Hôm nay,  

Chỉ Có Hai Người

19/07/201500:00:00(Xem: 12103)
Tác giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 3576-17-30126vb8071915

Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Nhiều bài viết mới của bà sau này cho thấy cách kể, cách viết nhiều tiến bộ rõ rệt. Sau đây là thêm một bài mới.

* * *

Từ ngày ba bé Na bỏ hai mẹ con chị vĩnh viễn ra đi, gia đình chị sớm tối gì cũng chỉ có hai người: Đó là chị Mùa và Ngọc Na.

Vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa hoàn tất việc nhà vừa chu toàn việc đạo, việc đời chị Mùa được mọi người xem như một tấm gương để an ủi, khích lệ cho bản thân trong lúc yếu đuối, ngã lòng.

Tên Mùa thật xứng với chị, vì chị mở miệng ra thì bốn mùa hiện đủ, cây trái sum xuê. Sáng Chúa nhật thấy em nào mặt phụng phịu bước vào nhà thờ chị sốt sắng hỏi han:

- Bộ sáng sớm bị mẹ rầy sao mà mặt mày như hoa mai héo không có mùa xuân gì hết vậy con?

Hoặc:

- Ủa, con muốn gây chú ý sao trời nắng chang chang mùa hạ mà lại mang cái áo mùa đông vậy con? À, con bệnh hả, xin Chúa chữa lành cho con nhe.

Vậy đó, tuy nói năng bốp chát, thẳng thừng nhưng chị được các cháu thương yêu vì chị lo cho các cháu như lo cho bé Na con chị.

Qua Mỹ được tám tháng nhẫn nại học lái xe, vừa lấy được bằng lái thì chồng bắt đầu ngã bệnh: ruột, gan, tim, thận bấy lâu nay nằm im chịu đựng nay bắt đầu chỗi dậy hết bệnh này đến bệnh kia hành hạ cơ thể ông. Ông được gắn máy trợ tim, mỗi tuần ba ngày đi lọc thận, soi ruột, khám gan, chị quay như chong chóng mới lo nổi cho chồng. Chị nghĩ: “Mỹ quá tốt rước người qua rồi nuôi dưỡng, trị bệnh, chăm sóc từ chút một. Trẻ con đi học thì không phải đóng tiền, không mua sách vỡ, không đưa đi vì có xe đón, ôi trăm thứ đổ đầu tầm. Nếu còn ở Cambodia chắc ổng chết sớm; chị thì sẽ vất vả mua gánh bán bưng mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con ăn học.”

- Cũng may tôi vừa lấy được bằng lái nên chở ổng ra vô bệnh viện chứ mỗi chút mỗi gọi chín một một (911) thì hao tốn cho chính phủ quá. Tuổi ổng như lá vàng trên cành chờ gió mùa thu thổi mạnh là rụng cô ơi. Cũng may là vừa qua đến Mỹ thì đỗ bệnh, chứ còn ở Thái Lan chắc hổm rày ổng đã tàn đời như trời cuối đông rồi đó cô.

Chồng chị hơn chị hai mươi ba tuổi, chị vừa qua ngũ tuần ổng đã bước vào bát thập.

Đêm đêm chị thường nghĩ mà thương bé Na còn quá nhỏ, cha già con mọn, không biết ổng có sống nỗi để đi dự lễ tốt nghiệp Hight School của con không, rồi ngày con tốt nghiệp đại học, rồi ngày lập gia đình dự hôn lễ của con? Bao nhiêu câu hỏi đến với chị mỗi khi chị ngồi nhìn ông thiêm thiếp bên giường bệnh. Còn chị thì nửa thức nửa ngũ chập chờn trên ghế salon bên cạnh để giúp ông đi tiêu, tiểu, chị sợ ông té, sợ ông cảm thấy cô đơn. Vậy mà ông cũng không thắng được bệnh tật, ông đã bỏ mẹ con chị ra đi không hẹn ngày trở lại.

Kỷ niệm chợt ùa về trong tâm trí, vui ít, buồn nhiều. Năm 1996, chị trôi theo dòng đục qua tận Combodia rồi đến Thái Lan tị nạn, không người thân quen, không nơi nương tựa chị bắt buộc phải lấy chồng để có chỗ tựa nương. Khi ông ngõ lời chị không cần suy nghĩ lâu, hai tháng sau chị về ở chung một nhà với ông. Hai năm sau bé Na chào đời, uống dòng sửa ngọt ngào của mẹ được bốn tháng, chị bị ung thư tử cung. Không thể nuôi con, chồng lại theo cô gái khác, chị xé lòng gửi con về cho mẹ dưỡng nuôi. Nhớ lại cảnh rẽ ghé tan bầy lúc đó mà thương con khôn xiết. Chuyện tưởng êm xuôi nhưng không suông sẻ như dự tính, chẳng hiểu ai khai báo mà chính quyền biết bé Na là con của chị nên theo dõi bé để mong qua bé sẽ bắt được chị.

Năm ấy, vì phanh phui vụ vợ công an huyện bán vàng giả, chị nhận đòn thù của bà ta, đó là lệnh truy nã chị với tội danh mua bán súng đạn cho Polpot. Tờ báo có lệnh truy nã với hình chị ngồi trước một mớ súng đạn và lựu đạn, họ ghép vào thật tài tình. Nhìn thấy tờ báo chị đã rùng mình có một luồng điện chạy dài dọc xương sống, chị ghê sợ cho việc làm bỉ ổi, độc ác của vợ chồng tên công an huyện. Chị phải bỏ trốn qua Cambodia, lệnh ấy đến năm 1999 vẫn còn hiệu lực. Họ theo dõi con chị trong lúc bé Na đang bệnh nặng phải đưa vào bệnh viện huyện. Bà ngoại cháu thấy công an ra lệnh bác sĩ chích cho bé Na một mũi thuốc và bé cứ ngũ li bì suốt ngày suốt đêm không tỉnh.

Nhận hung tin gia đình báo, dầu bệnh tật đang hoành hành, chị quyết định về lo cho con rồi ra sao cũng được.

Đến Việt Nam chị ghé trình diện chính quyền địa phương và xin được lo cho con hết bệnh sẽ đi tù, chính quyền đồng ý. Chị đem bé Na về nhà đi bác sĩ tư, một tháng sau nhờ sống trong vòng tay mẹ và gặp bác sĩ giỏi, bé bình phục, chị xé lòng xa con vô tù chờ ngày xét xử. Một năm sau chị ra toà, gia đình bán đất lo luật sư cãi cho chị, chị nhận bản án bốn năm tù giam. Bé Na được ngoại nuôi nấng, hàng tháng chị gặp con một lần trong đợt thăm nuôi của gia đình.

- Ngày mai đúng năm giờ chiều mẹ phải chuẩn bị xong để mình đi cho kịp nhe mẹ.

Na vừa bước vào phòng chị.

- Tại sao con lại bảo “mẹ phải” như vậy là con ra lệnh cho mẹ làm theo ý con đó.

Chị nghiêm giọng dạy con gái.

- Xin lỗi mẹ, ý con nói là mình đừng trễ, mẹ nhớ mặc quần áo đẹp nhe mẹ.

Na ôm vai mẹ.

- Ùm, mẹ sẽ mặc aó dài Viêt nam được không?

- Dạ được, cám ơn mẹ.

Na hí hửng ôm hôn mẹ chúc ngũ ngon. Chị hôn lên trán con mấy cái nồng nàn.

Nhớ lại bốn năm ở tù mà thương con, thương mình. Những ngày khốn khổ cơ cực ấy chị không thể nào quên, bị hành hạ đủ kiểu, thừa đói thiếu ăn. Thức ăn gia đình gửi vào bọn cai tù lấy sạch những đồ ngon chỉ đưa cho chị chút đỉnh gọi là “có đưa.” Lại thêm căn bệnh ung thư chưa được trị dứt điểm hành hạ chị từng cơn. Hậu quả của mấy năm tù đày đó là những chứng bệnh khó trị mà chị phải mang đến bây giờ như bệnh bao tử, bệnh viêm khớp, bệnh thoái hoá cột sống, bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp thấp. Còn bé Na, mỗi lần vào thăm mẹ Na không chịu về, khóc đến sốt cả ruột, từ nhỏ Na đã là đứa bé suy dinh dưỡng lại thiếu tình thương mẫu tử nên đến ba tuổi bé mới chập chững tập đi những bước đầu tiên. Cũng có thể là hậu quả của mũi thuốc mà công an ra lệnh bác sĩ chích cho Na lúc ở trong bệnh viện? Mọi người đều nói: “Nó đi được là may mắn lắm rồi.”

Ký ức hồi sinh, lũ lượt kéo về cuồn cuộn như đám lục bình trôi giữa dòng nước xiết, chị không tài nào chợp mắt, trở mình hết bên nọ sang bên kia, hết lăn qua rồi lộn lại. Nghĩ đến ngày mai chị vừa vui mừng vừa ray rức: “Phải chi ba bé Na còn sống chắc ngày mai ổng sẽ mặc bộ đồ véc đẹp nhất, còn chị ngày mai sẽ mặc quốc phục của người Việt nam” Lúc nãy chị đã chọn bộ áo dài màu tím có cành hoa vàng vừa buồn vừa vui. Buồn vì không có ổng cùng đi, vui vì sự bất ngờ ngoài dự tưởng và những điều tốt đẹp đến với Na trong thời gian qua rất nhiều. Ngòai học bổng tám ngàn của trường UCI cho Na được theo học mấy lớp của nghành Y trong mùa hè này mặc dù Na mới xong lớp mười.

Tuần qua, Na nhận thư báo của VACOC em có tên trong danh sách được học bổng đặc biệt trong mùa hè này trị giá một ngàn đô la. Đây là chương trình: The Viêtnammese American Chamber of Commerce. Các em phải viết một bài viết nói về hoàn cảnh gia đình mình và ước mơ của các em học để làm gì? Học sinh của trường Garden Grove High School chỉ có Na được chọn.

Qua Mỹ, Na vào lớp năm, anh văn không biết một chữ, cha mẹ thì chỉ biết được hai chữ cám ơn (thank you) và xin lỗi (sorry). Gia đình Na như cá nhốt trong hồ được thả ra sông tự do vùng vẫy nhưng phải tự tìm cách thích nghi và làm quen với nước lớn, nước ròng. Ấy vậy mà em là học sinh giỏi liên tiếp mấy năm liền đủ thấy sự kiên nhẫn và chăm chỉ của Na. Năm nào em cũng nhận được học bổng, năm nào cũng nhận được giấy khen của tổng thống. Năm lớp bảy em tham gia đội tennis của trường và Na luôn đem phần thắng về cho trường trong các cuộc đấu. Tất cả đều ngoài dự tưởng của chị Mùa.

- Con nhỏ ốm nhom ốm nhách, ăn như mèo, vậy mà sao chơi thắng được mấy đứa Mỹ to con lớn xác tôi cũng không ngờ cô ơi.

Mỗi lần Na đoạt giải chị khoe với mọi người và lúc nào cũng càm ràm Na ít ăn, ốm yếu vậy mà sao có sức đánh nỗi trái banh chị cũng không hiểu.

Chị chép miệng trở mình cố dỗ giấc ngủ nhưng mãi đến nửa đêm vẫn cứ trăn trở. Khúc phim dĩ vãng kéo đến nhảy múa trong trí chị. Sau bốn năm tù chị dắt con tìm cách ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mà chị biết con chị sẽ không học hành đến nơi đến chốn với cái lý lịch có mẹ phản động bị tù đày. Chị qua được Cambodia vừa lo nuôi con vừa làm đơn xin đi tị nạn, chồng chị nghe tin này tìm về với hai mẹ con để được đứng chung vào danh sách mà đi đến nước thứ ba. Muốn cho con có cha nên chị tha thứ cho ổng và mở hồ sơ gồm ba người. Sau bốn năm chờ đợi hồ sơ chị cũng được giải quyết, nhanh hơn những người khác vì trong hồ sơ còn tờ báo có hình ảnh và lệnh truy nã chị. Gia đình chị được chấp thuận cho qua Mỹ. Chị mang niềm vui của ngày rời Cambodia vào giấc ngũ vừa chập chờn đến.


*

Sáng nay ánh nắng leo vô tận phòng kéo chân chị dậy. Một ngày mới bắt đầu với sự nôn nao khó tả. Năm giờ rưỡi chiều hai mẹ con chị đã vào hội trường. Khung cảnh được trưng bày đẹp mắt, lần đầu tiên chị bước chân đến nơi mà tất cả mọi người đều nói cùng một thứ tiếng, tiếng Anh. Chị như người từ hành tinh khác đến, bỡ ngỡ, lạ lẫm, hết nhìn hướng này lại quay sang hướng kia, chị nghĩ thầm: “Người Mỹ sao lịch sự quá”, ai cũng tươi cười bắt tay và “Hé lô” với chị dầu chị mới gặp họ lần đầu.

Từ ngày qua Mỹ, may mắn được ở miền nam Cali, người Việt nhiều chị không cần phải nói tiếng Anh vì mọi nơi đều có người Việt từ: bệnh viện đến nhà băng, chợ, nhà hàng, mọi dịch vụ hầu như của người Việt làm chủ giống như ở Việt Nam. Chị ít học nên hết làm mướn chỗ này thì lại giúp việc nhà chỗ nọ để đủ tiền lo phụ thêm gia đình cùng với số tiền chính phủ trợ cấp cho ba bé Na. Đến khi ổng qua đời chị cũng xin được tiền trợ cấp về bệnh tật. Không đủ chi phí chị phải làm xôi, bánh, chở tới những khu nhà quen nhiều người Việt để bán kiếm thêm tiền, chị cũng nhận nấu cơm mướn cho những em sinh viên sống trong khu chung cư. Chị có bao giờ đi dự tiệc tùng đình đám gì đâu ngoài mỗi chúa nhật đi nhà thờ và thỉnh thoảng dự sinh nhật của anh chị em trong hội thánh. Chị đâu được đến những chỗ sang trọng lịch sự theo kiểu Mỹ như vầy, thật hãnh diện.

Mấy ngày trước chị đã nhờ Mục sư quản nhiệm dịch cho chị biết con chị đã viết những gì mà được thưởng học bổng đặc biệt. Cầm trang giấy đã được dịch qua tiếng Việt chị ngấu nghiến đọc. Dòng chữ nhập nhoè mờ đi trong mắt chị, đây là nỗi lòng của con chị sao? Một đứa con gái mảnh khảnh mái tóc dày nặng hơn thân mình giống như một thân cây thiếu nước cằn cỗi nhưng tán lá lại sum suê, quả là nghịch lý khó nhìn. Mười lăm mùa xuân trôi qua trong đời Na, có bao nhiêu mùa Xuân hạnh phúc? Na viết:

“Tôi sanh ở Thailand, di chuyển về Việt Nam, di dân đến Cambodia, và chỗ đến cuối cùng của tôi là Mỹ Quốc. Hầu hết tuổi thơ tôi trải qua ở những Nước Thứ Ba. Thật không dễ nhưng tôi rất may mắn có được người mẹ tự lập tuyệt vời luôn phải chiến đấu gian khổ mỗi ngày ở Cambodia để mua cho tôi bữa ăn và quan trọng nhất là, vốn liếng học vấn. Tôi lớn lên trong nghèo khổ nhưng lần nữa tôi tự xét mình rất có phước vì tôi được đến trường. Mỗi ngày sau giờ học ở trường, tôi phải giúp mẹ tôi đi bán đồ ăn để trong xe đẩy nhỏ.

Thời gian trôi nhanh ngày qua ngày và cuối cùng đến ngày mà đời tôi được thay đổi. Tháng Bảy ngày 28, 2009, là tháng, ngày, năm mà đời tôi được biến hóa thành ơn phước lớn hơn nữa. Đến Mỹ trong hoàn cảnh khó khăn cho gia đình tôi vì chúng tôi không có thân nhân, chỉ có cha tôi, mẹ tôi, và tôi. Dù thử thách, tôi tiếp tục tiến tới. Cho đến khi một thử thách khổng lồ đến trong đời tôi, ngày cha tôi qua đời. Đó là thử thách lớn nhất mà tôi từng đối diện. Tất cả gì tôi còn lại là mẹ tôi trong một xứ sở cô đơn, trống rỗng, và trũng vắng này.

Không chỉ vậy, mẹ tôi lại bệnh nặng ngày này qua ngày khác. Mẹ bị đau lưng nặng không thể chữa. Mẹ và tôi phải sống nhờ trợ cấp chính phủ và vật lộn ngày qua ngày để sống không bóng dáng người đàn ông trong đời sống chúng tôi. Những bữa ăn tối chỉ có hai chúng tôi ngồi quanh bàn nhỏ, xem TV cũng chỉ hai người, đi nhà thờ cũng chỉ hai người, lái xe đi những nơi xa cũng chỉ hai người, chia sẻ tiếng cười và nỗi buồn cũng chỉ hai chúng tôi. Người mẹ bệnh tật của tôi không chỉ phải hoàn thành bổn phận làm mẹ nhưng cũng kiêm bổn phận làm cha. Tôi không muốn thấy mẹ tôi phải chiến đấu mỗi ngày như lúc ở Cambodia để kiếm cho tôi một bữa cơm và vốn học vấn vì đây là Mỹ Quốc.

Mỹ Quốc, một vùng đất của những cơ hội, vùng đất nơi tất cả mọi người được sanh ra bình đẳng, tôi muốn có được cơ hội "bình đẳng" như người khác. Tôi muốn có được cơ hội để thành công, tôi không muốn bị nản lòng vì việc vật lộn tài chánh của tôi. Mẹ tôi đã chiến đấu đủ cho tôi rồi, tôi cần nắm vai trò đó và báo đáp mẹ về công lao động nặng nhọc của mẹ.”

Chị cũng nhìn vào tờ giấy tiếng Anh, lướt mắt qua từng dòng nhưng không đọc được gì.

I was born in Thailand, moved to Vietnam, migrated to Cambodia, and my final destination was America.

Most of my childhood was well spent in Third World Countries. It was not easy but I was very fortunate to have a great, independent mother who fought hard every day in Cambodia in order to buy me a meal and most importantly, an education. I grew up in poverty but again I considered myself blessed because I was able to go to school. Every day after school, I would have to help my mother going out to sell food in our small cart. Time flew days by days and it finally came to the day where my life was changed. July 28, 2009, the month, the day, and the year that my life transformed into a bigger blessing. Coming to America was a difficult situation for my family because we have no relatives, it was just my father, my mother and me. Despite the challenge, I kept moving forward. Until another huge challenge came into my life, the day my father passed away. It was my biggest challenge that I have ever faced. All I have left was my mother in this lonely, emptied, and hollowed country. Not just that, my mother is very ill from day to day. She has major back pain which cannot be cured. My mother and I have to live from governments support and struggle from day to day living without a man figure in our lives. Dinners were just the 2 of us sitting in our small table, watching television were just the 2 of us, going to church were just the 2 of us, long drive to places were just the 2 of us, sharing laughter and sadness were just the 2 of us. My ill mother not only has to fulfill the mothers responsibility but also the fathers responsibility. I do not want to see my mother having to fight every day like it was back in Cambodia to find me a meal and education because this is America. America, a land of opportunities, a land where all men are created equal, I want to have a chance to be “equal” as other. I want to have the opportunity to success, I do not want to be discouraged by my financial struggle. My mother has fought enough for me, I need to take on the role and repay her for her hard work.

*

Chị Mùa ngó chăm lên sân khấu, niềm hạnh phúc trào ra theo hai giọt lệ nóng hổi lăn xuống đôi má có điểm chút phấn hồng do bàn tay của Na giúp chị. Na bảo: “Con muốn mẹ đẹp hơn một chút.”

Buổi lễ bắt đầu với giây phút chào cờ và mặc niệm. Một tay chị đặt trước ngực phía trái tim đang đập thình thịch, tay kia chị choàng qua eo con với tình yêu vô bờ.

Nhớ lại những ngày tháng chân ước chân ráo đến Mỹ, không có bà con, bạn bè, tiếng Anh thì mù tịt, có vài từ, vậy mà chị phải đương đầu với trăm thứ chuyện. Rồi mọi việc cũng xong, khó khăn nhất là học thi lái xe, thi viết bốn lần, thi thực hành cũng bốn lần mới đậu.

Hình như số bốn là số dành cho đời chị.

Sinh bé Na vừa được bốn tháng thì chị bị ung thư tử cung. Vì bị vu khống, chị phải vô tù ngồi gỡ hết bốn cuốn lịch. Hồ sơ xin tị nạn bốn năm mới được giải quyết. Qua Mỹ bốn năm chồng chết. Bỗng dưng chị thấy ghét con số bốn như ghét cái cơn mưa cuối mùa bỗng dưng ập xuống mà lúa thì đang phơi đầy sân không kịp cào để bị mưa ướt.

Chị quay nhìn Na, con gái đang chăm chú nhìn lên lá quốc kỳ và lẩm nhẩm hát theo.

Sau khi ba Na mất, chị thường an ủi con: “Tội nghiệp con tôi không có cha lo lắng cho…”

- Mẹ nói lạ quá, từ lâu rồi mẹ đã vừa làm mẹ vừa làm cha của con mà.

Na nhanh nhẩu.

Phải, từ lâu rồi chị đã vừa làm mẹ vừa làm cha vì bé Na có cha nhưng như không có, mọi việc chị một mình tất tả lo toan cho Na.

Phần chào cờ và các nghi thức đã xong, đến phần trao qùa. Khi xướng đến tên, Na rời ghế bước lên sân khấu trong tràng vỗ tay vang vội.

Đứng cạnh hai bạn lớp 12th, với chiếc đầm trắng ngang đầu gối nhìn Na nhỏ bé quá. Na không có vẻ gì hồi hộp hay lúng túng, Na tự tin tươi cười bắt tay từng người trong ban tổ chức và đại diện chính phủ chúc mừng.

Na giống tính mẹ: cứng rắn, nhẫn nại, chịu khó, chuyên cần, quyết tâm. Đã làm gì thì cố làm cho tốt nhất, đã học thì phải học cho giỏi, đã chơi thì phải thắng.

Ý chí đó giúp chị an tâm hơn về Na. Phần chị sẽ cố gắng hết sức giúp con vượt khó khăn trong khả năng của chị.

Chị nhất định phải mạnh mẽ, phải thắng những yếu đuối theo thói thường mà bước về phiá trước với con bởi vì như Na đã viết, tất cả mọi việc, mọi sự đều: “…chỉ có hai người.”

Garden Grove, 7/14/2015

Nguyễn thị Hữu Duyên

Ý kiến bạn đọc
23/07/201510:27:16
Khách
Em đọc truyện này em khóc từ đầu đến cuối, cám ơn cô HỮu Duyên. HỔng biết có ai hay chỉ mình ên em là mít ướt khi đọc truyên này của cô
23/07/201501:47:12
Khách
Chào bạn Lệ Quyên. Bạn có thể phone trưc tiếp với chị Mùa tên thật là Thu Sang #714383 5998. Bé Na tên thật là Kim Ngoc. God bless you.
22/07/201521:38:45
Khách
Ca´m ơn bạn Lệ Quyên. Nếu bạn muốn giúp cho be´ Na. Tôi xin gửi bạn sô´ phone của chị Mùa mẹ be´ Na. Chị tên thật laˋ Thu Sang. Be´ Na tên thật laˋ KIM Ngọc. 714 383 5998.
Chân thành cám ơn bạn. HỮU DUYÊN.
Mời bạn đo´n đọc truyện kê´ no´i vêˋ Bé Na đi học heˋ ở. UCI. TƯẠ TRUYỆN «SANG BẰNG GIAI CẤP».
22/07/201512:15:03
Khách
Cam on tac gia Huu Duyen,ve cau chuyen cam dong nay. Chung toi muon giup do gia dinh co be nay bang cach nao ?
21/07/201511:32:17
Khách
Rất là cảm động, cám ơn tác giả cho toi có cái nhìn thực tế về nước Mỹ.
21/07/201510:35:44
Khách
Cám ơn tác giả bài viét cảm động. Tôi có biết chút ít về gia đình của 2 mẹ con khi họ còn tỵ nạn ở Cambodia. TÔi không ngờ gặp lại họ ở đây, Cám ơn Chúa vì mọi điều tốt lành Chúa làm cho những người nghèo khó
Luôn tiện nhắn gởi BBT của Việt Báo, nhiều lần đăng các tin bài của tôi. Dù.....
20/07/201521:37:42
Khách
co be gioi qua
19/07/201517:02:52
Khách
Bài viết rất hay. Xin cám ơn tác giả. Xin chúc gia đình tác giả và gia đình chị Mùa bình an, mạnh khỏe và nhiều may mắn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến