Hôm nay,  

Người Mỹ Tốt Bụng

11/07/201500:00:00(Xem: 12751)
Tác giả: Vô Sắc
Bài số 3568-17-30118vb7071115

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên Sac Vo, sinh 5/10/1942 tại Huế, nguyên là giáo chức, động viên khoá 3/68 Thủ Đức. Cấp bậc trong quân đội Trung uý. Biệt phái về Bộ giáo dục tháng Chín 1969. Sau tháng Tư 75, đi tù 6 năm. Qua Mỹ diện HO 21, đinh cư tại thành phố Tucson từ 12/22/93 đến nay. Gia đình gồm vợ, 6 con năm gái, một trai, tất cả đã có gia đình và đều cư ngụ tại Mỹ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: “Những Police Mỹ mà tôi gặp”. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.

* * *

Gia đình tôi sang Mỹ theo diện HO 21. Theo chương trình định cư nhân đạo của chính phủ và nhân dân Hoa kỳ dành cho những quân dân cán chính của VNCH và những nhân viên phục vụ trong quân đội cũng như các cơ quan của Mỹ, sau tháng Tư năm 1975 bị cộng sản bắt tập trung ở tù cải tạo có thời gian trên ba năm.

Thông tin được truyền miệng từ những tù cải tạo vào năm 1989, nhiều anh em nhanh chân nạp hồ sơ, đã qua phỏng vấn và được chấp thuận, từ giã đất nước ra di theo diện HO 1 trong năm 1990. Tôi có thâm niên qua các trại cải tạo của Cộng sản 6 năm, nhưng mãi đến HO 8. Đây là đợt HO có cựu tù nhân ở Huế được lệnh gọi phỏng vấn đông nhất,150 chủ hộ, tổng số vợ, con trong gia đình ăn theo lên đến trên 5, 6 trăm người.

Ga Huế, suốt mấy tuần vào mùa Xuân năm 1992, các chuyến tàu Thống nhất trung chuyển từ Huế vào Sài gòn đầy ắp các gia đình HO. Lượng người đi quá đông nên việc chạy vé cho kịp thời gian vô cùng vất vả, có gia đình phải chấp nhận rời Huế trước cả tháng,sân ga thì ngày nào cũng tấp nập, xôn xao.

Thấy tình hình đầy triển vọng, gia đình tôi mới quyết định chạy muợn tiền nạp hồ sơ. Sở dĩ cứ đắn do, một phần không có tiền lo dịch vụ, một phần sợ dây chỉ là chiêu trò của Cọng sản làm mồi nhử, để đo xem còn ai chán ghét chế độ, lòng vọng về người Mỹ, để tập trung lại, bắt vào tù tiếp, tạo nỗi sợ hãi, hòng giữ vững chế độ. Bao nhiêu năm sống trong chế độ lừa lọc, gian manh, tàn bạo, dối trá, con chim một lần thoát chết vì bị bắn, khi nhìn thấy cành, nhánh cây cong còn tưởng cây cung.

Hồ sơ nạp xong, giữa năm 1993 tôi nhận đựợc giấy gọi phỏng vấn. Thời gian này hình như chính phủ Mỹ muốn giải quyết nhanh chương trình, nên dồn dập mỗi tháng có một HO kế tiếp được gọi phỏng vấn.

Gia đình tôi bồng bế nhau đi Sài gòn. Chúng tôi có cô con gái thứ tư đang học năm thứ hai tại trường Đại học kinh tế Đà nẵng, hộ khẩu gia đình đã gạch tên để nhập trường. (Sau thời điểm 1987 con cái sĩ quan chế độ miền Nam mới có cơ hội đươc thi đậu, trước đó đừng hòng vì theo qui chế con sĩ quan bị đi tù nằm ở diện ưu tiên thứ 13.) Cháu xin tạm nghỉ học để vào phỏng vấn; Cháu gái thứ năm phải chờ thi tốt nghiệp cấp 3 Phổ thông Trung hoc xong, sẽ vào sau.

Hai yếu tố trong hồ sơ của tôi có thể trở ngại cho vấn đề phỏng vấn, như đã nói, cháu đang theo học tại Đà nẵng đã cắt hộ khẩu ra khỏi gia đình. Thứ hai giấy ra trại của tôi, chính quyền Cọng sản dùng mẫu in sẵn năm 1978, sửa năm phóng thích năm 1980. Vào phòng phỏng vấn mà trong lòng hồi hộp, sợ bị bắt trở về Huế xác nhận, sẽ tốn kém mà lại không biết đường đâu mà chạy

Sáng hôm trình diện tại nơi phỏng vấn, cả gia đình tập trung ngoài phòng số 3 trên tầng lầu 2. Phỏng vấn trước tôi là gia đình của người cựu cảnh sát, kết quả phải về Huế xác nhận hộ khẩu nội trong ba ngày. Người phỏng vấn là bà trưởng phái đoàn, bà Mỹ da đen. Các anh em HO trước bảo tôi là bà này là khó lắm.

Khi nghe gọi tên vào phòng, lòng hồi hộp, tay giữ cửa, tôi đẩy năm mẹ con vào trước. Căn phòng như sáng lên vì đàn bướm đang khoe sắc với năm chiếc áo dài năm màu, cậu con trai nối tiếp, sau cùng tôi mới khép cửa bước theo. Liếc nhìn lên đoàn phỏng vấn tôi thấy bà Mỹ da đen trưởng đoàn đang vỗ tay, mở miệng tươi cười. Chắc bà ta thấy vui mắt với 5 màu áo dài của mấy mẹ con, nghĩ vậy, tôi thấy an tâm hơn.

Buổi phỏng vấn trôi qua thật nhanh, sau khi cả gia đình được lênh dưa tay phải lên tuyên thệ: Tất cả lời khai đều là sự thật. Bà trưởng đoàn chỉ hỏi qua loa, nhập ngũ năm nào, ở tù bao lâu... Xong bà quay qua dỡn với thằng con trai 11 tuổi.

- Có vợ chưa ? Và cười.

Không đợi nó thưa, bà hỏi tiếp.

- Anh chị còn đứa con gái đầu, có muốn cho nó theo không?

Tôi hiểu ý. Nếu xin đi có lẽ bà sẽ cho phép được bổ túc hồ sơ để đi cùng, vì cháu chồng từ năm 1989, hiện không có hồ sơ xuất cảnh. Nhưng bổ túc thì gia đình phải chờ thêm một thời gian nữa không biết bao lâu, trong lúc lại quá khó khăn về kinh tế, cần đi gấp. Hơn nữa vợ chồng cháu đang thay tôi săn sóc mẹ già trên 80. Tôi thưa:

- Cháu đã có chồng,có con dại, đang có thai và đang thay gia đình săn sóc mẹ tôi già yếu.

Bà không đề cập đến nữa và long trọng tuyên bố:

- Nước Mỹ chấp nhận cho gia đình anh được định cư tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Ky.

Lòng nhẹ nhõm, tôi cám ơn phái đoàn, cám ơn nhân dân Mỹ, đã thông cảm hoàn cảnh của anh em cựu tù nhân chúng tôi, mà ra tay cứu vớt.

Vậy là bỏ lại quê hương, mồ mả, mẹ già và cả đứa con gái đầu, gia đình chúng tôi bước lên máy bay vào đầu tháng 12 năm 1993, ba tuần lễ trước lễ Giáng Sinh.


Vừa đáp xuống sân bay gia đình tôi được đại diện của Hội USCC, hội thiện nguyện của Thiên Chúa giáo Hoa kỳ, đón, đưa về khu chung cư thuê sẵn. Vì gia đình tôi có đến 7 người, hội thuê cho hai căn, mỗi căn gồm hai phòng ngủ, một phòng khách, một nhà vệ sinh và một khu nhà bếp. Giá thuê mỗi căn là 250$., tiền nước chủ nhà bao, người thuê phải trả: điện, gas, điện thoại, cable TV. Hằng tháng mỗi người được trợ cấp 230$ không kéo dài quá 6 tháng. Hôm đầu tiên, bà MaMa (tên gọi của bà thiện nguyện già trên 70, có họ Mac Namara) người của hội dẫn đi chợ, mua đồ dùng trong nhà và thức ăn. Bà dặn dò mua những gì cần thiết, nên mua thức ăn bình thường, đừng lấy thức ăn sang, không đủ tiền chi tiêu trong tháng đâu.

Ngày qua Mỹ, đứa con gái thứ hai nhưng lớn nhất trong các con cũng đã 24, cô út 18, tất cả đều qua phổ thông trung học tại Việt nam, nên muốn tiếp tục sự học phải vào colege sau khi cư trú tại tiểu bang trên một năm mới khỏi nạp tiền học phí. Khổ nhất là việc đi lại, may thời gian qua sau, nhiều gia đình người Việt đến trước tận tình giúp tập lái xe cũng như chở đi đây, đi đó.

Được chừng 3, 4, tháng tui xin được job, lương khởi đầu 4$25 một giờ, như vậy tiền trợ cấp bắt đầu cắt bớt. Bốn cô con gái phải bươn chải kiếm tiền thêm để phụ chi tiêu trong gia đình và góp nhặt mua gấp một chiếc xe làm phương tiện đi lại chung cho mấy cha con. Các con tôi xin việc tại các nhà hàng, đứa chạy bàn đứa đứng bếp, tội nhất là cô con gái thứ ba, tốt nghiệp khoá hộ sinh chờ chỗ làm bỏ ra đi, nay tới được nước Mỹ thì phải làm công việc nặng nhọc, đêm nào về hai chân sưng húp, còn con gái út như chim non mới ra ràng dang tập vỗ cánh, cứ 5 giờ 30 sáng phải lò mò đến nhà người quen, đi xe nhờ vào hãng điện tử, xin làm công nhật.

Đây là những ngày tháng thật gian nan, nhiều khi tôi không khỏi bị chao đảo, tinh thần có lúc suy sụp, cứ tự hỏi việc chọn đi Mỹ đúng hay sai. Nhìn các con cực nhọc quá mức, thấy tương lai mờ mịt, việc vào được đại học sao có vẻ xa vời.

Những rồi sự quyết tâm phấn đấu vươn lên dần có kết quả. Thời mới đến, mấy cha con theo học lớp ESL mở tại hội USCC, nhưng khi đã đi làm ban ngày thì không thể tiếp tục học Các lớp này được nữa. May sao có Bà giáo Sharon Olbert, cũng là một giáo sư dạy college, biết hoàn cảnh khó khăn của các cháu và gia đình, tự nguyện ngỏ ý là bà sẽ tiếp tục hướng dẫn tiếng Anh riêng cho mấy chị em, mỗi đêm 2 giờ.

Thấy các cháu, dù ban ngày đi làm vất vả để phụ với gia đình, ban đêm vẫn chăm chỉ trau dồi học hành, Bà Sharon rất thương nên tận tâm kèm dạy. Nhờ vậy, năm sau các cháu đều đã đủ sức ghi danh thường xuyên vào College.

Hai ông bà John và Sharon Olbert là một gia đình Mỹ chính gốc. Không chỉ dạy tiếng Anh từ lúc đầu, mà cả hai ông bà đều tận tình giúp đỡ, dìu dắt các cháu suốt mấy năm đại học. Bốn năm sau hai cháu út tốt nghiệp đại học. Ngày các cháu ra trường, công ty ở Cali thuê mướn, hai ông bà còn lặn lội đi theo, giúp thuê nhà, mua xe.

Hai cháu lớn phải mất thêm 4 năm. Cậu trai sau cùng thì 11 năm sau mới ra trường. Năm 2008, sau khi tôi có quốc tịch, đã lo ngay việc bảo lãnh cho cháu gái lớn ngày trước còn kẹt lại. Hiện nay, vợ chồng cháu cùng các con cũng đã tới được nước Mỹ theo diện đoàn tụ.

Tất cả các con chúng tôi giờ đã ổn định, có công ăn việc làm đàng hoàng, có gia đình vững chãi. Sau cùng, cháu trai 11 tuổi khi được bà trưởng đoàn người da đen phỏng vấn hỏi đùa chuyện có vợ, nay đã có thể trả lời Bà là cháu đã có một gia đình hạnh phúc.

Nước Mỹ có thể đúng là thiên đường, nhưng không phải thứ thiên đường theo kiểu bánh vẽ. Cơ hội sẵn đó, đường đi sẵn đó, nhưng tự mình phải chọn đường mà đi. phải bỏ công bỏ sức, phải đổ mồ hôi mà đi cho tới đích. Xã hội Mỹ là một xã hội công bằng, kết hợp bởi những con người nhân ái, tốt bụng như ông bà John và Sharon Olbert mà chúng tôi đã gặp.

Thân tình giữa ông bà và gia đình chúng tôi ngày càng tốt đẹp hơn. Cả năm đứa con chúng tôi khi có vợ, có chồng, hai ông bà là thành viên tham dự sốt sắng nhất. Lẫ cưới các cháu, dù gia đình chúng tôi tổ chức ở tiểu bang nào hai ông bà cũng tìm đến góp chung niềm vui. Bây giờ dù đã về hưu, mỗi lần đi du lịch hay thăm con ở cùng tiểu bang với các cháu, hai ông bà đều tự động tìm đến thăm hỏi.

Không cùng một chủng tộc, khác biệt về giai cấp, nhưng tấm lòng ông bà John và Sharon Olbert thật là vị tha, cao thượng, bác ái. Nước Mỹ, một hiệp chủng quốc được kết hợp bởi nhiều thành viên như vậy thì đương nhiên đất nước đó, dân tộc đó phải thật sự vĩ đại. Bởi vậy Hiệp chủng quốc Hoa kỳ lập quốc hơn 300 năm mà đã lãnh đạo thế giới trên 100 năm và chắc chắn còn tiếp tục về sau nữa. Thật khó thấy một dân tộc nào đủ tầm vóc thay thế.

Về già, ngồi ôn lại chuyện cũ, nhớ lại năm tháng qua, chúng tôi biết ơn ông bà John và Sharon Olbert. Xin tạ ơn nước Mỹ, tạ ơn nhân dân Mỹ nói chung và ngợi ca những người Mỹ tốt bụng.

Vô Sắc

Ý kiến bạn đọc
12/07/201521:27:08
Khách
Rất cảm kích tấm lòng nhân ái của những người Mỹ bình thường.
Và cũng phải thán phục sự phấn đấu, ý chí cầu tiến của một gia đình Việt Nam trên một đất nước xa lạ.
Đất có tốt mà con người không cầy bừa, không góp công góp sức thì cuộc đời cũng không đạt được kết quả tốt đẹp.
11/07/201523:44:34
Khách
bài viết rất hay và đúng sự thật, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, cám ơn tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến