Hôm nay,  

Nói Chuyện Cúng Dường

16/06/201500:00:00(Xem: 11765)

Tác giả: Phan
Bài số 3544-16-30094vb3061615

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới của ông.

* * *

“Như thế nào gọi là hiểu đúng về Đạo Phật?” Tinh tú quay cuồng với mấy ly bia hơi của người bạn từ bên Hòa lan xách qua. Tôi cũng muốn hiểu lắm chứ, dĩ nhiên là hiểu đúng về đạo Phật. Nhưng câu hỏi do ông bạn ở Mỹ đặt ra, làm nên cuộc tranh luận trên bàn bia - tiếp bạn phương xa tới thăm - thì thật không đúng lúc. Nhất là thân hữu còn tranh luận về việc cúng dường! Tôi chỉ còn biết ngồi yên, lắng nghe, vì bia đời ngon quá thì đầu óc đâu mà nghĩ tới đạo…

Chuyện cúng dường cũng do một người bạn khác nói ra câu, thằng liều tha bia hơi từ bên Hòa lan qua Mỹ cho anh em hưởng thì hưởng đi. Nó “cúng dường” quá cỡ vì công cực hơn của mà. Ai ồn là dại. Cho tôi xin thêm một ly.”

Tôi hiểu ý người nói vì mắt hắn nhìn tôi đồng lõa.

Nói về bia Hoà lan mà thương hiệu nổi tiếng thế giới của họ là bia Heineken thì khỏi bàn cãi gì nữa! Đa số người Việt mới qua Mỹ cũng vẫn thích uống bia Heineken hơn bia Mỹ vì độ cồn của nó cao hơn. Còn người ở lâu xứ này lại qúy thời gian, cơ hội gặp bạn bè, không muốn say sớm về sớm. Riêng tôi đã mò qua tới xứ Hòa lan, hình ảnh khó quên không phải là hoa tulip mà là gầm cầu thang nhà ông bạn đón tiếp tôi, anh ta chứa tới hai mét khối bia Heineken, lý do là chợ onsale rẻ quá, mua để dành…

Thôi thì nhập gia tùy tục chứ ở Mỹ tôi chê bia Heineken đắng nghét. Uống Miller light dễ tiêu hóa khi ăn thịt; uống Coor light khi ăn seafood cho nhẹ nhàng… Nhưng lần đó qua Hòa lan tôi mới biết là bia Heineken ngon thật! Tìm hiểu ra mới biết là độ đạm, chất béo trong bia không bị giới hạn như Heineken xuất cảng qua Mỹ, nên uống chai bia Heineken bên Hòa lan ngon như một ly sinh tố lúa mạch.

Khi qua tới Đức, thấy người Đức uống bia còn nhiều hơn bên Hòa lan nữa. Ngồi vào bàn cơm nhà bạn, tôi thấy anh chồng của bạn tôi rót bia khơi khơi như mời uống nước! Tôi với anh ấy uống bia nâu là loại bia ngon nhất ở Đức, nhưng hơi nặng như bia trâu của Mỹ đen bên xứ này; cô bạn tôi một ly bia vàng ươm; thằng con trai lớn của cô ta đang học lớp 12 cũng một ly bia vàng óng; đứa con gái mới lớp 6 cũng một ly bia như anh trai - thấy ngon lành, muốn uống…

Rồi chuyện diễn ra thường lệ với ngày hai bữa cơm. Tới một sáng, tôi bưng ly cà phê thơ thẩn ra vườn ngắm hoa ở xứ khí hậu thật thích hợp nên hoa gì cũng đẹp, cây lá xung mãn… Gặp bạn tôi đang hái hoa vào nhà chưng. Tôi nói với bạn tôi, “Dù mình ra hải ngoại đã lâu. Nhưng con bà, con tôi còn nói tiếng Việt thì gia đình mình vẫn là người Việt. Về ý nghĩa tinh thần thì bà hiểu ý tôi muốn nói. Nhưng về mặt khoa học thì cũng không nên cho con nít uống bia. Tôi không hiểu gì về văn hoá Đức; nhưng tôi nghĩ nhập gia tùy tục không cần rập khuôn. Nên cho hai đứa con của bà một ly nước trái cây trong bữa cơm vì lý do sức khoẻ, và ít nhất là tụi nhỏ cũng còn ăn cơm, thì không cần uống bia ở tuổi chúng.”

Bạn tôi nói mỉa vui chứ không ác ý, “Mấy chục năm gặp lại, ông cũng còn khờ như xưa. Trong đời sống bây giờ, khi ăn một món gì, ông phải coi thành phần và cách chế biến; khi uống một món gì, ông phải coi công thức pha chế. Đặc biệt là thuốc tây! Có bệnh phải uống thuốc là đương nhiên, nhưng ông tin bác sĩ coi hết hồ sơ bệnh án là ông kỵ chất gì hay sao? Trước khi uống một viên thuốc, ông phải coi thành phần cấu tạo nên viên thuốc gồm những gì, có chất nào dị ứng với ông không? Khi uống một chai bia, ông phải tìm hiểu thành phần vật liệu, cách pha chế, nồng độ chất cồn trong chai bia đó! Bia nâu mà ông uống với ông xã tôi là bia ngon của Đức, nhưng nồng độ cao tới mười hai độ alcohol, bằng rượu đỏ rồi còn gì; Bia tôi uống với vợ ông chỉ có ba độ, cho dễ tiêu hoá thôi. Còn bia của con tôi là không độ alcohol (zero). Ở Đức, hễ nhà có tiệc là uống bia, con nít uống bia không cồn, nhưng rõ ràng là chúng cũng vui vẻ, hứng chí, nói nhiều, cười nhiều hơn…”

Thì ra là vậy, tôi kể chuyện bia bên châu Âu trước mặt một người ở Hoà lan đã hơn ba mươi năm. May mắn là anh bạn chấp nhận. Nhưng vại bia hơi anh tha qua Mỹ lại là chuyện khác, anh đặt hàng ở hãng bia Hoà lan với yêu cầu rõ là đưa qua Mỹ thăm thân nhân. Với số lượng nhỏ xíu thì không ai nghĩ là anh kinh doanh, nên có giấy phép để được gởi hành lý và được hải quan Mỹ cho phép nhập vô lãnh thổ Hoa Kỳ.

Uống cốc bia cầu kỳ ở Mỹ mà nhớ bạn bè còn ở Việt Nam. Từ ngày cùng nhau ước gì có tiền để đi uống bia một bữa cho thỏa tình anh em. Bạn bè ở lại vẫn còn giữ nguyên ước nguyện thì kẻ ra đi uống vại bia cầu kỳ cũng mất hứng… Nhưng không phải chuyện để nói ra đây.

Đến chuyện “cúng dường”. Dường như sai trật nhiều rồi thì phải! Đa số hiểu cúng dường theo suy diễn nhiều hơn. Đại khái một người được trời phật cho ăn nên làm ra thì không nên giữ lấy lộc trời phật cho một mình mà nên chia sẻ với tha nhân, giúp người khốn khó; cúng cho chùa một phần để nhang đèn, hay trùng tu chùa chiền, xây dựng chùa mới…, thậm chí càng nhiều càng tốt vì người được hưởng lộc biết chia sẻ lộc trời phật thì trời phật càng cho…

Thôi thì hiểu chưa đúng cũng là có lòng. Trước hết, “hiểu thế nào cho đúng về đạo Phật?” thì dường như không có câu trả lời; hay đúng hơn là đã hơn hai ngàn năm trăm năm vẫn chỉ có một ông Phật. Đạo Phật khác với những tôn giáo có Thượng đế ở điểm căn bản là người theo tôn giáo có Thượng đế thì kinh sách nêu ra những lời răn cụ thể; tín đồ tuân thủ sống đúng lời răn là được lên thiên đàng sau cuộc sống tạm, (thử thách) ở trần thế này. Và khi đã lên thiên đàng là đời đời hạnh phúc. Còn đạo Phật dựa trên bẩm sinh nhân ái của mỗi người. Phật tánh (Phật tại tâm) mai một theo dòng đời nghiệt ngã, nên người ta phải đi tìm lại nhân bản của chính mình.

Đức Phật chỉ là người thường, (thái tử hay tù nhân lương tâm thì cũng chỉ là người như mọi người - cùng lắm khác nhau suy tư riêng mà thôi). Nhưng ngài là người tiếp nối những suy tư của nhiều cao tăng đời trước ngài về nỗi khổ sinh lão bệnh tử của con người. Ngài rất khoa học khi nhìn vào nỗi khổ bằng những phân tích sâu sắc, chính xác của một người uyên bác. Nên cuối cùng ngài là người đầu tiên tìm ra con đường giải thoát. Ngài truyền dạy lại cho đời sau phương cách tu hành như thế nào để giải thoát tâm thân khỏi nỗi khổ sinh lão bệnh tử của con người.

Đạo của ngài mà chúng ta vẫn quen gọi là Đạo Phật, chủ đích nhắm vào thân, tâm mà hành trì. Tu tâm, trước tiên phải loại bỏ hình tướng vì chiếc áo không làm nên thầy tu. Xuống tóc mà không hết phiền não, đắp y mà không phủ lên thân sự thanh tịnh như lời dạy trong kinh Đại bát Niết bàn thì không phải là tu, sẽ không giải thoát được.

Ai cũng biết khổ với sinh lão bệnh tử của kiếp người. Nhưng ngài chỉ ra cho chúng sanh thấy được nỗi khổ này không mất đi sau một kiếp người, mà do nhân quả luân hồi hết kiếp này đến kiếp khác. Đạo Phật của ngài muốn kết thúc vòng sinh tử luân hồi đó qua những gì còn lại trong kinh Diệu pháp liên hoa, “Ta thấy các chúng sanh bị những sự sanh, lão, bệnh, tử mà lo buồn, khổ não nó đốt cháy. Cũng vì năm món dục, tài lợi mà bị các điều thống khổ. Lại vì tham mê đeo đuổi tìm cầu nên hiện đời thọ các điều khổ, đời sau thọ khổ địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu sanh lên trời và ở trong loài người thời nghèo cùng khốn khổ. Bị khổ về người yêu thường xa lìa, kẻ oán ghét lại gặp gỡ. Các món khổ như thế mà chúng sanh chìm trong đó vui vẻ dạo chơi, chẳng hay, chẳng biết, chẳng kinh, chẳng sợ, cũng chẳng sanh lòng nhàm, không cầu giải thoát, ở trong nhà lửa Tam giới này đông tây rảo chạy, dầu bị khổ nhiều vẫn chẳng lấy làm lo.”

Đó là căn bản của Đạo Phật, cũng từ đó được gọi là đạo Độ khổ.

Phật tổ độ khổ cho chúng sanh con đường giải thoát. Tự thân chúng sanh hiểu ra nguyên do của khổ thì tu tâm dưỡng tánh, hành trì kiên tâm để trừ khổ. Cầu xin Phật độ không phải là cách giải thoát theo tinh thần của đạo Phật. Đạo chỉ dạy con người nương tựa bản thân là chính. Khổ, theo Phật tổ chỉ ra là do chấp ngã, chấp luôn những gì xảy đến với chấp ngã là chấp pháp. Muốn diệt khổ thì tự thân mỗi người phải buông bỏ hai chấp ấy; nghĩa là phải tu tâm. Mỗi người tự độ mình là căn bản, lời Phật dạy chỉ như chìa khóa mở cánh cửa u mê ra thôi; như la bàn cho người ta định hướng mà đi qua bể khổ kiếp người. Phật tại tâm, không phải tìm đâu xa; đừng đi tìm Phật mà tìm lại tâm mình là thấy Phật.

Phật không phải là thượng đế hay thần linh để có quyền năng ban phát cho người này, người khác những sở nguyện cá nhân. Ngài chỉ suy nghiệm ra - và truyền dạy: Để thành Phật như ngài, trước tiên phải đạt được sự thanh tịnh ngay trong tâm mình trước. Phải hiểu tham, sân, si trong nội ngã con người là trùng trùng duyên khởi. Khi lòng nguội lạnh được với tham, sân, si; đạt tới sự thanh tịnh nội ngã là giải thoát, là thành Phật. Và phải biết nuôi dưỡng những ý thức đã thanh tịnh không ngưng nghỉ để dẫn dắt những ý thức u mê còn lại thoát ra khỏi u mê…,

Hiểu đúng đạo Phật thật khó khăn cho người thường. Nhưng đơn giải đi khi lòng bất an - người ta dễ sa đoạ. Hãy giở vài trang kinh Phật ra đọc thì hiểu ngay lòng bất an do chấp ngã mà thành; thay vì sa đọa thì người hướng tâm tới thanh tịnh sẽ bình an hơn. Khi hiểu mỗi ngày một chút, nhưng tháng rộng ngày dài thì ai cũng hiểu được tham, sân, si như thuốc độc trong mình. Tẩy độc nội tâm là cần thiết; còn trút bỏ lên người bạn thân hàng giờ phải ngồi nghe tâm sự khổ đau của tôi, chỉ như thuốc tê thoa lên vết thương - thuốc tan - niềm đau còn nguyên.

Tội lỗi khởi nguồn từ tham, sân, si. Nên khi buồn khổ, hãy tự lắng nghe trong tâm tư mình tiếng vọng nguyên nhân. Suy nghĩ về chúng trên tinh thần Phật pháp thì thấy được ta và người. “Người vừa tặng ta vết thương đau lòng.” Nếu vội vã trả thù chỉ thêm oan nghiệt. Nhưng bình tâm suy xét theo Phật pháp thì vết thương có nguyên nhân; niềm đau thọ thương không bằng niền đau của người gây thương tích cho ta; bởi người đó cũng vì một nguyên nhân đau đớn hơn ta mới tặng ta vết thương đau lòng hôm nay!

Nghiệp của thân mỗi người là tham, sân, si. Nghiệp của khẩu là nói láo, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, tự cao, khinh người. Nhưng chúng sanh ôm bảy món ăn chơi đó từ vô lượng kiếp như của báu; khư khư ôm cái tôi là kẻ hại mình mà trân qúy hơn hết. Thì Phật pháp dạy người buông bỏ những của báu u mê ấy đi. Một kiếp người theo thuyết luân hồi của nhà Phật là tạo nghiệp nơi thân. Khi lìa đời (đoạn kiếp), thân về đâu thì nghiệp theo đó, truyền kiếp. Người tạo ra ác nghiệp kiếp này thì kiếp sau trả; người xả bỏ được nghiệp chướng kiếp này thì kiếp sau thanh an…

Hiểu đạo Phật qua ly bia hơi Hòa lan như một sự xúc phạm vô lễ với Phật tổ. Chỉ mong ngài đã từng làm người thường nên thấu hiểu và tha thứ cho sự mộ phạm.

Nói tới cúng dường, từ “cúng dường” như một thuật ngữ trong chốn thiền môn. Nhưng từ ngữ ấy đã lan toả ra đời thường như một tiếng lóng - thiếu tôn nghiêm. Giả sử hỏi một người thuộc hạ mới đi đâu về, anh ta trả lời, “tao mới đi cúng dường cho sếp của tao…”; Hỏi người bạn, “nhà anh đã bốn cái tivi, còn xem báo để mua thêm tivi làm gì?” Anh ta trả lời, “mua cúng dường cho bà già vợ tao.”

Cúng dường, không có nghĩa là hối lộ; hay làm một việc ngoài ý muốn. Cúng dường trong cửa Phật là xả bỏ những chấp nhất, xấu xa trong thân tâm để được giải thoát. Chuyện nàng Long Nữ dâng cho Phật viên châu có giá trị bằng cõi Tam thiên Đại thiên, Phật nhận và nàng lập tức thành Phật - trong kinh Diệu pháp liên hoa. Viên châu có giá trị liên thành là cái vọng tâm chứa đầy tham, sân, si, nên Long Nữ xả hết thì liền được giải thoát.

Thế nhưng người phàm đã diễn giải u mê là muốn thành Phật chỉ việc cúng dường cho nhiều vào. Sự báng bổ Phật, Pháp của người u mê lan tỏa ra đời thường thành từ lóng nói về hối lộ, làm chuyện bất đắc dĩ, thật đau lòng.

Qua chuyện nàng Long nữ, viên châu có được từ lòng tham, sân, si. Khi nàng ngộ ra sự vô nghĩa của thân thì đem cúng dường - một hình thức xả trong Phật pháp - trả lại cho người đã bị lòng tham, sân, si của nàng cướp đoạt viên châu. Nàng đã tự giải thoát mình khỏi vọng tâm nghiệt ngã mà thành Phật; chứ không phải Đức Phật nhận hối lộ xong thì thăng chức cho Long nữ.

Đạo Phật, nhìn theo cách nghĩ riêng của mỗi người nên không có ai đúng và không có ai sai. Trí lực mỗi người mỗi khác khi tìm hiểu về một đạo hoàn toàn khoa học từ phương pháp tìm ra nguyên nhân; Sau đó, nuôi dưỡng điều hay, lẽ phải; Diệt bỏ tị hiềm, tham lam, thói hư tật xấu để tịnh tâm - là căn bản của giải thoát khỏi mọi khổ đau trong kiếp người. Đạo của một nhà khoa học tâm linh giàu lòng nhân ái đã chia sẻ cho nhân loại mấy ngàn năm, nhưng loài người vẫn trung thành với cái tôi hơn, nên cuộc song hành cùng loài người luôn làm cho đạo Phật phát triển không ngừng bởi chính tính khoa học của đạo Phật phù hợp với nhân loại thăng tiến theo thời gian…

Phan

Ý kiến bạn đọc
30/06/201518:26:18
Khách
Vô công bất thọ lộc. Bố thí cúng dường bạn bằng lòng cho đi tài vật; tuy không cầu nhưng bạn cãm thấy an vui trong lòng là tiêu xài tài vật là để mua vui hay an lòng, nên Bạn không có công đức gì cả; Xem hát trả tiền thì người diễn người xem sòng phẵng. Bạn xem trò diễn ngoài đời người ăn mày hay Ông Sư cạo đầu mặc áo cà sa Bạn cho tiền để có an vui trong lòng thì Bạn coi như huề với Họ; nhưng người thọ lộc thì lại khác. Nhận bất cứ thứ gì thuộc về người khác là Bạn nợ người ta. Nợ là vay thì phải trả; không thể cầu cho người ban phát lộc được an vui hạnh phúc gì hết vì Tu không thể Tu dùm , cầu cho người khác việc gì không có nghĩa là người đó được hưỡng điều mà Bạn cầu cho Họ. Thí vụ Bạn dùng Internet để truyền đạt về Phật pháp ; Bạn phải trả tiền cho người bỏ công sức nghĩ ra phát minh ra Internet và làm ra mạng lưới toàn cầu cho Bạn xài nên Bạn phải trả tiền bằng công sức của Bạn làm ra tiều của ; nếu Bạn không trả tiền mà xài chùa thì Bạn mắc nợ, Bạn đã vay công sức của người khác mà chưa trả bằng công sức của bạn. Vay kiếp nầy mà không trả thì kiếp sau phải trả cho người khác. Nơi Bạn sinh ra là đất nước Tổ Quốc của Bạn. Bạn không giữ để mất đi là Bạn đã nợ đất nước đó . Bạn sinh ra do Cha Mẹ nuôi dưỡng cho ăn học lớn khôn là Bạn đã nợ công sinh thành dưỡng dục, Bạn phải trả cho chính người đó chứ không thể nói là Bạn trả bằng cách nuôi Con của Bạn rồi cho là mình trả công sinh thành dưỡng dục cho cha Mẹ . Bạn làm mất nước để vạn sinh linh đồ thán. Bạn bỏ Cha Mẹ không nuôi dưỡng lúc tuổi già là Bạn quịt nợ . Tu thế nào cũng phải tái sinh để trả cho hết nợ thì mới mong nhập Niết Bàn hay về Tiên giới.
Trần Thiện Phi Hùng
16/06/201519:06:11
Khách
Phật cũng là người như ta . Phật đã nói là Phật không ban ơn , không giúp ai.... , khi vào VN thì tự biến đổi ...
16/06/201516:13:25
Khách
Từ chuyện “nhậu nhẹt” mà uyển chuyển để trở thành một bài “thuyết pháp” mới thấy “công lực” của tác giả thật là “thâm hậu”. Cảm ơn tác giả đã “cúng dường” cho bạn đọc một bài viết đạo trên một tờ báo đời. Mới đọc qua tưởng là một bài viết đơn giản về Phật pháp, nhưng chắc cũng đã giúp cho không ít người trì kinh Pháp Hoa giải được “nghi án” nhiều năm về một nàng Long nữ thành Phật ở tuổi thiếu niên. Đọc được một bài viết hay làm cho buổi sáng của trời Cali bỗng đẹp hơn lên. Các cõi trời khác cũng được như vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,399
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.