Hôm nay,  

Dạy Con Nói Tiếng Việt Ở Mỹ

09/04/201500:00:00(Xem: 13967)

Tác giả: JJHiền
Bài số 4504-16-29904vb5040915

Tác giả là cư dân Stanton, Quận Cam, đã dự Viết Về Nước Mỹ năm 2003 vơi bài “Từ Mỹ, Tản Mạn Nhớ Quê Ngoại.” Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Bố ru con ngủ ầu ơ... Câu ca... tiếng Việt lời thơ ngọt ngào.

Còn nhớ gần 10 năm trước, tụi nhóc ở cái xóm nhỏ cạnh chân núi rủ nhau chạy qua nhà Ông Ngoại nhưng chỉ dám thập thò ngoài cổng tò mò nhìn bé Jenny Phương-Phương và bé ba Jane Phương-Thy vừa từ Mỹ về. Chúng háo hức chầu chực để được nghe con nít ở Mỹ về nói tiếng Mỹ chắc lạ ghê lắm.

Vậy mà tụi nhóc thất vọng quá! Hai hôm rồi chứ phải vài tiếng đồng hồ đâu, chỉ nghe nói tiếng Việt không à. Lại nói bằng cái giọng nhẹ nhàng và đúng chính tả quá xá. Có điều khác với con nít ở vùng ngoại ô thành phố Qui Nhơn này là hai bé không biết nói tục, chửi thề... Nhưng rồi tụi nhóc lại phục hai bé sát đất mới hay chớ. Phục không phải vì được nghe tiếng Mỹ mà vì được nghe con nít sinh ra tại Mỹ nói tiếng...Việt.

Theo tụi nhóc giọng hai con nhỏ dễ thương giống “ở chỏng mới dza” (hồi còn ở Việt Nam mổi lần đi Sài Gòn về tụi tui cũng hay giả giọng như vậy để chọc quê nhau song lại cảm thấy hãnh diện lắm). Nhưng bị chê: “hai đứa đó nó không biết nói tiếng Mỹ”. Tụi nhóc “méc” lại với ngườ lớn như vật đấy. Sau nầy về lại Mỹ hai bé giải thích vì con thấy chung quanh không ai nói tiếng Mỹ. Cũng chính nhờ vậy mà chỉ vài ngày sau tụi nhóc cùng hai bé đã kết thân chuyện trò hồn nhiên như quen nhau tự thủa nào. Sau tui ngộ ra hồi đó nếu hai chị em bé chỉ nói tiếng Mỹ với nhau chắc chắn sẽ khó hòa đồng với tụi bạn nhỏ miền quê.

Vì sao hai bé thạo tiếng Việt. Chuyện là thế nầy. Hình như số trời hay sao đó. Ngay khi vợ tui sắp sinh con lớn rồi đến con nhỏ ra đời và mãi tới bây giờ thì tui bị thất nghiệp dài dài, con lớn sinh năm 2000 con nhỏ 2003. Tui thất nghiệp thì tui ở nhà ru con. Hễ con khóc là tui ru dí dầu cầu “dzáng” đóng đinh... là con nín ru.

Sẵn nói chuyện sinh ra hai bé, xin nhá qua một chút về chuyện đặt tên cho con ở Mỹ của riêng tui.

Lúc đặt tên cho con chị tui thích cái tên Lara, đó là tên một nhân vật nữ trong tác phẩm Doctor Zivago. Tác giả đã dùng lời văn mà như thơ sáng tạo được hình ảnh một cô gái vừa tài hoa vừa đẹp tuyệt vời. Tui không gặp lại cái ấn tượng mạnh như vậy trong một tác phẩm văn chương nào khác. Nhưng Lara có một cuộc đời trôi nổi quá, thôi tìm một cái tên bình dân để mong con sau nầy có một cuộc sống bình thường nhưng hạnh phúc như bao phụ nữ khác. Và tui ưng bụng cái tên Jenny trông rất trong sáng, âm thanh nghe cũng thoải mái lắm. Còn tên Jane của con em cũng dễ kiếm ra thôi. Tên Jane với Jenny cũng từ một nguồn gốc chữ nghĩa. Với lại tên Jane nghe cũng dễ thương đấy chứ. Cho tới bây giờ bé ba vẫn cứ tự xưng là Jane với bố.

Trở lại đề tài chính. Rồi đến khi con bập bẹ tập nói, hết chị đến em, tui tập cho chúng thuộc lòng những bài thơ, những đoạn văn ngắn như: “Kỳ nghĩ hè ta về quê... nhà ta ở mé bờ đê...”, như: “Mỗi năm cứ độ cuối thu lá ngoài đường rơi nhiều và trên không trung có những đám mây bàng bạc...” Còn chuyện tại sao hai bé phát âm nhẹ nhàng chứ không “...Trong khắp năm mươi tỉnh của Miền Nam, có nơi nào người ta nói cái giọng nói phẳng bèn bẹt, ngang tuột ra như thế?...” như bố nó mà Ông bác đồng hương người Bình Định tui chưa bao giờ gặp là nhà văn Võ Phiến đã từng viết là vì nhờ mẹ chúng cùng cái Radio. Mẹ chúng tuy cũng là dân xứ “nẩu” nhưng thời thơ ấu lại ở xứ khác nên giọng nói nhẹ nhàng hơn tui nhiều. Còn nhờ Radio là do tính tui hễ bước vào nhà là vặn cái radio lên để nghe Little Sài Gòn hoặc nghe CD nhạc Việt.

Nhưng nói gì thì nói, việc bảo tồn tiếng Việt không thể bỏ qua công lao của các trung tâm Việt ngữ ở vùng Sài Gòn nhỏ này. Cái gì chứ chuyện chở hai con đi học Việt ngữ mổi sáng thứ bảy tui cảm thấy vui lắm. Nhìn tụi nhỏ vui chơi sao lòng mình nhẹ nhàng như đang ở trong một lớp học ở Việt Nam và tui quên bẵng đi những bon chen giữa một thời hiện đại ở Mỹ này. Năm 2011 hai bé đã ở trong hai đội của trường Việt ngữ thế hệ 2000 tham gia cuộc thi Bé vui Bé học và đã cùng các cháu khác đoạt được giải thưởng cho trường.

Dịp tết năm ngoái Jenny còn được Tu sĩ Thanh Tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền người sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm thương yêu giao cho phần chúc tết bằng tiếng Việt trong chương trình hằng tuần của chùa trên TV và cũng được sư cô ưu ái cho bé được vinh dự đi nhận phần thưởng bé giỏi tiếng Việt của hội nữ sinh Gia Long.

Nhớ lại hồi Ông Ngoại còn sống, lúc hai bé chưa được về Việt Nam thăm Ông. Mỗi lần nói chuyện qua điện thoại Ông hay dặn tụi bay nhớ dạy hai đứa nhỏ nói tiếng Việt. Ông sợ chúng nó mất gốc! Ông lo mai mốt gặp lại nhau Ông cháu không hiểu nhau vì Ông cháu bất đồng ngôn ngữ. Tui hay nói đùa Ba khỏi lo, mai mốt về Việt Nam tụi nó dư sức “chửi lộn” với lũ nhỏ trong xóm.

Ngày Ông Ngoại mất hai cháu không kịp về đưa tiễn Ông. Năm ngoái ở Mỹ đến lượt Ông Nội ra đi. Bố “ra lệnh” chị hai Jenny phải chuẩn bị viết một đoạn ngắn bằng tiếng Việt để tiễn biệt Ông. Bố dặn Jenny nghĩ sao viết vậy bố sẽ không sữa lại theo ý bố đâu. Ai cũng ngậm ngùi trong giây phút thiêng liêng bên linh cửu Ông khi nghe con bé nói bằng tiếng Việt mến yêu. Tội nghiệp bé ba Jane. Thấy Jane còn quá nhỏ nên bố không giao nhiệm vụ này, nhưng không ngờ Jane đã âm thầm viết rồi đưa bố xem. Jane chưa đủ trình độ diễn tả lưu loát bằng tiếng Việt, nó viết tiếng Mỹ. Thật bất ngờ khi lời bé viết thấy cảm chân thật làm bố không thể nào không cho Jane lên đọc lại những gì Jane viết. Bố trân trọng những gì Jane viết nên bố không sửa một chữ nào. Khi Jane đọc xong bố cố gắng dịch lại thật sát ý để còn gởi video về Việt Nam cho họ hàng xem có thể hiểu được. Sau nầy một cậu em con bà cô thứ năm ở Việt Nam (còn ba tui ai cũng gọi là anh Bốn) có phone qua trầm trồ con gái út anh sao còn nhỏ mà nói tiếng Mỹ hay vậy. Cậu em không biết con nít sinh ra ở Mỹ nói được tiếng Việt mới giỏi chớ tiếng Mỹ đứa nhỏ nào mà không nói như... Mỹ!

Hồi xưa tôi say mê truyện tuổi thơ của nhà văn Duyên Anh. Lúc tụi nhỏ lớn một tí tui bắt đầu tìm lại những tác phẩm của nhà văn nầy cho chúng đọc. Hai bé biết cảm động khi đọc “Hoa thiên lý”, “Con sáo của em tôi”, con bé Jenny khóc nói truyện buồn quá. Còn bé ba Jane thì sâu sắc hơn. Bé hỏi bố con sáo chết rồi sau nầy nó có “new life” nó có thành người không hả bố vì nó tốt lắm.

Jane thường suy nghĩ theo quan niệm nhà Phật là do hai chị em nó có theo lớp thiền dành cho các bé của Tu viện Sùng Nghiêm. Có lần Jane hỏi vậy chớ Ông Nội chết rồi khi sống lại (ý nói đầu thai kiếp khác) Ông Nội có làm Ông Nội nữa không hả bố…

Bây giờ việc tìm đọc sách tiếng Việt không phải là chuyện khó khăn gì. Cứ search trên internet là moi ra hết. Cả một quyển “Tâm hồn cao thượng” do Hà Mai Anh dịch tui cũng cố gắng cho hai bé đọc hết. Cứ mỗi sáng trước khi đi học hai bé phải đọc hết một chương của quyển sách này trên computer. Thậm chí tui còn moi ra được quyển Quốc văn giáo khoa thư là quyển sách nhà văn Duyên Anh hay hô hào nên đọc để luyện viết văn hay.

Vậy là hai bé bắt đầu học tiếng Việt trước khi hai bé đủ tuổi đến trường. Nhớ lại lúc bé lớn Jenny mới bập bẹ tập nói tui đã háo hức dạy bé “a...bê...xê”. Tui lấy hộp bánh biscuit cắt ra ba chữ a,b,c rồi dán lên vách tường cho nó bắt đầu học 24 chữ cái. Bé còn quá nhỏ để tập trung suy nghĩ. Có 3 chữ abc mà bé học hoài không thuộc. Cô hai của bé còn đệm vào... nhiều đứa nhỏ trông liếng mà học lại dốt.Có lần tui hỏi dồn quá nó đọc chữ bê thành chữ bánh vì trên chữ b tui cắt ra từ hộp bánh có hình mấy cái bánh biscuit! Vậy mà khi vào trường Mỹ hai bé học khá giỏi.

Nhớ lại năm 2012 mãn khóa lớp 6 tại trường Sequoia thuộc Westminster School District trước khi chuyển lên intermediate school Jenny được bằng khen của President và đại diện cho cả khối lớp đọc diễn văn trong buổi lễ ra trường.

Lúc cô giáo giới thiệu bé xong cả trường chờ nó lên phát biểu. Chờ mãi không thấy bé đâu tụi bạn vỗ tay đánh nhịp hét to Jenny! Jenny! Jenny!. Lúc nầy mới thấy tay Jenny giơ lên… khỏi bục cao. Thì ra bé giống bố quá nhỏ con tới độ bị cái bục che mất nên tụi bạn ngồi dưới thấp không trông thấy!

Bé Jenny không phải là một đứa trẻ thông minh xuất chúng gì, song có ưu điểm rất chăm chỉ. Bé ba Jane cũng được nhiều bằng khen nhưng không chăm học bằng chị hai Jenny. Bố hay nói đùa thấy vậy chứ nội công của con Jane thâm hậu lắm đó. Nó mà “work hard” như chị hai thì phải biết còn phải giỏi cỡ nào đấy chứ. Ông Bà mình hay nói được cái này mất cái nọ. Chị hai Jenny chăm học mà biếng làm còn Jane thì ngược lại. Việc học đối với Jane có vẻ ung dung nhưng không phải là lơ là. Khi làm homework gặp bài toán khó Jane bình tĩnh nghe bố giải thích, Jane không bao giờ tỏ ra nôn nóng trước bất cứ việc gì. Jane là con bé khôn ngoan và luôn luôn có nhiều ý tưởng lạ. Jane rất biết nghĩ đến người khác, biết cách thu phục cảm tình người đối diện. Chẳng vậy mà năm nào cô giáo nào cũng thương Jane nhất không phải chỉ vì Jane học giỏi.

Jane luôn luôn đoán trước bố muốn gì. Thấy bố có vẻ mệt mỏi dù đang bận làm gì Jane cũng nắn vai và đấm lưng cho bố. Mỗi khi bố ăn cơm xong bố nói ăn xong rồi sao hé. Nghe vậy thế nào Jane cũng chạy lại sofa gãi đầu cho bố vì Jane biết ý bố thích được gãi đầu sau khi ăn cơm.

Mấy năm trước Jane còn nhổ tóc ngứa cho bố. Bây giờ bố bắt đầu già rồi. Tóc cũng bạc nhiều rồi. Nên Jane khó tìm ra những sợi tóc ngứa giữa một rừng tóc bạc! Những lúc ấy bố đùa thôi mai mốt bé ba làm y tá nghen con. Để chị hai Jenny làm Bác sĩ còn bé ba làm y tá phụ cho chị cũng OK vậy.

Nghe vậy Jane không có phản ứng gì. Nhưng sau này Jane hay thủ thỉ với bố mai mốt Jane làm bác sĩ Jane mua nhà cho bố ở. Ừ bố vui lắm! Bố hay nói làm gì cũng được miễn hai con hạnh phúc là bố vui rồi. Nhưng hai con phải nói tiếng Việt cho thạo vì nhiều Ông Bà không rành tiếng Mỹ nên họ chỉ thích bác sĩ, y tá biết nói tiếng Việt Nam thôi.

JJHiền

Ý kiến bạn đọc
16/04/201516:55:19
Khách
YOU ARE AMAZING FATHER.. YOUR CHILDREN ARE LUCKY .I WISH YOU ONLY THE BÉT.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến