Hôm nay,  

Đám Cưới Thế Hệ Sanh ở Mỹ

01/12/201400:00:00(Xem: 17094)

Tác giả: Chúc Chân
Bài số 4399-14-29799vb2120114

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Bài mới của cô là thư viết cho một bạn học cũ ở Việt Nam đang chờ đi theo diện bảo lãnh, muốn biết về đời sống bên Mỹ.

* * *

Austin ngày... tháng 11, năm 2014

Ty thân mến,

Viết mà được bạn chịu đọc là vui rồi. Tuần nầy lễ, công việc chậm, nên có thời giờ viết thơ hơi dài. Mong Ty ráng đọc.

Năm nay Austin trời đổi mùa hơi bất thường. Hôm mình ở VN mới về trời còn ấm, cây cối còn xanh màu, mình cũng hơi ngạc nhiên vì đầu tháng 11, lá thường thì đã bắt đầu rụng rồi. Nhưng năm nay trái lại tới cỏ vẫn chưa úa. Hôm đi VN sợ mấy cây trái trồng sau nhà không ai hái, chim tới ăn phá uổng. Nhưng mấy cây hồng trái vẫn còn tươi tốt. Sáng hôm đó thấy con sóc đang lảng vảng trên cây sợ nó cắn phá, nên vội thu hoạch ngay (hình đính kèm). Sóc thấy bộ dể thương, nhưng cắn phá lắm, có khi hôm trước cây đầy trái, qua đêm thôi, hôm sau chúng phá sạch không còn trái nào.

Vậy mà tuần rồi trời trở lạnh, nhiệt độ xuống tới không độ C, chưa kịp cất quần áo ngắn mỏng mùa hè lên, đã phải mang áo chăn giạ mùa đông ra. Trời lạnh da diết, chỉ muốn trùm chăn làm biếng thôi, nhà bây giờ chỉ còn hai đứa, sống như hồi trẻ không vướng bận. Có điều hồi đó mình trẻ thật. Còn bây giờ trời mới xuống lạnh sơ sơ đã nghe thấu xương, chỉ lo trùm kín mích. Vừa qua tuần lể lạnh, trời lại mưa, mưa hai hôm liên tục. Thứ sáu rồi trời đổ mưa tầm tả, sang thứ bảy mưa đổ sối sả, mưa như mưa Sài Gòn mới lạ cho Austin. Nhờ mưa nên trời không lạnh buốt, khỏang 15 tới 20 độ C thôi.

Tối thứ bảy, mình đi ăn đám cưới con của bạn. Đám cưới tổ chức theo kiểu Mỹ, làm ở một khuôn viên công cộng, chứ không làm ở nhà hàng. Chỗ nầy gần down town nằm trên triền dốc và có tầm nhìn thơ mộng của khung cảnh Austin. Nhưng không may trời mưa, hơm trăm mạng dồn cả vào bên trong căn nhà khách làm phòng ăn chật hẹp. Khung cảnh thành phố thơ mộng chìm vào màn đêm và màn mưa bên ngoài.

Đám cưới cô dâu Việt sanh ở Mỹ, chú rể nửa Mễ, nửa Ăng lô. Lễ làm theo Mỹ kiểu đơn giản chỉ có bà judge đứng chủ lễ với thủ tục ngắn gọn. Bữa tiệc chỉ là một bữa ăn tự dọn, thịt BBQ Texas, súp lê với chả giò tôm, cơm xào và xôi gấc Việt Nam. Chín giờ tối ăn xong (kỷ luật vì không có đám cưới VN nào ăn xong trước mười một giờ đêm), khách lo về vì nghe đâu muời giờ trời sẽ kéo giông, mưa lớn hơn và dự đóan bị lũ lụt, ngập nước.

Minh đang đứng đụt mưa dưới mái hiên chờ xe lại để chạy ra đỡ bị ướt, có một chị người Mỹ tóc vàng đang mang bịt rác ra ngoài đổ, có lẽ chị là bà con bên nhà trai. Chị xin nhường đường, đi ra bỏ xong bịt rác chạy vội vào, tới mái hiên chị chit chat với mình. "Rain is good isn't it?" Mưa tốt chứ sao không. Tôi đáp "Yes it is. Austin is drough and we need water." Vâng, Austin bị hạn mình đang cần nước. Chị tiếp "I told Van rain is good for wedding, life needs water." Tôi nói với Vân (cô dâu), mưa tốt cho đám cưới, sư sống cần nước. Mình đồng ý với chị trăm phần trăm, đáp, "You know in Chinese water is prosperity", Chị biết không theo người Tàu thủy phát tài. Chị chớp mắt nhanh, "Yes, water is prosperity", Vâng, thủy phát tài.

Về đến nhà mình bàn đám cưới. Hồi thời ba má cô dâu đám cưới (hồi đó mình có đi), người mình đãi tiệc nhà hàng Tàu, có lẽ bây giờ bị phản cảm, đám nhỏ tấn lên không đứa nào đãi nhà hàng Tàu nữa.

Tiệc Mỹ lể làm sáu giờ là đúng phóc sáu giờ người chủ lể đã lên bục đứng chờ, bà con líu ríu vô chỗ ngồi hai hàng đón. Rồi lể cưới bắt đầu, người chủ lễ rao "All raise", tất cả đứng lên và xoay về lối đi giữa hai dẫy nghế. Mọi người im lặng. Nhạc trổi lên. Bắt đầu một em bé gái dễ thương, flower girl, mặc chiếc áo đầm xèo thắt nơ tím, màu cô dâu chọn, đủng đỉnh xách giỏ hoa đi dọc lối đi rải những cánh hoa, theo sau một bé trai com lê đàng hòang, hai tay nâng chiếc gối nhỏ để đặt nhẫn cưới. Cả hai lúm xúm tiến lên bục lễ.

Sau đó là dâu và rể phụ kéo lên bục lễ. Có khi là ê kíp phù dâu phù rể. Phải nói ê kíp vì có đám dám lên đến năm sáu cặp. Dâu và rể phụ là đám bạn bè của cô dâu và chú rể. Rể phụ và rể chính thì không có gì đáng nói, đóng com lê đàn ông ở xứ nào cũng một kiểu thôi. Chỉ có phù dâu và cô dâu mới đáng kể. Áo cưới trắng của cô dâu tốn cả mấy ngàn đồng, có khi cả chục ngàn. Mà hay thiệt ở Mỹ áo cưới nào mặc vào cũng đẹp, không nhứt thiết cô dâu phải có khổ hình người mẫu. Có cô dâu áo size 1X hay 2X (gần cả trăm ký), mặc áo cưới vào vẫn thấy mi-nhon.

Phù dâu tùy theo tông màu cô dâu chọn tất cả áo cùng màu, kiểu có thê giống nhau hay hơi khác để hợp với dóc dáng đôi chút. Áo phù dâu cũng đẹp không kém áo cô dâu, hơi giản dị hơn để không qua mặt nhân vật chính là cô dâu. Ở Mỹ được mời làm phụ dâu vừa vui lại vừa buồn. Vui vì mình là bạn thân vinh dự, buồn vì phải chi tiền áo. Khá tốn lắm đó Ty (nhớ Ty nói hồi mình còn trẻ thân hình thon đẹp lại không có tiền diện),... dâu phụ dù phải thắt lưng trả góp nợ áo cũng sẵn sàng.

Trở lại đám cưới làm lễ, từng cặp phù dâu phù rể dõng dạc đi lên bục và đứng dàn hai bên trai và gái. Quên nói, chú rể là người đứng bên chủ lễ từ lúc đầu. Lúc chủ lễ rao "All raise", chú rể đã đứng bên cạnh. Sau khi phù dâu phù rể đứng vào vị trí, nhạc đổi tông, "Here comes the bride,....tò tí tò te, tò te te tí te te tò te tí te,..." Từ phía sau, cha của cô dâu cảm động đưa con gái từ từ đi lên bục lễ.

Nói cảm động là phải, đúng ra với ông già cô dâu đó là ngày rất mừng theo phong tục thời xưa, vì đó là ngày ổng tống được đứa con gái qua nhà khác, khỏi tốn cơm nhà mình. Nghe thì buồn cho phụ nữ. "A long way to go baby", bây giờ nữ quyền được tôn trọng, tuy nhiên ở những nước tân tiến như Mỹ hiện nay, phụ nữ vần còn theo sau. Cùng một việc làm ở Mỹ đàn ông được trả lương cao hơn. Cùng một địa vi, đàn bà lúc nào cũng phải cố gắng và làm cực hơn.


Sau đó ông bố nắm tay con gái rượu của mình trao cho chú rể (và hy vọng không trao tay nhầm tướng cướp), và người chủ lể tiếp theo bắt đầu tuyên bố lễ thành hôn. Có đám do chủ lễ civil làm thì ngắn gọn. Có lễ công giáo khách ngồi đau mông nhích tới nhích lui cả buổi, mà ông cha vẫn còn đang lo dặn dò. Sau khi chủ lễ nói lời căn dặn, nhớ thương nhau nghe không, cô dâu và chú rể lần lượt lập lại lời thề theo chủ lễ. Rằng tôi xin nhận em /anh làm vợ/chồng, nghèo thì chia nhau hột muối, còn giàu thì chia nhau chiếc Mercedes. Có nhiều cặp nhớ lời thề, thương hoài ngàn năm. Nhưng cũng có nhiều cặp quên mất, nên khi ly dị đòi chia nhiều qúa, phải đi luật sư, ra tòa phán xử coi ai được giữ chiếc Mercedes, ai được giữ hột muối.

Đó là chung chung về lể cưới theo lối Mỹ. Theo lối ta thì lễ rước dâu, lể gia tiên, lễ cha mẹ thì như Ty đã biết ở Mỹ giống VN. Đáng nói là phần tiệc, tuy ở Mỹ tiệc ở nhà hàng Tàu cũng giống ở VN. Tiệc mười thồi, bắt đầu bằng súp vi cá (bây giờ thời trái đất xanh, vi cá bị cấm rồi), và kết thúc bằng cơm chiên dương châu để lỡ ai không no sau 9 món còn mót được món chót. Tiệc cưới tại nhà hàng tàu, thông thường thì mời 6 giờ chiều, khách gần 8 giờ mới tới. Có khi đánh cá độ nhau, món ăn đầu dọn ra lúc 9 giờ một thua mười, mình lại ăn độ mới tài tình chứ. Tiệc xong móm cơm chiên cũng khoảng 11 giờ.

Ty thắc mắc sao lại phản cãm lớp nhỏ tấn lên không đãi tiệc nhà hàng Tàu. Dân Việt ở đây không bao nhiêu, nhưng đám cưới thân chủ mời thả giàn bốn năm chục cỗ, đãi bốn năm trăm người. Khách ở đây thực tế không quà cáp chi cả. Tặng tiền mặt là vua, để gia chủ trả tiền tiệc luôn thể. Nên gia chủ không ngần ngại mời càng nhiều càng xôm. Nhà hàng nhỏ, nhưng chủ nhà hàng nhận tuốt. Bàn ghế kê san sát, không có chỗ để đi, đủ nhúc nhích thôi. Cửa ngõ để thoát trường hợp tai nạn lấp luôn. May mà chưa đám nào bị hỏa hoạn hay tai nạn, bằng không cả lũ bị nghẽn. Không lối thoát. Còn gia chủ, phòng tiệc đã ngồi không còn chỗ, chủ tiệc vẫn còn đợi, vài khách chưa đến, khoan dọn cổ. Tại sao gia chủ quí vài khách chưa đến đó mà không quí mấy trăm khách đã đến rồi và đang ngồi chờ hàng giờ? Xin chịu không giải thích với Ty được.

Sau cùng thì tiệc bắt đầu. Nhìều bàn quá mà nhà bếp thì giới hạn nên thức ăn ra không nhanh, nên từ tốn đã, ăn xong một món khách tán dóc nhau, khi sắp hết đề tài thì món khác mới dọn lện. Khoảng một giờ sau mình mới half time thôi. Thế là rest room break, đi nhà vệ sinh, trong khi gia chủ đưa cô dâu, chú rể, cùng ê kíp phù dâu, phù rể và các tay nhiếp ảnh gia đi chào bàn. Nếu Ty chưa hay quên đưa phong bì lúc mới vào ở bàn tiếp tân, thì đây là lúc đưa thích hợp nhất.

Quên chưa kể Ty nghe, trong khi khách đang vào bàn ngồi và chờ tiệc dọn thì ban nhạc đã chơi rồi, và chơi thẳng tay, nhất là tay trống. Còn các tay kia và ca sĩ, khỏi lo, mấy cái loa cả ngàn watts đang xả âm thanh tối đa. Khách tán dóc giữa hai món ăn, đúng ra gào dóc với nhau, chứ tán không lại mấy cái loa đâu. Người có kinh nghiệm, khi đi ăn cưới có mang theo ear plug, ngay từ đầu đã mang ear plug ra nhét tai, còn nhớ đem theo nhiều chút chia vài cái cho các bạn cùng bàn nhét tai cho đỡ khổ. Tiệc có ca sỉ là mừng đó ráng khen đi. Nếu gặp tiệc có Karaoke, bạn bè, của ba má cô dâu chú rể mới hay chứ, sẽ hát tặng cô dâu chú rể. Tông hơi sai chút, giọng lên tới lạc đâu mất rồi, nhưng không sao, miễn mình có lòng thì good rồi, tiệc vui mà. Khổ chủ là những người khách tham dự vì không nở bỏ lời mời thành khẩn của thân nhân hay bạn bè.

Sau half time hổn độn, nhà bếp bắt đầu tiếp tục dọn tiệc hồi nhì. Khi dĩa cơm chiên dương châu dọn lên khách đường xa đã bắt đầu rút lui, có lý do chính đáng, đường xa đêm khó lái xe. Kẻ ở địa phương đường gần thôi ráng ngồi tới khi bánh cưới cắt, sau đó chuồn êm. Vì khách quá đông, ai cũng như ai, và gia chủ không còn biết ai còn ai mất.

Chả trách lớp nhỏ sanh và lớn lên ở Mỹ bị “phản cảm.” Chúng đã dự bao nhiêu tiệc cưới của thân nhân, cô cậu chú dì, hay bạn của ba má chúng khá nhiều từ hồi nhỏ cho tới lớn. Những tiệc cưới đã mất hết ý nghĩa của một dịp quan trọng trong đời. Mấy năm nay mình đi ăn đám cưới con cháu trong nhà, hầu như đám nào cũng đãi tiệc kiểu Mỹ. Và tổ chức tiệc ở những nơi xa thành phố. Có một chị bạn thứ bảy tuần rồi bảo, "Em biết không lúc nầy đám nhỏ tấn lên làm đám cưới ở rừng ở rú không hà, ở mấy chỗ xa lắc xa lơ đi lần nào mình cũng bị lạc đường, ý là mình đã có navigator rồi cũng lạc luôn."

Ty biết sao không, những chổ gần thành phố, hoặc là không sang trọng hoặc là khó đặt, có khi chờ cả năm còn phải rút số mới được. Có chổ gần thành phố, nhưng không có bếp, thức ăn cater, đặt trước mang tới hâm tới hâm lui hết ngon. Dọn thức ăn Mỹ, có khách về phàn nàn đi ăn cưới về phải ghé mua hamburger ăn dậm. Có nơi sang trọng, thức ăn Mỹ thịnh soạn, lễ làm trên sân thượng cao ốc down town, tiệc trong phòng ăn khang trang, nhưng giá chém cũng khá đẹp, bạc trăm một đầu người, cho nên gia chủ chỉ mời khách giới hạn thôi, trong vòng thân thích. Đám lóc cóc tử, trẻ em trong gia đinh còn phải bỏ lại nhà. Khách không được mời lại không hay mình gả con đãi chổ ngon. Cho nên đám trẻ sau nầy không còn cách nào hơn lể cưới chọn chỗ xa, rẻ hơn để mình còn mời được tất cả bạn bè và ba má mình còn mời được tất cả thân nhân và bè bạn. Miễn sao tránh được đám cưới tại nhà hàngTàu xô bồ.

Ty biết không, không chừng mình sẽ đi làm business, tổ chức tiệc cưới. Mình sẽ sắp đặt nhà hàng tàu sao cho sang trọng, đãi như tiệc Mỹ, tổ chức có lớp lang, bảo gia chủ dặn khách đến đúng giờ như đi tiệc Mỹ (không hiểu sao khi thiệp mời để địa chỉ địa điễm Mỹ kèm theo bản đồ, khách ai cũng đi đúng giờ!), DJ nhẹ nhàng, lễ cưới trang trọng, tiệc ngon lành. Chót nhưng không ít, giá phải chăng.

Ty bảo kể Ty nghe đời sống ở Mỹ, hy vọng Ty đã hình dung được phần nào đời sống cuối tuần qua của mình.

Thân,

Chúc Chân

Ý kiến bạn đọc
02/12/201416:36:11
Khách
Thành thật cám ơn tác giả đã bỏ thời gian viết và chia sẻ cùng bạn đọc, tuy nhiên tôi bị dị ứng với chữ nghĩa của bọn csVN khi mà những chữ nghĩa do bọn csVN dùng một cách sai nghĩa. Ước gì phải chi tác giả dùng chữ "nên vội hái xuống ngay" thay cho câu " nên vội thu hoạch ngay" thì hay biết mấy! WW có đôi lời góp ý, mong tác giả thứ lỗi cho nếu điếu góp ý của ww làm phật lòng tác giả. Chẳng qua ww không muốn tiếng Việt Nam thân yêu do cha ông chúng ta đã đổ biết bao xương, máu dựng lên, nay lại để cho bọn csVN thân tàu cộng làm lai căng đi tiếng Việt yêu dấu của chúng ta!
02/12/201410:55:43
Khách
Tác giả có ý gì khi viết " Khách không được mời lại không hay mình gả con đãi chổ ngon "?
"Last but not least " nghĩa là "điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng". Dịch là " Chót nhưng không ít " như trong bài thì khó ai hiểu .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,353
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.