Hôm nay,  

Chuyện Đường Xa

11/04/201500:00:00(Xem: 18379)
Tác giả: Orchid Thanh Lê
Bài số 4506-16-29906vb7041115

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997, hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ thuộc Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California. Với bài "Đi Tìm Tên Một Người Vô Danh", cô đã nhân giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2014. Đồng thời với bài "Thầy Việt Trò Mỹ", cô nhận thêm giải viế văn Trùng Quang 2014. Bài mới của Orchid Thanh Lê là chuyện một ngày Tháng Tư năm nay, trò đến thăm thầy.

* * *

blank
Một trường trung học tại Hà Nội xây từ thời Pháp vẫn như cũ. Bấm tấm ảnh kỷ niệm, bị quát “Ai cho phep chị chụp?” (Ảnh do người kể cung cấp)

Gần mười một năm sau cô học trò có dịp quay về trường cũ, lần hỏi tìm ghé văn phòng thăm bà giáo dạy tiếng Việt nay đã lớn tuổi.

- Em đây, cô!

- Ừ, em!

Trò nào bà giáo cũng gọi là “em”, đơn giản là vì bà chưa kịp nhớ tên. Phải xưng tên, nói rõ học năm nào, đặc điểm của lớp ra sao thì may ra. Đến lúc này cô học trò nhanh trí nói luôn tên Việt của mình.

- Em là Thùy, học cùng năm với Đại úy Hải lớp trưởng.

Bà giáo đáp nhớ ra rồi. Tay bắt mặt mừng, bà nhắc lại Thùy là người Mỹ gốc Việt, cùng gia đình vượt biên sang Mỹ khi còn nhỏ. Ba má phải đi làm kiếm sống nên hai chị em Thùy đi học gặp chúng bạn nói riết tiếng Anh thành ra quên tiếng Việt. Bà giáo còn nhớ vào những ngày đầu của lớp học, Thùy chỉ dùng tiếng Anh khi trò chuyện.

Thùy xúc động, lặng đi giây lâu, rồi cười hồn nhiên ngay:

- Bây giờ em dùng nhiều tiếng Việt hơn, thưa cô! Em may mắn vì việc làm của mình có liên quan đến tiếng Việt. Em mới trở về từ một chuyến công tác đến Hà Nội.

- Thế thì tiếng Việt em không giỏi cũng uổng.

- Dạ, vậy mà có lúc em nghe người Việt nói mà không hiểu hết đâu, cô!

Thùy kể với bà giáo rằng mình trong suốt chuyến công tác, đầu ngày của cô luôn được đánh thức bởi các tiếng rao hàng nơi cô ở trọ. Giấc ngủ buổi tối của Thùy cũng được ru bằng lời rao đêm.

- Chưng... giò... đây!

Chữ “bánh” ở đầu tiếng rao dường như bị nuốt làm Thùy có phần ngỡ ngàng với tiếng rao trong phương ngữ Bắc vì chưa hiểu người rao muốn bán món gì. Tiếng rao mỗi lúc dồn gần. Rốt cuộc cô cũng hiểu đủ để tủm tỉm cười. Cô mở cửa nhà trọ, đứng ngóng chiếc xe đạp với thúng hàng đẩy đến gần. Giọng cô đặc sệt Nam bộ:

- Chú bán chưn, giò hen? Bán cho tui hai cẳng đi!

Đến lượt người bán hàng đứng ngớ.

Bà giáo bật cười vang. Cô học trò vẫn tính lém lỉnh ngày xưa.

- Còn chuyện gì nữa để kể cô nghe?

- Dạ, có chứ. Nhưng chuyện không vui, cô ơi!

Ngày cuối của chuyến công tác, Thùy có dịp đi dạo ngắm thành phố được xem là thủ đô của đất nước. Thùy nghe nói về một trường trung học tại Hà Nội được xây từ thời Pháp và gần như còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu sau từng ấy năm. Vốn yêu thích kiến trúc cổ nên Thùy quyết định dừng chân khoảng mười, mười lăm phút trên đường ra sân bay để chộp vài tấm hình cho bộ sưu tập ảnh tài tử của mình. Vừa giơ điện thoại lên bấm được vài kiểu thì một nhân viên bảo vệ bất ngờ xuất hiện. Đoán rằng ông ta đứng khuất gần đâu đấy nhưng vì cô háo hức quá nên không nhận ra. Ông ta hất hàm hỏi:

- Chị kia vào đây làm gì?

- Dạ cháu thấy trường đẹp nên chụp vài tấm hình kỷ niệm.

Vẫn cái giọng hách dịch ấy quát to hơn:

- Ai cho phép chị chụp? Ở đây cấm chụp ảnh.

- Ồ, cháu không biết vì nghĩ đây là trường học chứ đâu phải cơ quan hành pháp hay quân sự và cũng không thấy bảng cấm.

- Cấm ở đâu là chuyện của tôi, tôi ghi ở đâu là chuyện của tôi. Vào đây chụp ảnh chị phải được phép của tôi thế nhưng chị đã hỏi tôi chưa? Bây giờ thì chị ra khỏi đây ngay!

Thế này thì quá lắm rồi, cơn giận nổi lên và Thùy không nhịn nổi nữa.

- Nãy giờ tôi nhịn ông nhiều rồi nhe, tưởng một mình ông biết hét hả? Ông muốn hét thì tôi hét cho cả đám trẻ con đang đứng ở cổng cùng nghe. Ông là bảo vệ quèn chứ là cái thá gì, tôn trọng tôi thì tôi nể ông, không thì đây cũng không xem ông ra gì. Làm việc cho một cơ sở giáo dục hàng đầu mà ăn nói ngang ngược như côn đồ. Đuổi tôi hả? Tôi cứ đứng đây ông làm gì tôi. Mà chỉ có cái ngữ như ông mới phải chết dí ở đây chứ ai thèm ở lì đây làm gì?

Thế là tiêu luôn kế hoạch chụp thêm vài tấm ảnh về kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam. Hư luôn cái chất "thanh tao" trong thú tiêu khiển của mình nữa chứ, buồn thay! Thùy chép miệng thở dài:

- Thực trạng là như thế đó cô!

Bà giáo an ủi:

- May là họ không làm khó dễ em đấy.

- Họ dám? Em là người Mỹ chớ còn là người Việt đâu.

Bà giáo lắc đầu. Thùy không ở lâu nơi mình sinh ra vì vậy dù bà có giải thích nhiều đến đâu đi nữa chưa chắc cô học trò đã hiểu đúng thực chất của vấn đề. Nhưng thôi kể một chuyện khác xem có vui hơn không nào.

- Dạ vẫn chẳng là chuyện vui hơn đâu!

Giọng chùng xuống, Thùy rút xấp ảnh ra khỏi chiếc ba-lô, chọn một tấm khoe bà giáo:

- Cô xem hình đây.

Đoạn Thùy thì thầm:

- Cô biết không, nhìn những chiếc xe đạp thồ các loại hoa bán là em có thể cảm nhận đất trời đang vào mùa nào.

blank
Chị bán hoa bên chiếc xe đạp thồ. Hoa còn tươi mà người bán muốn héo sau phiên chợ ế ẩm. (Ảnh do người kể cung cấp)

Mắt Thùy mơ màng, hồi ức những sắc màu hoa chưa tươi thắm cho lắm vào thời điểm cây cối trơ cành, gió mùa đông bắc len lỏi làm những cánh hoa co ro không dám nở hết cỡ. Tấm ảnh gợi nhớ nét mặt mang tâm trạng một buổi chợ ế ẩm của chị bán hoa bên chiếc xe đạp thồ. Sau một hồi bị rượt đuổi bởi một cậu oắt con dân phòng, chị cũng được dừng lại một lúc để xả hơi nhưng ánh mắt vẫn lo lắng quan sát xem hắn ta có bất ngờ xuất hiện nữa không.

- Bao nhiêu tiền bó huệ tây đấy?

Một giọng phụ nữ the thé và hách dịch cất lên nhưng cũng đủ làm chị mừng rỡ.

- Dạ 35 nghìn ạ!

- Đắt thế! 25 nghìn, có bán được thì bán.

- Dạ chị cho xin thêm vì không đủ vốn đâu ạ!

- Không bán thì thôi, giờ này còn đuổi chạy lòng vòng mãi không bán cứ để đấy rồi vất đi. 30 nghìn đấy, có bán không?

- Vâng, chị cho em xin.

- Nhưng phải gói thêm mấy cây hoa ngôi sao cắm chen vào cho tôi.

- Hoa đấy tận 20 nghìn một bó chị ạ, em không cho thêm được đâu.

- Thế thì giữ lấy mà dùng, có người mua cho còn nhặng xị. Có bán không hay đợi phường đến tóm?

- Vâng, thôi chị cầm. Em cho thêm một cây nhé!

- Một cây thì đây lấy làm gì, cho vào ba cây người ta mới đủ cắm chứ. Ba cây thì lấy, không thì thôi.

Mặt chị buồn thiu, mỗi bó ngôi sao chỉ có năm đến sáu cây bán riêng để cắm đan xen nhưng chị đã phải biếu không cho khách đến nửa bó. Cuối cùng chị cũng kịp thu tiền người khách trả mạt trước khi dân phòng lại xuất hiện. Trước khi chạy đi chị còn ngẩn ngơ hỏi Thùy một cách thật thà và không biết nghe được từ đâu:

- Cô ơi, chị nghe nói phụ nữ trong Nam sướng lắm, không phải làm việc gì cả, có đúng thế không?

Thẫn thờ nhìn dòng người qua lại, Thùy không biết phải trả lời sao. Cô chỉ có thể an ủi chị bán hoa bằng cách mua không trả giá hai bó nhưng không lấy hoa, xem như bù lại khoản mất vì bà khách bắt chẹt.

Chuyện Thùy kể đã xong mà bà giáo vẫn còn trầm ngâm, tay giữ tấm ảnh. Thùy buông lời kết luận:

- Có lẽ đó là ước mơ của chị bán hoa về một vùng đất như thiên đường dành cho phụ nữ.

Gian nan mưu sinh đã làm chị bán hoa cũng như bao người chung số phận mơ ước về một cuộc sống đầy đủ mà ngày xưa Thùy đã từng khát khao. Thùy tâm sự với bà giáo rằng cô không quên cảnh ba má dắt cô và đứa em gái ra khỏi căn cứ ba cô đã từng trú đóng mà không có bất cứ thứ gì được mang theo. Những người được gọi là lực lượng du kích địa phương đã chĩa súng vào đầu má cô đòi bắn bể sọ khi bà năn nỉ xin mang theo cái mền để quấn cho em gái cô ban đêm không bị muỗi cắn và một cái thau nhựa để bỏ nó vào khiêng đi vì nó còn quá nhỏ (chưa được ba tuổi). Đoạn đường từ căn cứ về quê ngoại chưa đầy 20 ki-lô-mét nhưng gia đình cô phải mất một ngày một đêm để hoàn tất hành trình quay về với "chính nghĩa" với hai đứa trẻ mới lên sáu và ba tuổi (cô và đứa em gái) cũng phải giơ tay đầu hàng suốt trên chặng đường để thể hiện sự "giác ngộ cách mạng".

Ở quê chui rúc trong một căn nhà nát, má Thùy đội khoai mì đi bán, hôm nào bán không hết cả nhà ăn khoai trừ cơm. Một tháng cả nhà chỉ được mua ít ký gạo vừa mốc vừa đen, ba Thùy luôn lấy cớ thích ăn khoai mì khoai lang để nhường cơm cho con ăn. Có một buổi chiều, Thùy dắt em gái ra ngõ chơi. Gần đó có quán hủ tíu, con em thèm nhất định đòi ăn hủ tíu và khóc thật to, Thùy không có cách nào dỗ cho nó nín nên chạy vào gọi má. Cô còn nhớ giọng má nghẹn ngào nức nở khi kể lại với Ngoại chuyện đó, bà không thể có đủ tiền để mua tô hủ tíu cho nó ăn vì phải để dành số tiền ít ỏi cho mâm khoai mì ngày hôm sau để nuôi sống cả nhà. Cuộc sống thiếu thốn cơ cực đến tận cùng nhưng trước và trong lúc đó mọi người lúc nào cũng được nghe những bài diễn văn hùng hồn về một đất nước hoàn toàn độc lập và hạnh phúc.

Đặt chân sang Mỹ, ba má Thùy làm việc cật lực để đánh đổi một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hai con mình. Đến lúc này, hai chị em Thùy mỗi người đã có gia đình riêng, lũ cháu của ba má cô gần như chưa bao giờ bị đặt trong tình huống không có miếng ăn gì để trám dạ dày khi bị đói để ý thức rằng đó là một cực hình. Chúng cười nhiều hơn khóc.

Bà giáo yên lặng nghe cô học trò trải lòng. Không khí chùng xuống. Những mẩu chuyện đường xa đã đánh động tiềm thức của người kể, người nghe để bày ra một bức tranh hiện thực về một tháng tư năm nào. Thầy, trò đau lịm với nỗi niềm riêng.

Một ngày tháng Tư năm nay, trò đến thăm thầy./.

Orchid Thanh Lê

Ý kiến bạn đọc
29/04/201523:34:20
Khách
Phó giáo sư = assistant professor ? Tiếng Việt trước 75 đâu có danh từ này ? có thể sửa lại thành giáo sư phụ tá được không? Có ai giỏi tiếng Việt làm ơn chỉ dẫn thêm về danh xưng này.
28/04/201519:08:54
Khách
Đọc bài viết của chị trong những ngày cuối tháng tư thật không khỏi chạnh lòng nhớ lại những ngày tháng cùng cực đói khổ, thiếu áo cơm và thiếu cả tự do tối thiểu ở quê nhà. Chị đã rất khéo léo khi đưa ra hai mảnh tối-sáng: viết về nước Việt - viết về nước Mỹ, vô hình chung dẫn người đọc đến những so sánh rất ý nhị và sâu sắc. Xuyên suốt bài viết là những chấm phá hóm hỉnh về ngôn ngữ Việt, những hình ảnh đẹp và thực của quê nhà, những suy tư trăn trở giữa tình người với người trong bối cảnh xã hội hiện tại. Cảm ơn chị!...bài viết đã để lại một dấu lặng trong lòng tôi trong những ngày cuối tháng tư.
14/04/201514:04:33
Khách
That co hon va cam dong
14/04/201504:02:18
Khách
Cam on tac gia da dong gop them 1 bai viet hay. Nhac den Viet Nam, dung la chuyen duong xa, noi hoai khong het.
12/04/201510:56:44
Khách
Chào cháu Orchid,
Thêm một bài viết rất hay của cháu.
Chúc cháu và gia đình mọi sự thật tốt đẹp.

Chú Sáu
12/04/201506:26:43
Khách
Học trò mười một năm sau còn tìm thăm cô giáo thì chắc cô giáo dạy hay và dễ thương lắm. Cám ơn Orchid.
12/04/201502:29:29
Khách
Phó Giáo Sư là cái gì vậy ?
11/04/201515:00:44
Khách
Bài hay lắm! Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến