Hôm nay,  

Hạnh Phúc

14/08/201500:00:00(Xem: 12162)

Tác giả: Phan
Bài số 3598-17--30188vb6081415

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mùa hè của ông.

* * *

Năm nào cũng vậy, mùa hè Dallas đậm lên theo nắng, cứ vào cuối tháng bảy sang đầu tháng tám là nhiệt độ thời tiết đạt tới 3 số (tức 100 độ F - và từ đó tăng lên đến hết tháng chín). Nhưng khả năng sinh tồn của con người làm cho tôi không còn ngại nắng theo thời gian định cư.

Dù nắng vẫn làm rát mặt người này, rộp da người khác; nặng nề cho những người bị bệnh về da lại phải chịu đựng cái nắng khắc nghiệt nơi đây. Nhưng có ai dọn nhà đi không? Chắc những người có điều kiện đã dọn nhà đi những tiểu bang mát mẻ hơn. Và bao nhiêu người từ những tiểu bang có khí hậu lý tưởng như California chẳng hạn, sao họ dọn về Dallas để phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt này? Trò chuyện ra, cũng chỉ vì việc làm, đời sống sinh hoạt nơi đây rẻ, nhà đất rẻ, việc làm nhiều…

Như vậy, những người chấp nhận từ đầu và dần dần làm quen với thời tiết để sau nhiều năm đã cảm thấy bình thường với sự khắc nghiệt của thời tiết như tôi và nhiều người quen biết ở đây có cảm thấy hạnh phúc không? Và những người vì hoàn cảnh phải chạy theo cơm áo gạo tiền đến đây, họ có hạnh phúc không, với những thay đổi tệ hơn về thời tiết?

Đó mới chỉ là một yếu tố của đời sống là thời tiết. Trong khi đời sống con người còn bao nhiêu những yếu tố khác cộng hưởng để tạo nên hạnh phúc. Vì thế, câu hỏi về hạnh phúc được loài người đặt ra có lẽ còn trước câu hỏi tổ tiên của chúng ta là ai, từ đâu đến?

Loài người tính đến nay, chắc không ai lớn tuổi hơn đôi “dã nhân phương nam” mà có lần tác giả Huy Lâm đã nói đến. Xin trích đoạn, “Vào năm ngoái, có một nhóm khoa học gia tuyên bố là mới phát hiện được hai bộ xương ở trong những hang động cổ thuộc Nam Phi vào năm 2008. Mà việc tìm thấy hai bộ xương này cũng là một điều khá hy hữu do một cậu bé mới chín tuổi, con của một nhà khoa học, tình cờ phát giác ra. Sau một thời gian xem xét và nghiên cứu cấu trúc của hai bộ xương ấy, mới đây các nhà khoa học cho biết là có nhiều nét rất giống với người và sống cách đây gần 2 triệu năm. Người ta đặt tên cho chúng là dã nhân phương nam (southern apes). Và vì chúng có những đặc tính tiến hoá khác với những giả thuyết tiến hoá được đưa ra trước đây. Vậy phải chăng đây mới chính là tổ tiên của loài người chúng ta.

“Hai bộ xương hoá đá này cao khoảng 4 feet. Một thuộc nam giới có độ tuổi tương đương khoảng từ 10 tới 13 tuổi của người. Bộ kia thuộc nữ giới ở độ tuổi khoảng từ 20 tới hơn 30 một chút. Có người đùa rằng nếu hai bộ xương này có tuổi bằng nhau thì rất có thể đây là ông Adam và bà Eva như trong Thánh kinh có nhắc tới.”

Với đoạn trích do tác giả Huy Lâm lược dịch từ tạp chí khoa học Mỹ, thì dường như đôi dã nhân phương nam đã là thuỷ tổ loài người, (vì chưa tìm ra bộ xương hoá thạch nào có niên đại cao hơn). Nhưng hạnh phúc mà con người đi tìm kiếm từ khi tách biệt các loài động vật khác nhờ có tri thức đến nay vẫn là câu hỏi vì chưa có câu trả lời nào thoả đáng cho mọi người để cùng chấp nhận. Hạnh phúc vẫn như chiếc bóng mà mặt trời sau lưng; người ta lao tới nắm bắt chiếc bóng mình từ đời này qua đời khác, nhưng di sản để lại cho đời sau chỉ là những kinh nghiệm đuổi hình bắt bóng…

Gần đây, mùa tốt nghiệp đã qua, năm học mới đang bắt đầu, nhưng bài diễn văn của giáo sư George Saunders trong lễ bế giảng tại Đại học Syracuse - Hoa Kỳ, như loé lên được tia hy vọng cho con người đến gần hơn với hạnh phúc. Dĩ nhiên hạnh phúc ở đây cũng chỉ là tương đối cho người bình thường, (vì những người phi thường có quan niệm về hạnh phúc khác thường).

Giáo sư George Saunders đã mở đầu bài diễn văn như sau:

“Theo thời gian, những bài diễn từ như thế này đều rập theo cùng một kiểu khuôn mẫu truyền thống, ấy là: Một gã già nua, với những năm tháng tươi đẹp nhất đã lùi vào dĩ vàng, kẻ đã vấp phải không ít những sai lầm kinh khiếp (chính là tôi đây), đem đến lời khuyên chân thành cho một nhóm các bạn trẻ tuổi sáng lạn nhiệt huyết mà những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời còn đang ở phía trước (chính là các bạn).

Với người già, ngoài chuyện bạn có thể vay tiền họ hay đề nghị họ khiêu vũ một điệu nhảy cổ lỗ sĩ cho các bạn xem và tha hồ cười, họ còn hữu dụng ở một điểm, ấy là bạn có thể hỏi họ: “Nghĩ lại những chuyện ngày xưa, bác có tiếc nuối day dứt điều gì chăng?” Và họ sẽ kể bạn nghe. Đôi khi như bạn biết đấy, họ tự kể ra dù bạn chẳng hỏi. Thậm chí có khi bạn yêu cầu rành rọt là thôi đừng có kể ra, thế mà họ vẫn cứ kể…

Bài diễn văn “Vì sao chúng ta không tử tế hơn” của giáo sư George với sự mở đầu chân thành đến hiếm gặp trong đời sống hôm nay, đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của độc giả muôn phương. Đó không phải là “Niềm vui”, hay “Hạnh phúc” của tuổi già. Mà chính giáo sư George đã hiểu ra được và chia sẻ với mọi người về bản chất con người: chính là điều làm cho con người băn khoăn về hạnh phúc, nên từ đời này qua đời khác con người vẫn đi tìm hạnh phúc như hình đuổi bóng mà thôi.

Điều giáo sư George chỉ ra - cũng là điều làm cho bài diễn văn của ông được nhiều người đọc bởi ông có hướng giải quyết vấn đề khá cụ thể (không mơ hồ) như triết học từ những triết gia (càng ăn nói tối nghĩa càng nổi tiếng).

Giáo sư George đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể thành đạt hay không, ta có thể đạt tới một cuộc sống đầy đủ, thoả mãn, để thành người hạnh phúc hay không, khi chúng ta đang sống trong thời đại của tham vọng ngấu nghiến từng cá nhân; chủ nghĩa vật chất thống trị con người.” Và trả lời, thành công cũng chỉ là chiếc bóng mà ta rượt đuổi. Thành công sẽ nuốt chửng cả cuộc đời tham vọng mà hạnh phúc vẫn luôn ở phía trước… Nên thay vì đuổi bóng hạnh phúc thì hãy làm một bệnh nhân tích cực để tự chữa trị cho mình những mê lầm hoang tưởng. Hãy hướng mình theo sự tử tế thì ta không còn bé nhỏ, tầm thường. Đằng sau cá tính có phần tốt cả phần xấu của mỗi con người, là sự đích thực của bản ngã. Và bản ngã con người là “nhân tri sơ tính bổn thiện” thì sao không phát huy, mở lối cho bản ngã bừng sáng…”

Giáo sư George Saunders là một nhà văn nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Syracuse. Ông viết truyện ngắn, tiểu luận, truyện dài, và truyện cho trẻ em. Ông từng được nhiều giải thưởng cao quý.(Theo Thanh Xuân lược dịch từ New York Times )

Đọc bài văn “Vì sao chúng ta không tử tế hơn” của Giáo sư George Saunders. Tôi cũng biết đó chưa hẳn là chìa khoá mở ra hạnh phúc mà con người đã từng dày công tìm kiếm từ đời này qua đời khác. Nhưng cảm kích giáo sư đã chỉ ra một cách (một phần) làm cho mỗi người cảm thấy hạnh phúc là điều có thật khi ta bỏ xuống (bỏ bớt) sự ích kỷ.


Hạnh phúc - qua bao đời triết gia với thật nhiều những trang viết để lại cho hậu thế là những chiếc chìa khoá vàng mở ra hạnh phúc; hay viết về hạnh phúc là chiếc chìa khoá vàng, là phương tiện để những triết gia để lại tên tuổi mình cho hậu thế? Chúng ta có quyền hiểu theo suy tư cá nhân vì những trang viết thuộc về triết học cũng chỉ là những cảm nhận từ những triết gia.

Vậy khoa học tiên tiến của loài người hôm nay đã soi rọi được gì vào điều bí mật nhất của con người là hạnh phúc?

Với khoa học, các nhà nghiên cứu đã khám phá được lý do tại sao người Đan Mạch là những người hạnh phúc nhất trên trái đất?

Bạn đến Đan Mạch chưa? Tôi đã đến thiên đàng trên mặt đất ấy một lần. Tôi và những người bạn còn lơ ngơ, láo ngáo trong một thành phố yên tĩnh, không khí trong lành, không gian còn gần gũi với thiên nhiên thật nhiều, vào một sáng tháng năm…

Trên con đường còn lát đá xanh cho những chiếc xe ngựa thời vua chúa lăn qua lịch sử nước này, thì nay, dưới hai hàng cây xanh cao vút bên đường, mấy người phụ nữ trẻ, xinh đẹp, nhìn qua đã biết họ là những người hàng xóm với nhau. Họ đang cùng nhau đẩy những chiếc xe em bé. Nhìn là hiểu ngay những người mẹ trẻ đang đi thể dục buổi sáng, họ đẩy theo xe con nhỏ để chúng cũng được tắm nắng sớm và hít thở khí trời…

Nhìn bộ dạng, trang phục và… những gì thấy được thì phụ nữ Đan Mạch ra đường với bộ dạng nghèo hơn phụ nữ ở Mỹ. Nhưng họ không có cái vội vã, hối hả, và lo toan trong mắt như những người phụ nữ thật đẹp, ăn mặc, trang sức…, thật đắt tiền. Nhưng họ đi như ma đuổi trên đường phố Mỹ. (Phụ nữ ở Đan Mạch không có ai chết vì xe đụng bởi họ không kẹp cái điện thoại ở cổ lúc băng qua đường như phụ nữ ở Mỹ).

Tôi là người khách không mời mà đến Đan Mạch vào một sáng tháng năm. Tôi không hẹn mà gặp một người đồng hương. Anh quan sát chúng tôi tự bao giờ; anh tự đến chào hỏi chúng tôi bằng tiếng Việt giữa nơi tha hương; càng cảm động với chân tình…

Anh tên là Hạnh, một người đánh cá ở quê cũ. Hôm nay anh ra đường sớm vì phải đi mượn thêm bàn ghế đến nhà thờ để tổ chức buổi lễ tối nay, (giáo xứ hơn trăm người Việt sẽ vui mừng đón nhận một gia đình mới từ Việt Nam qua. Tối nay, gia đình may mắn nọ sẽ chính thức gia nhập vào giáo xứ của cộng người Việt nơi đây…

Anh Hạnh thấy chúng tôi lơ ngơ, láo ngáo trên phố lạ nên đến hỏi có phải là người Việt không? Rất cảm động khi anh vui mừng gặp được đồng hương, càng cảm động khi anh (biết chúng tôi là ai) mà vội mời về nhà ăn sáng - đơn sơ, đạm bạc - các bác đừng chê nhà em nghèo.

Anh tha thiết mời chúng tôi ở lại Đan Mạch đến tối để dự lễ gia nhập giáo xứ của một gia đình Công giáo Việt Nam mới thoát khỏi chủ nghĩa vô thần…

Anh. Một ngư dân Việt Nam. Ơn trên thiên vị đã cho anh tấm lòng theo suy nghiệm “người ta sống cần có một tấm lòng”. Hay chính cuộc sống ở Đan Mạch đã làm cho anh độ lượng, tha nhân, yêu người hơn chính mình… Tôi quý anh với tình đồng hương nơi đất khách một phần, phần lớn hơn là tôi tự thấy anh dường như đã hoà nhập được tự thân anh với không khí trong lành, không gian thanh bạch của Đan Mạch. Nói tới Đan Mạch, tôi nhớ tới anh. Người ngư phủ tên Hạnh.

Trở lại câu chuyện khoa học chứ không phải cảm nhận của riêng ai - Tại sao người Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới?

“Các chuyên viên về kinh tế của Trung tâm (Cage) thuộc Đại học Warwick (Anh) đã tìm hiểu căn nguyên khiến một số quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng hạnh phúc nhất trên thế giới. Họ phát hiện ra được các đặc điểm di truyền có thể là yếu tố then chốt, giúp lý giải việc người Đan Mạch thường xuyên được công nhận là hạnh phúc nhất thế giới.

Theo báo cáo được Viện nghiên cứu kinh tế Đức IZA đăng trên các số chuyên luận tham khảo của họ, nhóm nghiên cứu Anh đã sử dụng dữ liệu về 131 nước từ nhiều cuộc khảo sát quốc tế, kể cả cuộc thăm dò ý kiến thế giới Gallup, cuộc khảo sát giá trị thế giới và các cuộc khảo sát phẩm chất cuộc sống châu Âu. Họ đã kết hợp các dữ liệu liên quốc gia về khác biệt di truyền và sự hạnh phúc. Kết quả cho thấy, nhiều nghiên cứu xác nhận, người dân Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới.

Các nhà khoa học đã tìm được một yếu tố về người dân Đan Mạch gắn liền với các phiên bản nhất định của một gene có ảnh hưởng tới việc tái hấp thu serotonin, chất hóa học truyền dẫn thần kinh, được cho là quyết định tâm trạng chủ thể, trong bộ não. Khi so sánh với người dân ở các nước khác, người Đan Mạch ít khả năng có biến thể ngắn của gen này, vốn liên quan đến mức độ hài lòng về cuộc sống thấp.

Tiến sĩ Eugenio Proto, chuyên viên kinh tế của Cage, giải thích, các biến thể ngắn và dài của gene nói trên tương ứng với những khả năng khác nhau về tình trạng suy nhược lâm sàng, mặc dù mối liên hệ này vẫn còn gây tranh cãi. Phiên bản ngắn hơn của gene thường gắn với chỉ số loạn thần cao hơn và việc kém hài lòng với cuộc sống hơn.

Trong số các quốc gia được khảo sát, Đan Mạch và Hà Lan dường như có tỷ lệ người dân sở hữu phiên bản gene ngắn này thấp nhất. Dẫn đến kết luận: Chúng tôi phát hiện, khác biệt về di truyền của quốc gia càng lớn, mức độ hạnh phúc ghi nhận ở quốc gia đó càng thấp. Nghiên cứu của chúng tôi đã tính đến nhiều ảnh hưởng khác, kể cả GDP, văn hóa, tôn giáo, tình trạng địa lý và mức độ lớn mạnh của phúc lợi xã hội do chính phủ cung cấp…

Nhóm nghiên cứu tuyên bố, công trình của họ có thể cung cấp bằng chứng giúp chúng ta hiểu hơn về mối liên hệ giữa những đặc điểm di truyền với mức độ hạnh phúc của con người. Các chuyên gia kinh tế và nhà xã hội học do đó có thể phải chú ý nhiều hơn tới những biến thể về gen ở các dân tộc trên khắp thế giới.”

Tôi cũng đã đến Hoà Lan, có dịp nhìn ngắm căn nhà ông thủ tướng. Căn nhà không khác những mái nhà ven đường về miền tây Việt Nam. Trước nhà là ao sen, có thằng bé ở trần đang chống xuồng tam bản chui qua cây cầu nhỏ dẫn vào nhà ông thủ tướng.

Tôi quan sát được kỹ vì chiếc xe do chính tôi cầm lái phải nép vô lề đường, để nhường đường cho xe đối diện cũng chầm chậm vượt qua xe tôi - vì đường quá nhỏ.

Tôi đi thăm chị bạn đã thất nghiệp 12 năm. Ăn lương thất nghiệp ở Hoà Lan được tăng lương khi chính phủ quyết định mức lương thấp nhất là bao nhiêu thì người thất nghiệp cũng được tăng lương lên mức lương thấp nhất mà chính phủ mới ra quyết định. Hỏi sao chị không thanh thản sống, trồng hoa, xem ca nhạc… trong căn nhà nhỏ nhưng ấm cúng - chừng mực với thu nhập.

Khi chiếu rọi ánh sáng khoa học vào bản thể con người thì hạnh phúc có yếu tố di truyền ở mỗi chủng tộc khác nhau. Nhưng tâm linh con người có hạnh phúc không thì loài người không phân biệt màu da, tiếng nói, chủng tộc… mà sự khác biệt ở tư duy mỗi người về hạnh phúc sẽ làm cho từng người cảm thấy cuộc sống (cuộc đời) mình có hạnh phúc hay không?...

Phan

Ý kiến bạn đọc
09/06/201606:11:52
Khách
Đây là một trong bài viết kém của Phan.
Có những chỗ dùng từ ngớ ngẩn của VC như "suy nhược lâm sàng". Có những chỗ dịch ngây ngô như Mỹ nói tiếng Việt, thí dụ "người Đan Mạch ít khả năng có biến thể ngắn của gen này".
29/01/201619:18:03
Khách
Một , hai năm là thất nghiệp thật , 12 năm là ký sinh trùng cho xã hội . Hạnh phúc bà này ích kỹ hưởng trên công lao làm việc, đóng thuế của các công dân khác thật đáng xấu hổ .
14/08/201519:49:20
Khách
Bài hay. Đang suy gẫm. Cảm ơn tác giả đã cất công tìm tòi viết về một đề tài xem chừng dễ mà rất khó này.
14/08/201518:42:28
Khách
Đàn ba mỹ khổ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến