Hôm nay,  

Hoa Bồ Công Anh/Dandelion

18/12/201400:00:00(Xem: 23060)

Tác giả: Lê Minh Nguyên
Bài số 4414-14-29814vb5121814

Tác giả là một cựu hải quân, chỉ mới... 26 tuổi. Sinh năm 1989, theo gia đình nhập cư Mỹ từ 2003, gia nhập hải quân Mỹ năm 2009, khi mới 20 tuổi, giải ngũ năm 2013 khi 25 tuổi, hiện đang học ở Las Vegas. lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy tác giả có cách nhìn, cách nghĩ riêng biệt. Mong Lê Minh Nguyên tiếp tục viết.

***

Có lần, một người hỏi tôi thấy hoa gì đẹp nhất. Không ngập ngừng suy nghĩ tôi nói ngay là hoa Bồ Công Anh. Thật sự cái tên tiếng Việt của loài hoa này mới hỏi một cô bạn mà biết thôi, chứ đó giờ chỉ biết gọi là dandelion.
Còn nhớ năm 2009, lúc tập huấn quân trường của Hải Quân Hoa Kỳ ở bên Great Lakes, Illinois, trong thời tiết mùa Đông lạnh lẽo tuyết phủ trắng xoá không gì gọi là sự sống của miền Đông Bắc nước Mỹ, thì tôi mới thấy được những vẻ đẹp đơn giản và bình dị của nơi này.


Thời đó, chúng tôi ngày nào cũng phải dậy sớm khi mặt trời còn chưa mọc, tập diễn hành từ trại này qua trại khác lúc tuyết rơi trắng xoá hai bên đường, sau đó thì tập thể lực, và học về những kiến thức quân sự. Suốt hơn hai tháng trời ở trong cái không gian chật hẹp với khoảng 50-60 người khác, những con người cùng một số phận gặp nhau tại một thời điểm và đang đi cùng một đoạn đường ngắn.

Nơi này làm cho người ta thấy nhớ nhà, người thân đến tột cùng. Đêm nào ngủ cũng nghe tiếng khóc thút thít hoặc là những tiếng tự an ủi bản thân "Everything's going to be all right, everything will be ok" nhưng nghe cái giọng có vẻ mếu mếu.

Ở đây giống như một cái nhà tù nho nhỏ, không điện thoại, không có gì để liên lạc với thế giới bên ngoài, cái thế giới mà mình đã bỏ lại sau lưng, đến cái cửa sổ cũng được khoá kiên cố lại bằng những song sắt, nhưng cũng chẳng có gì để mà coi ngoài kia, chỉ là hai màu trắng và đen thôi. Lúc đó tôi cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ biết một ngày có ăn, có chỗ ngủ, và cuối tháng lãnh lương là đủ rồi.

Trong khoảng thời gian này tôi học được nhiều điều về văn hoá và lối sống, và "tận hưởng" được nhiều món ăn mới lạ.

Là người Việt Nam định cư ở Mỹ được 5 năm lúc đó, tôi chỉ biết có phở, cơm, hamburger, pizza... Giờ thì biết thêm món chicken cordon bleu, afredo sauce, đùi thịt gà Tây hầm bự bằng cái bắp chân (hơi quá nhưng mà bự lắm), điểm tâm sáng pancake với mật ong, trứng chiên omelette ở trong có thịt heo xông khói với cheese (nghe tới cheese là thấy ngớn tới cần cổ rồi, mình người Việt Nam sáng ra chỉ biết phở, bún, cơm, nước mắm, nước tương thôi), còn nhiều món khác nữa mà giờ tôi tạm thời quên...

Ở đây cũng có cơm, nhưng mà cơm họ làm nhai muốn gãy cái răng, nên thôi ăn theo mấy đứa kia cho lành. Ngoài đồ ăn thì cũng học được vài điều về văn hoá, và những bài hát đồng quê, nhạc xưa như bài "Ain't no sunshine when she's gone- Bill Withers" nghe xong muốn mếu nhớ cô bạn gái tuổi học trò thời bấy giờ; thể loại nhạc rock, như bài "Shadow on the sun - Audio slave".

Những lúc rãnh rỗi thì tôi ngồi viết thư cho cô bạn gái năm xưa lúc bấy giờ đang sống ở thành thị hoa đèn sáng rở cùng những cuộc vui không bao giờ tàn. Tôi chưa bao giờ viết thư hoặc phải biết viết như thế nào, nhưng cũng ráng, đại khái là hỏi thăm người đó ra sao, kể những chuyện vui buồn trong này, và luôn luôn nghĩ về người đó rất nhiều, giống như là một động lực và lý do để mà vượt qua và trở về trong những lời văn chương tạm bợ tuổi học trò của mình.

Nhưng rồi tôi chỉ thấy thư đi mà không thấy thư về, tối nào khi kêu tên để nhận thư mong hoài nhưng không thấy tên mình được gọi. Lâu lâu tôi nhận được một hai tấm postcard của Ba Mẹ, thôi kệ cũng coi như là an ủi. Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy người Mỹ cũng giống mình, à không, ai cũng giống ai, cũng có một gia đình, hoặc từng có, cũng có người thân yêu để mà sẵn sàng đánh đổi vì họ, cũng biết buồn, cũng biết khóc, cũng là con người.


Hồi trước khi tôi qua My, trong đầu lúc nào cũng sợ, và thắc mắc, không biết ra sao, bên Mỹ chắc ai cũng tóc vàng, cao to, da trắng. Rồi có lúc tự hỏi không biết "tụi nó" ra sao, có những "thói xấu" không ta, hoặc sinh hoạt giống mình không, tại coi trong phim không bao giờ thấy!

Khi đã tới nước Mỹ, tôi mới hiểu rằng có nhiều chủng người ở đây, không phải ai cũng da trắng. Ai cũng như ai, cũng phải đi làm, kiếm tiền, sống cuộc sống riêng, cũng có nhà nghèo, cũng có ăn xin, cũng có nguời tốt thật là tốt, cũng có nguời xấu thật là xấu, cũng có những nguời đến từ những vùng quê hẻo lánh chân thật giống như "hai lúa", cũng có những nguời gian xảo, và cũng có những nguời chưa từng khổ muốn tìm cảm giác mạnh,... Những gì trên TV, phim ảnh, truyền thông, kể cả báo đài chỉ là thứ người khác muốn mình thấy, chứ không hẳn là mọi thứ đều vậy.

Nói về loài hoa bồ công anh, cái lý do tôi thích nó nhất cũng đơn giản mà nãy giờ tôi dài dòng ghi mấy cái trên, là tại vì đó là sự sống đầu tiên mà tôi cảm nhận được sau một mùa Đông tuyết phủ lạnh lẽo tưởng chừng không bao giờ hết, và cũng là thời điểm sắp mãn hạn tập huấn tân binh.

Buổi sáng hôm đó tôi nhìn ra khung cửa sổ song sắt, thấy được những bông hoa màu vàng nho nhỏ, mọc như cỏ dại. Rất ít người biết đến nó, rất là giản dị, và đơn thuần không như hoa hồng đầy màu sắc, hoặc loài hoa lan, hoa lài được yêu thích bởi mùi hương quyến rũ; chỉ đơn giản là vì từ một bãi tuyết trắng không sự sống, trở thành một bãi cỏ xanh bao la với những bông hoa màu vàng. Và những quả cầu trắng sau khi hoa tàn sẽ được gió thổi đem hạt của cây đi khắp nơi, tượng trưng cho một cuộc sống mới, cũng như chúng tôi, được hồi sinh thêm một lần nữa.

Tôi nhìn một hồi (vì chuẩn bị tốt nghiệp khoá huấn luyện nên có chút thời gian rảnh được gọi là chút đỉnh "ân huệ" của chỉ huy), rồi quay qua hỏi người bạn cùng khoá đứng bên, nó người Mỹ gốc Đức, quê ở Wisconsin.

"What's the name of that yellow flower on the field?"

"That? It's called Dande-lion."

"Dandelion, I'm going to remember that name."

Có cô bạn hỏi tôi, vậy chắc đóng quân ở Nhật 3 năm thích hoa Anh Đào lắm phải không?

Ờ thì, hoa anh đào nó đẹp nhưng tôi thích hoa cỏ dại Bồ Công Anh hơn. Hoa Anh Đào đẹp tựa như một cô gái rất là đẹp, nhưng chỉ là để ngắm, không có một điểm chung, không có một câu chuyện, không có một ý nghĩa cho riêng mình, mãi mãi chỉ là hai thế giới khác biệt. Còn loài hoa cỏ dại bồ công anh mà tôi yêu thích thì khi nhìn hoa nở như nhìn một cô gái mà tôi quen biết đang xoã mái tóc dài óng ả mượt mà, và quan trọng hơn nữa là tôi yêu mái tóc đó, xen vào cảnh tượng những hạt bồ công bay trong gió đến những vùng đất mới chính là tính cách và con người của tôi, tự do không gì ngăn nổi, lúc nào cũng muốn khám phá mạo hiểm đi khắp đất trời; có lẽ đó là một trong những lí do tôi gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ.

Giải ngũ ở tuổi 25, tôi đã thấy nhiều, học cũng nhiều, và cũng có nhiều vết thẹo từ những bài học đó, từng đi khắp Châu Á, gần 14 nước tôi đã từng tới. Tôi đã gặp chuyện buồn nhất và vui nhất. Người tốt nhất và không tốt nhất cũng đã gặp. Bây giờ tôi trốn mình trong một thành phố sa mạc, chỉ có cát, đá, và những bụi cây khô đang cố gắng sống của thành phố Las Vegas.

Maybe they're just like me, trying to survive, not living the moments anymore. Maybe I'm just waiting for my call for another adventure, maybe... I've seen everything, and I've seen it all. Been there, done that. Now, I'm just taking a little break, then I'll be on my road again.

Lê Minh Nguyên.

Las Vegas, Nevada

USN 2009-2013

Ý kiến bạn đọc
27/09/202112:47:53
Khách
Love your words. I hope you are happy <3
22/12/201423:47:47
Khách
Wow rất là khâm phục tác giả! Tuổi hãy còn rất trẻ mà viết đươc văn chương Việt Nam một cách tài tình và thật hay như vậy!
20/12/201405:19:55
Khách
Một người em, một người trẻ của thế hệ một rưỡi đang trên đường tìm về nguồn, tìm về với văn chương và văn hóa Việt. Chúc mừng em. Hãy tiếp tục viết bằng cảm xúc thật, đừng ngại về kỹ thuật câu chữ.
18/12/201422:12:02
Khách
Đọc đi đọc lại vẫn thấy rất hay.
18/12/201420:26:50
Khách
It is wonderfull thought about this flower. I love it , too. Beautifull yellow color and special we can it their leaves. Clean them well then stir fry with garlic and fish sauce like RAU MUONG.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,114,267
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến