Hôm nay,  

Gặp Thượng Đế Mà Không Biết!

15/12/201400:00:00(Xem: 16221)

Tác giả: Phan
Bài số 4410-14-29810vb2121514

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài viết về nước Mỹ, luôn cho thấy tấm lòng cùng sức viết mạnh mẽ, và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài mới của Phan là những suy ngẫm viết trong ngày lễ tạ ơn vừa qua.

* * *

Hôm nay là ngày Lễ Tạ ơn, biết chắc mình không phải đi làm nên không màng đến cái đồng hồ báo thức từ đêm qua. Nhưng cái đồng hồ sinh học trong người vẫn đánh thức tội dậy theo thói quen.

Trời thì lạnh. Lòng chơi vơi với ngày lễ trọng. Vẫn ly cà phê đen quánh lại như sự u mê của lòng người. Nên không đọc nổi những trang nhân nghĩa ở đời vì ngày này, năm nào trên báo chí cũng dày đặc những bài viết nhắc nhở lòng biết ơn. Nhưng lòng biết ơn ngày càng như món đồ trang sức cho nhân cách hơn là nhân cách cần có (đích thực) trong đời sống. Người ta thích nói về lòng biết ơn để chứng tỏ mình hơn là truyền đi thông điệp tốt đẹp của nhân loại nhưng đang mai một dần trong đời sống văn minh, chủ nghĩa vật chất đang lấn át những giá trị tinh thần.

Tôi đọc truyện cười cho đỡ buồn. Tình cờ của chữ "duyên" dẫn tôi vào truyện "Gặp Thượng đế mà không biết!" Một câu chuyện ngắn lời, nhưng dài ý như sau:

Tôi e dè nhìn gã khi gã sải bước về phía tôi với mặt mày hớn hở. "Lại gặp nhau nữa rồi!" gã reo lên, dang rộng đôi tay.

"Thưa ngài", tôi hơi do dự trước khi nhận cái bắt tay của gã, "tôi không nhớ ngài là ai".

Một câu trả lời cục súc, mặc dù trong bụng tôi thấy ưng ý với cái bắt tay chắc nịch của gã.

"Ồ! Trước đây chúng ta đã gặp nhau. Tôi tên là Thượng đế".

"Nói nhảm!" Tôi lùi lại.

"Đó là tên tôi!"

...

Thật là món quà của Thượng đế tặng tôi vào đúng sáng ngày Lễ Tạ ơn này. Tôi không biết mình đã từng gặp Thượng đế bao giờ chưa, hay đã quên người, nhưng đọc xong câu chuyện về Thượng đế, tôi nhớ đã vài năm, cũng dịp lễ Tạ ơn này, có ngồi trò chuyện với một ông mục sư trẻ. Người đàn ông trí thức ấy đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về suy nghĩ của ông ta. Ông ấy nói khá chân tình với tôi rằng: "người ta chỉ chăm bẳm vô suy nghĩ cố làm sao ăn hiền ở lành. Vì tin đó là phương cách hay nhất để lên thiên đàng; (người không theo đạo thì tin rằng ăn hiền ở lành là tích phước cho con cháu...) Nhưng ăn hiền ở lành chỉ như miếng giẻ rách trước cửa thiên đàng. Vấn đề của chúng ta hôm nay là làm cách nào để quan hệ lại với Thượng đế..."

Những điều tôi nghĩ về suy nghĩ của ông mục sư là: Thượng đế có thật. Điều thứ hai là con người từng có quan hệ với Thượng đế, nhưng quan hệ ấy đã mất nên vị mục sư kia suy tư về cách làm sao để quan hệ lại với Thượng đế. Và điều thứ ba là quan hệ với Thượng đế thì con người được gì. Điều thứ tư là đánh mất quan hệ ấy thì con người ra sao...

Từ tiên đề là Thượng đế có thật, con người thì có thật chắc chắn rồi. Nhưng con người của thời đại hai bên còn quan hệ thì con người lúc ấy chắc là sống đúng theo những lời răn của Thượng đế nên ngài xót thương. Nhưng quan hệ ấy vì sao lại mất đi? Có phải do con người với đầu óc thông minh đã từ từ từ bỏ lối sống theo những lời răn để hưởng thụ thành quả thông minh của chính con người; làm xa cách theo thời gian đến mất quan hệ với Thượng đế. Và người đi tìm lại quan hệ ấy có thành công hay không với con người thời đại dễ dàng không có Thượng đế trong lòng, nhưng không thể không có cái điện thoại thông minh và mạng internet.

Đến lúc tôi ngồi nghĩ thêm, mà ai bỏ ai chứ? Cha mẹ nào bỏ con, ngay đứa con tật nguyền thì người cha, người mẹ còn không bỏ được. Vậy là con bỏ cha mẹ vì không còn tin vào tình thương và giáo dục gia đình; con người bỏ Thượng đế vì không còn muốn sống theo kinh sách nữa.

Cứ cho là trong đời sống nhân loại hiện tại vẫn có nhiều người có thành ý, thành tâm đi tìm lại quan hệ đã mất với Thượng đế để làm cho đời sống tinh thần của con người được tốt đẹp hơn. Và nhiều người hơn số nhỏ có thành ý, thành tâm đi tìm lại ngài là những người không có Thượng đế trong lòng, (là điều thứ tư: đánh mất và không tìm cách quan hệ lại với Thượng đế thì con người ra sao...)

Con người đó là ai? Là anh, là chị, là tôi... và ai nữa? Anh thành công với sự nghiệp, sao lòng luôn bất an với thất bại có thể đến bất cứ lúc nào; chị đang hạnh phúc với nhan sắc của mình, sao lòng cứ không vui khi nghĩ tới tuổi già gõ cửa; tôi đang cô đơn ngập lòng trong tiếng vỗ tay tán thưởng của người đời... Ai là anh em tôi, chị, anh? Người có thể hiểu và chia sẻ với bất an, không vui, cô đơn...

Nếu anh có đủ lòng tin vào Thượng đế thì anh không còn nghi ngại người đồng nghiệp. Anh sẽ đối diện được với Thượng đế bằng lòng thành và niềm tin, để được nghe ngài nói với riêng anh: Công danh và sự nghiệp do con người tạo nên, nên nó mất đi như khi nó đến, bởi con người cũng đến và đi trong cuộc nhân sinh này.

Nếu chị đủ lòng tin về nhan sắc của mình là hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy mới chỉ là cái vỏ bên ngoài. Hạnh phúc đích thực ở sự được lắng nghe Thượng đế nói với riêng chị, hãy làm một điều gì đó cho người khác bằng chính thời gian ngồi chăm sóc cho nhan sắc của mình. Có thể chị sẽ thấy được hạnh phúc hơn nhan sắc của chị là niềm vui thấy cái cây được chị tưới nước, trông nó xanh tươi hơn; người bạn được chị lắng nghe tâm sự buồn của cô ấy, đã thấy sắc diện của cô ta đỡ hơn mấy hôm trước. Chị có còn tin nhan sắc là một hạnh phúc không có gì có thể thay thế nữa không?

Tôi cũng không còn sợ cô đơn trong tiếng vỗ tay đang tán thưởng tôi, vì tôi đã được ngài nói với riêng tôi, không có thành công nào là mãi lãi; và thất bại là chất kích thích để tạo ra thành công lớn hơn nữa...

Vì sao vị mục sư kia còn quá trẻ mà lại bỏ ra nhiều thời gian của khoảng đời đẹp nhất để đi tìm cách quan hệ lại với Thượng đế cho anh chị em trong nhà thờ của ông ta. Vì ông ta, ngoài việc là một trí thức, có đầu óc suy luận. Ông ta lại có tâm tha nhân nên biết được sự sợ hãi, trống vắng, buồn khổ, ưu tư... trong lòng tôi, trong lòng chị, trong lòng anh.

Chúng ta có nên quay lại nhà thờ để giúp vị mục sư hoàn thành thiên chức; chúng ta có nên tìm lại mình trong lạc mất bề trên để sống đời thanh an ngay trong tâm hồn mình khi chúng ta đã mất quá nhiều thời gian trong đời người ngắn ngủi để sống với tị hiềm, tiện nghi, và văn minh...

Hãy ngồi xuống bàn viết ngay trong phòng ngủ của mình, viết một lá thơ tay ngắn ngủi, rồi dán tem, gởi đi thăm hỏi một người bạn đang bệnh hoạn, thay vì gởi cái tin nhắn, hay điện thư qua cái điện thoại. Chắc chắn người bạn sẽ nhận được lá thơ viết tay ấy sau khi đã hết bệnh, đã đi làm lại. Nhưng lá thơ không phải là thuốc tây theo toa bác sĩ chỉ trị bệnh cho bạn của bạn; lá thơ ấy đến muộn hơn tin nhắn hay điện thư, nhưng nó trị hết căn bệnh tiềm tàng trong bạn của bạn đã từ lâu là chứng bơ vơ ngay trong tâm hồn, nó khôi phục lại niềm tin cho bạn của bạn là mình luôn có, (được) bạn bè quan tâm.

Lá thơ viết tay trong đời hôm nay ấy là thiên sứ hàn gắn lại quan hệ của mục sư, của anh, của chị, của tôi với Thượng đế.

Thử làm đi, sẽ không hết thì từ từ hết. Nhưng trước mắt là bớt cô đơn với ý nghĩ không ai quan tâm tới mình vì mình đã quan tâm tới ai chưa? Bạn sẽ nhận được lá thơ viết tay khi bạn là người viết lá thơ viết tay trong đời hôm nay trước. Đó là cái giá của hạnh phúc trong đời hôm nay mà ai muốn có được cũng đều phải trả giá. Nhưng đời sống xung quanh lại dạy ta mọi cách để làm người nhận, thì ai là người cho đi?

Hay ít nhất trong sáng ngày lễ Tạ ơn, tôi cũng không thấy đau lòng, băn khoăn, xấu hổ khi đọc truyện "Gặp Thượng đế mà không biết!" Vì tôi đã gặp ngài thường khi tâm hồn tôi chưa bị ai làm tổn thương; thân thể tôi chưa có vết sẹo nào do hiếu thắng, ham danh, hay mạo hiểm sinh tồn. Cuộc đời sao cứ dồn tôi vào thế bí, bạn bè quay lưng... Tất cả những điều tồi tệ ấy đã làm cho tôi say trả thù đời và không còn nhận ra người quen cũ là ngài nữa. Dù ngài vẫn hớn hở dang đôi tay rộng để chào đón tôi, vẫn cho tôi cái bắt tay chắc nịch của ngài làm cho tôi lên tinh thần mà sống...

Thượng đế chỉ có một trong vũ trụ bao la. Nhưng Thượng đế trong ta thời thơ ấu đã chết vì sự cám dỗ của trưởng thành. Để người ngự trị dài lâu nhất trong đời người là sĩ diện và ích kỷ. Chỉ đến khi đầu óc con người giáp vòng nhân sinh, trở lại thời thơ ấu... thì Thượng đế phục sinh để lại nói cho ta nghe những ước mơ còn đó vì ngươi chưa từng thực hiện những ước mơ của lòng thánh thiện, mà ngươi chỉ tự gieo mình vào dòng đời nghiệt ngã để chuốc lấy muộn phiền.

Thượng đế gởi đến tôi tia nắng giữa mùa đông, vệt sáng len vào khe cửa nhỏ nhoi mà làm ấm lên cả cái garage lạnh ngắt. Tôi chào đón người và người cũng vui vẻ như xưa, cùng tôi đi lôi gà trong tủ lạnh ra để chuẩn bị đút lò, đi xả ham ngâm thơm cho bớt mặn, đi dọn bàn chuẩn bị cho bữa tiệc tạ ơn người thân đã nhận lời thưởng thức tài nấu nướng của tôi...

Thế là tôi quên mất niềm vui làm khách mời của những bữa tiệc Thanksgiving đầy ắp thức ăn ngon trên bàn tiệc. Tôi tìm thấy niềm vui của người đầu bếp, tên dọn bàn cho bữa tiệc sắp diễn ra. Tạ ơn ngài đã chơi lại với tôi như thuở tôi còn bé, nhắc tôi hãy làm một việc gì đó cho người khác, như ngươi từng làm cái tổ chim cho con chim lạc mẹ thuở ngươi còn nhỏ và con chim non. Chuyện không ai biết, nhưng ngươi đâu có quên sau mỗi lần hạ độc thủ vào đồng loại. Ngươi hay tự an ủi mình là mình đâu có tệ, hồi nhỏ mình từng, tại người ta...

Chuyến này tôi không ham vui bỏ bạn nữa đâu! Và ngài chịu tha thứ cho tôi khi tôi hiểu được mình. Tạ ơn tôi đã lại là mình. Hãy bắt đầu lại từ đó để biết ơn trên không quên ai, bỏ ai; để biết ơn đời, ơn người từ lòng buông bỏ mà ta đã vô tình cất kỹ trong tâm ma...

Phan

Ý kiến bạn đọc
16/12/201402:38:43
Khách
Ý tưởng sâu sắc mà dễ hiểu . Lâu nay mới có bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến