Hôm nay,  

Chân Dung Hát Ô

25/10/201500:00:00(Xem: 15266)
Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 3654-18--30144vb8102515

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Nhân dịp anh bạn tôi Chu Tất Tiến và một số anh chị H.O. đứng ra tổ chức Đại Hội H.O. kỷ niệm 25 năm ngày H.O. đầu tiên đến đất Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 2015, tôi hồi tưởng một số chuyện liên quan đến Hát Ô.

Sau năm 75, kinh tế Việt Nam kiệt quệ vì làm kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa thì chỉ có nước xuống lỗ. Lại năm 79, Đặng Tiểu Bình nói dạy cho Việt Nam một bài học đã đem quân Trung cộng sang sáu tỉnh miền Bắc san bằng bình địa. Nhân dịp này, Việt cộng làm giá, giá cả bao nhiêu mình không biết, sau khi cò kè bớt một thêm hai, Việt cộng mới chấp nhận cho đi, còn phía Mỹ cũng đưa ra điều kiện chỉ những người ở tù trên ba năm mới được vào chương trình này.

Chữ H.O. do mấy anh Ba bên Việt Nam đặt ra, hồ sơ xuất cảnh họ sắp theo thứ tự từ A đến Z, A có AA, AB, AC…, hết A rồi đến B, cứ thứ tự vậy đến H.O thì hai bên đã đồng ý xong nên người ta lấy chữ H.O làm chuẩn rồi HO1, HO2, HO3… kéo dài đến HO40 mới gần hết những người đi chương trình này. Phe ta còn phăng ra HO là Humanatarian Operation vì từ chữ Human mà ra.

Mấy ông đi HO xuất thân từ nhà tù cộng sản. Tôi đi tù từ Nam ra Bắc từ Bắc vào Nam ròng rã gần mười năm mới được thả ra. Nhớ lại ngày từ giã gia đình để vào tù, tôi thưa với mẹ tôi lúc đó bà còn sống:

- Má lại đây để con lạy sống má, con mang tội bất hiếu vì khi má mất không biết con có được ở gần bên má để lạy má không"

- Con làm cái gì kỳ vậy? Đi học tập có mười ngày rồi về có lâu lắc gì đâu?

- Không có đâu, con đi kỳ này lâu lắm, không biết bao giờ mới về, vì con an ninh tình báo đối với chúng coi như cường hào ác bá, phải bứt tận gốc trốc tận rễ.

Tôi lạy mẹ tôi mà nước mắt tôi chảy ròng ròng không làm sao cầm được.

Tôi ra đi mà chân đi khập khểnh phải chống gậy, vì trước tôi bị thương gãy xương đùi bên trái nằm bệnh viện Cộng Hòa đang kéo xương cho nó thẳng ra, nếu không kéo ra được thì phải mổ bắt nẹp bắt vít vào. Đúng lúc ấy thì cộng sản vào đuổi bệnh nhân ra hết, chân tôi bị cong đi khập khễnh.

Mới vào tù, chúng nhốt tôi tại Long Giao. Sau khi thanh lọc xong tôi thuộc thành phần ác ôn tống ra Bắc đưa lên miền thượng du Bắc Việt. Lúc đó quân đội cộng sản còn quản lý nhà tù nên cũng dể thở. Tôi chân què được cho chăn lợn. Một hôm cán bộ trại dắt về một con heo nọc cho nó nhảy đực mấy con heo cái tôi đang nuôi. Xong việc cán bộ bảo tôi lên hậu cần lãnh mấy hột gà về bồi dưỡng. Tôi biết bồi dưỡng cho heo nhưng mà thèm quá tôi luộc lên ăn hết, đến khi cán bộ hỏi hột gà đâu tôi thật thà nói tôi ăn hết rồi. Gã cán bộ bực mình quát lên: "Anh làm cái mẹ gì mà bồi dưỡng. Đi ve."

Thế là tôi không được nuôi heo nữa. Họ điều tôi nuôi dê, hàng ngày tôi đuổi đàn dê lên rừng, chiều đuổi về chuồng, tụi nó chạy lung tung đuổi cũng mệt.

Tôi có anh bạn đồng tù cũng tên Dục, anh này là anh ruột của ca sĩ Duy Khánh, chúng tôi biết nhau từ ở ngoài nên thân nhau, mày mày tao tao lâu rồi. Rồi một hôm hai anh Dục gặp nhau. Anh Dục kia bảo tôi:

- Ê Dục, mai mốt nếu cán bộ trại trưởng hỏi mày có biết lái xe ngựa thì mày nói có.

- Chi vậy?

- Ông nói với tao là kiếm cho ông một người khỏe mạnh tháo vát để đi lái xe trâu tiếp phẩm cho trại, tao nghĩ đến mày nên nói mày biết lái xe ngựa vì họ nghĩ rằng biết lái xe ngựa là biết lái xe trâu.

- Mày thấy tao chân què thế này thì làm gì được?

- Đi với cán bộ hậu cần thì có ăn.

Sau đó ít hôm tôi nghiễm nhiên trở thành anh lái xe trâu cho trại. Tụi trong trại gọi tôi là Dục-xe-trâu.

Hàng ngày lái xe trâu đi tiếp phẩm tôi được ăn uống no nê chả bù cho các anh trong trại ăn bo bo đói mờ người mà lao động cực nhọc. Chúng gọi tôi là anh Tư "Hoàng Gia" vì đi tiếp phẩm tôi thường đem khoai lang khoai mì về cho họ. Tôi dặn các bạn tù ăn vụng phải biết chùi mép không có chết cả nút.

Trước khi đi tù, tôi đã mua một số dây cước và lưỡi câu, không ngờ bây giờ tôi đem ra dùng, cứ đi tiếp phẩm về là tôi chỉ chăn có một con trâu thôi, ngày nào không đi thì tôi dắt trâu ra rừng cột nó lại đã rồi đi câu, dọc theo các con suối cá lóc ở trong hang nhiều lắm, tôi bắt mấy con nhái móc vào lưỡi câu, nhắp nhắp mấy cái là cá trong hang nhảy ra đớp mồi, mỗi ngày ít nhất tôi cũng kiếm được ba bốn con, con nào con nấy to bằng bắp tay, đâu dám đem về trại, nướng ăn tại chỗ no nê rồi mới đi chăn trâu. Tôi được lao động tự giác muốn đi đâu thì đi không có vệ binh đi kèm. Buổi trưa anh em phải về trại còn tôi ở lại múa gậy vườn hoang, vào các vườn bắp của trại lựa trái bắp nào vừa ăn nướng lên ăn no bụng rồi mới về, đúng là anh Tư Hoàng Gia (vua).

Trước khi Trung Quốc đánh vào năm 79, tình báo của họ cũng sortie biết trước nên chuyển chúng tôi về trại Nam Hà do công an quản lý rất là chặt chẽ nhưng lại cho thăm nuôi ồ ạt, mục đích để vỗ béo, vì là trại mẫu nhiều phái đoàn ngoại quốc lại tham quan.


Một lần ở trại này, đội tôi làm vệ sinh trong các phòng ở trên bộ chỉ huy, có một cái tủ lớn đựng hồ sơ, ngoài cửa có chữ lớn "Hồ sơ tống xuất". Sau này anh em suy diễn chắc được bốc qua Mỹ nên lên tinh thần lắm, sẵn tiền bạc thăm nuôi mua chuộc cán bộ quản giáo nên đi ra hiện trường lao động đội nào cũng phè cánh nhạn, phần nhiều ngồi chơi.

Đầu năm 90, HO1 bắt đầu đi sang Mỹ, lúc đó người ta mới biết các Quân Cán Chính bị tù từ ba năm trở lên được đi theo diện HO. Tôi cũng ở trong số đó. Sang đến Mỹ gia đình tôi được về Cali vì có ông anh đi trước năm 75 bảo lãnh. Tôi may mắn bắt được liên lạc với ông bạn cùng khóa, vượt biên sang trước đang làm cho hãng máy bay. Gặp nhau tay bắt mặt mừng hứa hẹn khi nào có chỗ tao dắt mày vô. Tôi mới hưởng welfare tháng thứ tư thì ông bạn cho biết có chỗ cho mày.

- Nhưng mà tao còn đang lãnh welfare.

- Bỏ mẹ nó đi, ngàn năm một thuở chuẩn bị ngày mai tao dắt mày vào phỏng vấn.

Tôi lừng khừng trả lời:

- Đi thì đi.

Thế là tôi mới sang Mỹ mà được vào làm hãng máy bay Mỹ kể cũng khoái bao tử. Cuộc sống cứ từ từ trôi, có job thơm tạo được nhà cửa, an cư lạc nghiệp tại City Westmisnter, dựng vợ gả chồng cho con, về già cuộc sống an vui.

Còn nhiều các gương mặt HO khác. Vào dịp lễ Lao Động Hoa Kỳ mùng 7 tháng 9 năm 2015, anh Nguyễn Thanh Phong trước đó đã liên lạc được một số cựu tù tại trại Tà Re ngoài Hoàng Liên Sơn tụ tập đông đủ tại tiệm cà phê Sippa trên đường Bolsa vào10 giờ sáng ngày 6 tháng 9 cũng trên ba mươi anh. Họ từ các nơi đổ về như Texas, Oklahoma, Wisconsin, Utah, Arizona, Oregon, Washington State và ở miền Bắc Cali. Anh em đều còn nhớ những ngày gian khổ sống trong trại tù CS tìm về với nhau hy vọng lần này là lần chót gặp nhau, thật là háo hức và hồi hộp trước giờ phút gặp bạn bè đã bị CS hành hạ đày ải đến nay vẫn còn sống. Khi đối mặt không biết chúng ta có nhận ra nhau không, cũng trên bốn mươi năm rồi, kẻ còn người mất, mà những người còn sống vẫn cố gắng để được gặp nhau, chỉ có tình đồng đội, đồng lao cộng khổ mới thể hiện tình keo sơn gắn bó khi xưa.

Ở trong trại mỗi người đều có biệt danh như Dục xe trâu, Châu lác, Châu đui, Hải điếc không sợ súng, Hải đại gia, Bảng trư bắt giới, Long Alain Delon, Đức voi, Quảng đui, Bình mun, Lợi râu, Long đồng nát… Ban tổ chức kêu gọi dù biến dạng như thế nào chúng ta cũng cố gắng gặp nhau để chia sẻ niềm đau trước khi từ giã… Tôi biết một vài người đi đứng khó khăn, tài chánh eo hẹp cũng cố gắng đến họp mặt lần chót để không bao giờ gặp lại lần nữa.

Tôi tự giới thiệu Dục xe trâu, đồng loạt ồ lên một tiếng ai cũng tay bắt mặt mừng, còn những bạn bè khác tự giới thiệu mình cũng ngờ ngợ không nhận ra vì ông nào ông nấy răng cỏ cái còn cái mất, đầu bạc trắng xóa, thân hình tiều tụy xác xơ, sống đến giờ này cũng là may rồi vì phải trải qua nhiều cuộc bể dâu, mà vẫn cố gắng lại chung vui với các anh em bạn bè cũ kể thật đáng quý.

Rồi mọi người trao đổi điện thoại cho nhau, hẹn năm sau gặp lại nếu còn sống. Tình HO sao mà gắn bó thế.

Phải khen anh Nguyễn Thanh Phong và anh Trần Công Bình đã khéo léo đứng ra tổ chức để anh em tù ở Hoàng Liên Sơn và Thanh Hóa được hội họp đông đủ. Họ đã đặt cọc 100 đô tại Sippa coffee ba bàn dài dọc theo hành lang để có đủ chỗ cho anh em ngồi và cà phê nước trái cây họ bao hết. Mới đầu họ dự trù vào ngày Labor day 7/9 sẽ picnic ở Mile Square Park, 10 giờ anh em tập trung ở đó hàn huyên và mua bánh trái ra ăn, nhưng sau quyết định ăn trưa ở nhà hàng Paracel. Ngày hôm đó lễ nhà hàng đóng cửa, nhưng có một ông bạn quen với ông chủ, cũng phe ta cũng đồng ý mở cửa nhà hàng với điều kiện phải đặt thêm ba bàn, thế là ngày thứ hai lễ Lao Động anh em tập trung lúc 11 giờ sáng để nói chuyện và 12 giờ thì ăn. Ôi đủ thứ chuyện trong tù được lôi ra kể cho nhau nghe, mỗi người một câu, ào ào như cái chợ vỡ. Có anh Bắc Kỳ nói năng không ý tứ bô lô bô la: "Ê, địt cụ hai ông khóa 16 Đà Lạt bị đưa về trại Trừng Giới ở Thanh Hóa trong đội đập đá, trại đó mệnh danh là địa ngục trần gian mà còn sống gặp anh em tại đây kể cũng vui.

- Các bạn biết sortie trường Đà Lạt sánh ngang hàng với quân trường Saint Sir bên Pháp như là người thép rồi làm sao quật nỗi chúng tôi.

Cuộc vui rồi cũng đến lúc tan hàng hẹn gặp nhau sang năm.

Tôi cho các bạn biết là Đại Hội HO kỷ niệm 25 năm đến Mỹ sẽ tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2015 mong các bạn về đông đủ, lúc đó chúng ta sẽ gặp nhiều bạn bè hơn. Xin liên lạc với Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, cô cũng là gương mặt HO nổi bậc với số cell phone (714) 837-5998 và số điện thoại nhà (714) 952-5009. Thời gian ghi danh tham dự từ 15/7 - 30/10/2015.

Chúng tôi bùi ngùi tưởng nhớ đến các bạn tù đã chết trong các trại ở miền Bắc cũng như ở miền Nam. Bắt chước ông Phạm Long đài Little Saigon Radio khi xưa: "xin thắp một nén hương lòng cho những người quá cố".

Nguyễn Kim Dục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến