tiếng. Các anh chị phải ra về, hẹn ngày mai gặp lại nhau.

*

Tôi đi dạo quanh khu vườn nhỏ, cây trồng trong chậu, ngăn nắp và xanh tốt. Cây ớt chỉ thiên có hơn trăm trái, màu sắc trái ớt tím thẫm, đỏ đậm, cam lợt, phối hợp với nhau trên cây. Rau húng lũi, rau răm, rau tía tô, bạc hà, cà chua, rau quế, rau kinh giới. Tôi nghĩ chỉ cần có một khoanh thơm, một khứa cá, hay hai đùi gà hoặc mười con tôm là thấy ngay một tô canh chua đậm đà, vì đã có đủ các thứ cần cho một tô canh chua Huế rồi. Một giàn hoa thiên lý, một cây kim quất, sáu chậu hoa hồng tím, sáu chậu hoa hồng hoàng yến. Có một cây tùng già hơn ba mươi năm tuổi đứng ngạo nghễ với mưa, nắng, gió, đã lướt vào da thịt mình, cười với thời gian và không gian.

Tôi đi lần ra hàng hiên bước theo bờ lề ra đường. Những hàng cây năm xưa vẫn còn, vươn vai cùng tuế nguyệt, lá rơi rớt, cành non rơi rớt trên mặt vỉa hè. Có một căn nhà bỏ trống đã từ lâu, rêu phong ẩm ướt, cây cối um tùm, và một chiếc xe cũ kỹ vẫn trơ trọi theo năm tháng. Tôi nhìn thấy lại, không một đổi khác chi cả. Chủ nhà ở đâu và người chủ chiếc xe là ai? Tôi tò mò cố nhìn vào nhà để mong gặp một bóng người, một tiếng chó sủa, một tiếng mèo kêu nhưng im lặng đến lạnh lẽo. Nhìn vào cửa cũng còn gài cái ổ khóa cũ kỹ năm xưa ấy. Tôi lại tự than "người giờ ở đâu". Nhìn lại căn nhà năm xưa đó tôi lại khóc cho sự hoang phế. Rồi tưởng nghĩ đến: "Ngày xưa trong ngôi nhà đó cũng đã vang lên tiếng cười rộn rạ, hạnh phút". Nay quá im lìm xơ xác. Tôi bước đi mà lòng ngẫn ngơ buồn, sự đi và ở của con người.

Nắng sáng bình minh đã reo trên cành cây, lá cỏ, nắng đã chan hòa theo từng bước chân tôi trải dài trên thềm vỉa hè. Có vài ông bà cụ cũng ra đón ánh sáng của ngày mới, tôi gặp, cúi đầu chào "Good morning, Sir", "good morning, Lady", "Hi, how are you?". Dù không quen biết, nhưng một câu chào hỏi cũng làm ấm lòng người, cho nhau nụ cười trên môi.

Phố phường San Jose, khu Lion Plaza là nhộn nhip tưng bừng nhất. Các quán ăn tụ vào một dãy, bàn ghế đơn sơ, nhưng người ngồi đã đầy chỗ. Người thì ăn cháo vịt, người cái bánh xèo, bánh khọt, người tô bánh canh giò heo, người tô bún bò, người dĩa gỏi đu đủ gan cháy, người tô hủ tíu Nam Vang, mùi dầu nóng quyện vào thức ăn, hít vào thơm nồng ngào ngạt sảng khoái, dịch vị tiết ra đòi hỏi thèm ăn một thứ gì đó. Người bán kẻ mua tấp nập nhộn nhịp, tôi cầu xin họ được mua may bán đắt mỗi ngày như mọi ngày. Dâng hiến các món ngon vật lạ cho mọi người thưởng thức, cùng tiêu chuẩn vệ sinh thích hợp nhất để bảo vệ cơ thể cho mỗi người. Xin cảm tạ những hàng quán mà tôi đã bước chân vào và cho tôi những món ăn ngon hợp khẩu vị.

*

Tôi được gặp lại các anh chị, các bạn bè. Tất cả đã cho tôi sự nồng ấm của từng gia đình và các bạn đã ân cần chăm sóc tôi quá nhiệt tình, tình bạn học trò ngày xưa thật êm đẹp đã kéo dài hơn mấy mươi năm được thể hiện qua năm ngày vừa rồi. Xe đến đón, đưa tôi ra lại bến xe đò Hoàng để trở về "cố quận". Khi đi thì va li nhỏ, khi về có thêm một xách tay nữa. Trong túi xách tay đó, gói trọn tình ở trong mỗi món quà dành cho tôi.

8 giờ 15 phút sáng, xe rời bến đường King, lòng tôi buồn cho sự chia tay với người thân và các bạn.

Xe ra đến xa lộ, gió thoáng mát, cảnh vật hai bên lướt qua, lướt qua. Tôi ngồi yên lặng sắp lim dim mắt thì tai văng vẳng nghe bài "Đường Xưa Lối Cũ" sau hàng ghế. Một tình cờ thật lạ kỳ. Vì tôi cũng đang mơ màng muốn hát câu đầu của bài đó, thì ai đã hát dùm tôi rồi.

Tuy đường xưa lối cũ của tôi là sự trở lại San Jose, và đường xưa lối cũ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rất khác xa, những lời ca trong bài hát làm cho tôi xao xuyến đến vô cùng, khi nghe bài hát đó được cất lên. Và đường xưa lối cũ hình như ai cũng muốn quay trở về một lần để nhìn lại nẽo xưa ấy… trong một kỷ niệm vui, buồn nào đó.

Tôn Nữ Ngộ Khê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,162,176
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến