Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh Của Bé Vần

17/12/201400:00:00(Xem: 14086)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4413-14-29813vb4121714

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Hai mẹ con thủ thỉ qua điện thoại trong buồng, một lát sau vợ tôi chạy ra mặt tươi rói như khu vườn mới qua cơn mưa:

- Bé Vần (tên gọi tắt một cách trìu mến của bé Steven) học giỏi được nhà trường mời ăn pizza mình thưởng cho Vần cái gì anh nhé!

Bé Vần học giỏi thì trong gia đình tôi ai cũng biết cả rồi. Bé được lựa cho học lớp xuất sắc dành cho học trò giỏi, được thư khen của Tổng Thống Mỹ, môn học nào cũng có điểm A, được nhà trường cho học nhạc vv… và vv…

Còn đồ chơi ư? Thôi thì đủ loại các đồ lắp ráp còn I phone I Pad thì cũng đâu thiếu mẹ bé cưng con mà. Cả ba đứa đứa nào cũng ngoan và học hành chăm chỉ.

Thằng anh lớn thì ngoài giờ học ra cứ thui thủi một mình hết vẽ lại đến lắp vào tháo ra những món đồ chơi bằng plastic cùng bé Vần và con em gái út là bé Hi.

Cả ba đứa đều thương mến nhau. Sinh nhật thằng anh lớn thì hai em cố vét hết tiền để dành mua cho thằng anh một món quà gì đó cho hợp với túi tiền của chúng khi không đủ tiền thì lại cầu cứu mẹ.

Thằng anh lớn Henry năm nay đã 17 tuổi rồi ra dáng và xứng đáng là anh Hai của hai đứa em bé bỏng của mình.

Được phép lái xe, thằng anh đã có thể chở thằng em đến chơi nhà bạn của mình hay đi xem phim mỗi khi có phim hay. Còn con em gái út thì lúc nào cũng quấn quit bên mẹ chẳng rời một bước sau khi đi học về. Chẳng bao giờ Út Hi chịu ngủ lại nhà ông bà dù chỉ một đêm.

Mỗi khi thấy cái gì cần lau cho sạch thì Út Hi không ngại dùng cả lô giấy để chùi thay vì chỉ xài lối 1 hay 2 tờ là đủ nhưng mẹ bé vẫn làm ngơ để khuyến khích bé tập cho quen như trong câu “Học ăn học nói học gói học mở” của các cụ ta.


Út Hi còn thích làm bánh. Chả ai cần dạy, mười tuổi bé tự đọc chỉ dẫn cách làm bánh, tự nhồi bột và tự nướng bánh. Trong nhà lúc nào cũng vui vì bé lúc nào cũng tất bật không làm bánh thì học, không học thì thi nhau lắp ráp những loại đồ chơi bằng plastic với hai thằng anh.

Lúc nào Út Hi cũng bận. Bận gì vậy. Bận học mà. Ngồi ngay hàng hiên của sân trường bé mang bài ra làm liền và làm xong liền một khi trong khi chờ ba của bé tới đón để khi về nhà bé còn bận chuyện khác. Bận chơi games, bận lắp ráp đồ chơi bận lên mạng với cái PC.

Bà ngoại nó, nó đây là bé Vần, hỏi tôi:

- Bé Vần học giỏi ông ngoại thưởng cho bé Vần cái gì bây giờ?

Hình như ông ngoại lúc nào cũng có sẵn câu trả lời:

- Bé Vần thích ăn buffet ở tiệm Hibachi thì cho bé Vần đi ăn cùng với hai đứa kia nữa để khuyến khích hai đứa tụi nó nữa mà.

Ông ngoại không bao giờ cho cháu tiền, không bao giờ lo sinh nhật cho cháu vì ông biết là sinh nhật các cháu cha mẹ chúng phải lo. Ngay từ hồi học lớp 8, bé Henry ngỏ ý thích học thuốc ư? Ông ngoại ra nhà sách Barnes & Noble mua quyển sách về cơ thể người ta cho bé. Khi Heny lên lớp 10 sự lựa chọn của Henry đã nhất định thì ông ngoại lại mua quyển sách khác nữa gồm nhiều danh từ y khoa cho bé.

Đến gần lễ Giáng Sinh ông ngoại lái xe từ Greenville “xuống” Anderson rủ ba nhóc đi ăn buffet ở nhà hàng Hibachi. Cả ba bé đều thích. Thích nhất là bé Vần. Không phải vì đi ăn mà vì bé thấy mình được cả ông lẫn bà ngoại thương yêu.

Món bé thích nhất tại tiệm buffet này là lối xào đồ ăn kiểu Mông Cổ. Xào trên cái chảo mặt bằng nghe xèo xèo vui tai. Có lần bé chỉ xin ông ngoại có một đồng để tip cho anh thợ.

Mùa Noel năm nay, trở lại tiệm Buffer Mông Cổ, chắc bé sẽ thích lắm.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến