Hôm nay,  

Tôi Đi Học Tỉa Hoa Thủy Tiên

04/03/201500:00:00(Xem: 11491)

Tác giả: Bảo Trân
Bài số 3477-16-29877vb4030415

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết Về Nước Mỹ 2009 với bài "Con Bé", chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Bài mới của tác giả là chuyện tỉa hoa chờ tết.

Hình ảnh: dụng cụ tỉa và hoa thuỷ tiên.

* * *

Mỗi độ Xuân về, cứ vào khoảng ba hay bốn tuần trước Tết thì bà chị đồng song Lệ Thi của chúng tôi lại có hai lớp học tỉa hoa thủy tiên vào một cuối tuần, để "truyền nghề" tỉa thủy tiên cho các chị em Gia Long, hay những bạn bè thân quen muốn học.

Mấy Tết năm trước thì nhà tôi có đầy đủ mấy thứ hoa: mai, đào, lan, cúc... thành ra tôi cũng không thiết tha đến việc tìm sắm thêm hoa. Nhưng... tháng 10 năm ngoái chúng tôi đi vacation mấy tuần lễ, trước khi đi, ông chồng tôi đã thử đi thử lại mấy đường dây, ống tưới nước tự động, nhưng không hiểu sao trong lần kiểm soát sau cùng ông lại bỏ quên không bật nút "on" của một đường dây. Thế nên khi chúng tôi về tới nhà, thì những chậu cây kiểng, hoa của tôi nằm chung trong đường dây đó khô rang vì thiếu nước. Mà tai hại nhất đó lại là đường dây dẫn nước vào những chậu hoa bonsai hồng đào, liễu mai, và mai tứ quý của tôi. Cho dù chúng tôi đã cố công "cấp cứu", nhưng bọn chúng cũng im lìm không nhúc nhích, ngày Tết đã cận kề mà chúng không ló nổi ra được một cái lá non nào hết chứ đừng nói tới hoa. Cộng thêm thời tiết nóng lạnh bất thường, nên những chậu lan và mấy bụi cúc vàng của tôi nằm dưới cái patio cũng lì ra không thèm trổ bông, mà xanh rì toàn lá là lá... Buồn tình, tôi phải đi tìm những loại hoa khác để tô điểm cho những ngày đầu năm mới của tôi. Nhân đọc email thông báo về lớp học tỉa thủy tiên đón Xuân, và nhìn hình chậu hoa thủy tiên năm ngoái của chị LT chưng lên cho bà con ngắm tôi bèn rủ rê ông chồng tôi đi học tỉa hoa thủy tiên. Tức thì ông giẫy nẩy:

- Trời ơi, đàn ông ai lại đi tới chỗ mấy bà tỉa hoa, tỉa lá làm gì.

Tôi bèn mở cuốn đặc san GL năm ngoái có in mấy cái bức hình lớp học tỉa hoa của chị LT ra cho ổng nhìn rồi bảo:

- Nè anh xem, có biết bao nhiêu là rể GL đi theo hỗ trợ tinh thần yêu hoa lá của vợ, đâu phải chỉ có mấy bà đâu. Lại nữa, cái thú tỉa thủy tiên tự ngàn xưa là cái thú của mấy ông phong lưu, trí thức, đâu phải của mấy bà. Hơn nữa anh có "green thumb", anh khéo tay về cỏ cây hoa lá hơn em, anh uốn tỉa mấy giò lan của anh còn được, thì đi học tỉa thủy tiên là... chuyện nhỏ, phải không?

Không biết là tại tôi "ca tụng" quá nên chàng bùi tai, hay là chàng sợ đêm nào cũng được nghe vợ "thủ thỉ" bên gối - "Đi học tỉa hoa thủy tiên không anh? Đi nghe anh." - nên ông chồng tôi đành buông tiếng thở dài - "Thì đi".

Tôi email cho bà chị đồng song, ghi danh vào lớp học ngày Chủ Nhật, từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tôi hỏi tại sao phải học nguyên ngày, lâu dữ vậy, thì chị LT nói, tùy theo "sức học" của em, em tỉa xong sớm thì về sớm.

Sáng Chủ Nhật tôi dậy muộn, vì đêm hôm trước đi nghe nhạc thính phòng về khuya, mãi hơn 9 giờ sáng tôi mới mở mắt ra nổi. Từ nhà tôi xuống tới nhà chị LT cũng hơn ½ tiếng đồng hồ. Tôi lật đật gọi cho chị LT thì chị bảo, không trễ đâu, xuống đi cô nương ơi.

Quả nhiên, khi tôi đến nơi thì... chưa trễ lắm, vì chỉ có 1 cô học trò Hương Xuân đang ngồi bóc vỏ cái củ gì giống củ... hành, còn mấy nàng học trò khác thì còn... phiêu lãng tận phương nào. HX nói:

- Em là học trò siêng năng nhất đó nghen, 9 giờ sáng em đã có mặt ở đây.

Chị LT lắc đầu:

- Thiệt tình, chị đã dặn mấy cô nàng kia là mình bắt đầu từ 9 giờ mà giờ này cũng chẳng thấy tăm hơi.

Tôi cười giả lả:

- Chị ơi, không ăn đậu thì không phải là Mễ, không đi trễ thì không phải VN, thành mấy chị kia chưa tới cũng là... chuyện bình thường. Vậy cũng tốt, giờ này chỉ có mấy đứa em thì chúng em được chị chỉ bảo cặn kẽ hơn.

Chúng tôi ngồi xuống ghế. Chị LT lấy trong cái thùng giấy nằm trong góc nhà đưa ra cho tôi 2 củ thủy tiên còn đầy đủ vỏ bọc sần sùi đen đủi, nhìn giống như hai củ hành có nhiều củ hành nhỏ chung quanh. Tôi nói với chị là ông chồng tôi sẽ là người học tỉa thủy tiên hôm nay, tôi chỉ dám dự thính thôi, vì với hai bàn tay không được mấy khéo léo của tôi, e là tôi sẽ cắt chạm vào mấy cái nụ hoa còn đang ẩn trong lòng củ mất. Chị nói không sao, ai học cũng được, chị hỏi:

- Em có đem giao kéo gì theo để tỉa hoa không?

Tôi lục trong giỏ đưa ra cho chị xem cái kéo tôi cắt nụ hoa và con X-Acto knife mà ông chồng tôi vẫn dùng để làm những món đồ chơi tỉ mỉ của ông. Chị bảo cũng được, nhưng cái kéo của tôi thì hơi to, chị sẽ cho tôi mượn cái kéo nhỏ của chị. Tôi cũng không có con dao máng để "khoét" sâu vào bẹ củ thủy tiên, chị LT sẽ cho mượn luôn để làm, vì chỉ mình chị mới có con dao nhà nghề đó, mua từ lúc chị còn ở VN.

Thế là ông chồng tôi bắt tay vào việc. Theo lời chỉ dẫn của "bà thầy" thì trước nhất là phải bóc mấy cái vỏ đen đủi bao bọc bên ngoài củ hoa cho lộ những thân hình trắng nõn mềm mại, rồi mới bắt đầu cắt một vòng vào phần thịt củ, cách rễ khoảng ½ inch. Chị LT cũng bảo chúng tôi cắt bỏ bớt những mầm non mọc xiên xẹo trong lòng củ, chỉ giữ lại các mầm ở chính giữa củ nằm thẳng hàng với nhau mà thôi. Gọt, tỉa củ chính xong rồi sẽ gọt sang những mầm sườn ở chung quanh, vì những củ con bên sườn này cũng có một cành hoa. Nhưng khi gọt những củ con phải hết sức cẩn thận vì các lớp vỏ bao bọc tia hoa rất ít, nên dễ phạm vào bao hoa. Chị LT cũng nói sơ qua về cách xén lá thủy tiên, chị bảo nếu muốn lá mọc thấp và uốn lượn phía dưới hoa thì phải xén lá. Mình xén lá theo cạnh nào thì nó sẽ uốn lượn theo cạnh đó. Dùng dao rạch một chút trên ngọn lá rồi xén dọc theo chiều dài của lá. Muốn lá được cong nhiều hay cong ít thì tùy theo mình xén lá tận đến cuống hay chỉ một phần nào của lá.

Cứ thế, ông chồng tôi ngồi tách từng lớp vỏ cho đến khi vào gần giữa củ, nơi có những cánh lá non màu vàng và các tia hoa gồm nụ hoa, cuống hoa nằm thẳng hàng. Lúc này thì ông phải hết sức thận trọng để khỏi chạm vào bao hoa, cuống hoa. Tôi hồi hộp ngồi bên cạnh nhìn ông chồng tôi tỉ mỉ tách mấy cái nhánh lá để đếm xem được mấy cái tia hoa. Tôi nóng nẩy nhìn những đường dao chậm chạp của ông, nhưng lỡ nói là chỉ dự thính thôi nên tôi đành ngồi làm... "cô giáo phụ" chỉ trỏ. HX nhìn tôi cười:

- Chị TM nói không làm nhưng ngồi nhìn một hồi là tay chân sẽ ngứa ngáy cho coi.

Quả nhiên, khi nhìn thấy ông chồng tôi xít xoa khi cắt phạm vào một cái nụ thì tôi không ngồi yên được nữa. Tôi với tay lấy củ hoa còn lại trên bàn bắt đầu bóc vỏ...

Chừng ½ tiếng đồng hồ sau thì các "học trò" khác mới lục đục đi tới, có cả cô HK là giáo sư cố vấn của hội năm nay nữa. Lớp học huyên náo hơn vì đông đảo học trò hơn.

Chị LT hết đi từ đầu bàn lại đến cuối bàn để nhìn ngắm, chỉ bảo "học trò" thực tập. Tiếng cười đùa vang lên lẫn trong những tiếng xít xoa đây đó:

- Thôi rồi, em cắt mất cái nụ hoa...

Hay:

- Chao ôi, em "khoét" rách củ rồi...

Chị Thu ngồi bên cạnh tôi thì thầm:

- Không biết tại sao chị lại order tới 4 củ, tỉa gọt được 1 củ là đã đổ mồ hôi hột rồi, mấy củ kia chị đem về thả xuống nước cho nó... thoải mái, tự do mà nở.


Bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao lớp học của chị LT kéo dài tới 4 giờ chiều, vì tỉa thủy tiên không phải là chỉ vài phút vài giây là xong, như chúng tôi, suốt mấy tiếng đồng hồ tỉa gọt mà cũng chưa hoàn tất được 1 củ hoa nhỏ nhoi chỉ có 5, 6 nhánh.

Cô nàng HX, từ đầu tới cuối chỉ chăm chút được 1 củ hoa, hăng hái nói:

- Mình thi không, chụp hình gửi lên xem chậu hoa nào đẹp nhất há.

Tôi nhìn HX khâm phục, cô nàng này lạc quan thiệt, tỉa chưa xong mà đã lo thi hoa đẹp. Tôi thì chỉ cố gắng tỉa cho xong, thầm nghĩ không biết là cái củ thủy tiên của tôi sẽ cho được mấy nhánh hoa để mà chưng đây, chứ đừng nói tới chuyện thi.

Trong lúc chúng tôi chăm chú thực tập thì anh Thuần, chồng chị LT, lăng xăng chạy tới chạy lui với cái máy chụp hình để chụp hình lớp học tỉa hoa. Anh thích thú bảo:

- Năm nay đặc biệt vì có 1 ông rể GL, gươm lạc giữa rừng hoa.

Tới gần 1 giờ trưa thì ông chồng tôi cũng tỉa xong được 1 củ hoa, chỉ còn chờ bà thầy xem xét và chỉnh trang cho hoàn hảo. Lớp học được tạm ngừng để giải lao với nồi cà ri gà của bà giáo và mấy món ăn chơi của mấy chị học trò đem tới. Vừa ăn, chúng tôi vừa được thưởng thức slideshow hình hoa thủy tiên, bộ sưu tập của chị LT từ mấy năm qua, và nhìn những tấm hình nghiêng đầu nghiêng cổ cắm cúi bên hoa của chúng tôi mà anh Thuần mới vừa thu thập được. Anh Thuần cũng chỉ cho chúng tôi xem hai chậu thủy tiên chưng trên bàn thờ mà chị LT mới gọt xong mấy hôm trước. Những nhánh lá xanh non đã bắt đầu vươn lên cong vòng trên những củ hoa màu trắng sữa được đặt nằm nghiêng nghiêng trong mấy cái chậu hoa thủy tinh trong, thấp, cạn. Anh Thuần nói nếu muốn chơi cả rễ thì nên chọn bình thủy tinh cao để những lớp rễ mới có chỗ mọc dài xuống thành chùm trắng muốt như râu tóc tiên ông.

Ăn xong chúng tôi lại tiếp tục làm việc. Gần 3 giờ chiều thì hai vợ chồng tôi cũng có được 2 củ thủy tiên vừa tỉa xong gọn ghẽ. Phần kế tiếp là giai đoạn "thủy dưỡng". Chị LT nhắc đi nhắc lại với học trò là phải đem củ thủy tiên về nhà, úp mặt chúng xuống chậu nước ngâm đúng 1 ngày cho nhựa từ các vết cắt chảy ra. Sau 1 ngày đem lên lấy cọ mềm quét rửa sạch sẽ cho hết những đống nhựa dẻo quánh và những mảnh vỏ vụn vặt trên các vết cắt gọt rồi mới bỏ vào chậu đẹp, hướng mặt cắt gọt lên trên. Nhưng nhớ là chỉ được ngâm nước xâm xấp với rễ thôi, vì nếu củ bị ngập nước thì các vết cắt sẽ bị ủng thối. Nhớ dùng bông gòn, hoặc vải mềm, hay giấy ăn thấm nước phủ lên mặt củ để che các vết cắt, gọt cho khỏi bị khô, thâm. Và điều quan trọng nữa là nhớ phải thay nước sạch mỗi ngày.

Chúng tôi vui sướng đem hai củ thủy tiên mới tỉa về nhà, làm đúng thủ tục ngâm nước, cọ rửa sạch sẽ rồi bỏ vào hai chậu thủy tinh cạn, để ngay trên cửa sổ trong bếp, một chỗ vừa mát, vừa có một chút nắng sáng để dưỡng hoa. Buổi sáng trước khi đi làm tôi không quên thay nước sạch cho hai chậu thủy tiên. Nhìn những cánh lá xanh và những nụ hoa chầm chậm nhú ra khỏi nhánh tôi cảm thấy vui vui.

Ông chồng tôi còn hồ hởi hơn tôi. Sau khi thực tập với con dao vát/máng hai đầu của chị LT rồi thì ông cảm thấy là con dao X-Acto knife của ông... không ra gì cả. Ông đi lùng trong Harbor Freight Tools cả chiều cũng không kiếm được con dao nào vừa ý. Ông chồng tôi bèn về nhà mở lò barbeque đốt lửa lên rồi đem đe, đem búa ra... rèn dao. Ông lấy một cây đinh dài, to bằng cái đũa, nướng đỏ, đập dẹp, rồi mài sắc thành 1 con dao vát để cắt củ hoa. Còn con dao máng thì ông lấy một đoạn ống đồng nhỏ xíu (dùng để dẫn nước vào tủ lạnh) cắt đôi phần đầu, bóp nhỏ lại, rồi mài nhọn lại thành 1 lưỡi dao có hình cong của cái máng xối (chắc vì thế nên con dao này có tên là con dao máng). Con dao này dùng để xén lá nằm sâu trong bẹ củ.

Cuối tuần, chúng tôi đi xuống chợ hoa Bolsa tìm mua thêm hai củ hoa thủy tiên nữa đem về gọt tỉa bằng hai con dao mà ông chồng tôi vừa chế tạo. Gọt tỉa xong, chúng tôi cũng làm đầy đủ những công đoạn ngâm nước, quét rửa rồi đưa chúng đi "thủy dưỡng".

Hai tuần sau, mấy củ thủy tiên tỉa gọt trước ở nhà chị LT nở hoa, những nhánh hoa dài ngả nghiêng vì không có gì chống đỡ. Mấy cành hoa này tàn nhanh trong vòng 1 tuần lễ không chờ Tết đến. Những nụ hoa còn lại lép kẹp, héo úa. Hai củ thủy tiên tôi mua sau này lớn mạnh, lá quăn queo, xoắn xít, củ nào cũng có ít nhất là 5, 6 nhánh hoa đang chậm chạp vươn lên. Nhìn những cái nụ mầm xanh mập mạp tôi tự an ủi, còn hai củ này, chắc cũng có hoa chưng ngày Tết.

Chiều 29 Tết, chỉ có 1 cành hoa nở bung ra, được 3 cái hoa, thơm ngào ngạt cả một góc nhà. Nhìn những cái nụ còn bọc tôi thầm nghĩ, chắc là phải "giúp" hoa xé bao nang thì hoa mới có thể "chui" ra nhanh chóng. Thế là tôi lấy con dao nhỏ, rọc theo chiều dọc của bao hoa. Nhưng không ngờ, kết quả thật là thảm hại, hoa tươi nở ra đâu không thấy, mà chỉ có những nụ hoa vàng úa, đừ câm, héo rũ, nằm im lìm bên trong cái bọc thâm khô.

Tức quá, tôi lên mạng tìm đọc những bài viết về thú chơi cây cảnh, hướng dẫn tỉa gọt hoa thủy tiên ngày Tết, để biết lý do vì sao mà mấy chậu hoa của tôi trở thành như thế, thì tôi nhìn thấy một bài viết có kèm hình ảnh, chỉ bảo cặn kẽ về cách gọt tỉa củ thủy tiên. Trong bài, có một câu viết rõ ràng... "nếu làm rách bao hoa thì chắc chắn hoa sẽ bị câm và thối hoa". Trời đất ơi, vậy là vô tình tôi đã làm hỏng hết mấy cái mầm hoa thủy tiên mạnh khỏe, mũm mĩm của tôi rồi!!

Tôi nhủ thầm, thất bại là mẹ của thành công. Nếu tôi đã thất bại kỳ này thì tôi phải tìm tòi, học hỏi nhiều thêm để khỏi vấp phải những lỗi lầm tai hại như thế nữa. Thế là tôi tiếp tục vào nhà ông Gù Gù lục lọi. Tôi tìm đâu được gần chục bài viết nói về cách tỉa thủy tiên. Đại loại thì những bài viết này đều chỉ bảo những phương thức gọt tỉa gần giống nhau, nhưng mỗi người viết chia sẻ một kinh nghiệm khác nhau. Lục lọi tiếp, tôi lại đọc được 1 câu "thần chú" của những người chơi thủy tiên hiện tại... "hiện thân của nó là viên thuốc B1. Tối 30 Tết, mà nụ thủy tiên còn chưa có động tĩnh gì, thả một viên B1 vào nước là sẽ nhìn thấy kết quả rõ rệt".

Tôi không biết có nên tin cái câu "thần chú" sau này hay không nhưng tôi thích cái lối điều chỉnh thời điểm nở hoa của tác giả một bài viết. Ông nói là ông đã dùng ánh nắng mặt trời, hay dùng hơi ấm của đèn điện để giục hoa nở khi thấy hoa còn ù lì trong ngày cận Tết. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với lời khuyên "chí lý" của 1 tác giả khác là... "để cho chắc ăn thì trong vòng 1 tuần, mỗi ngày gọt một củ thủy tiên, thể nào cũng có... 1, 2 củ nở trúng vào dịp Tết".

Cho dù không thành công trong việc gọt tỉa thủy tiên trong mùa Xuân năm nay, nhưng tôi cũng phải cám ơn sư tỷ LT của tôi, nhờ chị mà tôi đã tìm thấy được thêm một niềm vui mới. Và tôi cũng phải cám ơn tất cả tác giả của những bài viết hướng dẫn gọt tỉa thủy tiên trên mạng, nhờ họ mà tôi cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quí giá vô cùng. Tôi hy vọng là mùa Xuân năm sau tôi sẽ áp dụng những kinh nghiệm đã học hỏi được để có thể tự gọt tỉa cho mình một chậu hoa thủy tiên thật đẹp đón chào Xuân mới.

Bảo Trân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,620,474
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến