Hôm nay,  

Khổ Quá!

29/06/201500:00:00(Xem: 13827)

Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số 3556-16-30106vb2062915

Tác giả cư trú tại Davis, CA, đã góp nhiều bài đặc biệt và từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Sau một bài viết về chuyện gia đình và luật pháp tại Mỹ, từ 2012, thấy tác giả vắng bóng. “Khổ Quá” là bài mới của Lưu Nguyễn, đề cập chuyện bằng cấp viết tắt tại Mỹ. Tác giả viết “hy vọng mọi người đọc xong sẽ không phải than "khổ quá”.

* * *

Một người bạn mới đến Mỹ đã gọi tôi, sau khi đọc những trang quảng cáo trên báo, bà thấy đa số Bác Sĩ Nha Khoa dùng ba chữ DDS, trong khi một số khác lại dùng ba chữ DMD, kèm theo sau họ tên của mình. Bà thắc mắc không biết DDS và DMD có nghĩa là gì, bà nên chọn Bác Sĩ Nha Khoa “loại” nào, DDS hoặc DMD thì tốt hơn ?

Qua tìm hiểu, tôi giải thích với bà rằng: những mẫu tự bà nhìn thấy như D.D.S hoặc D.M.D là những chữ tiếng Anh viết tắt (abbreviations)

dùng để chỉ định, học vị ghi trên văn bằng (degree) của người được nhận. DDS viết tắt từ học vị “Doctor of Dental Surgery”, còn DMD được viết tắt bởi hàng chữ “Doctor of Medical Dentistry”, (nguyên thủy được viết bằng tiếng Latinh: “Dentariae Medicinae Doctorae” degree or DMD degree).

Thực tế giữa DDS/Doctor of Dental Surgery và DMD/Doctor of Medical Dentistry, cả hai (văn bằng) học vị đều gía trị như nhau, không có gì khác biệt ngay cả về thời gian theo học, thực hành bài bản đào tạo trong “The Dental Program (DDS/DMD)" đều giống như nhau, kể cả sách giáo khoa, học trình thi tốt nghiệp và những điều kiện cần phải có, để được thi lấy bằng hành nghề.

Sở dĩ có sự khác biệt về cách ghi trên văn bằng của các Bác Sĩ Nha Khoa như: Doctor of Dental Surgery(D.D.S), Doctor of Dental Medicine, Doctor of Medical Dentistry (D.M.D) là do “lịch sử” của ngôi trường. Vì thế chúng ta đã nhìn những thấy “bảng hiệu” được “treo” trên trang nhà (websides) của ba truờng Nha Khoa (tiêu biểu) như sau:

- University of Maryland Baltimore College of Dental Surgery

- Columbia University College of Dental Medicine

- University of Iowa College of Dentistry

Ngoài ra, nếu bà nhìn thấy theo sau họ tên Bác sĩ Nha Khoa nào đó, chỉ có hai chữ viết tắt: DD/Doctor of Dentistry, thì vị DD này cũng không “kém cạnh” gì các đồng nghiệp DMD/DDS. (Trên thực tế, Bác Sĩ Nha Khoa họ không dùng hai chữ DD, bởi vì DD còn được viết tắt cho học vị “Doctor of Divinity/Tiến Sĩ Thần Học” không liên quan gì đến ngành Nha Khoa.

Khi đã giải thích như vậy, tôi nghĩ bà bạn thân yêu không còn thắc mắc về những chữ được viết tắt theo sau họ tên quý vị Nha Sĩ nữa. Nhưng sau đó bà lại gọi tôi hỏi tiếp:

- Tại sao trên danh thiếp Bác sĩ Nha Khoa của tôi, kèm theo sau họ tên, cũng đã có ba chữ DDS, lại còn được kèm thêm hai chữ MS nữa là ý gì vậy ?

 - À, MS được viết tắt bởi hai chữ Master Science (Master of Science). Việt Nam ta gọi MS là Thạc Sĩ Khoa Học. Văn bằng Thạc Sĩ này họ đã có, trước khi trở thành Bác Sĩ Nha Khoa.

- Vậy thì những Bác Sĩ Nha Khoa có thêm MS, chắc hẳn họ giỏi hơn, ngon lành hơn những DDS/DMD không có ghi thêm văn bằng MS phải không ?

- Những người Nha Sĩ có điền thêm hai chữ MS (Master of Science), hoặc có người còn "mưu mẹo" đánh lừa bà, khi dùng tới ba chữ, theo hai cách viết tắt, đó là MSD/Master of Science Degree, viết đảo ngược lại là DMS/Degree of Master of Science kèm theo sau học vị DDS/DMD.

Thực ra theo tôi nghĩ một Bác Sĩ Nha Khoa, dù có chịu khó viết “khoe” thêm mảnh bằng Master/Thạc Sĩ, cũng chỉ là bỏ thêm "màu mè" nhìn cho đẹp vậy thôi, làm gì có chuyện Master/Thạc Sĩ giỏi hơn, ngon lành hơn Doctor/Tiến Sĩ!

- Không ngon lành hơn, tại sao họ lại phải mất tiền đóng học phí, phải mất thêm vài năm học hành vất vả, sau khi tốt nghiệp Đại Học, họ mới có được mảnh bằng “mát tờ” này chứ.

- Dĩ nhiên là "phải mất" như vậy rồi. Nhưng theo tôi nghĩ: tiền của và thời gian “đầu tư ” vào việc học, chắc chắn là “phải được”, bà không nên nói là “phải mất”. Sở dĩ tôi nói “phải được” là vì, những người có thêm mảnh bằng Master, họ đã “được” sự tự tin hơn khi nộp đơn dự tuyển vào các trường Nha Khoa, cạnh tranh cùng với những “tử sĩ” mới hoàn tất bậc Đại Học, chỉ có văn bằng BS (Bachelor of Science/Cử Nhân Khoa Học),

- Vậy nếu chỉ có BS, thì khó mà được trúng tuyển phải không ?

- Không phải vậy, khó hay không khó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi ứng viên, vì tất cả đều được cạnh tranh công bằng.

Trả bài xong cho hai chữ MS, tôi nghĩ bà bạn gìa đã vừa lòng lắm rồi, nào ngờ vài ngày sau bà lại gọi đến, vừa nhấc phone lên đã nghe bà ra lệnh:

- Này, mau lấy giấy bút ra viết xuống, rồi giải thích xem những chữ này là thế nào nhá.

- Gì nữa đây má trạng sư ?

- Không gì, chỉ là những chữ: ADA, CDA, SMCDA, FADA, FADI, FADSA, FPFA, INC …

- Những chữ “này” bà lấy ở đâu ra ?

- Thì lấy ở các trang quảng cáo Bác Sĩ Nha Khoa đăng trên báo chữ Việt.

- Bà ơi là bà, mỗi khi dọn nhà đến chỗ mới, muốn “tìm” Nha Sĩ cho gia đình mình, tôi chỉ cần nhìn thấy ba chữ DDS/DMD là tôi đã tin tưởng vào tài năng của họ và yên tâm lấy hẹn rồi.

- Bà ở Mỹ đã hơn 20 năm, tôi mới đến Mỹ vài tháng, làm sao có thể yên tâm, không thắc mắc khi nhìn thấy những chữ viết tắt (rất bí hiểm), được mấy ông bà Nha Sĩ liệt kê ra, theo sau học vị DDS/DMD. Tôi cần học hỏi nơi bà.

- Khổ quá, tôi có phải là Nha Sĩ, hoặc phó Nha Sĩ trong nghề răng đâu, làm sao tôi biết được.

- Giúp tôi xem vài chữ mà đã than “khổ quá”. Vậy xin chào tạm biệt!

- Khổ quá, tôi nói thật lòng và cũng chưa nói hết ý, đã bị bà bạn thân yêu “xin chào tạm biệt” rồi cúp phone cái rụp!

Tôi không giận bà bạn mới qua Mỹ. Bà nghĩ tôi sống ở Mỹ đã lâu, tôi phải biết những chữ viết tắt của mấy ông bà Nha Sĩ đã viết ra đăng quảng cáo, khiến bà cũng như nhiều người đã phải thắc mắc. Bà đâu có biết trình độ “ESL” của tôi đây còn quờ quạng lắm lắm. Mỗi khi nhìn thấy những mẫu tự viết tắt là tôi lờ đi cho rảnh nợ.

Để làm vui lòng và cũng để làm hòa với bà bạn gìa ưa thắc mắc. Tôi đã phải mất nhiều thời gian mò mẫm, lật từng trang Dictionary ra đọc, tôi mới “ngộ” ra được ý nghĩa những chữ viết tắt theo sau DDS/DMS của các ông bà Nha Sĩ đăng báo quảng cáo chẳng hạn như:

ADA được viết tắt bởi hàng chữ: American Dental Association/Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Từ đó lần mò ra thêm ba chữ

CDA có nghĩa là California Dental Association, và SMCDA.

SMCDA(có thể) được viết tắt bởi dòng chữ San Marcos California Dental Association.

Cần viết rõ là “San Marcos California”, vì tiểu bang Taxas cũng có thành phố San Marcos mới bị mưa bão, lụt lội trong tháng Năm - 2015 vừa qua.

Người đọc sẽ dễ hiểu hơn, khi một vị Bác Sĩ Nha Khoa quảng cáo mình là “Hội Viên Nha Sĩ Đoàn Hoa Kỳ, California và thành phố San Diego chẳng hạn", thì họ nên lịch sự phụ chú thêm câu Anh ngữ, chẳng hạn như: American Dental Association, California Dental Association, San Diego California Dental Association.

FADA (có thể) được viết tắt bởi hàng chữ Fellow of the Academy of Dentistry America/Hội Viên của Viện Nha Khoa Hoa Kỳ.

FADI (có thể) được viết tắt bởi hàng chữ Fellow of the Academy of Dentistry International (hiểu nôm na) ông nha sĩ này khoe mình là “Hội viên của Viện Nha khoa Quốc tế”. Quốc Tế đem so với Quốc Gia thì ăn trùm rồi.

FADSA (có thể) được viết tắt bởi hàng chữ: Fellow of the Academy of Dentistry Science American/Hội Viên Hàn Lâm Nha Khoa Hoa Kỳ.

FPFA được viết tắt bởi hàng chữ Fellow of the Pierre Fauchard Academy (Dentistry). Tổ chức này được thành lập để vinh danh và phổ biến những thành tựu của tất cả Nha Sĩ lỗi lạc khắp thế giới. Chẳng biết ông nha sĩ này có thực sự "lỗi lạc khắp thế giới", hay chỉ nổ cho bà bạn gìa thêm thắc mắc, khiến tôi phải than "khổ quá".

INC tôi mò mẫm mãi vẫn chưa tìm ra ý nghĩa trong ngành Nha để trình cho bà bạn. Quý vị nào biết, xin chỉ giáo cho.

Đã gần 10 giờ đêm, nghe chuông điện thoại reo vang. Tôi vội nhấc phone lên, chưa kịp “alô”, thì bà bạn gìa đã oang oang một hơi dài:

- Chào buổi sáng tốt lành! Tôi không giận bà nữa, kể từ nay tôi không thèm để ý đến những chữ viết tắt, được viết kèm thêm, theo sau bằng cấp của mấy ông bà Bác Sĩ Nha Khoa làm chi cho mệt. Tôi đã hỏi thăm được và hiểu rõ rồi, ai cũng nói là những người thích viết thêm lung tung gì đó theo sau DDS/DMD chỉ là để “hù” thiên hạ, họ không có ngon lành gì hơn những người khác, cứ mặc kệ họ …

- Chào buổi tối vui vẻ, ngủ ngon! Phải chi bà “hiểu” được như vậy sớm hơn, thì tôi đâu phải vất vả lần mò, lật từng trang mấy cuốn Dictionary ra nhìn toét con mắt, để làm vui lòng bà một cách lãng xẹt.

- Lãng xẹt hả. Xin chào tạm biệt!

- Tạm biệt thoải mái, khỏi cần xin xỏ, ngủ ngon nha bà già!

- Ai là bà già???

Và vẫn như mọi khi, tôi chưa kịp "lại quả", bà bạn già đã cúp phone cái rụp!

Lưu Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
30/06/201506:39:34
Khách
Kính ông,bà Bảo,
Trong bài viết, MS được viết tăt cho văn bằng Master of Science. Còn học vị Master có liên quan đến DDS viết tắt là M.A.G.D.- Master of the Academy of General Dentistry. Không có chuyên ngành Nha Khoa nào được viết tắt bằng hai chữ MS.
Nha Khoa Nhi Đồng - Pediatric Dentistry trong hai năm Residency Bác Sĩ Nha Khoa có đưởc trả tiền lương (hơi ít).
29/06/201520:33:52
Khách
Sau khi tốt nghiệp một số học thêm chuyên ngành như nha khoa nhi đồng, nướu răng, chỉnh nha, niền răng, chuyên về răng gỉa, tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, những vị này hay thêm MS sau DDS của mình. Riêng về nhổ răng (Oral Surgeon) thì phải học thêm sáu năm nữa và thành MD luôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,162,176
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến