Hôm nay,  

Tạp Bút Du Sinh

19/09/201500:00:00(Xem: 14195)
Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 3628-17--30118vb7091915

Tác giả cho biết ông là một kỹ sư hàng hải, 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego. Là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu, ông đã bay từ Nhật về Little Saigon để họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014 và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm.

Bài mới của tác giả là 4 đoản văn ngắn viết trên Facebook.

* * *

1. Bầy đàn

Có một lần, trước khi ghé thăm một quốc gia Đông Nam Á, lính Hải Quân Hoa Kỳ trên một chiến hạm tổ chức quyên góp đồ chơi cho trẻ em địa phương. Sau một hai ngày kêu gọi, số đồ chơi hiến tặng chất thành từng đống, nhiều nhất là trò chơi điện tử vẫn còn xài được, nhiều thứ nhì là truyện tranh.

Số là, ít có trẻ em Mỹ nào lớn lên mà thiếu một trong hai thứ này, và họ vẫn gắn dính với chúng dù đã trở thành những chiến binh vai u thịt bắp hay những ông bố bà mẹ.

Sẽ không lạ gì khi thấy hai cha con người Mỹ cùng mặc áo thun in hình nhân vật trong phim Star Wars, Batman hay Captain America cùng chơi game với nhau. Có khi cha con còn cạnh tranh khốc liệt trên đấu trường game nữa. Thỉnh thoảng cũng sẽ thấy một Rambo hồn nhiên và mít ướt khi thấy trẻ em ốm đói hay một con chó bị ghẻ lạnh ở một quốc gia thuộc Thế Giới Thứ 3 (Third-world countries), nhưng đồng bào của những mảnh đời bất hạnh này vẫn dửng dưng như chuyện thường ngày ở huyện.

Khoan hãy nói đến chính trị, mà hãy nói đến con người. Một đứa trẻ lớn lên trong một xã hội nhân văn, biết yêu thương loài vật, tin vào Công Lý và Lẽ Phải, tin vào một Hiến Pháp tiên tiến hàng đầu thế giới, và được dạy dỗ trong nền dân chủ pháp trị.

Ngược lại, một đứa trẻ khác

được nuôi dưỡng trong sự dối trá, được dạy cho cách đối phó với dối trá, dạy cho cách rèn luyện sự dũng cảm bằng cách đi chân không trên miểng chai, hay ném lựu đạn giữa chợ, hay tự thiêu làm đuốc sống thì khi hai đứa trẻ này gặp nhau đánh giáp lá cà thì đứa nào sẽ thắng?

Và rồi đánh thắng để làm gì? Và rồi nhân loại sẽ về đâu với kẻ thắng cuộc này? Một bầy đàn hoang dã thắng cuộc đã lên ngôi trên đất mẹ Việt Nam. Việt Nam sẽ về đâu?

2. Ném đá

Mấy ngày nay dân cư mạng xôn xao khen ngợi bài hát "Quảng Nam quê tôi" của hai sinh viên trẻ gốc Quảng.

Đây là một nỗ lực sáng tạo của giới trẻ lớn lên thời Việt Nam Cộng Sản đã hết bao cấp. Họ hâm mộ nền âm nhạc và văn hóa Mỹ và thứ nhạc Rap và Hip Hop của Mỹ đang lên ngôi để rồi khai tử mấy bài nhạc đỏ chống Mỹ kiểu chất độc màu da Cam hay Hà Nội 36 ngày đêm bị bom đạn Mỹ.

Tôi thấy trong đó có nỗi khát khao vươn lên và sự đam mê thành công, dù giai điệu có thể không hoàn toàn mới, và có thể bị ảnh hưởng bởi một bài hát cũ.

Có một điều làm tôi buồn là cái câu 'Quảng Nam đi đầu diệt Mỹ'. Đi đầu diệt Mỹ làm gì để rồi cái tỉnh nghèo này có số mẹ anh hùng nhiều nhất nước, và nhiều cụ vẫn còn đói khổ. Đến khi xin tiền ngân sách xây tượng bà mẹ Thứ lại bị thiên hạ chửi vì lãng phí, vì năm nào Quảng Nam cũng xin gạo cứu đói. Đi đầu chống Mỹ để làm gì mà sau 40 năm vẫn đói?

Và có một sự thật mà âm nhạc hay văn chương sẽ không nhắc tới là dân Quảng Nam đi định cư ở Mỹ rất nhiều, nếu không là vượt biên thì cũng đi theo diện H.O. nhờ có căn cứ Chu Lai, có người làm Sở Mỹ và hiểu Mỹ nhiều hơn bọn Bắc Kỳ 2 nút phía Bắc Vĩ Tuyến 17, những kẻ quen với dối trá. Họ chưa thấy người Mỹ đã biết người Mỹ tàn bạo vô nhân tính hơn dân Bắc Kỳ bần cố nông trong cải cách ruộng đất, khi họ dùng lưỡi cày để cắt cổ hay chỉ là cái cuốc để đập vỡ sọ địa chủ, mà đa số người giàu ở nông thôn miền Bắc đâu có tội tình gì với tụi làm cách mạng.

Giàu có cũng là cái tội, mà hiểu biết nhiều về sự thật cũng là có tội với chúng.

Một câu hát thôi đã làm người Quảng Nam ở Mỹ không thể nghe lọt lỗ tai. "Không biết không có tội" nên tôi vẫn ủng hộ mấy em. Chỉ riêng với thế hệ sanh sau năm 1975 thì bạn bè thời thơ ấu của tôi cũng đi Mỹ theo diện H.O. và đoàn tụ khá nhiều.

Không thể ném đá hay trách móc tụi trẻ, vì chúng chỉ là một sản phẩm cuối của chế độ ngu dân mà thôi. Và tôi lại mơ một giấc mơ dài, mong một ngày tuổi trẻ Quảng Nam được đi du học, nếu được đi Mỹ, Canada, Úc thì càng tốt, hay chỉ là đến một nước không phát triển nhiều như Thái Lan, Philippines, hay thậm chí là Lào, chỉ để họ có dịp nhìn lại quê hương từ một góc nhìn khác, và cũng để thoát kiếp con vẹt ở nhà trường XHCN và kiếp con cừu khi ra đời.

3. Người Việt ít đọc sách

Tôi có một thói quen hơi tốn kém một chút là mua sách ấn bản ở xứ tự do vì tôi tẩy chay sách xuất bản ở Việt Nam đã qua kiểm duyệt của chế độ. Và tôi cũng thích mua những đĩa CD gốc, dù sách miễn phí trên mạng khá nhiều, còn nhạc miễn phí online thì đã trở thành thói quen của dân nghe nhạc.

Nhân một lần đọc báo thấy trên mạng nói trung bình người Việt trong nước đọc 0.8 cuốn sách/năm, trừ khi đó là sách giáo trình mà họ phải học ở trường. Buồn.

Tôi tự nhủ, nếu không ai mua sách in thì sẽ còn ai viết sách ? Mà viết sách là cả một sự khổ luyện cộng thêm năng khiếu về văn chương chữ nghĩa, chưa kể một lượng kiến thức đủ giá trị để chia sẻ với mọi người. Có người phải bỏ ra cả chục năm nghiên cứu sưu tầm mới viết được một cuốn sách. Nhưng rồi vẫn vắng người mua sách. Văn hóa đọc cũng đang yếu dần.

Còn nếu ai cũng nghe nhạc miễn phí online thì các danh ca sẽ nghĩ gì khi họ có khi phải hát cả chục lần mới ưng ý thâu được một bài. Còn ca sĩ Việt hạng lá phong mùa thu trên đường phố Canada thì không nói làm gì. Chúng hát vô tội vạ, tự xào nấu nguyên bản, đưa đẩy nội lực vào bài hát kiểu Đàm Vĩnh Hưng hét "Đêm nay ai đưa em về?" của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 mà khi nghe bỗng mường tượng ra cảnh một thằng du côn hù dọa người yêu kiểu: đố thằng nào đêm nay có gan đưa mày về?

Hôm nay tôi đến nhà sách Tú Quỳnh trên phố Bolsa mua cuốn "Trần Đức Thảo: Những lời trăng trối" để hiểu thêm về cái thời trí thức Bắc Kỳ bị cộng sản vùi dập. Tôi cũng mua cái CD nhạc tiền chiến của Quỳnh Giao, một người con gái Huế Hoàng tộc, và cái CD có tựa đề "Nhạc Vàng" của Trần Thái Hòa để nhớ về cái thời Bắc Kỳ 2 nút vào Nam cấm nhạc vàng để ngẫm nghĩ vì sao những con người phương Bắc sợ văn hóa nghệ thuật của người miền Nam đến như thế.

Cát Bụi

Nếu có ai hỏi tôi rằng: có còn ai hát nhạc Trịnh hay hơn danh ca Khánh Ly? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời: Có chứ, Khánh Hà, ít ra là ở bài hát "Cát Bụi Tình Xa", một sự kết hợp thành công hai ca khúc của Trịnh với sự phối bè với hai người em ca sỹ một cách tuyệt vời. Sự thành công của Khánh Hà với ca khúc này cũng nói lên sự vô tuyệt đối của âm nhạc, vì một giọng ca không thể truyền tải hết toàn bộ công trình sáng tác của một nhạc sỹ, dù đó là giọng ca số một như danh ca Khánh Ly.

Có người muốn trở về với cát bụi một khi từ giã cõi trần, nhưng cũng có người muốn từ giã cũng không được. Gần đây trên mạng xôn xao về một công trình 'hoành tráng' của lăng mộ ông Nguyễn Bá Thanh do vợ con ông tự bỏ tiền túi ra làm. Rồi đây sẽ có nhiều du khách tới chụp hình, rồi cũng sẽ có những bình luận mang đủ hỉ nộ ái ố của đời, nào là tiền ở đâu ra, ổng nói chống tham nhũng sao trong nhà nhiều tiền thế, hay thậm chí là dịp để người ta hỏi tội xóa xổ nghĩa trang Cồn Dầu của ông. Phen này ông Thanh phải từ cát bụi mà trở về.

Nhắc tới lăng mộ làm tôi nghĩ tới ông Hồ Chí Minh, một người chưa được bên Phật Giáo cầu siêu, hay bên Thiên Chúa Giáo làm phép thánh. Nói theo dân gian là linh hồn ông chưa được siêu thóat, sẽ vẫn ở quanh quẩn nơi Ba Đình. Dân gian cũng nói là những linh hồn kia không có chốn dung thân thì sẽ thành quỷ. Mà hình như ổng có để di chúc là muốn được hỏa thiêu, nhưng có lẽ đệ tử của ông muốn ông làm quỷ để giữ nhà cho chúng.

Gần đây hình như Việt Nam đã trở thành một đất nước của những lăng mộ và quỷ dữ.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
09/01/202307:11:26
Khách
<a href="https://tungkeoi.hkbiz.net/">通渠佬</a> - 香港通渠中心-承接各類渠務,緊急及定期吸油,高壓噴射通渠,CCTV照渠服務,專業改渠團隊,免費解答任何問題。老字號通渠公司 24小時緊急上門服務 專業家居通渠王 成功率接近100%
10/07/201818:16:34
Khách
HPham: Lâu quá mình không gởi bài cho Việt Báo nữa, một phần vì độc giả có giá trị như bạn rất ít. Đó là chưa kể những độc giả tự cho mình cái quyền xỉ vả và coi thường người khác. Ta nói, sáng tác thì khó chứ ngồi bấm bàn phím chê bai thì đâu có khó. Du Sinh mới gởi cho Việt Báo một bài mới. Mong bạn đón đọc.
Du Sinh
T.B.: Mình đã tự xuất bản tuỳ bút "Lính Mỹ gốc nail", phát hành ở Nhà Sách Tự Lực hay www.tulucmall.com.
10/01/201817:55:21
Khách
Thật là một lũ hồ đồ, ăn bom đạn của Mỹ Nga Tầu, nhà nào cũng có người
chết vì chiến tranh, vượt Biển, tàn sát lẫn nhau mà còn cám ơn cái
thằng đưa mình vào chỗ chết"
20/09/201708:22:02
Khách
That tinh co dac y voi tac gia khi nhan xet Cat bui tinh xa Khanh Ha (Thuy Ha Tu )hat toi hon Khanh Ly,toi nho nam 1974 lan dau tien nghe bai nay la ket ngay,sang My tim mai cho toi luc gan day tim thay tren Utube,nghe lai van tuyet voi.Doc bai nay thay tac gia co cam nhan giong minh nen rat vui vi it ra cung co nguoi dong dieu voi minh.TDS muon nghe lai cu len Utube la co ngay.Da doc het bai cua TDS ,bai nao cung sac ben,minh sinh truoc TDS mot the he,nhung doc van ban minh ngo ban cung khoang tuoi minh,ban goi cho toi nhung ky niem thoi SVien truoc 75 ma toi nghi ban da trai qua moi co nhan xet sau xac nhu vay.Cam on ban da cho toi nhung cam xuc tuyet voi.Mong duoc doc tiep nhung sang tac moi cua ban.Than.
01/01/201601:14:13
Khách
Nguyễn Sàigòn @ tôi nghĩ ông nên bỏ hẳn chữ Sàigòn lấy một chũ tàu lao nào đó thế vào ...vì người Sàigòn không có lối nói chuyện hồ đồ và xách mé như ông , khi phê bình một bài viết người ta coi bô cụcu của câu chuyện ...cách hành văn ...kết cấu của câu văn không ai lại đi chỉ trích tên tác giả hay nói hổn xược , xấc láo như ông ...
21/10/201512:57:20
Khách
Nguyễn Saigon: 'Không có mợ thì chợ vẫn đông'. Những người sanh sau năm 1975 như tôi thì không thể biết VNCH đẹp như thế nào. Nhưng nếu chú là đại điện cho nó thì tôi thấy nó chả đẹp chút nào.
20/10/201500:09:30
Khách
Du Sinh cưng,

Qua đây chưa đọc hết một bài của cưng lý do bài viết quá nhiều quái ngữ . Hay dở đối với qua không thành vấn đề . Nhưng quái ngữ là qua không có đọc . Qua là một con mọt sách . Sách gì cũng đọc . Đọc từ lúc 5 tuổi đến bây giò sắp chết vẫn còn đọc . Bài viết trên qua chưa đọc chữ nào và sẽ không đọc bất cứ chữ nào . Từ khi có internet thì cách đọc của qua có phần thay đổi . Qua đọc cái tựa trước , sau đó tên tác giả , nếu thích thì đọc tiếp không thì kiếm bài khác . Cả trăm cả ngàn cả chục ngàn bài làm sao đọc hết . Viết cũng vậy qua đặt cái tựa trước . Đặt tựa xong là viết ào ào . Thị dụ Qua đặt tựa là "Tán NHãm Cùng Quan NGố " là qua viết ào ào . Mấy chục ngàn chữ cho cái tựa bài đó như chơi . Chữ từ trong bụng chứ không ở trong cái đầu của Qua . Trường hợp nầy tưa đề Tạp Bút Du Sinh nó không hứa hẹn một cái gì hay ho . Tạp Bút Võ Phiến thì khỏi có chê . Nhưng chữ Du Sinh và tên tác giả thì nó làm qua để ý . Bởi vì qua không hiễu chữ Du Sinh cho nên qua mớii đi tìm ý nghĩa . Sau khi tìm được hai ý nghĩa thì bèn còm để coi có ai phản đối, và cho một ý nghĩa nào cao siêu hơn không . Đơn thuần là thế . Làm gì có chuyện giận dữ mà trút cũng làm gì có chuyện quá khứ thương đau hay đố kỵ văn tài của mầm non văn nghệ . Đọc mấy chữ đó qua đây cười mém chút nữa hui nhị tỳ .
Ông bà mình nói "Không ai đá thằng chó chết" . Đó là thành ngữ cho nên qua sẽ không bao giờ viết bất cứ một chữ gì cho Du Sinh Trần nữa dù là một tiếng chửi
01/10/201504:59:14
Khách
Nguyễn Saigon: Cám ơn bạn đã bỏ thời giờ vào đọc và bình luận, dù quanh đi quẩn quanh lại bạn chỉ nhắm vào mỗi cái tên 'Du Sinh'. Một cái tên không có tội tình gì lớn lao mà phải bị bạn phải trút nỗi giận dữ như vậy. Dù bạn bình luận lạc đề những tôi vẫn cám ơn vì có thêm 1 độc giả chiếu cố đặc biệt. Nếu bài viết của tôi mà được 1 người từ xứ cộng sản lồng lộn như vậy thì coi như đã thành công rồi. Mong bạn tiếp tục đọc bài của tôi.
30/09/201505:12:02
Khách
Tác giả phải thích phải khoái phải phê chữ du sinh lắm nên mới ghép với cái họ Trần . Tui suy nghĩ hoài mà không hiễu nghĩa chữ DU SINH . Ngày xưa chữ du học sinh thì ai cũng biết cũng hiễu . Du học là đi học phương xa . Sinh là sinh viên . Du học sinh là sinh viên du học phương xa . Du Sinh có phải là du học sinh không . Nếu phải tại sao mất chữ học để cho tui chới với không hiễu . Cái nầy gọi là mù chữ đấy . Sau vài ngày suy nghĩ thì tui hiễu Du Sinh là Du : là đi (lang thang) Sinh là sinh sống . Dzậy thì du sinh nói theo nghĩa văn huê là tha phương cầu thực . Nhưng lại nhưng với nhị . Sinh có phải là sinh sống hay không . Có thể sinh là sinh đẻ . Dzậy thì Du Sinh là đi (để) đẻ . Tại sao ? để cho đúa con của mình là công dân Mỹ . Tha hồ mà bảo lảnh . Đã phải biết
Bớ quan Ngố . Quan nghĩ sao ?
20/09/201501:10:05
Khách
@LND - Bạn nói rất đúng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến