Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh Bất Ngờ

22/12/201400:00:00(Xem: 16767)

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 4418-14-29818vb2122214

Tác giả là một viên chức hành chánh, sau nhiều năm làm việc tại miền Đông, đã chọn Little Saigon để hưu trí. Với nhiều bài viết đặc biệt, bà cũng đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước.

* * *

Sau buổi tập dưỡng sinh, tôi để xe lại nơi tập và đi cùng với bạn, khi quay trở lại để lấy xe, vừa bước chân xuống khỏi xe của người bạn, bất chợt tôi nghe một tiếng nói từ trong một chiếc xe đậu gần đó:

- Bà làm ơn cho tôi hỏi thăm.

Phản ứng tự nhiên tôi ngừng lại và lại gần chiếc xe của một người đàn ông, ông ta quay kính xe xuống và chờ tôi lại, về sau tôi mới thấy là mình đã bất cẩn không nhớ đến những điện thư của các bạn gửi tới để cảnh cáo những vụ hỏi thăm, nhiều điều nguy hiểm có thể xẩy ra mà mình không lường trước được.

Tôi lại gần, người đàn ông trông thật hiền lành hỏi thăm để mua một cuốn video tập Dưỡng Sinh Thức Pháp.

May cho ông ta vì đó chính là môn dưỡng sinh mà mỗi sáng tôi đều thức dậy sớm để đi tập, môn tập mà tôi cảm thấy người thật khỏe khoắn sau mỗi buổi tập, và đã quen thuộc đến độ khó có thể nghỉ tập nếu không có lý do xứng đáng. Một chị bạn đã nói chị phải đi tập dù mưa hay nắng và không nghỉ buổi tập nào từ ngày chị đi tập.

Không hiểu người đàn ông đã nghe đâu để tìm đến đây mua cuộn video, nhưng ông đến muộn lớp tập đã tan, tôi cho ông biết ông có thể trở lại vào tuần tới trong những giờ tập từ thứ ba đến thứ sáu từ 7:00 đến 8:00 sáng và vào cuối tuần từ 7:00 đến 8:30 sáng.

Chắc có lẽ ông đã được đọc những bài báo viết về ngày kỷ niệm đệ ngũ chu niên tuần trước đó, buổi lễ diễn ra thật đông và vui. Trong buổi lễ đó tôi đã được nghe kể lại về những ngày đầu được thành lập do sáng lập viên ông Trần Quang Đạt và ông Tạ Đức Trí. Lúc đầu chỉ có sáu học viên nhưng hai ông Đạt và Trí vẫn kiên trì tiếp tục, và ngày nay lên tới khỏang bốn chục học viên, có những lúc học viên phải đứng chen chúc nhau. Được hỏi nếu sự phát triển tăng lên quá số luợng người có thể chứa được trong cái club house này, ông Trí đã trả lời có thể phải kiếm một chỗ khác và cũng khó nếu phải đi thuê và vẫn duy trì chủ trương hòan tòan miễn phí như hiện tại.

Hai ông sáng lập viên là hai võ sư đầy nhiệt huyết và rất là tận tình với những học viên, ông Tạ Đức Trí dù đã làm thị trưởng nhưng cũng vẫn bỏ thì giờ cùng võ sư Trần Quang Đạt lo lắng cho lớp học.

Gần đây ông Đạt đã cho phát hành ba cuốn DVD để giúp cho những người không có thì giờ đến tham dự những buổi tập, tôi đã mua và gửi tặng chị tôi, chị tôi rất là thích, nhưng không biết chị có kiên trì tập không, vì dù sao đến lớp tập vẫn có kết quả nhiều hơn, nhất là những ngày cuối tuần có thầy Đạt hướng dẫn và sửa những thế tập nào không theo đúng, trong khi đứng ở phía trên hướng dẫn nhưng cặp mắt của thầy luôn luôn luớt đi khắp phòng và dừng lại nơi nào thì thể nào học viên đó cũng được thầy sửa lại cho tốt hơn.

Trong buổi lễ có những học viên lên phát biểu vừa để cảm tạ, vừa để kể lại những thành quả mà họ đã đạt được, có những kết quả thật không ngờ, có lẽ nhờ vậy mà người đàn ông đã đến đây để tìm mua cuốn video.

- Bà có thể chỉ cho tôi chỗ nào có thể mua được cuốn video Dưỡng Sinh Thức Pháp

- Ông có thể trở lại vào những giờ có lớp tập.

Ông ta nhìn tôi với một ánh mắt tha thiết:

- Bà có thể mua giúp tôi được không? Tôi không thể trở lại được

-???

- Tôi đi lại khá khó khăn vì bị bệnh.

Trong trí tôi thóang nghĩ đến những người học viên sống trong khu này, nhưng tiếc thay tôi chỉ nói chuyện vài câu trước giờ tập và không hề xin địa chỉ hay số phone.

- Hay bà có thể mua hộ tôi, mong bà giúp tôi.

Tôi còn đang ngại ngần, thì ông mở ví ra đưa tiền cho tôi, con gái tôi đã thường nói với tôi rằng “con giống mẹ rất khó nói tiếng không (từ chối)”. Tôi không thể từ chối, nhất là nhìn vẻ thất vọng của ông khi không biết chỗ mua, và tấm lòng tha thiết của ông mong có cuộn video để tập hầu chữa bệnh. Tôi cầm tiền, ông ta lịch sự đưa thêm cả tiền cước phí.

Cầm tiền của ông tôi nghĩ đến ngày đi tập sẽ hỏi chị LT, nếu chị không có thì giờ đi gửi thì tôi sẽ đem đến nhà cho ông ta, vì mùa lễ này mang ra bưu điện đứng xếp hàng thì thà đem thẳng lại nhà có lẽ mau hơn. Sợ ông phải chờ lâu vì qua một ngày nghỉ của lớp tôi email cho chị LT nhờ chị đi gửi cuốn băng cho ông ta.

Đến ngày đi tập buồn thay chị LT lại vắng mặt và tôi chưa nhận được email trả lời của chị LT, tôi quay qua hỏi chị giữ nhiệm vụ giao băng cho những người đã đóng tiền, được biết số băng đã bán hết, phải chờ in thêm. Cầm tiền của người đàn ông, tôi áy náy vô cùng vì không làm đựơc điều ông ta nhờ, không biết ông có nghĩ là mình lấy tiền của ông ta không, nhưng đành thôi không làm gì được cả.

Về nhà thật ngạc nhiên khi mở email, nhận được email của chị LT và của ông Đạt, chị LT đi vắng và đã nhờ ông Đạt lo vụ này và ông Đạt đã sốt sắng hứa rằng sẽ mang đến tận nhà cho người đàn ông và đồng thời sẽ trả lại tiền cho ông ta, xem như là một món quà tặng ông.

Ông Đạt đã đến và không gặp được người đàn ông, ông Đạt đã tiếc không được giao tận tay cho ông ta để được hướng dẫn thêm chi tiết cho việc tập có kết quả hơn. Môn tập này kèm theo cả việc hít thở cho thích hợp âm dương trong từng thế tập. Mỗi thế tập có thể trị được một số bệnh nếu hít thở và vận dụng tay chân đúng cách.

Vô tình đó lại là ngày 24 tháng 12, món quà giáng sinh thật tuyệt vời và bất ngờ cho người đàn ông, tôi có thể tưởng tượng ra nỗi vui mừng của người đàn ông khi nhận được món quà vào đúng một ngày trước Giáng Sinh.

Hành động đáng quý là của thầy Đạt. Trong những buổi học thầy luôn luôn lo lắng cho những học viên, thầy thay đổi những thế tập nào có thể không tốt cho người già, trong cuốn băng thầy hướng dẫn cách tập cả trong thế đứng và trong thế ngồi để dậy cho những người không tập đứng được. tôi đã thường cảm phục thầy trong lớp học nay lại thấy thầy sốt sắng trao tận tay người muốn mua để được hướng dẫn thêm cho người muốn học. Ông đã không ngần ngại bỏ thì giờ trong hai buổi sáng cuối tuần để đến lớp và hướng dẫn cặn kẽ cho từng người để môn tập thêm hiệu quả cho từng học viên.

Có nhiều môn phái dậy về dưỡng sinh, nhưng với tôi, tôi thấy Dưỡng Sinh Thức Pháp rất thích hợp, thời gian tập còn mới, kết quả chưa có gì rõ ràng lắm nhưng sau mỗi buổi sáng đi tập về là tôi được một ngày tâm hồn thơ thới.

Mong rằng chí hướng của hai vị sáng lập viên được thành công và tạo ra nhiều hiệu quả tốt cho học viên.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
25/01/201504:04:21
Khách
Quí vị ở xa muốn có DVD Duỡng SInh Thức Pháp xin liên lạc với trung tâm DSTP ở địa chỉ email:
duongsinhthucphap@gmail.com
Xin cám ơn
20/01/201505:20:20
Khách
Xin kính chào bà Đức Hạnh
xin mời bà xem trong youtube,
https://www.youtube.com/watch?v=J7YljrbIkII
nếu bà vẫn muốn mua DVD thì xin liên lạc
714-839-2718 (Cô Đằng) họăc
714-531-8693 (Cô Loan)
14/01/201506:51:33
Khách
Chúng tôi ,một nhóm bạn trong hội người cao tuổi , xin nhờ tác giả Nguyên Phương chỉ dùm cách mua DVD về dưỡng sinh thuc pháp ..
Xin cám ơn nhiều.
11/01/201519:57:16
Khách
Kính chào ông Duơng
Xin lỗi đã chậm trả lời ông
Xin ông vào email để cho địa chỉ, thầy Đạt sẽ gửi DVD đến ông.
Cám ơn ông đã đọc bài viết và muốn mua DVD
Kinh chúc ông một năm mới an vui và mọi swụ như ý.
Nguyên Phương
01/01/201523:10:46
Khách
Kính mong bà Nguyên Phưong vui lòng chỉ cách thức cho tôi mua được DVD dướng sinh này. Nơi tôi đang sống có quá ít người Việt.
Kính chúc bà luôn vui .

Hoangduy Duong
Naperville-IL
Email: icametousa@gmail.com
27/12/201417:42:26
Khách
Xin xem email để cho địa chỉ, thầy Đạt sẽ gửi DVD đến bạn.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết.
22/12/201417:34:02
Khách
Xin Bác Nguyển Phương cho con biết cách thức mua cuốn băng dưỡng sinh mà Bác đã đề cập bài viết trên.
Email của con: tton90348@gmail.com
Con thành thật cám ơn Bác Phương nhiều.
Tín thất Tôn
Atlanta, GA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,263,959
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.