Tác giả: Đoàn Thanh Liêm
Bài số 3631-18--30121vb5092415
Tác giả là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội. Sau khi miền Nam sụp đổ, ông là người tù chính trị, và hiện an cư cùng con cháu tại California.
Tôi đã ở vào lứa tuổi bát thập và đã định cư ở nước Mỹ được gần 20 năm nay. Hầu hết các cháu nội ngọai trong gia đình chúng tôi tức là lớp thế hệ thứ ba, thì đều sinh trưởng tại Mỹ. Các cháu theo học và tiếp cận thường xuyên với các bạn người Mỹ ngay từ các lớp nhà trẻ, mẫu giáo lên đến tiểu học, trung học và cả đại học. Do đó mà các cháu nói tiếng Mỹ thành thạo hơn là nói tiếng Việt. Và suy nghĩ cũng như hành động của các cháu cũng không khác gì nếu so sánh với các bạn người Mỹ cùng lứa tuổi. Nói khác đi, thì các cháu đã hội nhập hòan tòan vào với xã hội Mỹ. Nhờ vậy, mà sau khi tốt nghiệp đại học, các cháu mới dễ kiếm được việc làm và có chỗ đứng vững vàng trong xã hội sở tại.
Đối với mấy cháu ở vào độ tuổi 20 – 25, đủ khôn lớn rồi, thì từ mấy năm gần đây, tôi bắt đầu viết trực tiếp một số bài bằng tiếng Anh để giúp các cháu hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam - cũng như là về một số công việc tôi làm trước đây và cả về chuyện tôi bị công an cộng sản bắt giam giữ trong nhà tù nữa.
Xin liệt kê một số bài viết bằng Anh ngữ đó như sau:
- A very short introduction into the Vietnamese culture
(Giới thiệu thật ngắn về văn hóa Việt Nam)
- Some brief notes on the Vietnam war (1945 – 1975)
(Mấy ghi chú ngắn về cuộc chiến tranh Việt Nam)
- How I became a political prisoner in Vietnam in the 1990s
(Làm sao tôi trở thành người tù chính trị ở Việt Nam vào thập niên 1990)
- Reflection on my being an octogenarian
(Suy nghĩ nhân dịp bước vào tuổi bát tuần)
- From Social Action to Human Rights Advocacy
(Từ họat động xã hội đến bảo vệ nhân quyền)
v.v…
Những bài này thường ngắn gọn, chỉ chừng vài ba trang với cỡ trên dưới 1,000 chữ mà thôi. Tôi chủ tâm viết thật ngắn như vậy, thì các cháu mới chịu đọc. Nhân tiện, tôi cũng gửi các bài này cho một số bạn người Mỹ nữa. Và thật là phấn khởi khi tôi nhận được phản hồi thuận lợi từ các bạn đó. Có bạn lại còn chuyển những bài đó lên internet, cụ thể là trên Google nữa. Vì thế, bạn đọc có thể mở Google và đánh chữ: “Doan Thanh Liem – articles in English”, thì có thể đọc các bài này một cách thật dễ dàng.
Thành ra, đàng nào tôi cũng có nhu cầu phải truyền đạt suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân mình cho lớp hậu duệ trong gia đình – mà việc này lại được các bạn người Mỹ tiếp nhận với mối thiện cảm chân tình. Như thế đấy, từ việc chuyện trò trao đổi trong chỗ thân mật riêng tư với các cháu trong nội bộ gia đình - mà tôi lại có cơ hội thông tin tiếp cận dễ dàng hơn với các bạn thuộc dòng chính trong xã hội nước Mỹ vậy. Rõ ràng đây là cái thứ “Một Công Đôi Việc” – như dân gian vẫn thường nói. Tôi viết bài dành riêng cho các cháu trong gia đình, mà bài viết đó cũng còn được dùng để gửi cho các bạn người Mỹ cùng đọc nữa.
Rốt cuộc là từ mấy năm gần đây, tôi lại có thêm cái nhu cầu và sự phấn khích để mà cố gắng viết trực tiếp những bài bằng Anh ngữ dành riêng cho các cháu nội ngọai của mình và nhân tiện cũng dành cho các bạn đọc người Mỹ nữa. Vì nhằm viết riêng cho những người thân thiết của mình, nên tôi không phải quá sức đắn đo gọt giũa về lối hành văn như trong các bài viết cho những người xa lạ mà mình chưa có dịp quen biết thân mật gì cả.
Hơn nữa, các cháu thành thạo tiếng Anh hơn tôi thì còn sẵn sàng góp phần sửa chữa bổ túc cho bài viết của tôi đạt được tiêu chuẩn để các độc giả người Mỹ dễ dàng chấp nhận hơn. Và đó cũng là dịp để ông cháu tôi cùng làm việc sát cánh với nhau hơn nữa.
Trước lạ, sau quen. Sau chừng trên một chục bài viết trực tiếp bằng Anh ngữ như thế, ngòi bút của tôi đã bắt đầu trở thành trôi chảy trơn tru - và tôi không còn thấy ngại ngùng, ngượng ngập như trước đây khi mình chưa quen viết bằng tiếng Anh. Tôi nghĩ nếu mình cứ kiên trì mỗi tháng cố gắng viết được một bài như thế để dành riêng cho các cháu - thì chỉ trong vài năm tôi có thể hòan thành được một cuốn sách bằng tiếng Anh được rồi vậy.
Trên đây là một chuyên riêng tư của một người đã vào tuổi bát tuần mà hiện đang cùng gia đình định cư tại tiểu bang California. Xin chia sẻ cái kinh nghiệm nho nhỏ này với bà con người Việt tỵ nạn.
Đoàn Thanh Liêm
Bài số 3631-18--30121vb5092415
Tác giả là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội. Sau khi miền Nam sụp đổ, ông là người tù chính trị, và hiện an cư cùng con cháu tại California.
* * *
Tôi đã ở vào lứa tuổi bát thập và đã định cư ở nước Mỹ được gần 20 năm nay. Hầu hết các cháu nội ngọai trong gia đình chúng tôi tức là lớp thế hệ thứ ba, thì đều sinh trưởng tại Mỹ. Các cháu theo học và tiếp cận thường xuyên với các bạn người Mỹ ngay từ các lớp nhà trẻ, mẫu giáo lên đến tiểu học, trung học và cả đại học. Do đó mà các cháu nói tiếng Mỹ thành thạo hơn là nói tiếng Việt. Và suy nghĩ cũng như hành động của các cháu cũng không khác gì nếu so sánh với các bạn người Mỹ cùng lứa tuổi. Nói khác đi, thì các cháu đã hội nhập hòan tòan vào với xã hội Mỹ. Nhờ vậy, mà sau khi tốt nghiệp đại học, các cháu mới dễ kiếm được việc làm và có chỗ đứng vững vàng trong xã hội sở tại.
Đối với mấy cháu ở vào độ tuổi 20 – 25, đủ khôn lớn rồi, thì từ mấy năm gần đây, tôi bắt đầu viết trực tiếp một số bài bằng tiếng Anh để giúp các cháu hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam - cũng như là về một số công việc tôi làm trước đây và cả về chuyện tôi bị công an cộng sản bắt giam giữ trong nhà tù nữa.
Xin liệt kê một số bài viết bằng Anh ngữ đó như sau:
- A very short introduction into the Vietnamese culture
(Giới thiệu thật ngắn về văn hóa Việt Nam)
- Some brief notes on the Vietnam war (1945 – 1975)
(Mấy ghi chú ngắn về cuộc chiến tranh Việt Nam)
- How I became a political prisoner in Vietnam in the 1990s
(Làm sao tôi trở thành người tù chính trị ở Việt Nam vào thập niên 1990)
- Reflection on my being an octogenarian
(Suy nghĩ nhân dịp bước vào tuổi bát tuần)
- From Social Action to Human Rights Advocacy
(Từ họat động xã hội đến bảo vệ nhân quyền)
v.v…
Những bài này thường ngắn gọn, chỉ chừng vài ba trang với cỡ trên dưới 1,000 chữ mà thôi. Tôi chủ tâm viết thật ngắn như vậy, thì các cháu mới chịu đọc. Nhân tiện, tôi cũng gửi các bài này cho một số bạn người Mỹ nữa. Và thật là phấn khởi khi tôi nhận được phản hồi thuận lợi từ các bạn đó. Có bạn lại còn chuyển những bài đó lên internet, cụ thể là trên Google nữa. Vì thế, bạn đọc có thể mở Google và đánh chữ: “Doan Thanh Liem – articles in English”, thì có thể đọc các bài này một cách thật dễ dàng.
Thành ra, đàng nào tôi cũng có nhu cầu phải truyền đạt suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân mình cho lớp hậu duệ trong gia đình – mà việc này lại được các bạn người Mỹ tiếp nhận với mối thiện cảm chân tình. Như thế đấy, từ việc chuyện trò trao đổi trong chỗ thân mật riêng tư với các cháu trong nội bộ gia đình - mà tôi lại có cơ hội thông tin tiếp cận dễ dàng hơn với các bạn thuộc dòng chính trong xã hội nước Mỹ vậy. Rõ ràng đây là cái thứ “Một Công Đôi Việc” – như dân gian vẫn thường nói. Tôi viết bài dành riêng cho các cháu trong gia đình, mà bài viết đó cũng còn được dùng để gửi cho các bạn người Mỹ cùng đọc nữa.
Rốt cuộc là từ mấy năm gần đây, tôi lại có thêm cái nhu cầu và sự phấn khích để mà cố gắng viết trực tiếp những bài bằng Anh ngữ dành riêng cho các cháu nội ngọai của mình và nhân tiện cũng dành cho các bạn đọc người Mỹ nữa. Vì nhằm viết riêng cho những người thân thiết của mình, nên tôi không phải quá sức đắn đo gọt giũa về lối hành văn như trong các bài viết cho những người xa lạ mà mình chưa có dịp quen biết thân mật gì cả.
Hơn nữa, các cháu thành thạo tiếng Anh hơn tôi thì còn sẵn sàng góp phần sửa chữa bổ túc cho bài viết của tôi đạt được tiêu chuẩn để các độc giả người Mỹ dễ dàng chấp nhận hơn. Và đó cũng là dịp để ông cháu tôi cùng làm việc sát cánh với nhau hơn nữa.
Trước lạ, sau quen. Sau chừng trên một chục bài viết trực tiếp bằng Anh ngữ như thế, ngòi bút của tôi đã bắt đầu trở thành trôi chảy trơn tru - và tôi không còn thấy ngại ngùng, ngượng ngập như trước đây khi mình chưa quen viết bằng tiếng Anh. Tôi nghĩ nếu mình cứ kiên trì mỗi tháng cố gắng viết được một bài như thế để dành riêng cho các cháu - thì chỉ trong vài năm tôi có thể hòan thành được một cuốn sách bằng tiếng Anh được rồi vậy.
Trên đây là một chuyên riêng tư của một người đã vào tuổi bát tuần mà hiện đang cùng gia đình định cư tại tiểu bang California. Xin chia sẻ cái kinh nghiệm nho nhỏ này với bà con người Việt tỵ nạn.
Đoàn Thanh Liêm
- Từ khóa :
- Việt Nam
- ,
- Mỹ
- ,
- California
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Việt Báo
- ,
- ,
- Internet
Hy vọng tác giả sẽ sớm xuất bản sách này. Tôi sẽ là một trong những người đấu tiên mua.
Nguyên