Hôm nay,  

Tự Vượt Chính Mình

31/08/201500:00:00(Xem: 13931)

Tác giả: Phùng Annie Kim
Bài số 3611-17--30101vb8083115

Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài Chú Lính Mỹ, Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự. Sang năm 2015, cô nhận thêm giải “Vinh Danh Tác Phẩm”.

blank
Các tác giả Viết Về Nước Mỹ nhóm bạn Việt Bút trưa chủ nhật trước họp mặt phát giải.

* * *

Cali đang hạn hán. Cả tiểu bang thiếu nước trầm trọng. Cây cối đứng chịu trận cái khô khốc, bỏng rát của những ngày cuối hè. Vậy mà dân Cali vẫn cặm cụi làm việc, không chỉ giữ vững sức mạnh cho tiểu bang vàng của nước Mỹ, mà còn đang vượt lên những tầm cao mới.

Năm 2014, với tổng sản lượng hơn 2.200 tỷ mỹ kim, California đã vượt mặt cả nước Ý lẫn Liên bang Nga, trụ vững ở vị trí thứ tám trong “top 10” của những nền kinh tế lớn nhất thế giới. (Chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Brazil.) Năm nay, 2015, trong lúc Liên Âu hụt hơi, Brazil khủng hoảng, dù chưa hết năm, GDP của California đã vượt trên mức cũ. Cứ điệu này, trong bãng thống kê “The World Top-10 Largest Economies” sắp tới, Cali cầm chắc leo thêm một hai nấc, trong khi cả Brazil, Liên bang Nga lẫn nước Ý chưa biết văng tới đâu.

Khi đọc bản tin trên đây, tôi nhớ người Việt mình đã trở thành cộng đồng có sức phát triển nhanh nhất, mạnh nhất trong các sắc dân gốc Á tại California và tại khắp nước Mỹ. Và tức thì nhớ ngay tới... Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.

Bộ sách ngàn người viết này khởi sự từ năm 2000. Đó là công việc của các anh chị em trong tòa soạn Việt Báo đang ráo riết làm việc ngày đêm trong cái nóng hạn này để chuẩn bị cho buổi lễ trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” tổ chức tại nhà hàng Moonlight ngày mười sáu tháng tám năm hai ngàn mười lăm.

Năm ngoái, tôi mặc chiếc áo dài màu đỏ chóe, e dè, ngơ ngác và run run bước lên sân khấu, nhận món quà từ vị dân biểu liên bang Alan Lowenthal trao cho với hai bàn tay mát lạnh. Đó là Giải danh dự viết về nước Mỹ 2014, nhờ bài viết “Chú Lính Mỹ Gốc Việt”. Chừng đó, đối với tôi đã vinh dự lắm rồi.

Năm nay, tôi mặc áo dài tím, bước những bước thận trọng và chậm rãi, thở từng hơi thở sâu để thức tỉnh mình đây không phải là giấc mơ. Và đúng là điều khó tin mà có thật là tôi đà đứng trên sân khấu, tay nâng món quà từ anh Du Tử Lê trao cho, nghẹn ngào cám ơn anh, giọt nước mắt đọng trên mi vì xúc động.

*

Trong khi anh chị em tòa soạn Việt Báo bận rộn chuẩn bị cho buổi lễ trao giải chính thức thì cạnh đó, nhóm Việt Bút chúng tôi cũng... bận rộn không kém để lên chương trình đón tiếp các bạn từ Bắc Cali và các tiểu bang xa về chung vui những ngày “tiền đại hội”.

Bạn đọc chưa thân quen với họp mặt Viết Về Nước Mỹ, giống như tôi trước đây, có thể thắc mắc về nhóm Việt Bút. Xin thưa, chuyện là thế này: Trong số hàng ngàn người viết về nước Mỹ, nhiều người không chỉ viết một bài, và không chỉ đến họp mặt nhận giải thưởng một lần, mà còn tiếp tục viết, tiếp tục lui tới. Sang năm thứ bẩy, trong một họp mặt tại Việt Báo hôm trước ngày phát giải, các tác giả “đã nhận giải nhưng vẫn tiếp tục viết và viết được những bài hay hơn cả bài từng nhận giải” được đặc biệt ca ngợi là những người viết đã “Vượt được chính mình”. Ông trưởng ban tuyển chọn Nguyễn Xuân Nghĩa đề nghị thành lập thêm một giải thưởng mới, đặt tên là “Việt bút”. Cũng từ đây, các tác giả từng nhận giải quyết định tự liên lạc với nhau để hỗ trợ việc viết về nước Mỹ. Do đó mà có nhóm “Việt Bút” và thành viên ngày một đông hơn.

“Tự vượt chính mình” là nỗ lực không chỉ riêng của anh chị em Việt Bút, mà hình như cũng là tinh thần chung của người Việt tị nạn.

Năm ngoái, buổi sáng chủ nhật, các anh chị Việt Bút tổ chức ở tiệm anh Chương Vũ trên đường Bolsa. Anh là một thành viên nhiệt tình, hiếu khách, chu đáo, nấu ăn ngon, chụp hình đẹp, có óc tổ chức, tuy không viết, nhưng tự nguyện tham gia sinh hoạt nhóm Việt Bút vì lòng quý mến anh chị em viết về nước Mỹ. Năm nay, tuy hai huynh trưởng Bồ Tùng Ma, Nguyễn Hữu Thời bận việc đi xa, nhưng nhờ anh Nguyễn Viết Tân thay mặt lo liệu, chương trình chào đón anh chị em từ xa không đợi chủ nhật mới bắt đầu.

Ngay từ tối thứ bảy anh Chương Vũ đã mời bà con Việt Bút đến tư gia thưởng thức món chả cá Thăng Long do chính anh “đứng bếp”.

Từ ba giờ chiều, các anh chị đi từ Bắc Cali như Iris, Thái NC, Tường Vân, chị Hằng bước xuống xe đò Hoàng đã có chị Annie và chàng Đào Phong đón về căn nhà nhỏ trên đường Bolsa ăn uống nghỉ ngơi, hẹn gặp nhau tại nhà anh Chương lúc năm giờ. Chị Nguyễn Thị Mão, dáng người nhỏ nhắn, mảnh mai, ai ngờ là anh hùng xa lộ, chở Thịnh Hương và Donna phóng cái vèo bảy tiếng đồng hồ xuống Santa Ana. Chị Song Lam và ông xã từ New Jersey, chị Phương Hoa và cháu gái từ Alameda, Khôi An và anh Sơn từ San Jose, Cao Minh Hưng và Ngọc Bích, anh Phỉ và chị Bảo Trân, anh Sỹ, anh Bằng, anh Tân, chị Mão. Iris... lần lượt có mặt.

Các anh chị ngồi bệt thành vòng tròn trên sàn gạch, vừa ký tên sách vừa “tám” chuyện nhà, chuyện mình, chuyện báo... Sau đó, là thưởng thức món chả cá đút lò, xào với rau thì là và hành tây lèo xèo trên bếp lửa. Chiều xuống, đúng ngày Nam Cali đang hưởng đợt khí nóng, Chef Chương vẫn tươi cười đứng bên lò nướng cá. Nhìn anh vui vẻ, lăng xăng chào đón các bạn, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của người biết cho.

Sau ăn uống là màn Karaoke. Trong căn phòng cách âm rộng có màn che trướng phủ, dưới ánh đèn mờ ảo, nhìn màn hình lớn nghe âm thanh nổi, tôi thấy mình và các bạn ngả đầu ghế bành da thoải mái chờ trình diễn. Nghe các ca sĩ như chị Tường Vân, Phương Hoa, Thái NC. và đôi song ca Khôi An-Anh Sơn, nhất là lúc hát... karaoke. Hơn 10 giờ, chương trình tạm ngưng để mọi ngừoi về nghỉ ngơi. Các bạn chia tay từ giã, hẹn gặp nhau lúc 10 giờ sáng mai tại nhà chị Annie tiếp tục màn ăn chơi không ngại...mưa rơi.

Trong khu “townhouse” yên tĩnh, căn nhà nhỏ của chị Annie tươi một màu xanh của cây lá. Hôm nay là ngày chủ nhật, khu vườn nhỏ xinh xinh sau nhà không đủ sức chứa vì các anh chị sẽ có mặt đông đủ hơn nên chị đã dành một khoảng không gian sân trước để đón khách. Có các thành viên mới của Việt Bút như chị Châu Hà đến từ Oregon, chị Kim Phượng từ Washington DC,.... Anh Chương Phạm, sáng nay mới xuất hiện. Tổng cộng có khoảng ba mươi anh chị em từ bốn phương rủ rê nhau về đây tụ họp.

Từ cửa trước nhìn ra sân nhà là bãi cỏ xanh mướt với dãy bàn trải khăn trắng toát. Hai dãy ghế sắt màu xanh và hai bình hoa cúc vàng nho nhỏ. Tàng cây khuynh diệp toả bóng mát. Tiếng chim hót líu lo. Không gian yên tĩnh, trầm lắng. Một ốc đảo nằm riêng lẻ trong một khu thị tứ Little Saigon.

Trời càng về trưa càng nóng gắt. Món chính là món bún thuần túy Việt nam với gia vị mắm tôm. Chọn một món có nước, ít thịt, không mỡ và nhiều rau để thêm vào cơ thể đang cần nước và chất tươi trong mùa hè không gì bằng món bún riêu. Vì thế, Donna, đầu bếp chính món bún riêu đưa ra “menu” này. Sáng nay Donna trông mệt mỏi có lẽ vì đường xa và mất ngủ. Cô nàng “tự biên” và “tự diễn” với một lô vật liệu mang từ San Jose. Cùng với các chị phụ bếp, Donna đã hoàn thành xong tác phẩm là hai nồi riêu màu hồng cam của cà chua đầy chất lượng và hấp dẫn. Thức ăn ê hề trên bàn, chờ các bạn xáp vô tự phục vụ như bánh cuốn, bánh rế, bánh mặn nhân thịt của anh Chương, mì xào của Thịnh Hương, bánh rau câu của Song Lam, trái cây, nước chanh dây “cây nhà lá vườn”của anh Chương. Đặc biệt là món “chè hẻ” của anh Tân. Món này đã làm các chị ngây thơ vô...số tội của Việt Bút như Phương Hoa, Tí Xưng tò mò, thắc mắc hỏi thăm “chè hẻ” là chè gì, có ngon không? Annie và anh Chương đã giải thích trên mạng mà lão tiền bối của Việt Bút là chị Tí Xưng vẫn chưa hiểu “ý đồ” của bác Tân “chuyên trị” chuyện tiếu lâm. Cuối cùng anh Tân phải gửi vài hình ảnh minh họa. Đó chỉ là cách ngồi, không phải chè đâu chị Xuân. Nó đồng nghĩa với từ “chàng hảng” đó. Lúc đó chị Hai Tí Xưng mới gật gù “Sao tui tối dạ quá”. “Tui bị ông Tưng xí gạt hoài”.

Bác Tân là kho chuyện cười nhưng cứ nhìn cái mặt bác tưng tửng, có khi nghiêm túc như một thầy tu, chậm rãi và từ tốn kể lể, dẫn bà con đến cái gút của câu chuyện. Cuối cùng, kết thúc câu chuyện là những tràng cười dòn dã, hả hê, không thể nào chê vì quá...phê.

Chị Song Lam nói nghe chuyện tiếu lâm của ông Tưng tui muốn ôm đầu bỏ... chạy. Sức mấy mà chạy. Mỗi lần nghe bác Tân kể chuyện, Song Lam cười sặc sụa, đỏ cả mặt, chảy ra nước mắt. Sau chuyến đi Cali lần này, Song Lam nói chị tính về New Jersey bán nhà cùng với ông xã chạy qua Cali sống an hưởng tuổi già gần nhóm Việt Bút và cộng đồng người Việt.

Không biết đó có phải là tình cảm của Việt Bút dành cho chị hay thời tiết đẹp của Cali vẫn luôn luôn là tiểu bang “nắng ấm tình nồng” và Little Saigon vẫn mãi mãi là thủ đô của người Việt tị nạn ấm áp tình người đã hấp dẫn Song Lam để chị có ý định thiên đô?

Cỏ xanh, lá xanh, trời xanh, cả không gian xanh và những chiếc ghế cũng một màu xanh cùng với vài cơn gió mát từ biển thổi về làm dịu đi cái nắng và cái nóng của trưa hè. Các bạn ngồi chơi, vừa ăn vừa chuyện trò, vừa nghe chuyện tếu của bác Tân, nghe anh Sỹ hát những bản nhạc do anh sáng tác. Anh Sỹ đã chuẩn bị một màn “Happy Birthday” bất ngờ cho chị Hồng, bà xã anh có ngày sinh trùng hợp với ngày họp mặt này.

Trời đất ơi! Có ai như bác Sỹ nhà ta tặng quà sinh nhật cho chị toàn là đồ mua từ Victoria Secret. Lại còn đem trình làng nữa chứ. Tụi tui “ốt dột” qúa bác ơi!

Những máy chụp hình bấm lia lịa. Bà con hết đứng lên lại ngồi xuống, tươi cười khoác vai nhau, giữ mãi nụ cười trên môi để máy ghi lại những hình ảnh đẹp và những kỷ niệm khó quên trong buổi “tiền đại hội” tăng” thứ hai này. Khu “townhouse” nhà chị Annie vang lên những tiếng chuyện trò, tiếng cười, tiếng hát và cả tiếng sụt sịt từ những giot nước mắt vì xúc động của chị Song Lam. Chị “có những niềm riêng”. Trong khi nhạc sĩ Diệu Hương “Có những niềm riêng một đời dấu kín” thì chị Song Lam “có những niềm riêng” chị... “từ từ kể hết”.

Những vòng ôm vỗ về của chị Annie và Phương Hoa, những bàn tay xoa nhẹ trên vai của các bạn, chị Song Lam nghẹn ngào tâm sự “đời tôi cô đơn” của người Việt nói chung ở tiểu bang xa xôi, thiếu những nhu cầu tinh thần như tình bạn, sinh hoạt cộng đồng. Ông chồng chị kể hai ngày nay, chị về chơi với nhóm Việt Bút như “cá gặp nước”. Chưa bao giờ từ khi qua Mỹ đến giờ chị được vui đến thế khi đượcvề Cali sinh hoạt với gia đình Việt Bút.

Cuộc vui phải tạm dừng lúc một giờ trưa trong sự tiếc nuối để các anh chị trở về nghỉ ngơi, chuẩn bị cho chương trình chính thức là buổi lễ trao giải thưởng chiều nay tại nhà hàng Moonlight lúc năm giờ.

Nhiều lúc tôi tự hỏi làm sao một giải thưởng viết văn dành cho những người không chuyên trên một trang báo lại có thể tồn tại cho đến mười sáu năm, ở mức độ mỗi ngày thêm một bài viết mới? Dài lắm. Kiên nhẫn lắm. Thương yêu lắm. Chương trình “Viết Về Nước Mỹ” đến nay có hơn mười ngàn trang sách, mười tám đầu sách xếp dài theo thứ tự trên kệ dọc theo lối đi vào như một chặng đường dài thu ngắn lại. Chúng như những cột mốc, những trang sử sống của người Việt ở xứ người, một nỗ lực từ biết bao nhiêu bàn tay và khối óc, một ước mơ tha thiết “gìn vàng giữ ngọc” cho một ngôn ngữ cần phải được phát triển đến các thế hệ tương lai. Chúng là những trang sách tuy bất động nhưng chúng có linh hồn. Hồn của những người yêu tiếng Việt từ thế hệ cha ông nhắn gửi, trao truyền trên những giòng chữ, trong những trang giấy cho thế hệ mai sau.

Mỗi năm, bìa sách và áo dài của dàn tiếp tân Viết Về Nước Mỹ chọn cùng một màu. Năm nay, thơ Nguyên Sa “Áo nàng xanh anh mến lá sân trường” là màu xanh “turquoise” của các chị. Cái sân khấu nhỏ “Viết Về Nước Mỹ” in hình nữ thần Tự Do tay cầm đuốc biểu tượng của nước Mỹ vẫn là cái “phông” quen thuộc cho những ai thích chụp hình. Dãy sách xếp dài mười bảy cuốn “Viết Về Nước Mỹ”, thên một cuốn anh ngữ “Writing on America”, đón chào quan khách như ngầm bảo xin hãy dừng chân ghé lại, nhìn ngắm một chút chặng đường dài lịch sử của những người tị nạn chúng tôi đang bày ra trước mắt các bạn.

Người MC năm nay vẫn là chị Thụy Trinh và anh MC mới còn trẻ là anh Trần Tường Huy...

Chị Nhã Ca thay mặt Việt Báo mở đầu buổi lễ ngắn gọn. Chị gửi lời chào mừng đến các vị quan khách, nhắc lại chặng đường lịch sử của mục “Viết Về Nước Mỹ” và đặc biệt nhấn mạnh buổi lễ năm nay đánh dấu bốn mươi năm người Việt bỏ nước ra đi. Chị cũng báo tin vui: Chị Kiều Chinh, người khai mạc chương trình họp mặt hàng năm, hôm nay bận đi nhận một giải thưởng điện ảnh quốc tế không thể có mặt, đả gửi chào đến toàn thể quan khách và các tác giả.

Tiếp theo là cựu dân biểu Lou Corea lên phát biểu. Tuy đã mãn nhiệm kỳ nhưng ông vẫn còn gắn bó với Việt Báo và ủng hộ hết mình chương trình “Viết Về nước Mỹ”.

Năm nay chị Tí Xưng có màn phát biểu sách “Viết Về Nước Mỹ”. Hèn chi chị Hai ngồi tuốt bàn đầu gần cái quạt... mát thấu trời ông địa. Chị Hai tâm sự tui phải đi làm cái mặt, chải cái tóc nhất là gắn thêm hai cái... chổi chà trên mí mắt để mắt tui chớp sao long lanh trong màn đêm.

À, Annie nhớ ông dân biểu Alan Lowenthal rồi. Năm ngoái ông trao giải thưởng danh dự cho Annie. Năm nay ông loan báo tin vui là đã yêu cầu đưa bộ sách “Viết Về Nước Mỹ” vào trong thư tịch của thư viện Quốc Hội Hoa Ky. Chương trình lễ phát giải được xen kẽ bằng hai tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly và Thương Linh. Nếu ai đã đi dự buổi lễ ra mắt CD của anh Trần Dạ Từ sẽ được nghe nhiều bài hát của hai ca sĩ này từ những bài thơ của anh với lời giới thiệu độc đáo “Khánh Ly gội đầu. Thương Linh bay”.

Tiếp theo là phần trao giải thưởng gồm chín giải đặc biệt và bảy giải danh dự. Các anh chị trúng giải lần lượt lên nhận và chụp hình lưu niệm. Anh Nguyễn Xuân Nghĩa chánh chủ khảo tóm lược về giải thưởng, giới thiệu ban giám khảo và đặc biệt năm nay có giải thưởngViệt Bút Trùng Quang dành cho Khôi An. Khôi An là một tác giả trẻ, viết hay, vững vàng, truyện nào cũng thấm đậm sự quan tâm sâu sắc đến đất nước, ngôn ngữ,văn hóa tiếng Việt và giới trẻ lớn lên ở xứ Mỹ. “Tre già măng mọc”. Từ nay, cô sẽ là một trong những thành viên của ban giám khảo trong chương trình “Viết Về Nước Mỹ”. Các anh chị trong nhóm Việt Bút chúc mừng Khôi An tuổi trẻ tài cao, xứng đáng trong trách nhiệm này.

Trong ba giải chính, có giải vinh danh tác phẩm “Giọt máu rơi của người lính chết trẻ” dành cho tác giả Phùng Annie Kim. Giải vinh danh tác giả Philato với ba bài viết tiêu biểu “Nghé đi tìm trâu”, “Cố Vấn Mỹ và Trâu Điên”, “ Bà mẹ quê”. Cuối cùng, tác giả Orchid Thanh Lê nhận giải chung kết vinh danh tác giả và tác phẩm còn gọi là giải quán quân -hoa hậu năm nay- với bài viết “Trả lại tên cho người bị mất tên”.

Orchid Thanh Lê, cái tên của loài hoa Lan, cô nói chuyện hay, giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ và dễ thương. Khi tôi ôm cô em gái bé nhỏ trong vòng tay, tôi rưng rưng khi nhìn thấy có chút gì long lanh như ánh lửa trong đôi mắt Orchid. Ánh lửa của sự nhiệt tình và tấm lòng vàng khi cô quyết định dành trọn số tiền thưởng 10,000 mỹ kim xung vào quỹ của Việt Báo Foundation và quỹ của Hội HO giúp Thương Phế Binh tại quê nhà.

Khi tôi viết những dòng này, các bạn trong nhóm Việt Bút đã lên đường, kẻ thì bay, người thì đi xe đò, người thì tự lái xe trở về cuộc sống bình thường sau những ngày vui qua mau. Người duy nhất còn vương vấn với Việt Bút và Cali là chị Song Lam. Cuộc vui tối chủ nhật đã qua nhưng các màn “hậu đại hội” vẫn còn tiếp tục.

Sáng thứ ba, Annie và ông xã rủ Chương Vũ và anh chị Song Lam đi ăn bánh cuốn Lý Thái Tổ. Trưa thứ tư rủ thêm anh Tân đi ăn trưa ở nhà hàng Brodard. Trên đường về, anh Tân chở nhóm đi một vòng xem căn nhà mới xây của anh và ghé qua nhà thờ kiếng ở Anaheim coi cho biết. Tại nhà thờ kiếng, anh Tân làm “tour guide” dẫn cả nhóm đi xem...“nhà” của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Đây là chốn thâm cung... hậu sự. Trời trưa nắng chói chang, anh Tân lủi thủi đi trước, hai cặp già Song Lam và Annie lẽo đẽo đi vòng vòng theo sau coi vài miếng đất và mấy cái “nhà” quanh đó. Thấy miếng đất cỏ mọc xanh rì, Annie hỏi han giá cả nhưng đâu có rẻ. Cái “nhà” nằm dưới đất vừa cho một người, giá trị “lifetime”, không có “mớp-lê” bàn ghế giá khỏang hai mươi tám ngàn. Thế là mắc hơn....Peek Family. Peek Family có giá hữu nghị cho đồng hương, hàng xóm chung quanh toàn là người Việt, có khi sales mua hai tặng...một giá khoảng bảy tám ngàn. Nhìn quanh gần đó có mấy cái “nhà” thuộc loại nhà giàu thuộc khu biệt lập, trong “nhà” có sáu cái hộp chắc con cháu đông, cửa đóng then cài, có “mớp-lê” đầy đủ dành sẵn cho các “đại gia” giá khoảng cả trăm ngàn.

Tiếp tục chương trình “hậu đại hội”, sáng thứ sáu, Annie và ông xã đón anh chị Song Lam đến nhà hàng Hương Giang mua một vài món Huế, ghé mời các anh chị tòa soạn Việt Báo dùng trưa. “Cái chùa” vắng vẻ, nhân viên chưa tới, chưa ai mở cửa hàng, chỉ cần có hai bà Song Lam và Annie đã ồn ào như cái chợ. Hai cô Hằng, Thảo và anh Phan Tấn Hải vui vẻ tiếp đón bằng một màn chụp hình và chuyện trò rôm rả. Có biết đâu “sư huynh” Trần Dạ Từ đang âm thầm làm việc trong phòng. Cả đoàn nhào vô “Good morning”, hỏi han vài ba câu chuyện, Song Lam có đôi lời tam biệt, hỏi thăm chị Nhã Ca, hẹn ngày tái ngộ với Việt báo năm 2016.

Cả đoàn sàng qua tiệm Chương Vũ bên kia đường Bolsa chờ chị Tí Xưng. Không biết ngày nay Chương làm ăn có khấm khá không khi đám ồn ào này đến mở cửa hàng. Công nhận Song Lam chu đáo ghê. Mua đâu ba cái thiệp ở chợ Đại Hàn, mỗi thiệp có một ý nghĩa riêng, Song Lam gò từng nét tặng cho Việt Báo, Annie và Chương. Ngồi chơi một lát chị Tí Xưng và Hòang Thư em gái chị đến, bốn bà được chở về nhà chị xế bên kia đường chơi cho biết nhà

Nhóm Việt Bút tiễn hai người khách cuối cùng ngày mai về lại New Jersey. Các bạn Việt Bút ơi, trăng tròn rồi sẽ khuyết, mây hợp rồi sẽ tan, cuộc vui nào cũng tàn, chúng ta đã có những ngày vui tràn đầy những kỷ niệm đẹp. Hẹn gặp các bạn năm sau. Nếu Song Lam quyết định dời đô, mình còn gặp nhau dài dài. Chúc bạn thượng lộ bình an.

*

Tôi gõ nhưng dòng chữ này gửi đến Việt Báo như một bài viết ngắn, ghi lại tâm tình một người viết đã trải qua một chặng đường trong nỗ lực “tự vượt chính mình”, như mục tiêu mà nhà báo chuu3 khảo Nguyễn Xuân Nghĩa đã đề ra cho sinh hoạt Việt Bút.

Đọc lại bài viết “Giọt máu rơi của người lính chết trẻ”. Nếu nhìn tất cả sự việc bằng chữ “duyên” thì biết bao nhiêu những “duyên” hội tụ trong đó truyền thống của Việt Báo tổ chức hàng năm buổi lễ trao giải “Viết Về Nước Mỹ” là cái “duyên” lớn nhất để các thành viên Việt Bút cũ và mới chúng ta có cơ hội gặp nhau trong dịp này.

Bài viết này cố ghi lại phần nào tâm tình, những nỗi niềm của anh chị em Việt Bút vào những ngày “tiền đại hội”, buổi lễ trao giải chính thức và “hậu đại hội” trong đó những khuôn mặt thân thương. Mặc dù biết rằng tất cả rồi sẽ phôi pha theo thời gian, sẽ trở thành kỷ niệm, những “duyên” mới sẽ kết tụ, thành hình nhưng chúng ta đều hy vọng sẽ đủ “duyên” lành để cùng gặp nhau trong năm tới, hai ngàn mười sáu.

Những dòng chữ cuối cùng xin gửi đến các anh chị em Việt Báo lời cám ơn chân thành đã tạo cơ hội cho nhóm Việt Bút chúng ta được gặp nhau. Xin cám ơn những khuôn mặt của anh chị em Việt Bút được nhắc đến trong bài viết này.

Viết này 20 tháng 8, 2015

Phùng Annie Kim

Ghi chú:

(1} Bài “Thu quyến rũ” của Đoàn Chuẩn & Từ Linh

(2) Bài “Cám ơn đời” thơ & nhạc của Sơn Cư.

Ý kiến bạn đọc
16/09/201519:29:24
Khách
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên chac nhin ra con nguoi that cua Than Mau minh nen moi lam duoc bai tho hay nhu vay ?
16/09/201516:02:45
Khách
Nina Nguyễn cưng,
Cách góp ý thiếu tinh thần xây dựng là nghĩa lý gì . Tối nghĩa quá làm sao qua MÒ cho ra đây nè trời .
Đây là còm không phải là bài văn dự thi để kiếm địa nhá . Qua chả có góp ý hay xây dựng gì cả . Qua chỉ diễu chơi đở buồn đời tỵ nạn . Ai thích dùng chữ quái ngữ thì cứ dùng , nếu mấy quan giám khảo khoái chí thì hốt bạc . Mười mấy đầu sách gì gì đó . Đây là chuyên văn hóa . Không phải chuyện đùa . Còm là chuyện đùa chơi trong chốc lát
Viết còm vui tếu là chính , chính tả ngữ nghĩa không thành vấn đề thì dụ chữ rồi còm là rùi . Mừng quá la lên trật chính tả . Thậm chí còn thiếu dấu phẩy .
Qua đây đang nói về tiếng Việt quái đản gọi là quái ngữ . Qua không luận về chính tả và cách chấm câu . Nhảy vào la làng trật chánh tả thiếu dấu phẩy là cách đánh tráo vấn đề . Tiếng Mẽo là distraction . Tiếng Việt là ngụy biện . Cưng cứ chờ cho Qua viết bài dự thi rồi và giám khảo thưởng tiền thì lúc đó hãy nhảy vào la làng chưa muộn . Cưng nên học cách viết còm nhá
Cưng biết thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên không ? Để qua chơi mấy câu thơ của thi sĩ Nguyễn cho cưng đọc để hiễu tại sao qua nói qua lớp ba trường làng
"... Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt ...."
Khà khà khà thích nhé nếu cưng là gái Bắc ri cư kinh 5
16/09/201515:42:08
Khách
Thật quá hân hạnh được quan giám khảo kiêm nhà văn miền thôn giả kiêm luôn thi sĩ chùm thơ con cóc bắt lổi chính tả . Khổng khâu hay anh xì dầu nước tương nào đó ngôn rằng chê ta mà chê đúng là thầy ta . Khen ta mà khen bậy là kẻ thù của ta . Như thê Vua Tiếu Lâm với cái mặt tửng tửng là thầy của tui . Đúng, tui viết trật dấu hỏi ngã 40%. Không khó để sửa chỉ mất thì giờ . Bài tui viết thì có người sửa dấu hỏi ngã cho đúng rồi mới đăng lện Tui cũng có đọc những bài nghiên cứu về dấu hỏi ngã của những học giả nhưng. Những chữ đã dễ nghĩa cũng vẫn rõ nữa toàn là ngã .Chữ Hán Việt bắt đầu nguyên âm thì dấu hỏi.Như Ải Nam Quan . Bắt đầu phụ âm như CH GI KH PH TH S X thì dấu hỏi như chỉ huy .. . Lại còn câu kinh nhật tụng cho những phụ âm : Mình Nên Nhớ Vũ Là Dấu Ngã … Nếu tui mà để ý dấu hỏi ngã thì tới tết congo mới xong một bài . Mạch văn ý tưởng đứt đoạn . Khà khà khà . Nhưng đây là tui nói về Tiếng Việt (TV) lưu chuyển và đổi mới . Nói thật là tui cũng chẳng hiễu TV lưu chuyển là thứ TV gì . Ông Tân Ngố có gì thắc mắc về TV lưu chuyển thì mình TÁM chơi đở buồn đời tỵ nạn . Chứ ỷ là Bắc Kỳ Ri Cư Kinh Năm mà nói chuyện hỏi ngã với dân Saigon thì làm tàng quá . Dân SG 100% trật hỏi ngã . Nhưng nhất định không thèm chơi quái ngữ . Thầy Tân Ngố những tưởng ông dạy tui viết văn làm sao để dớt 10K xài chơi hay chỉ cho tui cách điền chữ vào chổ trống cho hợp nghĩa . Hỏi nhỏ ông chứ O Điểm viết và nói chữ ĐỦ dấu gì ? Không những tui viết trật hỏi ngã mà nói cũng trật lất . Bắc Kỳ kinh năm có chắc là viết trúng chính tả 100% hay không ? . Nếu đúng thì không những tui gọi bằng xí phò mà còn ngã mũ bái phục . Nói thiệt cho Thầy Ngố biết còm như tui chả nghĩa lý gì chả thắng cái giải rút gì chứ viết một bài dự thi dùng chữ trật lất rồi đổ thừa cho Tiếng Việt lưu chuyển và đổi mới để dớt một vài cái giải thưởng thì …thì thiệtlà quái chiêu . Dành cho xí phò Tân Ngố mặc áo thụng rồi vái lạy như Trần Dân Tiên váy lạy HCM . Khà khà khà bớ Tân Ngố
PS : Mỗi khi còm của tui đã được chấp thuận đăng nhưng Admin vẫn cho chỉnh sửa . Nhưng tui đâu có thì giờ để sửa. Tấn ngố chướng mắt thì sửa lỗi chính tả cho tui đi . Chữ chỉnh sửa nầy cũng là Tiếng Việt (TV) lưu chuyển đấy , Tui đoán chỉnh sửa lưu chuyển là điều chỉnh và sửa chửa . Hai chữ nầy đâu có đi chung được . Nói cho Tân Ngố biết bà Tư lệnh tui là dân Bắc Kỳ Hà Nội đấy . Đừng có làm tàng nhá . Chỉ cần đưa cho bà đọc cho tui nghe là tui hết trật hỏi ngã. Nhưng nếu đưa bả đọc thì bả lại trề môi lớp ba trường làng, chữ nghĩa chưa đầy lá mít mà cũng bài đặt viết . Để cho Tân Ngố viết đi . Nói thiệt là tui cũng chẳng hiễu lưu chuyển là cái quái gì .Khà khà khà Hẹn còm sau
16/09/201502:09:59
Khách
Kính gửi chú Saigon Nguyễn.
Chú viết:
"....Lo không biết trình độ tiếng Việt chỉ ở lớp ba trường làng..."
Biết mình ...dốt thế sao chú còn sửa lưng người khác ?
Chú viết:
"...Cộng rất làm biếng bệnh viện còn chữ viện lệ phí còn chữ phí tiêu chuẩn còn chữ chuẩn...
Chú thiếu ba cái dấu phẩy nha.
Lỗi chính tả sai be bét. Ngữ pháp cũng sai đầy rẫy . Cách góp ý thiếu tinh thần xây dựng.
15/09/201502:49:27
Khách
Kính gửi bạn Saigon Nguyễn,
Tôi có cảm hứng viết vài câu thơ con cóc tặng bạn:
Thương ai thương cả dòng sông
Ghét ai ghét cả ...chữ dùng ai ơi!
Ngôn ngữ chữ viết muôn đời
"Sai", "Đúng". "Cà chớn"," Quái", "Kỳ","Trật" ",Quê".
Chỉ là phương tiện đừng phê
Có tài xin bạn kê ngay một bài
Văn chương chữ nghĩa đổi thay
Hòa nhập, làm mới cũng hay bạn à
Lỗi chính tả ,viết sai cà
Lỗi người thì thấy, lỗi mình thì không
Mong bạn chớ chê lòng vòng
Chỉ vài từ ngữ phiền lòng mà chi!
Bài viết ngắn của bạn có nhiều lỗi chính tả quá như:
-"Hiểu" dấu hỏi/ "Giải" dấu hỏi/ "Nể" dấu hỏi/ "Đổ" dấu hỏi/ "Gẫu" dấu ngã...v...v
Nhiều quá , mong bạn tự sửa lấy.
Nguyễn Đức Tân
14/09/201520:57:26
Khách
Xí quên..
Cháu gõ vội, sai chính tả nên nán lại tí, chỉnh lại bốn câu con cóc, sợ chú đọc lại nổi hứng thì lại phước nhiều cho đám hậu sinh như cháu

Dẫu là tiếng bấc, tiếng chì
Can chi để dạ, tạc ghi nơi lòng
Xuôi tay cũng đã về không
Thiên trường Địa Cửu thời "trông" được gì ...

"trông" chứ không phải "thông" nhe chú, vì Chú thì đã quá "thông", cháu không dám "thông" hơn Chú
Tạm biệt Chú
14/09/201520:45:44
Khách
Dạ thưa chú Nguyễn SG,
"Chính danh" hay không "chính danh" là bài học đầu tiên lớp đệ thất, cháu học được.
Ngay cả cái tên có "chính danh" hay không "chính danh" tự khắc người đọc sẽ hiểu, thưa chú Nguyễn SG.
Nếu chú thích tham dự hay không tham dự viết lách trên VB, cũng chẳng can chi. Nếu chú thích soi rọi hai chữ "Quốc và Công" cho đời thấy mà nễ phục, mà cảm phục thì cũng không can chi
Có thì phải khoe, đúng không chú....chuyện cuộc đời vẫn là như thế...!
Ví dẫu ai là anh hùng, hay anh hèn ...cũng không can chi !
Cháu rất là vinh dự và xúc động khi chỉ vì vài dòng của mình đã khiến chú thiệt là có hứng, nhất định mài gươm, mài bút để thắng cái giải gì đó như chú tâm sự
Tiếng Việt ta thật là phong phú chú nhỉ ?
Tiếng Việt của Tự Lực Văn Đoàn và của thế kỷ 21 này, của bên này và bên kia lại còn phong phú lắm lắm..
Cháu chỉ là hậu sinh, xin được dựa cột lắng nghe lời vàng ngọc của bậc Tiền bối như chú Nguyễn SG vậy ...
Mà thiệt tình, đối với cháu chuyện đời là thế...!
Chú có "hứng" viết nhiều nhiều, thật là điều tốt lành cho đám hậu sinh
Đối với cháu đọc hay không đọc, viết hay chẳng viết .... Vẫn không can chi

Dẫu là tiếng bấc, tiếng chì
Can chi để dạ, tạc ghi nơi lòng
Xuôi tay cũng đã về không
Thiên trường Địa Cửu thời thông được gì ...
Đúng hén Chú ...Chú NSG
Chào Chú, Chúc chú thân tâm đặng an lạc
09/09/201520:09:21
Khách
Thưa cháu Trần Nghĩa Minh,
Cưng quá giỏi , biết cả câu chuyên Bà Tám trong một vở kich rồi biến thành động từ Tám . Đây là một câu chuyện ly kỳ đã biến đổi ý nghĩa của Tiếng Việt . Tiếng Việt thiệt là “lưu chuyển” và luôn luôn “đổi mới” nên mai mốt có kịch bà Bảy và chúng ta lại có một động từ Bảy hoành tráng (chữ VC) để chỉ hài kịch . Nói nhỏ cho cưng nghe Tiếng Việt có tính cụ thể mỗi hành động mỗi sự việc đều có chữ . Nói để đở buồn thì là tán gẩu . Vui vẻ trong tình thân thì đấu hót , nói xấu ngườI sau lưng thì ngồi lê đôi máach còn đàm đạo khi trà dư tửu hậu . Tiếng Việt thời nay gọi là trao đội Chẳng thấy ai trao ai đổi gì sất cả . Tiếng Việt bây giờ đổi mới và lưu chuyển (?) thì chỉ cần một chữ tám
Sẵn đây chú tán gẩu với cưng về Tiếng Việt của Quốc và Công . Quốc nói giao lưu là nơi gặp của hai con sông . Cộng nói là giao hợp lưu động . Quốc nói Hành Kinh chỉ việc của phụ nữ Công bảo là Hành động trong Kinh nghiệm . Quốc nói đề xướng, đề nghị cộng nói đề xuất có nghĩa là đề nghị xuất tinh . Cộng chỉ cần một chữ bức xúc là chỉ hết mọi trang thái hỉ nộ ái ố vui buồn giận ghét Quốc nói cảm nghĩ cảm nhận cảm tưởng . Cộng chơi một chữ cảm giác dù rằng nó chẳng dính líu gì đến giác quan . Cộng rất làm biếng bệnh viện còn chữ viện lế phí còn chữ phí tiêu chuẩn còn chữ chuẩn, quyết định còn chữ quyết … lâu lâu còn chơi cái đảo ngược bảo đảm thành đảm bảo . Còn chữ năng nổ nữa mới là nổ dữ dội năng động nhiệt thành cộng láo cho năng nổ . Rồi còn nào là chia xẽ xẽ chia (có khi viết là sẽ nữa mới kinh ) trải nghiệm khắp mọi nơi , liên lạc thành liên hệ mất chữ tin tức tất cả mọi thứ là thông tinh ráo rọi . Phóng viên Ngọc Lan là tay tổ dùng quái ngữ . PV nhà ta viết là “phát hiện đám cháy bên kia đường” Chữ phát hiện hoành tráng bức xúc quá hả cưng . PV NL tuyên bố sẽ chữ phát hiện trật lất như trên cho đế cuối đời . Nào là đồn đoán, đồn thổi khiếu kiện lung tung mất trật tư. ..
Chữ nghĩa chỉ có đúng sai không có nhạy cảm . Đâu phải VC dùng chữ toàn trật lất đâu . Chữ hộ khẩu thay cho tờ khai gia đình thiệt là quá đúng . Có chữ khẩu nên tờ giấy đó có thể dùng để mua những thứ có thể đút vào mồm . Còn chữ chứng minh nhân dân thiệt là phân chia giai cấp rõ ràng . Mấy đảng viên VC chắc không có chứng minh nhân dân mà có giấy chứng minh VC chắc .
Cưng nghĩ sao khi người ta viết” trời hôm nay có khả năng mưa” thay cho “trời hôm nay có thể mưa” Chắc hôm nào chú phải viết một bài VVNM về thứ Tiếng Việt cà chớn trong nước theo chân những người dân đi đoàn tụ, những du học sinh , những cô dâu chú rể và những người đi diện HO như Dì Kim đi không mang theo quê hương mà mang theo một đống quái ngữ . Nếu thắng giải thì chú xin tặng hết cho cháu vì cháu đã gợi hứng cho chú viết để dự thi . Nhưng lại lo là không biết trình độ Tiếng Việt của chú chỉ lớp ba trường làng không biết có thắng được cái giải rút gì hay không ?
Cám ơn cháu Trần Nghĩa Minh
07/09/201500:09:20
Khách
Thưa chú Saigon Nguyễn, cháu xin có vài ý kiến:
-"Tám " là tiếng lóng, tên một nhân vật "bà Tám" trong một vở kịch.Ngườiđàn bà này hay bàn chuyện thiên hạ, Nó trỏ thành động từ "tám" ý nói bàn chuyện linh tinh, tào lao.
-Từ "tự biên, tự diễn" là từ được tác giả này dùng trong ngoặc kép, theo cháu, tác giả dùng chữ này có ý thức và có ý nghĩa chế diễu đó chứ.
-Từ "chất lượng" đã có dùng trước 75.
- Còn việc một tác giả trúng giải là do nhiều yếu tố như ý nghĩa, nội dung bài viết, cách viết, sức viết, thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc chứ không phải vì vài từ ngữ làm chú không.... vui này.
- Cuối cùng, ngôn ngữ không "quê một cục" . Ngôn ngữ lưu chuyển, thay đổi, hòa nhập trong đời sống qua lời ăn tiếng nói và chữ viết.Đôi khi nó thấm nhập mà mình nói hay viết một cách vô thức , Cháu có viết chút chút trong vài trang nhà nên cháu hiểu. Vấn đề là mình nên cẩn thận khi viết vì có những người nhạy cảm với một số từ ngữ
Chào chú
04/09/201505:50:42
Khách
Cám ơn anh Saigon Nguyễn đã có lòng chỉ dẫn cho một số từ ngữ dùng không chính xác hoặc "quê một cục" như anh nhận xét.
Ngôn ngữ luôn luôn phát triển và đổi mới. Sắp tới, Annie sẽ cẩn trọng và chọn lọc hơn khi dùng.
Rất mong nhận được thêm những lời góp ý chân thành của anh trong những bài viết tới.
Annie
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,860,528
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.