Hôm nay,  

Tháng Tư 2015 & Chiến Hạm USS Midway

18/05/201500:00:00(Xem: 10572)

Tác giả: Lisa Trần
Bài số 3518-16-29918vb2051815

Tác giả đến Hoa Kỳ năm 1975, khi mới 14 tuổi. Lisa hiện là Marketing Director cho Công ty Quốc Việt và tham gia sinh hoạt với Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ khoảng một năm nay. Bài viết sau đây ghi lại kỷ niệm về chuyến đi dự chương trình Quốc Hận và Kỷ Niệm 40 Năm Chiến Dịch Cơn Gió Lốc được tổ chức trên chiến hạm USS Midway vào dịp cuối tháng Tư 2015.

* * *

blank
Tháng Tư cờ vàng trên chiến hạm USS Midway.

Sau nhiều ngày sửa soạn và chờ đợi, sáng Chủ Nhật 26 tháng 5, 2015, chúng tôi đã lên đường đi San Diego, dự lễ tưởng niệm bốn mươi năm ngày 30 tháng 4, trên chiến Hạm USS Midway.

Lãnh phần lo cà phê cho đoàn, tôi dậy từ 4 giờ rưỡi sáng. Tính nhẩm số lượng anh chị em trong đoàn, thấy cần 20 ly lạnh và 10 ly nóng, tôi lọc cà phê bằng cái vợt lớn, mùi cà phê thơm phức. Rót cà phê ra ly, tôi nghĩ đến từng người anh, người chị, người em thật dễ thương trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS) của tôi.

Hơn sáu giờ sáng, tôi đến điểm hẹn trước Saigon Performing Arts Center, trên đường Brookhurst và Edinger.

Đến nơi, thấy các chị Thanh Thanh, Quỳnh Giao đang ngồi trong xe chơ sẵn. Chúng tôi tạm thời dùng bục xi măng của cột đèn làm bàn bày ra: nào cà phê sữa đá, cà phê nóng, creamer thượng thặng, đường, ống hút, đến nắp đậy, napkins, v.v. Y như trong một nhà hàng.

Vừa lúc đó, anh Phạm Hoàng và Thuỳ Châu xách tới 3-4 bịch bánh mì ổ. Rồi xe của anh chị Hội Trưởng Cao Minh Hưng cũng vừa mới tới.

Sau khi nhận những ổ bánh mì do Thủ Quỹ Phạm Hoàng phân phối, xong màn cà phê bên trụ đèn, chúng tôi lên xe khởi hành. Vì chỗ parking đó không cho đậu quá 3 giờ đồng hồ, nên các anh chị em phải chạy về khu nhà chị Thanh Thanh gần đó đậu xe để cùng đi car pool với nhau theo sắp xếp từ mấy ngày trước. Xe chạy được một lúc, nhạc trong CD với tiếng hát của anh Trần Hào Hiệp, một ca sĩ trong nhóm được bật lên. Sau đó là phần trình bày nhạc sống tại chỗ của các ca nghệ sĩ trong xe.

Tôi không biết những xe khác ra sao. Còn "xe đò" của tôi thì phải nói nguyên môt lò...ca sĩ: Nào là Tân Hương với giọng khàn khàn, đục đục (giọng Rock & Roll)! Rồi đến Thanh Thanh với những bản nhạc được yêu cầu bởi MC/Thi sĩ Quỳnh Giao, những bản nhạc "vàng" rất hay của thời Việt Nam Cộng Hòa vàng son. Kế tiếp, anh Dương Viết Đang với những nhạc phẩm của các anh Không Quân như "Một Chuyến Bay Đêm".

Đôi song ca Thanh Thanh và Dương Viết Đang tiếp nối với những bài AVT quá hay, xuất sắc, ngay cả đoạn nói giọng Huế, 2 người cũng rất ăn tiền. Đề nghị: Anh Cao Minh Hưng thành lập ban AVT Tê En Ét Sờ (TNS), với 2 con chim đầu đàn: 1 đại bàng, 1 se sẻ, là Dương Viết Đang và Thanh Thanh.

blank
Màn múa và hợp ca "Hẹn Ngày Về" (nhạc và lời: Cao Minh Hưng & Hạnh Cư, trình diễn: BVN - CLB TNS).

Hơn một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi vào tới parking lot của khu Chiến Hạm USS Midway.

Chiếc tàu USS Midway thật hùng dũng, hiên ngang, hiện ra trước mắt tôi. Ôi! Tôi không ngờ nó vĩ đại như thế. Đây là con tàu đã chuyên chở hàng ngàn người với biết bao đau khổ, xót xa, mất mát, hãi hùng của 30 tháng 4 năm 75, để đến bến bờ tự do. Nhìn con tàu cao sừng sửng, tôi thật hết sức xúc động.

Nước biển làm không khí dịu lại, khi nắng đang bắt đầu lên. Man mác những làn gió nhe nhẹ. Hứa hẹn một ngày tuyệt đẹp.

Chúng tôi chuẩn bị bước lên thang tàu để lên tầng trên cùng, nơi nghi lễ tưởng niệm sẽ diễn ra.

Theo như một nhân viên trên tàu cho biết, chiến hạm này có 2,000 phòng! Anh Đạt và tôi thắc mắc, không biết trên tàu này có phòng tập trận không!

Chúng tôi đem hành lý xuống boong tàu, vào một phòng dành cho tất cả các diễn viên nữ, bên cạnh là phòng cho nam. Nơi đây, một số đông các em đang sửa soạn quần áo trình diễn. Mọi người cùng náo nức tham gia góp phần trong ngày tưởng niệm này.

Anh Alan Vo Ford với nụ cười chào đón chúng tôi và nhắn nhủ cần gì cho anh hay.

Tôi cất hành lý xong, đi lên trên sân tàu chuẩn bị buổi trình diễn.

Những hàng ghế chạy dài bề ngang, bề dọc sắp trước sân khấu thật đẹp mắt. Nơi đây đã có số đông đồng bào và cựu quân nhân của các binh chủng đã có mặt. Phải nói đúng là ngày Đại Lễ. Moi người chào đón nhau, các nhân viên người Mỹ, có thể là các chiến binh, các cựu chiến binh một thời gắn bó với Việt Nam, chào đón đồng bào thật thân tình. Hình như họ muốn chia sẻ ngày kỉ niệm đau thương này với chúng tôi.

Trong khi chờ đợi tới giờ trình diễn, tôi và người bạn dễ thương Mai Chi cùng với anh Đinh Đắc đi tham quan những chiếc máy bay. Sân bay trên tàu rộng mênh mông, có cả chục máy bay chiến đang đậu. Anh phó nhòm Đinh Đắc đã chụp cho chúng tôi một số hình ảnh, mặc áo bà ba, mang kiếng mat, cầm nón, ngồi trên máy bay.

Chúng tôi trở về sân khấu. Tội nghiệp người đẹp Thuỳ Châu, vì mỗi khi ra nắng, là bị sun burnt, đỏ và rát da. Nhưng hôm nay, Thuỳ Châu đã hy sinh, để tham dự ngày trọng đại này để giữ cho ban múa chúng tôi không bị mất đi đội hình, nhất là hình chữ S của nón khi đưa ra được trọn vẹn chữ S theo bản đồ Việt Nam.

Chương trình bắt đầu. Ban Hợp Ca CLB Tình Nghệ Sĩ chuẩn bị chào cờ trên chiến hạm USS Midway. Chúng tôi đứng trên bục sân khấu thật trang nghiêm để chuẩn bị hát Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà. Tôi nhìn xuống thấy khung cảnh đầy xúc động. Trong rừng người này, biết bao người 40 năm trước đã được tàu USS Midway vớt lên, đem về quê hương thứ hai này.

Bài Quốc Ca bắt đầu: "Này Công Dân ơi! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên….” Chúng tôi cất tiếng hát...

blank
Màn múa và hợp ca "Hẹn Ngày Về" (nhạc và lời: Cao Minh Hưng & Hạnh Cư, trình diễn: BVN - CLB TNS).

Sau màn chào cờ, chúng tôi xuống để chuẩn bị cho bài hợp ca "Hẹn Ngày Về", với màn múa nón đi kèm theo. Hôm trước, chúng tôi đã có dịp trình diễn bài này trong chương trình trực tiếp thâu hình của đài VNA-TV 57.3. Lúc đó, má tôi ở nhà coi qua TV, má nói "Đẹp quá con ơi, và hay quá. Nhẹ nhàng, truyền cảm mà ý nghĩa." Tôi nói " Má ơi, Hội trưởng của con với anh Trưởng ban văn nghệ đấy!"

Sau một số các tiết mục, chúng tôi bắt đầu bước lên sân khấu để trình diễn ca khúc "Hẹn Ngày Về". Các anh chị trong ban hợp ca đi ra trước. Các chị em với những tà áo dài hình chữ S thật đẹp. Trời thương cho chị Quỳnh Giao và các chị em một sức khoẻ phải nói là lạ thường. Giữa trời nắng chang chang, mà phải dậy sớm nữa, thế mà khuôn mặt người nào cũng tươi tắn, và sẵn sàng...chiến đấu!

Thương nhất các anh trong ban hợp ca, mỗi người cầm một chiếc ghế đem theo để đứng lên hàng sau cho được đồng đều. Thế mới biết, Tình Nghệ Sĩ vô cùng Nghệ Sĩ, sẵn sàng mọi thứ, mọi dụng cụ, trong mọi tình huống để cho bản nhạc, lời ca phải xứng đáng, hoàn hảo...

Sau khi ban hợp ca đi lên, tiếp theo là các chị trong chiếc áo bà ba. Nắng hôm nay thật đẹp, chan hoà vào với những chiếc áo bà ba nền đen, được tô điểm những bông hoa nhiều màu sắc. Trên tay mỗi người trong nhóm múa cầm theo 2 chiếc nón lá. Chúng tôi, 5 cô trong chiếc áo bà ba đi lên, đứng vào hàng. Theo sau áo bà ba, là 2 chị trong chiếc áo dài trắng nữ sinh. Màn múa của chúng tôi thêm phần tha thướt là nhờ 2 người mẫu với áo dài trắng nữ sinh này.

Khi nhạc bắt đầu trổi lên, tôi thấy như mình đang về bên quê mẹ, trong vòng tay âu yếm của Mẹ Việt Nam, về với quê hương tôi, bạn bè tôi, các thầy cô của tôi của thời thơ ấu... Tôi thấy các anh đang đưa tay như nhìn về quê hương mến yêu của thời trước năm 1975. với hình ảnh lúa toả ngát hương ấp ủ tình quê... Những con đò bên dòng sông hiền hoà...Nghe đâu đây tiếng hát dân ca.....

Rồi tất cả chúng tôi cùng đồng thanh hát "Việt Nam ơi, bao nhiêu năm ta sống xa nhà..." Vâng, chúng tôi đã xa, đã mất hết những gì thân yêu nhất của thời thơ ấu, của Sài gòn thương yêu... Tôi thấy trong lòng mình thổn thức.

Rồi một rừng cờ dưới khán giả được giơ lên cao, bay phất phới, khi chúng tôi hát tới đoạn: "Ta sẽ về trên quê hương, trong mùa Xuân rợp bóng cờ vàng..." Trên sân khấu, các anh Bình Trương, Cao Minh Hưng, Dương Viết Đang, Ngọc Lân, đưa cao ngọn cờ lên, cờ bay phất phới: Việt Nam ơi, Việt Nam ơi, hẹn sẽ trở về....

Sau phần nghi lễ của chương trình với một số bài phát biểu rất cảm động của các diễn giả nhắc lại về những kỷ niệm cách đây 40 năm đã xảy ra trên chiến hạm này, chúng tôi trở lại sân khấu để kết thúc chương trình bằng bài hùng ca "Thắp Sáng Việt Nam" của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Cao Minh Hưng. Trong khung cảnh gió biển lồng lộng, những ngọn đuốc được giơ lên cao như muốn cùng nhau chuyển ngọn lửa đấu tranh cho quê hương Việt Nam sớm có ngày được Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.

"Đốt nến lên thắp sáng Việt Nam tiến theo nhân quyền. Một nắm tay, muôn vạn nắm tay vượt như giông bão quét quân đê hèn". Đó cũng chính là ước mơ và niềm tin của tất cả mọi người Việt Nam chúng ta.

Niềm tin ấy đã được thể hiện đầy đủ qua suốt chương trình kỷ niệm quốc hận Tháng Tư trên chiến hạm USS Midway, một ngày Tháng Tư.

Viết trong tháng Tư đen 2015

Lisa Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến