Hôm nay,  

Hẹn Gặp ở L.A.

29/03/201500:00:00(Xem: 10853)

Tác giả: Như Thảo
Bài số 3500-16-29900vb8032915

Tác giả tên thật Trương Như Thảo sinh năm 1971, tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế trong nước, sang Mỹ theo diện bảo lãnh đầu năm 2012, hiện là cư dân của thành phố Garden Grove, California và đang làm công việc văn phòng tại quận Cam. Cô góp bài viết về nước Mỹ từ 2013. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Cô sang Mỹ chỉ mới vài năm, quá muộn màng so với những người cùng cảnh ngộ gia đình có cha anh cựu sĩ quan VNCH đi tù cải tạo. Từ những năm 90, trong khi nhiều đợt H.O. liên tiếp sang Mỹ định cư thì gia đình cô phải ngậm đắng nuốt cay ở lại Việt Nam. Lý do là người Mỹ thì lúc nào cũng đúng luật, họ chỉ giải quyết cho những người ở tù trên ba năm.  Ở tù thiếu một ngày cũng không được đi. Thân phụ của cô, sau khi bị giam cầm gần mười năm nơi đất Bắc lại ra đi vĩnh viễn khi vừa mới ra tù.  Vậy là không còn ai được đứng tên xin đi theo diện H.O. Trong khi đó, những người mất trong thời gian còn bị giam cầm thì gia đình được châp nhận vô diện H.O. Cô có một người bạn tên Hưng, ba anh mất trong tù và gia đình anh được cứu xét đi diện H.O. Có lần anh chua xót nói với cô "anh qua được đây là nhờ cái xác của ba anh".

Sau khi ba cô mất, khổ nhục nối tiếp khổ nhục. Những người chủ mới của miền Nam dù họ không trực tiếp cầm súng bắn ba cô nhưng cũng vì họ mà ba cô mất. Gia đình cô biết thưa kiện ai đây. Ai xử cho những người thấp cổ bé họng như họ lại còn bị liệt kê vào thành phần "không thể tin tưởng" của "xã hội mới". Khi đó có luật pháp không, có đạo lý không? Luật pháp và đạo lý nằm trong tay kẻ mạnh và người dân chỉ biết cúi đầu cam chịu mọi tai ương. Có chăng định mệnh của một con người? Đây là định mệnh của gia đình cô? Khi không thể làm gì hơn, người ta thường đổ lỗi cho số phận. "Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao" (Kiều). Nỗi đau mất người cha quá lớn, thêm phần cơ cực lầm than, cuộc sống đói khát, em trai cô đành phải vượt biên dù biết rằng con đường đó mười phần chỉ có một phần sống.

Nhưng, cô hiểu, những gì gia đình cô gánh chịu, chỉ là một phần rất nhỏ so với hàng triệu gia đình khác. Những uất hận, khổ đau của gia đình cô cũng như giọt nước giữa biển khơi mênh mông, như hạt cát trên sa mạc bao la. Thời gian sao trôi đi thật nhanh, mới đó mà đã 40 năm rồi.

Những ký ức đứt đoạn ngày xưa lại ùa về như dòng thác lũ cuồn cuộn cuốn trôi đi mọi vật xung quanh, như một đoạn phim dài nhiều tập, nhiều phân cảnh…

*

- Sao khóc dữ vậy?

- Em đói quá.

- Mới ăn lúc sáng mà.

- Bây giờ chiều rồi.

- Chị cũng đang đói nhưng đâu có khóc. Chờ chút má về coi có gì cho mình ăn không. Ráng chịu chút nhe em.

Đứa nhỏ mười tuổi dỗ dành đứa em năm tuổi. Trong căn nhà tranh tối tranh sáng không có người lớn, chỉ có hai đứa trẻ ngồi ôm nhau cho… đỡ đói.

*

Đêm mưa tầm tả. Nép dưới mái hiên nhà trên một con đường nghèo nàn ở quận Tư Sàigon, cô bé mười tuổi đứng co ro, ôm một mâm hàng rong. Mưa lớn vậy mà trời cũng tối rồi,  sao không thấy má ra. Một mình nó làm sao dọn hết mấy thứ đồ lỉnh kỉnh này được…

Từ hàng hiên nhìn qua cửa sổ, nó thấy trên tivi có chiếu cải lương tuồng Tiếng Trống Mê Linh. Con bé mê tuồng này lắm. Hai Bà Trưng khí phách hiên ngang, mưu lược đánh quân Đông Hán xâm lăng. Nó mơ ước nó cũng giống như Bà Trưng có võ nghệ cao cường, có binh hùng tướng mạnh để nó giải cứu ba nó đang ở trong tù. Nó thích nhất đoạn Bà Trưng Trắc nói:

"Nén giận nhỏ để làm nên việc lớn

Vững tay chèo qua vực thẳm sông sâu

Lui một bước đuổi giặt thù vạn dặm

Dựng cơ đồ nước Việt dài lâu"

Nhưng nó không coi được rồi, một mâm bánh khoai mì nướng ế phải ráng bán cho hết tối nay.

*

Phi trường LA thật rộng lớn và đông đúc cô thấy mình nhỏ nhoi và cô độc. Cô đang đón đứa em trai từ Úc Châu sang thăm.

Hơn hai mươi lăm năm trước, thằng nhỏ mười hai tuổi đã trốn chạy trên một chiếc tàu vượt biển với bao nhiêu hiểm nguy chập chùng. Sau bao nhiêu ngày lênh đênh trên biển, sóng to gió lớn với những cơn đói và những trận nôn mữa tới mật xanh, mệt lã trên tàu. May mắn tàu nó tới được bờ và nó giữ được mạng sống. Bây giờ "thằng nhỏ" đã là một anh trung niên tuổi gần bốn mươi. Cái tuổi của nó dể nhớ lắm vì nó sinh tháng 6/1975, đúng hai tháng sau cái ngày khủng khiếp đó…

Mới đó mà đã bốn mươi năm, nhưng sao mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn trong tim trong óc cô dù năm 75 cô chỉ là một đứa trẻ. Chắc cuộc đời lầm than, cơ cực, tủi nhục của gia đình và miền Nam trong suốt thời gian đó đã in sâu trong tâm trí cô cho tới tận bây giờ. Nó như chiếc vòi bạch tuột xiết chặc lấy cô không thể nào thoát ra được. Tưởng rằng đã quên, nhưng không, nó như mảng than hồng dưới lớp tro, chỉ chờ một cơn gió nhẹ là cũng có thể bốc thành ngọn lửa. Tưởng rằng đã quên, nhưng không, nó như một "file" đã "save" vào ổ cứng không thể nào "delete" được. Người ta sẽ không thấy "file" đó nhưng nó vẫn hiện hữu, nó vẫn chiếm một "room" trong ổ cứng.

Cô nhớ lại, cũng chính nơi phi trường này, cách đây ba năm với một tâm sự lo âu, phân vân cô tới Mỹ định cư. Tương lai phía trước không biết ra sao, nhưng vợ chồng cô vẫn quyết định ra đi.

Tại Việt Nam, từ thời mở cửa, đời sống dân thị thành theo kinh tế thị trường tuy có khá hơn, nhà lầu xe hơi nhiều hơn, nhưng là thứ xã hội  dành cho những người có tiền, có quyền thế. Nhân nghĩa, đạo đức con người bị coi là thứ hàng rẻ mạt, không ai cần dùng đến. Một xã hội từ quan lớn tới lính quèn đều tìm mọi cách để "ăn". Bán biển bán đất để mà ăn. Bán hết lương tri để mà ăn. Ăn trên mồ hôi xương máu của đồng bào, không từ một thủ đoạn nào.  Hơn 90% dân số là dân nghèo, cuộc sống lầm than cơ cực, bị cướp nhà cướp đất, bị bóc lột trong các nhà máy, công xưởng. Hệ thống y tế giáo dục ngày càng xuống cấp. Bác sĩ, y tá coi bệnh nhân như người cần được ban ơn, bố thí. Còn hệ thống giáo dục? Quanh năm suốt tháng họp hành cải cách, rốt cuộc càng gỡ càng rối rắm như một mớ bòng bong.

Không còn chỗ cho chúng ta nữa đâu. Phải ra đi thôi. Vợ chồng cô bảo nhau rồi gạt lệ ra đi theo diện bảo lãnh.

*

Bên ngoài trời đã tối tự bao giờ, bầu trời nước Mỹ không một ánh sao. Cô nhớ lại bầu trời quê hương đầy sao. Khi còn nhỏ cô thường nhìn lên trời. Còn gì đẹp hơn trời mùa thu cao vời vợi, có trăng tròn sáng tỏ và những ngôi sao lấp lánh. Những ngày thơ ấu, cô thường ước mình thành ngôi sao bắc đẩu nhìn về phương bắc nơi có ba cô đang chịu cảnh lao tù. Cô ao ước nhìn thấy ba cô dù chỉ một lần. Nhìn vào tấm ảnh không biết ba còn như xưa hay đã trở nên tiều tụy, già nua, ốm yếu vì chịu cảnh đói lạnh. Thằng em còn không biết mặt của ba nữa. Ngày ba đi ba nói một tháng rồi về, về để ăn đầy tháng của thằng em, nhưng cô chờ mãi cũng không thấy ba về. Ba đã lỗi hẹn. Mẹ con cô chờ từng tháng, từng năm, ba năm, năm năm, tin tức của người cha đã bằn bặt cánh chim, họa hoằn lắm mới nhận được thư của ba mỗi lần là một địa chỉ khác nhau. Trong thư ba chỉ nói ba khỏe, ba nhớ gia đình, ba khuyên chị em cô chăm chỉ học hành, giúp đỡ má, ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn… Ngoài những điều như vậy, không thấy ba nhắc gì thêm, không thấy ba nhắc tới những điều cô nghe lõm được má nói chuyện với má bà Nội, cô Tám. Má nói ba bị những cơn sốt rét rừng hành hạ suýt mất mạng, chỉ còn da bọc xương, thêm những trận biệt giam trong thùng phuy phơi ngoài nắng, lao động khổ sai, bị bỏ đói…

Mỗi ngày cô đều hy vọng và mong đợi, mỗi ngày cô đều nhìn lên trời và cầu nguyện cho ba cô được khỏe mạnh sớm về sum họp với gia đình. Rồi một hôm ba cũng về nhưng sau đó lại ra đi lần nữa. Lần này thì cô biết rất rõ, ba sẽ mãi mãi không về… Niềm hy vọng của cô và thằng em tan tành như bọt nước theo ba về bên kia thế giới. Người cha đã bỏ lại cô và thằng em bơ vơ giữa cuộc đời nhiễu nhương và những mặc cảm tự ti của người đời "con không cha như nhà không nóc"…

Cô suy nghĩ mông lung tự nhiên thấy nước mắt chảy ròng ròng.

*

Chuyến bay từ bên kia bán cầu đã tới. Hành khách bắt đầu ra. Cô tựa vào tường để lấy lại bình tĩnh. Hướng về phía cửa ra, cô thấy thằng em, tim cô đập loạn xạ. Cô lau nước mắt để tránh cho thằng em xúc động. Cô lao ra cửa ôm chầm lấy đứa em trước những tia nhìn tò mò của những người xung quanh. Thằng em giống y hệt ba cô, cao lớn, đẹp trai.


- Chị khỏe không?

- Khỏe. Bé Huy đây phải không?

- Chào cô đi con.

- Hi cô.

Cô ôm lấy đứa cháu:

- Ngoan quá. Con có mệt không, có đói không?

- Nó đã ăn trên máy bay rồi chị.

- Nó hiểu mình nói tiếng Việt chứ?

- Hiểu chút chút.

- Thôi ra xe về, trời cũng tối rồi. Chắc hai cha con mệt lắm.

*

Xe đang chạy trên xa lộ 405 về Bolsa giữa những mẩu đối thoại không đầu không đuôi nhưng cả hai chị em đều hiểu.

- Ở các nước bơ sữa như Mỹ, Úc… người ta chết vì ăn nhiều chị hả? Không nghe nói ai bị chết đói.

- Là sao?

- Lúc trước ở đảo em phải nhai kẹo cao su cho đỡ đói, trùm mền ngủ suốt ngày cho đỡ đói, bởi vậy trên đảo em có biệt danh là "Rít trùm mền".

- Lúc đó ở Việt Nam gia đình đâu có biết, nếu không thì cũng ráng vay mượn gởi qua cho em chút đỉnh tiền.

- Em nhớ có lần bà cô bên New York gởi cho 100 đô, em với cậu mừng quá trời. Sau đó khổ quá cậu xúi em xin thêm nhưng em không dám.

- Nghĩ lại thấy ông cậu ở San Francisco hơi tệ, trong lúc khó khăn vậy mà không cho cắc bạc nào.

- Chị nói vậy cũng không đúng, cứu giúp mình hay không là do lòng hảo tâm của người ta, đâu có trách họ được.

- Biết là vậy, nhưng ruột thịt trong nhà cũng nên ra tay giúp đỡ khi người thân gặp khó khăn. Cái này mới đáng quý và sẽ được nhớ đời.
Bây giờ có cho em năm ba ngàn em cũng đâu có cần, đúng không?

Trên đường từ sân bay về nhà, thằng em cô tâm sự:

- Thời gian đầu qua Úc em ở chung với cậu nhưng sau đó cậu bảo lãnh mợ và mấy đứa em qua nên em ra ở riêng…

Cô ngắt lời nó:

 - Tại sao ra ở riêng?

- Tại sao thì khó nói lắm, em cũng không muốn nhắc lại, chuyện qua lâu rồi chị.

- Sao em lại bỏ ngang đại học, đã học được hai năm, không theo lên luôn?

Giọng nó hơi buồn:

- Em cũng muốn lắm nhưng chị không hiểu được đâu. Sống một mình, không có gia đình nên rất khó khăn. Lúc đó em mới có mười mấy tuổi, lang thang, cô độc. Em vừa đi học vừa lái xe truck bỏ bánh mì từ bốn giờ sáng, sau đó lái xe đi học, vô lớp ngủ gà ngủ gật, được hai năm đầu thì đuối quá nên bỏ học đi làm full-time luôn.

- Dù sao cũng cảm tạ Chúa, bây giờ em có công việc làm tốt.

Nó ngó ra ngoài cửa xe giọng thành kính và tin tưởng:

- Cũng nhờ em có Chúa nên em mới vượt qua được mọi cám dỗ. Chị biết không, có thời gian em ở chung với mấy đứa bạn, tụi nó đứa nào cũng chơi drug. Em ra vô nhà thấy tụi nó đang "phê" trong phòng khách hoài. Tụi nó rủ rê em, nói em chở bánh mì làm chi cho cực khổ, chỉ cần lái một chiếc xe có "hàng" trong đó từ chỗ em ở lên Melbourne hoặc Sydney. Tụi nó cho em luôn chiếc xe đời mới và ba chục ngàn tiền mặt. Vì em là người mới, cảnh sát không khám xét nhiều khi qua trạm, nhưng em không làm.

- Nguy hiểm quá. Sau khi nghỉ học em làm gì?

Nó gãy tai bối rối:

- Thì đi làm đủ thứ, có khi làm farm, làm hãng nhựa, hãng tiện… Có thời gian buồn quá em lang bạt lên Sydney. Vào những dịp lễ tết thấy gia đình người ta sum họp, ăn gà tây, tặng quà em càng nhớ nhà. Lúc trước ở Việt Nam thiếu thốn mọi thứ nhưng có chị, có má thấy ấm cúng, có tình cảm gia đình. Qua bên Úc, đầy đủ vật chất nhưng không thể nào bù đắp được.

- Mọi việc đều do Chúa sắp đặt cả thôi.

- Lúc em ở Sydney anh Trung thấy không ổn, ảnh sợ em sa ngã nên kêu em về ở chung. Khi đó chị Trang sinh đứa con thứ ba. Sau đó anh Trung khuyên em để dành tiền mua nhà ra ở riêng.

Bỗng nó đổi đề tài:

 Chị ở Mỹ thấy thế nào, mọi việc ok rồi phải không? Lúc mới qua gọi điện thoại thấy chị than quá trời. Nó cười lớn.

- Thì mới qua Mỹ ai cũng khó khăn, mình qua trể quá nên càng gặp nhiều khó khăn hơn, than chút đỉnh mà. Ê, ở Việt Nam tớ thuộc loại "Luxury" đó nha, qua bên đây làm lại từ đầu, già rồi đâu còn hơi sức mà học hành, đành đi làm cu-li kiếm tiền nuôi con.

Giọng thằng em bùi ngùi:

- Nếu Cha còn sống chị em mình bây giờ chắc cũng là Sư hay Sĩ gì gì đó, sum họp vui vẻ mấy chục năm trước chứ đâu có "tan đàn rã nghé" ha.

- Ối giời, bây giờ em cũng biết nói "ca dao tục ngữ" nữa.

Cô đùa cho thằng em bớt "căng thẳng", nhưng nó lại tiếp:

- Chị sướng hơn em nhiều rồi, lúc vượt biên em ở đảo Galăng mấy năm trời, cũng chịu đói như lúc còn nhỏ. Bây giờ thấy vợ em ép thằng con ăn em nhớ lại mình lúc nhỏ mình đâu có gì để ăn, mỗi lần đói là em khóc đòi ăn.

Người chị gật đầu mà nước mắt rưng rưng. Ngừng một lúc, như nhớ ra điều gì thằng em nói tiếp:

- Lúc em tới đảo vướng chương trình thanh lọc. Em diện minor (trẻ em dưới 18 tuổi không có người lớn đi kèm) phải ghép chung với cậu. Chắc cũng tại em mà cậu bị đình trệ trong việc định cư nước thứ ba. Nếu không có em thì cậu định cư lâu rồi không phải ở đảo tới bốn năm vì cậu là sĩ quan, đi cải tạo sáu năm. Nhưng nếu cậu đi trước một mình thì em sẽ bị trả về Việt Nam, diện minor là cha mẹ ở đâu con cái phải ở đó. Cậu nói với phái đoàn là cha nó chết cậu nhận em làm con nuôi. Vì vậy mà sau này có chuyện gì em cũng mang ơn cậu. Lúc em còn ở đảo, một đứa diện minor, nó khai là gia đình bên Việt Nam không còn ai. Ban thanh lọc cho người về tận dưới quê nó bên Việt Nam điều tra. Biết là nó còn gia đình cha mẹ, nó rớt thanh lọc, sau đó nó tự thiêu làm chấn động trên đảo.

Một khoảng im lặng kéo dài, mỗi người họ theo đuổi ý nghĩ riêng của mình. Cô lúc nào cũng thấy tội nghiệp thằng em, thương nó quá. Có lẽ cuộc sống kham khổ từ thuở nhỏ, cộng với nỗi cô đơn một mình trên đất khách quê người làm thằng em có nhiều tâm sự muốn giải bày.

Tâm hồn của nó bị đóng băng bao nhiêu năm nay, bị tổn thương quá nhiều, nên có lúc nó có vẻ lừng khừng, bất cần đời. Mặt dù cuộc sống hiện tại giàu có, sung sướng nhưng quá khứ đã hằn sâu trong tâm trí khó quên. Người ta thường nói, tuổi thơ là thời gian hạnh phúc nhất của một đời người nhưng hai chị em họ có một tuổi thơ thật đau buồn, đau buồn như chính quê hương miền Nam của họ sau tháng 4/75. Cái bóng đen của quá khứ quá lớn, bao trùm quảng đời thơ ấu buồn khổ luôn là nổi ám ảnh khôn nguôi của hai chị em cho tới bây giờ không biết đến khi nào mới tan.

Thằng em bổng nói:

- Nghĩ lại thấy hồi nhỏ chị cũng cực khổ quá. Lúc đó em còn nhỏ, xách ghế chạy lăng xăng phía sau cho chị dọn hàng bán ngoài đầu hẻm.
- Chỉ xách ghế phụ dọn hàng ra nhưng không phụ dọn hàng vô. Có những bữa trời tối và mưa một mình chị không thể nào xoay sở nổi, chị đành núp dưới hiên nhà bà Mười đầu hẻm chờ mưa tạnh.

Thằng em cười và nói thêm chuyện ngày xưa của tụi nó:

- Em còn nhớ thời đó tối thứ bảy hàng tuần có chương trình cải lương mà chị bận bán nên về coi khúc sau thôi. Hồi nhỏ chị khoái coi cải lương quá ha.

- Nhưng không khi nào coi được trọn tuồng chỉ coi khúc cuối.

- Mà hồi xưa nhà mình đâu có tivi, đi coi ké nhà bác Chín phía sau nhà bà nội. Cũng may bác Chín thương tình cho vô nhà ngồi coi đàng hoàng nếu không đi chỗ khác phải đứng ở ngoài nhìn qua cửa sổ nhà người ta. Em còn nhớ lúc đó xóm mình chỉ có ba bốn nhà có tivi trắng đen cả xóm chen chút nhau coi. Thôi không nhắc chuyện xưa nữa, nhắc lại thấy buồn. Mỗi lần gọi điện thoại thăm chị, nghe chị nhắc chuyện xưa là em không muốn làm việc nữa, muốn về nhà trùm mền ngủ một giấc cho "quên đời". Nó lại cười lớn. Cô nói:

- Lúc đó khổ vậy sao mình "survive" được ha, mình thấy "tâm phục khẩu phục" mình quá.

- Ừ, tóm lại mình có "happy ending" ha?



Những tiếng cười vui buồn cùng những ký ức tuổi thơ của hai chị em ngày xưa theo chân họ về đến một khu Condo nhỏ thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam Cali. Lần đầu tiên thằng em đặt chân đến Mỹ, nơi nó mơ ước đến cách đây ba mươi năm. Nó đã đánh đổi cuộc sống của mình để được hưởng không khí tự do, sống đời đáng sống trên vùng đất mới. Tương lai là bất định, nhưng ước mơ của tụi nó đã thành sự thật. Tuy không là kỹ sư, bác sĩ nhưng tụi nó có một gia đình hạnh phúc, có công việc ổn định. Và trên hết, tụi nó được tự do trên những vùng đất có nhiều cơ hội chia đều cho mọi người, không phân biệt đối xử. Mọi sự đều do ý Chúa, tụi nó thầm cám ơn Ngài đã dang tay ra kịp lúc cứu vớt chúng nó.

Đã về tới nhà, cô cho xe vào garage.
Như Thảo

Ý kiến bạn đọc
01/04/201511:57:28
Khách
Với một tuổi thơ cơ cực theo vận nước nổi trôi, bằng kinh nghiệm thực sự đã trải qua của bản thân, tác giả phần nào đã nói lên được cuộc sống khốn khổ, đầy tủi nhục của các gia đình quân dân cán chính VNCH sau ngày tang thương 30/04/1975. Cám ơn tác giả đã san sẻ nỗi niềm riêng man. Tự truyện buồn, đầy cay đắng và cảm động!
Triều Phong
31/03/201501:59:04
Khách
Sao không thấy nhắc đến nguòi mẹ?
Chúc tác giả và nguòi em từ đây đuọc hạnh phúc, sức khỏe và an bình trong cuọc sống!
29/03/201522:45:10
Khách
Những người đáng, nên, được đi thì không được đi. Còn cái đám cô hồn các đảng thì đi ra đi vô như đi chợ. Đời mới thật là bất công.
29/03/201515:12:25
Khách
Bài viết hay lắm. Chúc tác giả cùng gia đình nhiều sức khỏe, bình an và may mắn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến